Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học phần âm môn Tiếng Việt lớp 1- CGD

1. Tên sáng kiến:

 ““Phương pháp dạy học phần âm môn Tiếng Việt lớp 1- CGD ”

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Tiếng Việt

3. Tác giả:

Họ và tên: Bùi Thị Huệ Nữ

Ngày/tháng/năm sinh: 05/ 09/ 1991

Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Tiểu học

Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên Trường Tiểu học Lê Ninh

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến.

 Trường Tiểu học Lê Ninh – Kinh Môn – Hải Dương

5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:

 Trường Tiểu học Lê Ninh – Kinh Môn – Hải Dương

6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

 Nghiên cứu nội dung chương trình dạy Tiếng Việt 1 - CGD

 - Đối tượng học sinh để lựa chọn biện pháp dạy cho phù hợp.

7. Thời gian áp dụng kinh nghiệm lần đầu:

 Năm học 2016- 2017

 

docx20 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 172 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học phần âm môn Tiếng Việt lớp 1- CGD, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phân tích trước cả lớp. Em nào đúng thì khen, em nào chưa đúng thì phải giúp để em làm đúng được mới thôi. 
 Trong lớp được phép "ồn" nếu là ồn trong học tập, không nhất thiết phải im lặng mới là ngoan. Làm xong bài trước, ngọ ngoạy... một tí được chấp nhận, miễn là không làm ảnh hưởng đến bạn khác.
  Cái quan trọng nhất là "Phải dạy trẻ biết suy nghĩ, không phải chỉ biết nghe lời","Phải làm sao cho trẻ suy nghĩ bằng cái đầu của mình, không phải của người khác". 
 Quan hệ thầy - trò trong nhà trường không phải quan hệ bề trên kẻ dưới, mà là thực hiện một sự phân công - hợp tác. 
 Yêu cầu các em học hết sức, chứ không quá sức, phải thiết kế sao cho "Giáo viên không giảng giải, học sinh không cần cố gắng", với nghĩa thầy chỉ là người làm mẫu, hướng dẫn và điều chỉnh, trò cần học hết sức mình nhưng không phải cố quá sức, không bị căng thẳng, không bị áp lực, vừa đủ để thấy việc học thích thú, hấp dẫn. 
 Tiếng Việt là công cụ để học tất cả các môn học và hoạt động GD khác. Nếu không học được Tiếng Việt, khó có thể học tốt những môn học khác. 
 Tiếng Việt công nghệ giáo dục thành công không những cho học sinh người Kinh mà còn ở cả những vùng chỉ toàn học sinh dân tộc thiểu số, cha mẹ chỉ nói tiếng thiểu số, không biết tiếng Việt. 
 Trân trọng trẻ em, hiểu trẻ em để dạy trẻ em, dạy trẻ biết tư duy, biết yêu thương và biết cách tự phục vụ là đích đầu tiên, dung dị và nền tảng nhất trong nhân cách con người mà nhà trường đặt ra. 
 Lần đầu các em tiếp xúc với các môn học, đặc biệt là môn Tiếng việt 1 - CNGD về phần âm học sinh chưa biết chữ cái dẫn đến khó ghép vần, bên cạnh đó còn có một số học sinh phát âm sai, phân tích lúng túng, đối với luật chính tả không bắt nắm được, phần viết tốc độ viết quá chậm. Vì vậy học sinh nhập tâm và ghi nhớ một cách máy móc. Trong việc học tập của các em còn lúng túng, chưa phát huy hết năng lực học tập. 
 Bước đầu học đọc, học viết, học cách phân biệt nguyên âm, phụ âm, cách dùng mẫu, lập mẫu, luật chính tả, biết làm những nguyên âm không tròn môi thành nguyên âm tròn môi, biết phân biệt âm đệm và âm chính, âm chính và âm cuối, vần có đủ âm đệm, âm chính và âm cuối, biết nguyên âm đôi, luật chính tả về nguyên âm đôi nên các em còn nhiều bỡ ngỡ và tiếp thu kiến thức thật khó khăn, một số em chỉ đọc vẹt chưa nắm vững các chữ cái. Với yêu cầu của phần âm, các em phải đọc đúng âm, phải nắm bắt kiến thức một cách vững vàng, để biến kiến thức đó thành kĩ năng, kĩ xảo trong phần âm, vần thì các em mới học tốt được môn tiếng Việt. 
 Để thực hiện tốt chương trình này thì giáo viên cần phải xác định rõ mục tiêu chương trình, giúp các em đọc thông, viết thạo, không tái mù, các em nắm chắc luật chính tả, nắm chắc hệ thống ngữ âm của Tiếng Việt. Chính vì thế, vấn đề tôi đặt ra làm sao giúp cho học sinh phát triển trí tuệ, tình cảm, yêu thích với mục đích giúp các em: mỗi ngày 
đến trường là một ngày vui, tập cho các em tính mạnh dạn trong học tập và khả năng sáng tạo để học tốt phần âm, giúp học sinh lớp 1 nắm bắt được âm trong môn Tiếng việt 1- CNGD. 
3. Thực trạng
 Qua đợt kiểm tra khảo sát chất lượng tháng 10 năm học 2016- 2017, về chất lượng của lớp 1B, cũng như qua quá trình theo dõi học tập của học sinh, kết quả đạt được như sau: 
TSHS
HS biết âm
HS biết ghép
HS biết phân tích, đọc trơn
23
5
6
12
3.1. Đối với giáo viên: 
* Thuận lợi: 
 100 % Giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn. Hầu hết giáo viên được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do ngành, nhà trường và cấp trên tổ chức. 
 Giáo viên nhiệt tình trong công tác, tận tụy với học sinh, luôn tích cực tự học và sáng tạo trong giảng dạy. 
 Cơ sở vật chất thiết bị, sách giáo viên, SGK đầy đủ, phục vụ cho công tác giảng dạy, trường lớp khang trang, thoáng mát, sạch sẽ đáp ứng nhu cầu giảng dạy của giáo viên. Giáo viên không phải soạn bài môn tiếng việt, tiết kiệm được thời gian để giáo viên nghiên cứu bài dạy. 
 Tác phong sư phạm chững chạc, lời nói nhẹ nhàng dễ nghe, luôn gần gũi giúp đỡ học sinh. 
 Về chương trình mới dạy ƯDCN – TV1 rất tốt cho việc triển khai dạy học chương trình này tại đơn vị cụ thể là: Việc sử dụng ký hiệu thay lời nói của giáo viên đỡ mất thời gian. Quy trình đọc, đọc phân tích tiếng rất hiệu quả. Quy trình hướng dẫn tập viết và viết chính tả rất kỹ. 
* Khó khăn: 
 Là năm đầu tiên áp dụng chương trình SGK mới nên giáo viên cũng gặp khó khăn trong việc nghiên cứu nội dung bài dạy và việc truyền đạt kiến thức trên lớp. 
 Giáo viên chưa chú trọng đến việc dạy học nhằm phát huy tính tích cực lấy học sinh làm trung tâm ở môn Tiếng Việt 1 - CNGD. Hoạt động dạy cho học sinh nhớ máy móc là chủ yếu. 
 Chưa định hướng cách học cho học sinh nên khi tìm hiểu về âm học sinh chưa có cách học chủ động, tích cực và sáng tạo. 
 Từ quá trình triển khai cũng thấy rằng có một số hạn chế của tài liệu TV1- CNGD, theo thiết kế thực hiện, tài liệu có 2 điểm chưa phù hợp: Thứ nhất, theo hướng dẫn thì trong quá trình tổ chức giảng dạy, giáo viên không sử đụng đồ dùng dạy học. Điều này làm hạn chế kết quả nhận thức của học sinh. Thứ hai, chưa có nhiều thời gian cho học sinh rèn kỹ năng nói, đọc nhiều ... 
 Khó khăn khi dạy luật chính tả: ví dụ như đọc âm c viết âm k hoặc là yêu cầu học sinh làm tròn môi âm l học sinh đọc chưa theo yêu cầu. 
3.2. Đối với học sinh: 
*Thuận lợi: 
 Luôn được sự quan tâm và giúp đỡ của chính quyền địa phương và các cấp lãnh đạo. 
 Điều kiện cơ sở vật chất: Có đầy đủ bàn ghế đạt chuẩn, phòng học sáng sủa, sạch sẽ thoáng mát, ĐDDH, tủ, SGK, vở viết, được trang bị đầy đủ. 
* Khó khăn: 
 Các em từ trường Mầm non lên nên chưa thuộc hết bảng chữ cái, chưa bắt nhịp được môi trường học tập mới. Các em còn rụt rè, chưa đọc thông viết thạo. 
 Do đổi mới chương trình môn tiếng việt 1 công nghệ giáo dục nên các em còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp thu chương trình mới, các em chưa nắm bắt được ngữ âm và vần chưa định hình phân tích được đâu là nguyên âm, đâu là phụ âm, không phân biệt được đâu là âm đệm, đâu là âm chính, đâu là âm cuối, chương trình này còn quá sức đối với các em là người dân tộc thiểu số, ngoài ra các em không nắm được luật chính tả nên rất khó khăn trong việc dạy. 
 Khi học sinh thực hiện vẽ mô hình còn lúng túng chưa biết quy tắc vẽ, chưa biết đưa âm đệm, âm chính, âm cuối vào mô hình, chưa xác định rõ đâu là âm chính và đâu là âm cuối, và chưa nắm được vần vì vấn đề nắm âm chưa chắc, học về luật chính tả các em chưa phân biệt được luật chính tả về âm đệm, nguyên âm đôi, yêu cầu học sinh viết bài vào vở thì bài quá dài mà học sinh còn viết quá chậm, Cách cầm bút học sinh còn run, do đó có phần ảnh hưởng đến quá trình giảng dạy cũng như học tập của học sinh. Ngay bài đầu tiên, nhiều học sinh chưa biết chữ cái nhưng đã phải viết như dạng chính tả, ngoài ra học sinh không biết chữ khó ghép âm, vần và phát âm sai nhiều dẫn đến sai lỗi chính tả nhiều, lúc thì chữ, âm, tiếng, vần. 
 Trong quá trình học, các em còn phải phân biệt được tiếng có âm đầu, tiếng có âm chính, tiếng có âm đệm, âm chính, tiếng có âm đệm, âm cuối Trước đây, học hết 9 tuần, các em thuộc bảng chữ cái và có thể ghép chữ thành âm, tiếng, từ, học sinh chỉ đọc bài dài 15 tiếng. 
 Nay hết 9 tuần, học sinh đã phải đọc những bài dài tới 20 tiếng, mặc dù các em biết tiếng luôn, nhưng chỉ là đọc vẹt theo giáo viên, nên không viết được chữ. 
 Trước những tồn tại và thực trạng nêu trên, tôi đã mạnh dặn viết lên skkn của bản thân về “ Phương pháp dạy học phần âm trong môn Tiếng việt 1 – Công nghệ giáo dục”. 
4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện
4. 1. Nắm vững mục tiêu, nội dung chương trình Tiếng Việt lớp 1- CGD 
1. Mục tiêu chương trình Tiếng Việt lớp 1- CGD Học xong chương trình Tiếng Việt lớp 1-CGD học sinh đạt được các mục đích sau: 
1. 1. Các em đọc thông, viết thạo, không tái mù. 
1.2. Các em nắm chắc luật chính tả. 
1.3. Các em nắm chắc hệ thống cấu trúc ngữ âm Tiếng Việt. 
2. Đối tượng chương trình Tiếng Việt lớp 1- CGD Đối tượng của môn Tiếng Việt lớp1- CGD chính là cấu trúc ngữ âm của tiếng Việt bao gồm : 
- Tiếng 
- Âm và chữ 
- Vần 
3. Nội dung chương trình chương trình Tiếng Việt lớp 1- CGD ( gồm 4 bài) 
3.1. Bài 1: Tiếng 
3.2. Bài 2: Âm 
3.3. Bài 3: Vần 
3.4.Bài 4: Nguyên âm đôi 
4. Phương pháp dạy chương trình Tiếng Việt lớp 1- CGD 
4.1. Phương pháp mẫu: 
-Lập mẫu, sử dụng mẫu. 
-Làm mẫu tổ chức học sinh làm theo mẫu đã có. 
4.2. Phương pháp làm việc: 
- Tổ chức việc học của trẻ em thông qua những việc làm cụ thể và những thao tác chuẩn xác do các em tự làm lấy. 
* Phần cụ thể - phần âm 
1. Mục tiêu phần âm 
- HS nắm chắc 38 âm vị của Tiếng Việt cũng như cách viết của các âm vị này. 
- Biết phân biệt nguyên âm, phụ âm qua phát âm dựa vào luồng hơi bị cản hay luồng hơi đi ra tự do. 
- Biết ghép phụ âm đầu với nguyên âm tạo thành tiếng có thanh ngang, ghép tiếng có thanh ngang với các dấu thanh tạo thành tiếng khác nhau. 
- Biết phân tích tiếng thanh ngang thành 2 phần : phần đầu và phần vần, phân tích tiếng có dấu thanh thành tiếng thanh ngang và dấu thanh (cơ chế tách đôi). 
- Đọc trơn, rõ ràng đoạn văn có độ dài 20 tiếng. Tốc độ đọc tối thiểu là 10 tiếng / phút. 
- Nghe viết chính tả được tất cả các tiếng có vần chỉ có âm chính. Viết đúng kiểu chữ thường cỡ nhỏ . Tốc độ tối thiểu là 3 phút/ một tiếng. 
- Nắm chắc cấu tạo của tiếng gồm 3 bộ phận cấu thành: Thanh, âm đầu, vần (vần chỉ có âm chính). 
- Nắm chắc luật chính tả e,ê,i. 
2. Quy trình dạy phần âm: 
Bài âm gồm hai công đoạn: 
a) Công đoạn 1: Lập mẫu ( Mẫu /ba/ - Phân biệt nguyên âm, phụ âm) 
Mục đích, yêu cầu : Làm theo đúng Quy trình 4 việc , thực thi chuẩn xác từng thao tác, làm ra sản phẩn chuẩn xác, xứng đáng là mẫu chuẩn mực cho tất cả các tiết học của bài. 
b) Công đoạn 2: Dùng mẫu( Áp dụng cho tất cả các bài còn lại của phần âm) ( Quy trình giống quy trình tiết lập mẫu) . 
Tuy nhiên cần chú ý : 
+ Mục đích của tiết dùng mẫu là: 
- Vận dụng quy trình từ tiết lập mẫu. 
- Luyện tập với vật liệu khác trên cùng một chất liệu với tiết lập mẫu. 
+Yêu cầu giáo viên trong tiết dùng mẫu: 
- Nắm chắc quy trình từ tiết lập mẫu. 
- Chủ động linh hoạt trong quá trình tổ chức tiết học sao chu phù hợp với 
học sinh lớp mình. 
* Để giúp học sinh lớp 1 nắm vững được âm trong tiếng việt 1, trước hết giáo viên cần nắm được: 
Giúp học sinh nắm vững được từng âm, giáo viên cần chú ý 2 vấn đề then chốt: 
Yêu cầu đối với học sinh là thuộc bảng chữ cái một cách thành thạo. 
Nắm được kĩ năng về các âm trong tiếng việt 1, biết phân biệt nguyên âm và phụ âm, biết cách lập mẫu và dùng mẫu, phân tích âm, tiếng, đọc được theo các mức độ to – nhỏ - nhẩm - thầm theo lệnh và ký hiệu của giáo viên. Biết phân biệt đâu là âm đệm, âm chính và đâu là âm cuối, học về luật chính tả biết phân biệt được luật chính tả về âm 
đệm, nguyên âm đôi. 
 Tình trạng các em đọc vẹt nhiều, muốn khắc phục những hạn thế này. Vụ Giáo dục Tiểu học hướng dẫn như sau: giáo viên nên tận dụng đồ dùng dạy học của chương trình hiện hành, làm thêm đồ dùng dạy học và chủ động sắp xếp thời gian rèn luyện kỹ năng nói, đọc cho học sinh. 
 Để giải quyết được hai vấn đề nêu trên, giáo viên phải nắm vững vị trí, nhiệm vụ, yêu cầu dạy âm.. trong môn tiếng việt 1. 
 Giáo viên phải hiểu rõ khả năng nhận thức cũng như các đặc điểm của quá trình nhận thức của trẻ em. Bởi vì khả năng nhận thức của học sinh Tiểu học đang hình thành và phát triển theo từng giai đoạn có quy luật riêng, người giáo viên tiểu học cần phải hiểu trẻ em với đầy đủ nghĩa của nó, mới có thể tiến hành dạy phần âm đạt hiệu quả được. 
* Dựa vào thực trạng của giáo viên và học sinh để đưa ra giải pháp phù hợp với đặc trưng môn TV1- CNGD được thể hiện qua 2 tiết dạy với 4 việc. 
Việc 1: Chiếm lĩnh ngữ âm. 
1a. T giới thiệu âm mới . 
1b. Phân tích tiếng . 
1c. Vẽ mô hình . 
Việc 2: Viết chữ ghi âm 
2a. Giới thiệu chữ in thường. 
2b. Giới thiệu chữ viết thường. 
2c. Viết tiếng có âm mới học 
2d. Hướng dẫn H viết vở “Em tập viết – CNGD lớp 1” . 
Việc 3: Đọc. 
3a. Đọc chữ trên bảng lớp. 
3b. Đọc sách “Tiếng Việt – CNGD lớp 1” 
Việc 4: Viết chính tả. 
4a. Viết bảng con. 
4b. Viết vở chính tả. 
* Giải pháp: 
 Tác phong lời nói, cử chỉ, điệu bộ của giáo viên cần phải chuẩn mực, thân thiện. 
Quy trình 4 việc cần phải thực hiện theo trình tự. 
+ Câu lệnh của giáo viên cần phải dứt khoát, rõ ràng. Học sinh thực hiện theo đúng yêu cầu của giáo viên hoạt động giữa GV- HS cần diễn ra nhịp nhàng. 
+ Các hoạt động của lớp cần phải thực hiện theo “ký hiệu” trên bảng hoặc ký hiệu bằng tay của giáo viên. Giáo viên không phải nói nhiều mà phải ưu tiên các hoạt động cho học sinh. 
+ Giáo viên cần phải thuộc các việc cơ bản ở mỗi bài. 
+ Cần phải nhẹ nhàng, thân thiện và linh hoạt trong tổ chức các hoạt động ở từng việc. 
+ Quan tâm tới các em học sinh có nhận thức chậm trong lớp. 
+ Tiết học buổi 2 giáo viên cần phải xác định được nội dung cần ôn tập chú ý về các kỹ năng cần củng cố phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm giúp các em nắm được bài tốt hơn. 
+ Dạy đâu chắc đó, học sinh phải nắm được bài, không để học sinh ngoài lề lớp học. 
 Cần dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, phân hóa đối tượng học sinh, cần đạt chuẩn ở mức độ thấp nhất như: học sinh tiếp thu bài kém. 
 Dạy học không cần viết tên bài trước, lập xong mô hình mới viết ở bảng, cần phải tuân thủ dạy theo sách thiết kế, có thể linh hoạt lồng ghép. 
Khen học sinh nhiều, không nên chê bai, nhắc nhở cho học sinh tiến bộ. 
Khi dạy không nên trở về cái cũ, mỗi ngày chỉ thay đổi một thành phần, khi giao việc giáo viên phải đứng trước lớp – học sinh làm việc giáo viên xuống lớp kiểm tra khen học sinh. 
Dạy lớp 1 dạy tiếng không dạy từ, không nên đưa những gì có sẵn cho học sinh khi đến lớp. 
Ở sách giáo khoa không nên gọi là kênh hình, kênh chữ. Chương trình này không yêu cầu chấm điểm, mà chỉ nhận xét đánh giá học sinh, động viên, khen thưởng học sinh. 
4.2. Phân loại đối tượng học sinh: 
 Chuẩn bị nghiên cứu kỹ phần kế hoạch dạy học là việc làm không thể thiếu đối với bất cứ giáo viên nào khi đứng lớp, tuy nhiên giáo viên cần phải nghiên cứu, nắm vững mục tiêu bài dạy, bám sát vào Phân phối chương trình, lịch báo giảng. Đặt ra các hoạt động hợp lí thể hiện rõ hoạt động của giáo viên - học sinh, có hoạt động cho đối tượng học sinh nắm bài tốt và học sinh chưa nắm được bài. 
 Phân loại đối tượng học sinh theo nhóm và đặt tên nhóm khi tổ chức trò chơi. Sắp xếp chỗ ngồi của học sinh trong lớp hợp lí. Quan tâm khích lệ học sinh thường xuyên, tạo cơ hội để học sinh được chủ động tích cực thông qua giờ học và thực hành. 
4.3. Giúp học sinh học tốt về âm. 
 Có thể nói môn Tiếng Việt 1 CNGD là một môn học mới giúp học sinh nắm bắt được ngữ âm trong Tiếng Việt, trong phần âm là công cụ hỗ trợ đắc lực và không thể thiếu chiếm tỉ lệ trọng yếu khi học môn Tiếng Việt. Vậy học sinh cần phải thuộc tất cả các chữ cái bảng chữ cái, thì các em mới ghép và đọc được âm, vần, tiếng, từ câu, ngoài ra tạo cơ hội cho học sinh có khẳ năng tư duy sáng tạo trong các tiết học, lấy học sinh làm trung tâm, các em sẽ là người chủ động trong các tiết học như đọc trơn, đọc hay, phân tích tốt. Bài đọc trong sách giáo khoa yêu cầu cần đạt chuẩn trang bên trái trước mà học sinh cần đạt, còn trang bên phải chỉ dành cho đối tượng học sinh nắm bài tốt và nhanh hơn, có thể lựa chọn 1 đoạn theo yêu cầu phù hợp với đối tượng học sinh để cho học sinh đọc không nhất thiết phải cho học sinh đọc cả bài. Cần bám chuẩn chương trình cụ thể: cuối học kỳ I bài đọc 20 tiếng, bài viết 1 tiếng/ phút. Học tốt tâm thế học tốt đó là 2 tuần đầu (tuần 0) cụ thể là rèn nề nếp, cách học tập, dạy gì, nghe nhận nhiệm vụ ví dụ: nói, nghe, đọc, tư thế đứng, giáo viên ghi ký hiệu trong quy trình dạy, nhưng giáo viên thực hiện có hiệu quả, lệnh giáo viên ye6uu cầu học sinh cất bảng, sách giáo khoa, vở viết như thế nào cho gọn và nhanh, tốt. 
 Trong chương trình này giáo viên cần dạy kỹ 12 tiết bài tiếng. Còn dạy bài âm đối với học sinh không cần học qua lớp Mẫu giáo, trong tập 1 gồm có 9 tuần dạy về phần âm (lưu ý phần âm mẫu 3 là quan trọng nhất. Ví dụ: có thể học sinh đọc lại cho cô viêt, giáo viên hỏi luyện cho học sinh viết, giáo viên viết nguyên âm, phụ âm vào bìa rô ky cho học sinh đọc trước khi vào lớp, ôn hàng ngày, để học sinh thuộc lòng. 
 Chuẩn bị đồ dùng dạy học bám sát yêu cầu bài dạy, hệ thống câu hỏi phải rõ ý, chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu. Do vậy khi dạy về phần âm giáo viên phải thực hiện được theo 4 việc thì học sinh sẽ học được cách làm việc theo trí óc, khi thực hiện được theo 4 việc giáo viên có thể huấn luyện kĩ năng viết cho học sinh theo 4 mức độ: to, nhỏ, nhẩm, thầm. Viết được, viết đúng, viết đẹp, viết nhanh, học đâu chắc đó. 
* Lưu ý: đọc phân tích để “kiểm tra” đọc trơn. Đọc trơn để “thẩm định” đọc phân tích. 
Ví dụ: 
Bài Âm /e/ là tiết dùng mẫu 
 Việc 1: Chiếm lĩnh ngữ âm 
Mục đích: HS phát âm tiếng chứa âm mới, nhận ra âm mới là nguyên âm hay phụ âm, vẽ được mô hình phân tích tiếng có âm mới. 
1.1. Giới thiệu âm mới 
- GV đưa ra tiếng chứa âm mới /đe/ và yêu cầu HS phát âm lại theo 4 mức độ T- N- N- T. 
1.2. Phân tích tiếng 
 - GV yêu cầu HS phân tích tiếng /đe/ ( kết hợp vỗ tay) để biết phần đầu là âm /đ/ và phần vần là âm / e/ . 
- GV cho HS phát âm lại âm /e/, nhận xét luồng hơi đi ra như thế nào? 
- HS nhận xét luồng hơi đi ra tự do nên /e/ là nguyên âm. 
 - Cho HS nhắc lại: /e/ là nguyên âm theo 4 mức độ T- N- N- T. 
1.3. Vẽ mô hình 
 - GV vẽ và yêu cầu HS vẽ mô hình hai phần tiếng /đe/, đọc /đe/. 
- GV yêu cầu HS viết âm /đ/ vào phần đầu của mô hình và nhắc lại /đ/ là phụ âm. 
- HS chỉ tay vào phần vần âm /e/ chưa biết chữ còn bỏ trống đọc /e/ là nguyên âm. 
Việc 2: Học viết chữ ghi âm 
Mục đích: 
- HS nắm được cấu tạo chữ e in thường và chữ e viết thường. 
- HS nắm được quy trình và viết được chữ e viết thường c nh , viết 
được các tiếng có âm /e/. 2.1. Giới thiệu cách ghi âm bằng chữ in 
thường. 
- GV giới thiệu chữ e in thường. ( dùng chữ mẫu hoặc viết mẫu lên 
bảng, mô tả cấu tạo chữ e để HS nhận biết khi đọc bài.) 
 2.2. Hướng dẫn viết chữ e viết thường. 
- GV đưa ra chữ mẫu hoặc viết mẫu, hướng dẫn điểm chấm điểm tọa độ 
và quy trình viết. 
 - HS luyện viết vào bảng con chữ e viết thường. 
2.3. Viết tiếng có âm vừa học. 
- GV yêu cầu HS đưa tiếng /đe/ vào mô hình, thay các phụ âm đầu d, ch, c, b để tạo tiếng mới mỗi lần thay đều phân tích kết hợp với tay.( HS ghi vào bảng) 
- GV yêu cầu HS thay dấu thanh vào tiếng /đe/ tạo tiếng mới mỗi lần thay đều phân tích kết hợp với tay. ( HS ghi vào bảng) 
* Chú ý: 
GV hương dẫn học sinh các nét nối và vị trí đánh dấu thanh của tiếng. 
d/Hướng dẫn viết vở Em tập viết. 
 - GV hướng dẫn cách tô chữ e và khoảng cách giữa các chữ theo điểm chấm tọa độ trong vở, nét nối giữa các con chữ b,e, khoảng cách giữa các tiếng trong một từ “ da dẻ”. 
- GV kiểm soát quá trình viết của học sinh và chấm nhận xét bài. 
Việc 3: Đọc 
Mục đích: HS đọc trôi chảy từ mô hình tiếng đến âm, tiếng từ, câu trong bài. 
a/ Đọc trên bảng 
- Phần này giáo viên linh động chọn âm , tiếng luyện tùy vào đối tượng trong lớp mình. 
 - Đọc từ dễ đến khó, từ tiếng có thanh ngang đến các tiếng có dấu thanh (đe,đè, đé, đẻ, đẽ, đẹ), rồi đến ( bè, dẻ , chè). 
b/ Đọc trong sách giáo khoa( Đọc từ trên xuống, từ trái sang phải). 
 * Chú ý: sử dụng nhiều hình thức đọc ( nhóm, cá nhân, cả lớp), các mức độ đọc ( T- N- N- T) 
Việc 4: Viết chính tả: 
Mục đích: HS viết đúng chính tả các chữ ghi tiếng chè,be bé, e dè 
 a/ Viết bảng con/ viết nháp. 
 - GV đọc cho HS nghe viết từng tiếng vào bảng con hoặc nháp. 
- HS phát âm lại, phân tích rồi viết, viết xong lại đọc lại. 
b/ Viết vào vở chính tả. GV thực hiên đúng theo quy trình mẫu: 
+ Bước 1: Phát âm lại( đồng thanh). 
 + Bước 2: Phân tích( bằng thao tác tay). 
+ Bước 3: Viết. 
+ Bước 4: Đọc lại. 
 Khi dạy, bắt buộc giáo viên phải phát âm chuẩn, dùng từ chuẩn, khi nói: các em đọc âm, vần, tiếng các em viết con chữ, viết chữ; âm cờ được ghi bằng con chữ cờ (c), con chữ ka (k), con chữ cu (q); đánh vần: cờ -a-ca; cờ- e- ke; cờ- ua- cua; c

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_hoc_phan_am_mon_tieng.docx
Giáo án liên quan