Thiết kế bài dạy lớp 5A - Tuần 31 Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Thanh Loan

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Đọc diễn cảm toàn bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhân vật.

- Hiểu được nội dung bài : Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng.

- HS học tập tấm gương của nữ anh hùng Nguyễn Thị Định.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

 Tranh minh họa , bảng phụ đoạn 2

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài “ Tà áo dài Việt Nam ” và trả lời câu hỏi

2. Bài mới.

 a) Giới thiệu bài

b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài

* Luyện đọc:

 

doc14 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 113 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài dạy lớp 5A - Tuần 31 Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Thanh Loan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ần chưa biết trong phép tính.
Bài 3: - HS đọc yêu cầu bài . Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì
- HS nêu hướng giải. HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng
	- GV, HS nhận xét, chữa bài. Củng cố lại cách thực hiện phép cộng trừ đối với các loại số.	
Diện tích đất trồng hoa là: 540,8 – 385,5 = 155,3 (ha)
Tổng diện tích đất trồng lúa và hoa là: 540,8 + 155,3 = 696,1 (ha)
 Đáp số: 696,1 ha
3. Củng cố – dặn dò:
- HS nhắc lại các thành phần trong phép tính trừ và các tính chất của nó. Củng cố lại cách thực hiện phép cộng trừ đối với các loại số.	
- GV nhận xét tiết học, HS chuẩn bị bài sau
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MRVT: NAM VÀ NỮ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Biết một số từ ngữ chỉ phẩm chất đáng quý của người phụ nữ Việt Nam.. Hiểu ý nghĩa 3 câu tục ngữ.
- Vận dụng tìm được một số từ ngữ chỉ phẩm chất đáng quý của người phụ nữ Việt Nam.
- Có ý thức tôn trọng và bảo vệ phụ nữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
	Bảng nhóm cho bài tập 1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
	- Nêu lại một số phẩm chất quan trọng nhất của nam, của nữ
2. Bài mới
Bài 1. – Gv treo Bảng nhóm bài tập 1.
- Cả lớp đọc kĩ nội dung bài, suy nghĩ làm việc cá nhân phần a, 1 HS làm bài trên bảng nhóm
- GV chữa bài làm trên bảng nhóm 
- HS trao đổi theo nhóm đôi tìm những từ ngữ khác chỉ phẩm chất của phụ nữ VN.
- Từng cặp trình bày kết quả thảo luận. Gv có thể yêu cầu HS giải thích nghĩa của 1 số từ.
- GV tuyên dương nhóm tìm được nhiều từ đúng.
Bài 2: - HS đọc nội dung bài 2
- Cả lớp đọc thầm nội dung từng câu tục ngữ, thảo luận theo cặp đôi => suy nghĩ và phát biểu.
- HS đại diện các nhóm phát biểu. HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kết quả đúng rồi liên hệ để HS học tập những phẩm chất tốt.
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc nhở HS học tập những phẩm chất đáng quý của người phụ nữ.
- GV nhận xét tiết học. HS chuẩn bị bài sau
_____________________________________________
KHOA HỌC
ÔN TẬP THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
- Nhận biết hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.
	- Chỉ và nói tên các bộ phận của hoa như nhị và nhuỵ trên tranh vẽ hoặc hoa thật. Ôn tập về: Một số hoa thụ phấn nhờ gió, một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng. Một số loài động vật đẻ trứng, một số loài động vật đẻ con. Hệ thống lại một số hình thức sinh sản của thực vật và động vật thông qua một số đại diện.
	- HS ham tìm hiểu khoa học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
	Sơ đồ nhị và nhuỵ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS : hổ mẹ chăm sóc con như thế nào? hổ mẹ dạy con làm gì? Vì sao hươu con mới khoảng 20 ngày tuổi, hươu mẹ đã dạy hươu con tập chạy?
2. Bài mới 
* Hoạt động 1: Làm việc theo theo cặp.
	+ GV treo bảng phụ Sơ đồ nhị và nhuỵ.
	+ HS đọc các câu hỏi SGK và thảo luận trong 3 phút .
	+ GV cho 3 đội lên bảng cho những tấm bìa đặt vào vị trí thích hợp 
	+ Gv chốt lại kết quả đúng. Công bố đội thắng cuộc.
	+ HS nhắc lại nội dung vừa hoàn thành ==>.Chỉ và nói tên các bộ phận của hoa như nhị và nhuỵ trên Sơ đồ nhị và nhuỵ.
* Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.
	+ HS quan sát các hình vẽ 2,3, 4 trang 125 và chỉ ra hoa nào thụ phấn bằng côn trùng, hoa nào thụ phấn nhờ gió.
	+ Hoa thụ phấn nhờ gió có đặc điểm gì? Hoa thụ phấn ngờ côn trùng có đặc điểm gì ?
=> GV kết luân đặc điểm một số hoa thụ phấn nhờ gió, một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng
	+ HS quan sát các hình 5, 6, 7 và chỉ ra động vật đẻ con và động vật đẻ trứng.
	+ HS dựa vaiof vốn hiểu biết kể thêm các con vật ngoài SGK
* Liên hệ : 
	- HS kể tên các con vật nuôi trong gia đình. Con nào đẻ con , con nào đẻ trứng?
	- Em giúp bố mẹ chăm sóc các con vật nuôi ấy như thế nào?
3. Củng cố, dặn dò. 
==> Gv Hệ thống lại một số hình thức sinh sản của thực vật và động vật thông qua một số đại diện.
- GV nhận xét chung giờ học. HS chuẩn bị bài sau.
____________________________________________________________________
Ngày soạn: 28/3/2016 Ngày giảng: Thứ 3 ngày 5tháng 4 năm 2016
TẬP ĐỌC
BẦM ƠI
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
- Biết đọc diễn cảm với giọng cảm động, trầm lắng thể hiện cảm xúc yêu thương rất sâu nặng của anh chiến sĩ Vệ quốc quân, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ lục bát.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa bài thơ: Tình cảm thắm thiết, sâu nặng của người chiến sĩ với người mẹ Việt Nam.
- HS học thuộc lòng bài thơ và thêm yêu quý mẹ hơn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS đọc bài “ Công việc đầu tiên ” và trả lời câu hỏi sgk
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: 
b. Luyện đọc và tìm hiểu bài
* Luyện đọc:
	- HS đọc bài. Chia bài thành 4 đoạn: mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn
- HS đọc nối tiếp lần 1, GV sửa sai nếu HS đọc phát âm sai, ngắt nghỉ hơi
	- HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ chú giải
- HS đọc theo cặp. 
- GV đọc mẫu : giọng trầm lắng thiết tha, phù hợp với việc diễn tả cảm xúc nhớ thương của người con với mẹ. Chú ý đọc hai dòng thơ đầu với giọng nhẹ, trầm, nghỉ hơi dài khi kết thúc.
* Tìm hiểu bài.
- HS đọc thầm , đọc lướt bài và trả lời câu hỏi.
- GV kết luận , nhận xét và rút ra ý từng đoạn.. 
=> ý 1: Người chiến sĩ nhớ mẹ và thương mẹ vất vả nắng mưa ngoài đồng và công việc nhà. 
=> ý 2: Người mẹ tần tảo , giàu tình yêu thương con nơi quê nhà.
- HS nêu nội dung của bài.
- Gv tóm tắt ghi bảng nội dung chính.( ý 1 mục I)
* Đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng
- GV mời 4 em đọc nối tiếp toàn bài nêu cách đọc .
- GV hướng dẫn cách đọc diễn cảm 2 đoạn thơ đầu, chú ý đọc đúng các câu hỏi, các câu kể; đọc chậm hai dòng thơ đầu , biết nhấn giọng nghỉ giọng giữa các dòng thơ..
- Từng tốp 3 HS thi đọc diễn cảm .
- GV và HS cùng nhận xét đánh giá và bình chọn bạn đọc hay .
3. Củng cố, dặn dò
- HS nêu nội dung bài. Liên hệ giáo dục: về ý thức trách nhiệm và tình cảm của người con đối với mẹ....
- GV nhận xét tiết học, HS chuẩn bị bài sau
_________________________________________________
TOÁN
TIẾT 152: LUYỆN TẬP (TR 160)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Củng cố cách cộng, trừ phân số, số thập phân (bài 1; 2)
- Biết vận dụng kĩ năng cộng, trừ trong thực hành tính và giải toán.
- HS có ý thức tự giác học và làm bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
	- HS nêu các thành phần của phép tính trừ, cách tìm số bị trừ, số trừ
2. Bài mới: 
Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài tập ..
a) Gọi 3 HS lên bảng, HS dưới lớp làm bài vào vở.
- Yêu cầu HS chữa bài, nêu lại cách thực hiện phép cộng, trừ 2 phân số.
b) Yêu cầu 2 HS lên bảng, HS dưới lớp làm bài vào vở.
- Yêu cầu HS nhận xét, giải thích lại cách làm.
- GV chữa bài. Củng cố lại cách thực hiện cộng trừ phân số và số thập phân.
Bài 2: 
- HS đọc yêu cầu của bài toán.
- HS nhắc lại thế nào là tính thuận tiện. Gọi HS giải thích cách làm và các tính chất có thể vận dụng.
- HS làm bài vào vở. GV thu 1 số bài chấm và nhận xét.. Gv và HS chữa bài. => GV củng cố kĩ năng cộng, trừ trong thực hành tính và giải toán.
a, = 1+1=2
b) 
c) 69,78 +35,97 + 30,22 = ( 69,78 + 30,22) + 35,97 = 100 + 35,97 = 135,97
d) 83,45 – 30,98 – 42,47 = 82,45 – (30,98 + 42,47) = 83,45 – 73,45 = 10
3. Củng cố dặn dò.
- HS nhắc lại cách thực hiện cộng, trừ phân số, số thập phân.
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
__________________________________________________
KỂ CHUYỆN.
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
 Đề bài: Kể về một việc làm tốt của bạn em.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Kể một câu chuyện có thực nói về một việc làm tốt của bạn em .
- Biết trao đổi nêu cảm nghĩ của mình về việc làm của bạn.
- Kể chân thật, học tập tấm gương của các bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	Bảng phụ các tiêu chí
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Kiểm tra bài cũ.
- Y/c HS kể một câu chuyện đã được nghe hoặc  đọc về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc.
	2. Bài mới.
HĐ1: Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
HĐ 2: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
-Yêu cầu HS đọc 2 đề bài và gạch dới các từ ngữ quan trọng.
- Mời 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 gợi ý cho đề bài.
- Gv nhắc nhở giúp đỡ HS nắm vững từng gợi ý.
- Mời 1 số em giới thiệu câu chuyện mình định kể
- Mời HS lập nhanh dàn ý ( theo cách gạch đầu dòng.)
HĐ3: Thực hành kể chuyện và nêu ý nghĩa câu chuyện.
a) Kể chuyện theo nhóm.
 -Từng cặp Hs dựa vào dàn ý kể cho nhau nghe, trao đổi về ý nghĩa , bài học rút ra từ câu chuyện
b) HS thi kể trước lớp. 
- GV y/c các nhóm cử đại diện tham gia thi kể trước lớp.
GV đưa bảng phụ các tiêu trí đánh giá, bình chọn. 
1. Câu chuyện có đúng với yêu cầu của đề bài không? Đã kể về một việc làm tốt của bạn em hay chưa? 
 2. Đã nêu cảm nghĩ của mình về việc làm của bạn ? Giọng kể đã hấp dẫn lôi cuốn ?
3. Bạn kể đã tự nhiên chưa ? có kết hợp động tác làm cho câu chuyện sinh động , hấp dẫn không? 
-GV và HS cùng nhận xét tuyên dương bạn kể hay nhất, bạn có cử chỉ điệu bộ phù hợp
3.Củngcố, dặn dò.
- Liên hệ giáo dục HS học tập tấm gương tốt của các bạn.
-GV nhận xét tiết học, khuyến khích HS về nhà tập kể cho ngời thân nghe.
-Dặn HS chuẩn bị trước nội dung bài tuần sau.
____________________________________________________________________
Ngày soạn: 29/3/2016 Ngày giảng: Thứ 4 ngày 6 tháng 4 năm 2016
TẬP LÀM VĂN
ÔN TẬP VỀ TẢ CẢNH
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Liệt kê những bài văn tả cảnh đã học trong học kì I. Lập dàn ý vắn tắt cho một trong những bài văn đó.
- Biết trình tự miêu tả (theo thời gian) và chỉ ra được một số chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả.
- HS chủ động làm bài, học bài vận dụng tốt để viết văn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ	
	HS nêu lại cấu tạo của bài văn tả cảnh?
2.Bài mới 
Bài 1: - HS đọc yêu cầu của bài 1. HS thảo luận theo cặp đôi => Nêu các bài văn tả cảnh đã học trong học kì I.
- HS lựa chọn một trong các bài văn tả cảnh đó để viết lại dàn ý. 
- HS nêu bài văn em chon để lập dàn ý.
- HS lập dàn ý theo nhóm 4 => Đại diện trình bày dàn ý. 
- GV nhận xét để bổ sung, hoàn chỉnh dàn ý
Bài 2: - HS đọc yêu cầu của bài + đọc bài Buổi sảng ở Thành phố Hồ Chí Minh.
- Hướng dẫn HS đọc và trả lời câu hỏi của bài tập 2.
- HS thảo luận theo cặp, đại diện HS trình bày .
- GV và HS cùng nhận xét . GV giúp HS nắm được trình tự miêu tả (theo thời gian) và chỉ ra được một số chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả.
=> củng cố lại cấu tạo bài văn tả cảnh .
3. Củng cố, dặn dò
- Củng cố cách viết văn tả cảnh
- GV nhận xét tiết học. HS chuẩn bị bài sau.
	____________________________________________________
LUYỆN VIẾT
BÀI 31
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- HS viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức viết một đoạn văn, bài văn hoàn chỉnh
- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả.
- Có ý thức viết đúng, đẹp, chuẩn .
II. ĐỒ DÙNG 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: 
	 - GV nhận xét bài viết của HS tiết trước. Tuyên dương những em viết có nhiều tiến bộ. Nhắc những lỗi sai HS còn mắc phải lưu ý để các em rút kinh nghiệm 
trong bài viết sau. 
2. Bài mới
- HS đọc thầm nội dung bài 31 và nêu nội dung bài
- HS tìm và nêu từ hay viết sai chính tả, HS tìm các con chữ có độ cao 2,5 li; 2li; 1,5 li; 1li
- HS viết các từ dễ viết sai ra giấy kẻ ô li, 2 HS lên bảng
- GV, HS nhận xét, chữa lỗi sai
- Gv lưu ý HS về độ cao, khoảng cách các con chữ, các tiếng; độ cao các nét khuyết, nét móc, nét cong,...
- GV hướng dẫn HS viết từng câu; kiểm tra giúp đỡ các em viết xấu... GV nhắc Bảo Ngọc, N. Thảo, Thành viết cho đúng độ cao các nét khuyết, Bá Ngọc, Sơn viết các chữ hoa cho đúng cỡ chữ......
* Chú ý em Quý, Nam, Bá Ngọc, Khánh.....
- HS viết toàn bài; GV chấm 1 số bài nhận xét lưu ý những lỗi sai HS còn mắc
3. Củng cố, dặn dò
- GV, HS hệ thống bài
- GV nhận xét tiết học, HS chuẩn bị bài sau	.
___________________________________________________
TOÁN
TIẾT 153 : PHÉP NHÂN (TR 161)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Biết thực hiện phép nhân số tự nhiên, phân số, số thập phân và ứng dụng để tính nhẩm, giải bài toán.
- Giúp HS củng cố: nhân số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng vào tính nhẩm, giải bài toán. (bài 1cột 1; bài 2; bài 3; bài 4)
- Có ý thức học tập
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ:
- 1HS lên bảng tính: 2,35 + 2,35 + 2,35.
- 1HS lên chuyển phép cộng thành phép nhân và thực hiện.
- HS nhắc lại cách cộng số thập phân và phép nhân số thập phân.
2.Bài mới 
a.Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn HS ôn tập các kiến thức về phép nhân.
- GV ghi phép tính a x b = c
- HS nêu các thành phần của phép nhân.
? Hãy nêu các tính chất về phép nhân đã học (yêu cầu thảo luận nhóm ghi ra giấy nháp các tính chất).
- Gọi đại diện các nhóm lên nêu kết quả thảo luận (có thể các nhóm không nêu đủ, GV gợi ý thêm).
- GV gắn bảng mô hình như SGK
- GV viết bảng a x b = b x a
- Yêu cầu HS nêu tên tính chất và phát biểu tính chất đó.
- Thực hiện tương tự với các tính chất khác.
* ( a x b) x c = a x(b x c)
* (a + b) x c = a x c + b x c
* 1 x a = a x 1 = a
* 0 x a = a x 0 = 0
- Hãy nhắc lại một số tính chất của phép nhân, nhẩm thuộc
c)Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài1cột 1: - HS đọc yêu cầu bài . Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và cách tính.
- HS tự làm bài. 2 HS lên bảng chữa bài.
- GV và HS củng cố lại cách thực hiện phép nhân số tự nhiên, phân số, số thập phân.
Bài 2. – HS đọc yêu cầu bài
- HS nêu lại cách tính nhẩm số thập phân với 10, 100, 1000 hoặc với 0,1; 0,01 ; 0,001
- HS tự làm bài rồi đổi vở cho nhau để nhận xét. 
- HS nêu miệng kết quả.
- GV và HS nhận xét, củng cố lại cách nhân nhẩm số thập phân với 10, 100, 1000 hoặc với 0,1; 0,01 ; 0,001
Bài 3. - HS đọc bài
- GV tổ chức cho thi giải nhanh giữa các nhóm
- Gv đánh giá kết quả bài làm của các nhóm.
- Củng cố phát huy kĩ năng tính nhanh. HS nêu cách vận dụng những tính chất nào để tính ( Sử dụng tính chât giao hoán và kết hợp của phép nhân đưa về việc nhân nhẩm là tiện nhất )
Bài 4: - HS đọc đề toán, phân tích đề toán rồi tìm hướng giải.
- HS nhắc lại cách tính quãng đường.
- GV gợi ý : Sau mỗi giờ cả xe máy và ôtô đi được là bao nhiêu km ? 
- Biết thời gian của hai xe gặp nhau, muốn tìm quãng đường AB ta làm thế nào?
- HS làm bài. GV thu vở chấm chữa bài cho HS.
3. Củng cố, dặn dò
- GV củng cố: nhân số tự nhiên, số thập phân, phân số. HS nhắc lại một số kiến thức vừa học.
- GV nhận xét tiết học, HS chuẩn bị bài sau
____________________________________________________________________
Ngày soạn: 30 /3/2016 Ngày giảng: Thứ 5 ngày 7 tháng 4 năm 2016
to¸n
TiÕt 154 : LuyÖn tËp.( Trang 162 )
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
	- Biết vận dụng ý nghĩa phép nhân, vận dụng quy tắc nhân một tổng với một số trong thực hành giải toán trong tính giá trị của biểu thức.
- HS có kĩ năng thực hiện phép nhân và vận dụng vào giải toán có lời văn.
- HS chủ động làm bài
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.
	1. Kiểm tra bài cũ.
	- Y/c HS lên bảng chữa bài 4 của giờ trước.
	2. Bài mới.
Bài1. - GV tổ chức cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
- HS lên bảng chữa bài.
- Gv và HS cùng nhận xét và củng cố lại một số tính chất của phép nhân. 
* Lưu ý HS cách thực hiện các phép tính với số đo đại lượng
Bài 2 : HS tự làm bài vào vở. Đổi chéo vở kiểm tra kết quả. GV và HS nhận xét bài làm.
- Y/c HS nêu lại thứ tự thực hiện trong một biểu thức.
Bài 3: 
 - Y/ C HS đọc kĩ đề bài, thảo luận theo cặp=> phân tích bài rồi tự làm bài vào vở.
- HS đổi chéo vở kiểm tra kết quả. 1 HS chữa bảng. Lớp nhận xét. Gv chấm chữa bài cho cả lớp
 - GV và HS củng cố lại cách tính tỉ số phần trăm qua thực tế tính số dân tăng trong 1 năm.
	3. Củng cố, dặn dò.
 - HS nêu ý nghĩa phép nhân, quy tắc nhân một tổng với một số 
- GV nhận xét chung tiết học. Dặn HS về ôn bài và xem trước bài sau.
____________________________________________________________________
Ngày soạn: 31/3/2016 Ngày giảng: Thứ 6 ngày 8 tháng 4 năm 2016
TẬP LÀM VĂN
ÔN TẬP VỀ TẢ CẢNH
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- Lập được dàn ý một bài văn miêu tả.
- Trình bày miệng bài văn dựa trên dàn ý đã lập tương đối rõ ràng.
- HS chủ động làm bài, học bài vận dụng tốt để viết văn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ 
HSK nêu lại cấu tạo của bài văn tả cảnh?
2.Bài mới 
Bài 1: - HS đọc yêu cầu của bài 1. 
- GV gợi ý: Các em cần chọn miêu tả 1 trong 4 đề đã cho , nên chọn cảnh em đã thấy, đã ngắm nhìn hoặc đã quen thuộc.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS theo yêu cầu tiết trước.
- HS nêu đề bài mà em đã chọn và nhắc lại cấu tạo của bài văn tả cảnh.
- 1 HS đọc gợi ý 1,2 SGK. => HS dựa thwo gợi ý lập dàn ý vào vở . 2 HS làm bảng phụ.
- Gv đưa các tiêu chí nhận xét , đánh giá dàn ý. 
1,Dàn ý có đủ 3 phần không ?
2, Phần thân bài đã tả cảnh theo yêu cầu chưa? Lựa chọn các ý lớn, ý nhỏ đã phù hợp chưa? Trình tự miêu tả và sắp xếp ý đã hợp lí hay chưa?
3, Đã đưa vào dàn ý những phát hiện và những cảm nhận riêng chưa?
4, Đã nêu được công dụng của đồ vật chưa?
- 1-2 HS đọc dàn ý của mình, GV, HS dựa vào các tiêu chí để nhận xét đánh giá , sửa bài cho HS . GV nhắc HS chú ý lựa chọn từ ngữ miêu tả cho phù hợp.
 GV, HS nhận xét, HS tự chữa lại dàn ý cho hoàn chỉnh
Bài 2: 
- HS dựa vào dàn ý đã lập , trình bày miệng bài văn của mình => HS làm việc theo cặp đôi đọc đoạn văn cho nhau nghe, giúp bạn sửa lỗi chính tả, lỗi dùng từ đặt câu hay diễn đạt ý nếu thấy chưa hợp lí. HS có thể sửa nhanh vào bài hoặc sửa trực tiếp khi trình bày.
- Gv đến từng nhóm giúp đỡ, uốn nắn HS , nhắc các em trình bày gọn nhưng diễn đạt thành câu.
- HS tự đọc lại dàn ý bài văn của mình. Tự chữa lỗi về chính tả, về cách dùng từ (có thể sửa và viết lại ở bên lề bài) . Những lỗi về câu như thiếu hay thừa chủ ngữ, lỗi về liên kết câu cần viết lại câu đúng 
- HS trình bày miệng trước lớp.
	- Sau mỗi phần trình bày ,lớp trao đổi, thảo luận về cách sắp xếp các phần trong dàn ý, cách trình bày, diến đạt; bình chọn bạn diễn đạt hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò
- Củng cố cách viết văn tả cảnh
- GV nhận xét tiết học. HS chuẩn bị bài sau.
	____________________________________________________
TOÁN
Tiết 155: PHÉP CHIA
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- Biết thực hiện phép chia các số tự nhiên, các số thập phân, phân số ứng dụng trong tính nhẩm .
- Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia các số tự nhiên, các số thập phân, phân số Và giải toán có lời văn. 
- HS tự giác luyện tập 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Kiểm tra bài cũ.
- 2 HS lên bảng tính nhanh , Lớp làm vào nháp.
a/ 53,9 x 3,5 + 6,5 x 53,9.
b/ 36,45 x 84,6 + 36,45 + 14,4 x 36,45
	2. Bài mới.
a: Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
b: Hướng dẫn HS tự ôn lại những hiểu biết chung về phép chia: 
a) Trong phép chia hết
- GV ghi bảng phép chia a : b = c => Yêu cầu HS nêu các thành phần của phép chia => Ghi theo câu trả lời của HS:
- GV viết:	 a : 1 = a
 	 a : a = 1 (a khác 0)
 	 0 : a = 0 (a: khác 0)
b) Trong phép chia có dư
a : b = c (dư r)
- Yêu cầu HS nêu thành phần của phép chia.
- GV viết bảng (như SGK trang 163)
- HS nêu mối quan hệ giữa số dư và số chia?
- HS nối tiếp nêu lại : Tên gọi thành phần và kết quả , dấu phép tính và một số tính chất của phép chia hết, đặc điểm của phép chia có dư.
c: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài1. HS tự thực hiện phép chia rồi thử lại.
Trong phép chia hết muốn thử lại ta làm thế nào ?
Trong phép chia có dư thử lại ta làm thế nào? GVcủng cố kĩ năng thực hiện phép chia các số tự nhiên
 Bài 2 : HS đọc yêu cầu bài, nêu l;ại cách thực hiện phép chia phân số . HS tự tính rồi nêu cách tính.
- GV và HS nhận xét bài làm.Củng cố lại cách thực hiện phép chia hai phân số.
Bài 3: HS tự tính nhẩm. Nối tiếp nêu miệng kết quả.
 - Dựa vào kết quả bài làm, hãy nhắc lại cách chia nhẩm với 0,1; 0,01; 0,001? (rút ra cách nhẩm)
=> Yêu cầu HS nêu lại cách tính nhẩm đã học.
=> Rút ra cách nhẩm: Muốn chia một số cho 0,25; 0,5 ta làm thế nào?
GV củng cố cách nhân , chia nhẩm.
3. Củng cố, dặn dò.
- Y/c HS nhắc lại các kiến thức cơ bản về phép chia đã ôn.
- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS về ôn bài và xem trước bài sau. 
	__________________________________________________
 SINH HOẠT LỚP
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- HS thấy 

File đính kèm:

  • docthiet_ke_bai_day_lop_5a_tuan_31_nam_hoc_2016_2017_nguyen_thi.doc
Giáo án liên quan