Thiết kế bài dạy lớp 5A - Tuần 30 Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Thanh Loan

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Đọc đúng các tên riêng nước ngoài ; biết đọc diễn cảm bài văn

- Hiểu ý nghĩa truyện: Kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là những đức tính làm nên sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình.

 - HS khâm phục người phụ nữ.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Tranh minh hoạ bài học trong SGK , bảng nhóm đoạn " Nhưng mong muốn hạnh phúc rồi lẳng lặng bỏ đi".

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Bài cũ: - HS đọc bài Con gái.Nêu nội dung bài.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: GV đưa tranh minh hoạ bài học trong SGK => giới thiệu bài

b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

* Luyện đọc: 1 HS đọc toàn bài.

- GV chia bài văn thành 5 phần để luyện đọc:

+ Phần 1: Từ đầu cho đến ". nhờ vị giáo sĩ già ttrong vùng giúp đỡ."

+ Phần 2: " Vị giáo sĩ . vừa đi vừa khóc."

+ Phần 3: " Nhứng mong muốn hạnh phúc .chải bộ lông bờm sau gáy"

+ Phần 4: " Một tối . rồi lẳng lặng bỏ đi"

+ Phần 5: Còn lại.

 

doc12 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 140 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài dạy lớp 5A - Tuần 30 Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Thanh Loan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h phúc gia đình.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
_________________________________________________
TOÁN
TIẾT 146: ÔN TẬP VỀ ĐO DIỆN TÍCH (TR 154)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Biết quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, chuyển đổi các số đo diện tích (với các đơn vị đo thông dụng).
- Viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân (bài 1; 2 cột 1;3 cột 1)
- HS có ý thức tự giác học bài và làm bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS nêu lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, cách chuyển đổi các số đo diện tích . HS làm lại bài 3 tiết trước 
2. Bài mới
Bài 1: - HS đọc bài toán.
- HS tự làm bài vào vở. GV và HS nhận xét đánh giá .
- Củng cố về tên các đơn vị đo diện tích và mối quan hệ giữa chúng
+ Đơn vị lớn gấp 100 lần đơn vị bé hơn tiếp liền
+ Đơn vị bé bằng 0,01 lần đơn vị lớn hơn tiếp liền
Bài 2 cột 1:- HS đọc đề bài phân tích bài rồi làm bài.
- Gv và HS chữa bài.
- Củng cố về chuyển đổi số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
Bài 3 cột 1:- HS đọc bài toán => nêu lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích đã học , cách chuyển đổi các đơn vị đo diện tích bằng cách dịch chuyển dấu phẩy.
- HS nêu cách làm rồi chữa bài.
- HS - GV nhận xét, củng cố cách chuyển đổi các đơn vị đo diện tích
3. Củng cố – dặn dò:
- HS đọc lại bảng đơn vị đo diện tích và mối quan hệ giữa các số đo
- GV nhận xét tiết học, HS chuẩn bị bài sau
___________________________________________________
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MRVT: NAM VÀ NỮ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
	- Biết một số phẩm chất quan trọng nhất của nam, của nữ( BT1,BT2). Biết và hiểu một số câu thành ngữ, tục ngữ( BT3). 
	- Xác định được thái độ đúng đắn : Không coi thường phụ nữ.
- Có ý thức tôn trọng và bảo vệ phụ nữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
	 Bảng phụ BT1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ 	HS tìm những phẩm chất chung và riêng của nam và nữ.
2. Bài mới
Bài 1. GV đưa Bảng phụ BT1 => HS đọc yêu cầu của bài .
- Cả lớp đọc kĩ nội dung bài, suy nghĩ lần lượt từng câu hỏi a – b – c.
- GV tổ chức cho lớp trao đổi ý kiến , tranh luận từng câu hỏi.
- GV và HS chốt lại câu trả lời đúng.
- HS nêu lại một số phẩm chất quan trọng nhất của nam, của nữ
Bài 2: - HS đọc nội dung bài 2
- HS đọc thầm nội dung bài Một vụ đắm tàu suy nghĩ tìm những phẩm chất chung và riêng của nam và nữ.
- HS phát biểu. GV chốt lại kết quả đúng
* Liên hệ : những phẩm chất của HS nam và nữ trong lớp.
Bài 3: - HS đọc nội dung bài tập .
- HS đọc thầm từng yêu cầu của bài và nêu cách hiểu.
- GV giúp HS nắm vững từng câu tục ngữ .
* Liên hệ thực tế hiện nay một số gia đình trọng nam khinh nữ dẫn đến con cái hư hỏng.....
- GV và HS cùng chữa bài chốt lại lời giải đúng .
3. Củng cố, dặn dò
* Liên hệ nhắc nhở HS học tập những phẩm chất đáng quý của nam và nữ.
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt.
	_____________________________________________	
KHOA HỌC
SỰ SINH SẢN CỦA THÚ
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
- Biết thú là động vật đẻ con.
- Tìm ra sự giống và khác nhau trong chu trình sinh sản của thú và chim. Kể tên một số loài thú thường đẻ mỗi lứa1con,một số loài thú thường đẻ mỗi lứa nhiều con.
- Yêu quý và bảo vệ con vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : phiếu học tập cho hoạt động 2.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS nêu chu trình sinh sản của chim
2. Bài mới 
* Hoạt động1: Quan sát
- Mục tiêu: Giúp HS biết:
+ Bào thai của thú phát triển trong bụng mẹ. Thú là động vật đẻ con.
+ Phân tích được sự tiến hoá trong chu trình sinh sản của thú so với chu trình sinh sản của chim và ếch.
- Cách tiến hành:
+ HS quan sát sác hình 1, 2 trang 120 SGK và trả lời các câu hỏi:
	- Chỉ vào bào thai trong hình và cho biết bào thai của thú được nuôi dưỡng ở đâu.
	- Chỉ và nói tên một số bộ phận của thai mà bạn nhìn thấy.
	- Bạn có nhận xét gì về hình dạng của thú con và thú mẹ?
	- Thú con mới ra đời được thú mẹ nuôi bằng gì?
	- So sánh sự sinh sản của thú và của chim, bạn có nhận xét gì?
+ HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ GV kết luận.
* Hoạt động 2: Làm việc với phiếu học tập.
- Mục tiêu: HS biết kể tên một số loài thú thường đẻ mỗi lứa một con; mỗi lứa nhiều con.
- Cách tiến hành:
+ GV phát phiếu học tập cho các nhóm. Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trong bài và dựa vào hiểu biết của mình để hoàn thành nhiệm vụ đề ra trong phiếu học tập. Trong cùng một thời gian, nhóm nào tìm được nhiều tên động vật và điền đúng là nhóm thắng cuộc.
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
+ GV tuyên dương nhóm thắng cuộc.
3. Củng cố, dặn dò. 
 - So sánh sự sinh sản của thú và của chim? Nhắc lại kiến thức đã học
- GV nhận xét chung giờ học. HS chuẩn bị bài sau.
____________________________________________________________________
Ngày soạn: 21/3/2016 Ngày giảng: Thứ 3 ngày 29 tháng 3 năm 2016
TẬP ĐỌC
TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
	- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Chiếc áo dài Việt Nam thể hiện vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ và truyền thống của dân tộc Việt Nam.
- Đọc đúng từ ngữ, câu văn, đoạn văn dài; biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tự hào.
- HS tôn trọng bản sắc văn hoá dân tộc
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
	Tranh minh họa , Bảng phụ đoạn 1 luyện đọc diễn cảm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ:	HS đọc bài “Con gái” và trả lời câu hỏi
2. Bài mới
	a, Giới thiệu bài : GV cho HS quan sát tranh minh họa => Giới thiệu bài
	b, Luyện đọc và tìm hiểu bài.
* Luyện đọc: 1 HS đọc toàn bài, chia đoạn: mỗi lần xuống dòng là một đoạn
- 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài lần 1: kết hợp luyện đọc từ khó
- 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài lần 2: GV kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ .
- Tổ chức cho HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc mẫu toàn bài, giọng nhẹ nhàng cảm hứng ca ngợi , tự hào về tà áo dài Việt Nam.
* Tìm hiểu bài.
- HS đọc thầm, đọc lướt bài và trả lời câu hỏi.
 ? Chiếc áo dài đóng vai trò thế nào trong trang phục của người phụ nữ Việt Nam?
	? Chiếc ái dài tân thời có gì khác chiếc áo dài truyền thống?
	? Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam?
 ? Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của phụ nữ khi họ mặc áo dài?
- GV kết luận , nhận xét và rút ra nội dung từng đoạn..
+ Ý 1: Sự hình thành chiếc áo dài tân thời từ chiếc áo dài cổ truyền.
+ Ý 2: Vẻ đẹp của áo dài cổ truyền kết hợp nhuần nhuyễn giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách hiện đại phương Tây của tà áo dài Việt Nam 
+ Ý 3: Sự duyên dáng, thanh thoát của phụ nữ Việt Nam trong tà áo dài.
- HS nêu nội dung của bài.
- GV tóm tắt ghi bảng nội dung chính.
* Đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng
- GV mời 4 em đọc nối tiếp toàn bài nêu giọng đọc phù hợp.
- GV treo bảng phụ đoạn 1 hướng dẫn cách đọc diễn cảm đoạn 1
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp đôi.
- Từng tốp 3 HS thi đọc diễn cảm
- GV và HS cùng nhận xét đánh giá và bình chọn bạn đọc hay 
3. Củng cố, dặn dò
- Liên hệ giáo dục: HS kể thêm một số loại áo truyền thống của phụ nữ Việt nam từ xưa tới nay.
- GV nhận xét tiết học, HS chuẩn bị bài sau
_______________________________________________
TOÁN
TIẾT 147: ÔN TẬP VỀ ĐO THỂ TÍCH (TR 155)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối.
	- Viết số đo thể tích dưới dạng số thập phân ; chuyển đổi số đo thể tích (bài 1 ; bài 2 cột 1 ; bài 3 cột 1)
- HS có ý thức tự giác học và làm bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :Bảng phụ BT1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích đã học, nêu mối quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối.
2. Bài mới: 
Bài 1:- GV đưa bảng phụ => HS đọc bài toán => Kể tên các đơn vị đo thể tích đã học => Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích.
	- Gv và HS nhận xét đánh giá . 1 HS làm bảng Bảng phụ BT1
- Củng cố lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích.
Tên
Kí hiệu
Quan hệ giữa các đơn vị đo liền nhau
Mét khối
m3
1 m3 = 1 000 dm3 = 1 000 000 cm3
Đề-xi-mét khối
dm3
1 dm2 = 0,001 m3 = 1 000 cm3
Xăng-ti-mét khối
cm3
1 cm3 = 0,001 dm3 = 0,000 001 m3
+ Đơn vị lớn gấp 1 000 lần đơn vị bé hơn tiếp liền
+ Đơn vị bé bằng 0,001 lần đơn vị lớn hơn tiếp liền
Bài 2 cột 1: 
- HS đọc đề bài thảo luận theo cặp đôi nêu cách làm. HS làm miệng nêu kết quả. GV chữa bài.
- Củng cố cách chuyển đổi số đo thể tích.
Bài 3cột 1: 
- HS đọc và phân tích bài toán.
- HS nêu cách chuyển đổi các đơn vị đo thể tích đã học.
- HS bài làm. GV chữa bài, củng cố cách chuyển đổi số đo thể tích.
3. Củng cố dặn dò.
- HS nhắc lại quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích.
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
______________________________________________
KỂ CHUYỆN.
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
- Lập dàn ý , hiểu và kể một câu chuyện đã nghe , đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.
 	- Hiểu và biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
- Giáo dục HS học tập tấm gương tiêu biểu về nguời nữ anh hùng 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. Bảng phụ các tiêu chí đánh giá câu chuyện
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
	1. Kiểm tra bài cũ.
	- Y/c HS kể chuyện lớp trưởng lớp tôi.
	2. Bài mới.
a, Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
b, Hướng dẫn HS kể chuyện.
	- GV viết đề bài trên bảng lớp .
Đề bài: Kể chuyện em đã được nghe, được đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.
- Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
- HS đọc đề bài , Gv gạch dưới những từ ngữ cần chú ý .
- 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 gợi ý SGK.
- Tổ chức cho HS tìm truyện và lập dàn ý câu chuyện trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
	- GV: Các em đọc lại gợi ý 2 và gạch nhanh trên giấy nháp dàn ý câu chuyện mình sẽ kể. Các em trong nhóm sau đó sẽ thi kể trước lớp.
- Gv kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của HS. => Mời hS nêu trước lớp các câu chuyện đã tìm.
* GV cho HS thi kể trước lớp. 
- GV mời các tổ cử đại diện thi kể trước lớp. 
- GV đưa ra bảng phụ các tiêu chí đánh giá câu chuyện 
1. Câu chuyện có đúng với yêu cầu của đề bài không? Đã kể về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài? 
2. Bạn có hiểu nội dung câu chuyện ? Giọng kể đã hấp dẫn lôi cuốn ?
3. Bạn kể đã tự nhiên chưa ? có kết hợp động tác làm cho câu chuyện sinh động , hấp dẫn không? 
= > HS tự đánh giá, bình chọn, tuyên dương bạn kể hay nhất , hiểu về nội dung ý nghĩa , câu chuyện hay nhất.Tự nhiên, diễn đạt tốt.
	3.Củngcố, dặn dò.
- Liên hệ giáo dục HS học tập tấm gương phụ nữ anh hùng và những người phụ nữ tài ba.
- GV nhận xét tiết học, khuyến khích HS về nhà tập kể cho người thân nghe.
Ngày soạn: 22/3/2016 Ngày giảng: Thứ 4 ngày 30 tháng 3 năm 2016
TẬP LÀM VĂN
ÔN TẬP TẢ CON VẬT
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Hiểu cấu tạo, quan sát và một số chi tiết, hình cảnh tiêu biểu trong bài văn tả con vật.
- HS viết được đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) tả con vật quen thuộc và yêu thích.
- HS chủ động làm bài, học bài vận dụng tốt để viết văn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
- Bảng phụ ghi cấu tạo 3 phần của bài văn tả con vật.
- Tranh ảnh một vài con vật xem như gợi ý để HS làm bài tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ 
- HS nêu lại cấu tạo 3 phần của bài văn tả con vật.
2.Bài mới 
Bài 1: - HS đọc yêu cầu của bài 1. 
- HS thảo luận cặp đôi 3 câu hỏi SGK
- HS đại diện trả lời – GV ghi tóm tắt ý chính.
=> GV đưa bảng phụ ghi cấu tạo 3 phần của bài văn tả con vật => HS nối tiếp đọc lại .
Bài 2: - HS đọc nội dung của bài tập 2.
- GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS, nhắc nhở HS viết đoạn văn tả hình dáng hoặc hoạt động của con vật.
- HS nêu tên con vật định tả.
- Gv treo tranh giới thiệu một số con vật, hướng dẫn HS tả con vật
- HS viết bài. GV và HS cùng nhận xét, đánh giá những em có bài viết hay, sáng tạo.
3. Củng cố, dặn dò
- HS nêu lại cấu tạo 3 phần của bài văn tả con vật. GV nhận xét tiết học, biểu dương những em viết hay.
- Dặn những em chưa hoàn thành bài về nhà tiếp tục viết cho hay .
	_________________________________________________
LUYỆN VIẾT
BÀI 30:
I. MỤC ĐÍCH YấU CẦU
- HS viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức viết đoạn văn
- HS viết đúng, đẹp, chuẩn 
- HS tự hào về quê hương.
II. ĐỒ DÙNG 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: 
	- GV nhận xét bài viết của HS tiết trước. Tuyên dương những em viết có nhiều tiến bộ. Nhắc những lỗi sai HS còn mắc phải lưu ý để các em rút kinh nghiệm trong bài viết sau. 
	- 1HS lên bảng viết các từ sau : lạ lùng, ong dại, chiến sĩ, sương rơi
2. Bài mới
- HS đọc thầm nội dung bài 30 và nêu nội dung bài => 
- HS tìm và nêu từ hay viết sai chính tả (...... .....), HS tìm các con chữ có độ cao 2,5 li; 2li; 1,5 li; 1li
- HS viết các từ dễ viết sai ra nháp, 2 HS lên viết bảng
- GV, HS nhận xét, chữa lỗi sai
- Gv lưu ý HS về độ cao, khoảng cách các con chữ, các tiếng; độ cao các nét khuyết, nét móc, nét cong,...
- GV hướng dẫn HS viết từng câu; kiểm tra giúp đỡ các em viết xấu. GV nhắc Thảo viết cho đúng độ cao các nét khuyết, đánh dấu thanh cho đúng. 
* Lưu ý em : Duy Khánh, Nam, Thảo, Quý, Đức.
- HS viết toàn bài; GV chấm, chữa bài
3. Củng cố, dặn dò
- GV, HS hệ thống bài
- GV nhận xét tiết học, HS chuẩn bị bài sau	.
 _________________________________________________
TOÁN
TIẾT 148 : ÔN TẬP VỀ ĐO DIỆN TÍCH VÀ THỂ TÍCH (Tiếp -TR 155)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Biết so sánh các số đo thể tích, so sánh các số đo diện tích.
- Biết giải bài toán có liên quan đến tính diện tích, thể tích các hình đã học. (bài 1, 2, 3a)
- Có ý thức học tập
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích và thể tích 
2.Bài mới 
Bài1. – HS đọc yêu cầu bài, nêu cách làm. HS tự làm bài.
- Gọi HS lên bảng chữa bài. HS + GV nhận xét. Vài HS => nêu lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích đã học , cách chuyển đổi các đơn vị đo thể tích bằng cách dịch chuyển dấu phẩy.
- GV và HS củng cố lại cách chuyển các đơn vị đo diện tích, thể tích.
Bài 2. - HS đọc yêu cầu bài, nêu hướng làm bài.
- GV và HS nhận xét, củng cố lại cách tính diện tích.
+ Chiều rộng thửa ruộng là: 150 = 100 m
+ Diện tích thửa ruộng là: 150 100 = 15 000 m2
+ Người ta thu hoạch được số thóc là: 15 000 : 100 60 = 9 000 kg = 9 tấn
GV nhắc HS lưu ý cách đổi đơn vị đo khối lượng
Bài 3a. - HS đọc yêu cầu bài thảo luận theo nhóm 2 => nêu cách tính thể tích HHCN
- HS làm bài vào vở . GV thu 1 số vở chấm 
- GV nhận xét, chữa bài => Củng cố cách tính thể tích.
+ Thể tích bể nước là: 4 3 2,5 = 30 m3 = 30 000 dm3
+ Trong bể có số lít nước là: 30 000 80 : 100 = 24 000 lít
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại các kiến thức đã học và mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích và thể tích 
- GV nhận xét tiết học, HS chuẩn bị bài sau
Ngày soạn: 23/3/2016 Ngày giảng: Thứ 5 ngày 31 tháng 3 năm 2016
TOÁN
TIẾT 149: ÔN TẬP VỀ ĐO THỜI GIAN (TR156)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- Biết quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian.
	- HS Viết số đo thời gian dưới dạng số thập phân; chuyển đổi số đo thời gian; xem đồng hồ. Giải bài toán về chuyển động đều. (bài 1; bài 2 cột 1; bài 3)
- Yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS nêu các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa giờ, phút , giây...
2. Dạy bài mới: 
Bài1. - HS nêu yêu cầu bài tập và tự thực hiện nội dung bài tập.
- HS lên bảng chữa bài. Nêu cách đổi đơn vị đo từ giờ về phút, từ phút về giờ. từ phút về giây, từ giây về phút....
- Củng cố mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thường gặp.
Bài 2 cột 1: 
- HS đọc yêu cầu bài thảo luận theo cặp đôi => nêu lại cách chuyển đổi số đo thời gian.
- HS làm bài vào vở. GV chấm một số bài , nhận xét.
- GV chữa bài, củng cố mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian và cách chuyển đổi số đo thời gian.
Bài 3: - HS đọc yêu cầu bài . HS làm miệng.
- HS nhìn vào các đồng hồ rồi nêu giờ.
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận. Lưu ý cách đọc giờ hơn, giờ kém.
3. Củng cố dặn dò.
- HS nhắc lại mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng
- GV nhận xét tiết học. HS chuẩn bị bài sau
____________________________________________________________________
Ngày soạn: 24/3/2016 Ngày giảng: Thứ 6 ngày 1 tháng 4 năm 2016
TẬP LÀM VĂN
TẢ CON VẬT (KIỂM TRA VIẾT)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- Viết được bài văn tả con vật đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) đúng yêu cầu đề bài; dùng từ, đặt câu đúng, diễn đạt rõ ý.
- Củng cố lại cách viết bài văn miêu tả con vật 
- HS chủ động làm bài, học bài.
II.ĐỒ DÙNG: 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
- Một bài văn tả con vật gồm mấy phần? Mỗi phần nêu gì?	
2. Dạy bài mới: 
- HS đọc đề bài và gợi ý của tiết viết bài văn tả con vật .
	- GV nhắc HS : Các em có thể viết về con vật mà ở tiết trước các em đã viết đoạn văn tả hình dáng hoặc tả hoạt đọng của con vật đó. Các em cũng có thể viết về một con vật khác.
 - Cho HS giới thiệu về con vật mình tả..
	- GV nhắc nhở HS cách trình bày bài, chú ý chính tả, dùng từ, đặt câu.
	- GV thu bài khi hết giờ
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những em có ý thức viết và làm bài tốt.
	________________________________________________
TOÁN
Tiết 150 : PHÉP CỘNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
- Biết cộng các số tự nhiên, các số thập phân, phân số và ứng dụng trong tính nhanh, trong giải toán.
- HS có kĩ năng thực hiện phép cộng các số tự nhiên, các số thập phân, phân số. 
- HS tự giác học bài.
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.
	1. Kiểm tra bài cũ.
- HS nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích và thể tích . HS nêu mối quan hệ trong bảng đơn vị đo thời gian.
	2. Bài mới.
a: Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
b: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài1. 
	- HS nêu yêu cầu bài tập, nêu cách làm.
- HS chữa bài nêu lại các bước thực hiện tính cộng .GV củng cố cách cộng các STN
 Bài 2 : Cột 1
- HS tự làm bài vào vở. GV thu 1 số vở chấm
- GV và HS nhận xét bài làm.
-GV củng cố về cộng phân số, số thập phân.
Bài 3: HS đọc kĩ bài rồi tìm cách làm. HS làm vở, chữa bài yêu cầu giải thích cách làm
	- GV và HS chữa bài. GVKL : Bất kì số hạng nào cộng với 0 thì đều bằng chính nó.
Bài 4: Yêu cầu HS đọc đề bài => HS phân tích yêu cầu bài :
	- Đề bài yêu cầu gì? Để trả lời câu hỏi của đề bài ta phải thực hiện phép tính nào?
	- Kết quả thu được viết dưới dạng số nào? Sau khi cộng ta phải thực hiện bước gì?
	- Yêu cầu HS lên bảng, HS dưới lớp làm bài vào vở
- GV và HS nhận xét chữa bài. củng cố về cộng phân số, số thập phân.
	3. Củng cố, dặn dò.
- HS nhắc lại cách cộng số tự nhiên , cộng số thập phân, cộng phân số...
- GV nhận xét chung tiết học. Dặn HS về ôn bài và xem trước bài sau.
	______________________________________________
 SINH HOẠT LỚP
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- HS thấy rõ được các ưu điểm, khuyết điểm của bản thân; của ban; của lớp về việc thực hiện các hoạt động học tập và các hoạt động giáo dục khác trong tuần đang thực hiện. Nắm được phương hướng phấn đấu trong tuần 31. 
- HS có kĩ năng điều hành, diễn đạt, trao đổi ý kiến, kĩ năng tự nhận xét, ứng xử, giải quyết các tình huống trong tiết học.
 - HS Có ý thức phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện, học tập tốt, quan tâm đến bạn bè, tự tin, yêu trường lớp.
II : CHUẨN BỊ :
	- Chủ tịch, phó chủ tịch, trưởng các ban chuẩn bị nội dung để nhận xét đánh giá , ưu điểm, khuyết điểm hạn chế của lớp, của ban.
	- Ban văn nghệ chuẩn bị tiết mục văn nghệ cho buổi sinh hoạt.
III: TIẾN TRÌNH TIẾT SINH HOẠT 
1. Trưởng ban đối ngoại lên giới thiệu và mời ban văn nghệ lên điều hành.
2 Ban văn nghệ lên điều hành văn nghệ, mời chủ tịch hội đồng tự quản lên điều hành buổi sinh hoạt.
3. Chủ tịch hội đồng tự quản lên điều hành buổi sinh hoạt lớp.
Các bạn trưởng ban lên nhận xét ưu, khuyết điểm của lớp về việc thực hiện nhiệm vụ do ban mình phụ trách.
	+ Các thành viên trong lớp bổ sung ý kiến.
	+ Chủ tịch HĐTQ mời các bạn mắc khuyết điểm nêu hướng sửa chữa của mình trong tuần tới.
Hai phó Chủ tich hội đồng tự quản của lớp nhận xét về ban mình phụ trách.
Chủ tịch HĐTQ nhận xét các h

File đính kèm:

  • docthiet_ke_bai_day_lop_5a_tuan_30_nam_hoc_2016_2017_nguyen_thi.doc
Giáo án liên quan