Thiết kế bài dạy lớp 5A - Tuần 28 Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Thanh Loan

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ đọc khoảng 115 tiếng/phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4 – 5 đoạn thơ (bài thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

 - Nắm được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết.

- Có ý thức luyện đọc, học tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

- Phiếu ghi tên từng bài tập đọc, học thuộc lòng đã học từ học kì II lớp 5.

- Bảng phụ cho nội dung bài 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

- HS đọc tên bài thơ, bài văn, kịch đã học từ học kì II.

2. Bài mới.

 a) Giới thiệu bài

b) Kiểm tra đọc và học thuộc lòng

- HS lên bốc thăm các bài tập đọc sau đó chuẩn bị 1 phút, rồi đọc bài.

- HS đọc các bài từ học kì II kết hợp hỏi nội dung bài. (Đặt câu hỏi về đoạn, nội dung bài hoặc nhân vật.)

- GV nhận xét đánh giá .

 

doc14 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 182 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài dạy lớp 5A - Tuần 28 Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Thanh Loan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, bài văn.
	- Tạo lập được câu ghép theo yêu cầu của bài tập 2.
- Có ý thức học tập
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
	Bảng phụ BT2 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
	- Thế nào là câu ghép? cách nối các vế của câu ghép?
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b) Kiểm tra đọc và học thuộc lòng
- HS lên bốc thăm các bài tập đọc sau đó chuẩn bị 1 phút, rồi đọc bài.
- HS đọc các bài từ học kì II kết hợp hỏi nội dung bài. (Đặt câu hỏi về đoạn, nội dung bài hoặc nhân vật...)
- GV nhận xét đánh giá .
c) Bài tập
Bài 2: - HS đọc yêu cầu bài đọc 3 câu a, b, c.
 	- GV giao việc:
— Mỗi em đọc lại ba câu a, b, c.
— Viết tiếp vế câu còn thiếu vào chỗ trống để tạo câu ghép ( đảm bảo đúng về nội dung và đúng về ngữ pháp).
- GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài tập. Lưu ý HS: vế câu thêm vào phải phù hợp nội dung.
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm bài trên bảng phụ.
- GV chữa bài. Củng cố khái niệm và cách nối các vế câu ghép. 
VD:
a/ Tuy máy móc của chiếc đồng hồ nằm khuất bên trong nhưng chúng rất quan trọng.
b/ Nếu mỗi bộ phận trong chiếc đồng hồ đều muốn làm theo ý thích của riêng mình thì chiếc đồng hồ sẽ hỏng.
c/ Câu chuyện trên nêu lên một nguyên tắc sống trong xã hội là: “Mỗi người vì mọi người và mọi người vì mỗi người”.
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại khái niệm câu ghép
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt.
_____________________________________________
KHOA HỌC
SỰ SINH SẢN CỦA ĐỘNG VẬT
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
- Kể tên một số động vật đẻ trứng và một số động vật đẻ con.
	- Có hiểu biết khái quát về sự sinh sản của động vật: vai trò của cơ quan sinh sản, sự thụ tinh, sự phát triển của hợp tử.
	- Giáo dục HS biết chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình, ham tìm hiểu khoa học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS nêu một số cây có thể mọc lên từ một bộ phận của cây mẹ.
2. Bài mới 
* Hoạt động 1: thảo luận
	- Mục tiêu: HS có hiểu biết khái quát về sự sinh sản của động vật: vai trò của cơ quan sinh sản, sự thụ tinh, sự phát triển của hợp tử.
	- Cách tiến hành:
+ HS đọc mục Bạn cần biết trong SGK.
+ Đa số động vật được chia thành mấy giống? Đó là những giống nào?
+ Tinh trùng hoặc trứng của động vật được sinh ra từ cơ quan nào? Cơ quan đó thuộc giống nào?
+ Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là gì?
+ Nêu kết quả của sự thụ tinh.
CQSD tạo ra 
+ GV chốt lại
cơ thể mới
quá trình 
thụ tinh 
 giống đực tinh trùng
hợp tử
CQSD tạo ra 
Động vật 
 giống cái trứng
* Hoạt động 2: quan sát và thảo luận
	- Mục tiêu: HS kể tên một số động vật đẻ trứng và một số động vật đẻ con.
	- Cách tiến hành:
+ Từng cặp HS cùng quan sát các hình trong SGK, chỉ vào từng hình và nói với nhau: con nào đẻ trứng, con nào đẻ con. Tìm thêm các con vật khác không có trong hình và nói rõ con nào đẻ trứng và con nào đẻ con, ghi vào nháp.
+ Gọi HS trình bày, tuyên dương những cặp tìm thêm được nhiều loài động vật khác và phân loại đúng.
* Liên hệ : Gia đình em nuôi những con vật nào? con nào đẻ trứng và con nào đẻ con? Em cần làm gì để chăm sóc , nuôi dưỡng những con vật đó?
3. Củng cố, dặn dò. 
- HS nêu lại vai trò của cơ quan sinh sản, sự thụ tinh, sự phát triển của hợp tử. GV nhắc lại kiến thức đã học
- GV nhận xét chung giờ học. HS chuẩn bị bài sau.
____________________________________________________________________
Ngày soạn: 8 /3/2016 Ngày giảng: Thứ 3 ngày 15 tháng 3 năm 2016
TẬP ĐỌC
ÔN TẬP GIỮA KÌ 2: TIẾT 3
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
	- Tìm được các câu ghép, các từ ngữ được lặp lại, được thay thế trong đoạn văn
- HS có ý thức tự giác ôn bài
II. ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC
	Bảng phụ BT2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1.Kiểm tra bài cũ
	- Thế nào là câu ghép? cách nối các vế của câu ghép?
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài
b) Kiểm tra đọc và học thuộc lòng
- HS lên bốc thăm các bài tập đọc sau đó chuẩn bị 1 phút, rồi đọc bài.
- HS đọc các bài từ học kì II kết hợp hỏi nội dung bài. (Đặt câu hỏi về đoạn, nội dung bài hoặc nhân vật...)
- GV nhận xét đánh giá . Tuyên dương những em đọc có sự tiến bộ
Lưu ý: Những HS kiểm tra chưa đạt yêu cầu, GV nhắc các em về nhà luyện đọc để kiểm tra trong tiết sau.
c) Bài tập
Bài 2: - GV đưa bảng phụ .HS đọc yêu cầu bài
- Từ ngữ nào trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương?
- Điều gì đã gắn bó tác giả với quê hương?
- Tìm các câu ghép trong bài văn
=> GV đưa bảng phụ đã ghi sẵn 5 câu ghép. GV và HS cùng phân tích các vế của câu ghép. GV dùng phấn màu gạch dưới các vế câu.
- HS làm bài. 1 HS làm bài trên bảng phụ (gạch chân những từ ngữ được lặp lại hoặc thay thế).
- GV chữa bài. HS nhắc lại tác dụng của những từ ngữ được lặp lại, được thay thế. 
3. Củng cố dặn dò
- GV tuyên dương những em đọc có sự tiến bộ .
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau
	____________________________________________________
TOÁN
TIẾT 137: LUYỆN TẬP CHUNG (TR 144)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
- Biết giải toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian(bài 1,2)
- Rèn kĩ năng thực hành tính vận tốc, quãng đường, thời gian 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS nêu cách tính vận tốc quãng đường, thời gian.
2. Bài mới: 
Bài 1: - HS đọc nội dung bài toán.
- Ô tô và xe máy chuyển động cùng chiều hay ngược chiều?
	- Thực chất bài toán yêu cầu ta làm gì?
	- GV vẽ sơ đồ lên bảng , gợi ý hướng dẫn HS làm.
	- HS làm bài vào vở. 1 HS chữa bảng.
- Gv và HS nhận xét đánh giá .
- Củng cố lại cách tính thời gian của 2 chuyển động ngược chiều.
+ Sau mỗi giờ cả hai ô tô đi được: 42 + 50 = 92 km
+Thời gian để 2 ô tô gặp nhau là: 276 : 92 = 3 giờ
- Muốn tính thời gian gặp nhau cảu hai chuyển động cùng chiều “đuổi kịp” ta làm như thế nào ?
-GV ghi theo câu trả lời của HS.
 t = s : ( v1 - v2 )
- Yêu cầu HS nhắc lại.
Bài 2: - HS đọc đề bài phân tích bài rồi làm bài.
- GV gợi ý như sau:
- Muốn biết xe máy cách xe đạp bao nhiêu ki-lô-mét ta làm như thế nào?
-Yêu cầu 1 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào vở.
- Gv thu vở chấm chữa bài.
- Củng cố cách tính độ dài quãng đường.
+ Thời gian đi của ca nô là: 11giờ 15phút – 7giờ 30phút = 3giờ 45phút = 3,75 giờ
+ Độ dài quãng đường AB là: 3,75 12 = 45 km
- Yêu cầu HS nếu lại cách tính thời gian đuổi kịp nhau của hai chuyển động cùng chiều.
3. Củng cố dặn dò.
- HS nhắc lại cách tìm quãng đường, thời gian
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
___________________________________________________
KỂ CHUYỆN
ÔN TẬP GIỮA KÌ 2: TIẾT 4
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ đọc khoảng 115 tiếng/phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4 – 5 đoạn thơ (bài thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Kể tên các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong 9 tuần đầu của học kì II
- Thể hiện tình cảm, sự quan tâm của mình qua các câu văn, đoạn văn, bài văn mà mình miêu tả.
II. ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC - Bảng phụ bài số 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1.Kiểm tra bài cũ
	- Nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài
b) Kiểm tra đọc và học thuộc lòng
- HS lên bốc thăm các bài tập đọc sau đó chuẩn bị 1 phút, rồi đọc bài.
- HS đọc các bài từ học kì II kết hợp hỏi nội dung bài. (Đặt câu hỏi về đoạn, nội dung bài hoặc nhân vật...)
- GV nhận xét đánh giá .
Lưu ý: Những HS kiểm tra chưa đạt yêu cầu, GV nhắc các em về nhà luyện đọc để kiểm tra trong tiết sau.
c) Bài tập
Bài 2: - HS đọc yêu cầu của bài và tìm nhanh tên các bài là văn miêu tả từ tuần 19 - 27.
- HS nối tiếp làm vào bảng phụ . GV hỏi thêm về nội dung từng bài.
 GV nhận xét.
Bài 3: 
- Cho HS đọc yêu cầu của BT2
- GV giao việc:
 — Em chọn một trong 3 bài.
 — Em đọc kĩ bài vừa chọn và nêu dàn ý của bài văn đó.
 — Nêu chi tiết hoặc câu văn trong bài mà em thích và nói rõ vì sao?
- Cho HS làm bài. GV phát bảng phụ cho 3 HS. 3 em làm ba đề khác nhau Một số HS nêu bài văn mà mình chọn để làm dàn ý.
- HS lập dàn bài vào vở bài tập.
- HS đọc bài dàn ý mình vừa làm. GV đưa ra tiêu trí đánh giá nhận xét dàn ý.
1,Dàn ý có đủ 3 phần không?
2, Phần thân bài đã rõ cảnh được tả chưa? Lựa chọn các ý lớn, ý nhỏ đã phù hợp chưa? Trình tự miêu tả và sắp xếp ý đã hợp lí hay chưa?
3, Đã đưa vào dàn ý những phát hiện và những cảm nhận riêng chưa?
 - 1-2 HS đọc dàn ý của mình, GV, HS dựa vào các tiêu chí để nhận xét đánh giá , sửa bài cho HS . GV nhắc HS chú ý lựa chọn từ ngữ miêu tả cho phù hợp.
- GV chốt lại và khen những HS làm dàn ý tốt + chọn chi tiết hay, lý giải rõ nguyên nhân vì sao thích chi tiết đó.
- Cuối cùng GV đưa 3 dàn ý đã chuẩn bị trước lên bảng lớp và giới thiệu rõ để HS nắm vững dàn ý của bài.
3. Củng cố dặn dò
- GV biểu dương những em tích cực tham gia hoạt động.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
___________________________________________________________________
Ngày soạn: 8/3/2016 Ngày giảng: Thứ 4 ngày 16 tháng 3 năm 2016
	TẬP LÀM VĂN 
ÔN TẬP GIỮA KÌ 2: TIẾT 6
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ đọc khoảng 115 tiếng/phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4 – 5 đoạn thơ (bài thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Củng cố kiến thức về các biện pháp liên kết câu. Biết dùng các từ ngữ thích hợp để liên kết câu theo yêu cầu của BT2.
- Bồi dưỡng cho HS ý thức dùng từ đúng theo nghĩa của nó.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL.
- Bảng nhóm bài tập số 2. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
2.Bài mới 
a.Giới thiệu bài
b) Kiểm tra đọc và học thuộc lòng
- GV kiểm tra đọc của HS còn lại.
- HS lên bốc thăm các bài tập đọc sau đó chuẩn bị 1 phút, rồi đọc bài.
- HS đọc các bài từ học kì II kết hợp hỏi nội dung bài. (Đặt câu hỏi về đoạn, nội dung bài hoặc nhân vật...)
- GV nhận xét đánh giá .
c) Bài tập
Bài 2: - HS đọc yêu cầu bài
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài.
 – Mỗi em đọc lại 3 đoạn văn.
 – Tìm từ ngữ thích hợp để điền vào các ô trong 3 đoạn văn.
 – Xác định đó là liên kết câu theo cách nào.
	- Cho HS làm bài. GV dán bảng nhóm 3 đoạn văn lên bảng.
- HS đại diện trả lời.
- GV và HS cùng chữa bài. Củng cố về các kiểu liên kết câu.
a/ Từ cần điền là nhưng.
 - Nhưng là từ nối câu 3 với câu 2.
b/ Từ cần điền là chúng.
 - Chúng ở câu 2 thay thế cho lũ trẻ ở câu 1
c/ Các từ lần lượt cần điền là nắng, chị, nắng, chị, chị.
 – Nắng ở câu 3, câu 6 lặp lại nắng ở câu 2
 – Chị ở câu 5 thay thế Sứ ở câu 4
 – Chị ở câu 7 thay thế cho Sứ ở câu 6
3. Củng cố, dặn dò
- Nêu các kiểu liên kết câu.. GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt.
- HS ghi nhớ kiến thức đã học.
	__________________________________________________
 LUYỆN VIẾT
BÀI 28: ĐÊM TRĂNG QUÊ HƯƠNG
I. MỤC ĐÍCH YấU CẦU
- HS viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức viết đoạn thơ
- HS viết đúng, đẹp, chuẩn 
- HS yêu cảnh đẹp quê hương.
II. ĐỒ DÙNG 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: 
	- GV nhận xét bài viết của HS tiết trước. Tuyên dương những em viết có nhiều tiến bộ. Nhắc những lỗi sai HS còn mắc phải lưu ý để các em rút kinh nghiệm trong bài viết sau. 
	- 1HS lên bảng viết các từ sau : trẩy, thoăn thoắt, bóng nhẫy, một giờ rưỡi....
2. Bài mới
- HS đọc thầm nội dung bài 28 và nêu nội dung bài => Vẻ đẹp của đêm trăng quê hương.
- HS tìm và nêu từ hay viết sai chính tả (trăng tròn, vành vạnh,lũy tre, kẽ lá, sương rơi, rả rích, lướt thướt, dịu dàng, dần xuống.....), HS tìm các con chữ có độ cao 2,5 li; 2li; 1,5 li; 1li
- HS viết các từ dễ viết sai ra nháp, 2 HS lên viết bảng
- GV, HS nhận xét, chữa lỗi sai
- Gv lưu ý HS về độ cao, khoảng cách các con chữ, các tiếng; độ cao các nét khuyết, nét móc, nét cong,...
- GV hướng dẫn HS viết từng câu; kiểm tra giúp đỡ các em viết xấu. GV nhắc Thảo viết cho đúng độ cao các nét khuyết, Linh viết các chữ hoa cho đúng cỡ chữ....
* Lưu ý em : Duy Khánh, Nam, Thảo, Quý, Đức.
- HS viết toàn bài; GV chấm, chữa bài
3. Củng cố, dặn dò
- GV, HS hệ thống bài
- GV nhận xét tiết học, HS chuẩn bị bài sau	.
	________________________________________________
TOÁN
TIẾT 138 : LUYỆN TẬP CHUNG (TR 145)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Biết giải bài toán chuyển động cùng chiều.
- Rèn kĩ năng tính vận tốc quãng đường thời gian(bài 1,2)
- Có ý thức học tập
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS nhắc lại cách tính quãng đường . 1HS nêu cách tính thời gian 2 chuyển động ngược chiều gặp nhau.
2.Bài mới 
Bài1. - HS đọc bài toán.
- Có mấy chuyển động đồng thời, chuyển động cùng chiều hay chuyển động ngược chiều?
 xe máy xe đạp
 C
 A B C
	- Lúc khởi hành xe máy cách xe đạp bao nhiêu km?Quãng đường xe máy cách xe đạp lúc khởi hành là bao nhiêu?
	- khi xe máy đuổi kịp xe đạp tại C thì khoảng cách giữa xe máy và xe đạp là bao nhiêu?
- Muốn tính được thời gian xe ô tô đuổi kịp xe máy ta làm thế nào?
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
- GV và HS củng cố lại cách tính thời gian của 2 chuyển động cùng chiều xuất phát cùng một lúc nhưng cách nhau một quãng đường.
+ Quãng đường xe máy cách xe đạp là: 12 3 = 36 km
+ Sau mỗi giờ xe máy gần xe đạp là: 36 – 12 = 24 km
+ Kể từ lúc xe máy bắt đầu đi, thời gian để hai xe đuổi kịp nhau là: 36 : 24 = 1,5 giờ
	* HS nêu cách tính thời gian gặp nhau của 2 chuyển động cùng chiều cùng lúc và 2 chuyển động ngược chiều cùng lúc.
	- Cách giải 2 dạng bài này có điểm gì giống và khác nhau ?
Bài 2. – HS đọc yêu cầu bài thảo luận theo cặp đôi tìm cách giải.
- HS tự làm bài rồi đổi vở cho nhau để nhận xét.
- GV và HS nhận xét, củng cố lại cách tính vận tốc.
+ Quãng đường chạy của báo gấm là: 120 = 4,8 km
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại cách tính thời gian của 2 chuyển động cùng chiều xuất phát cùng một lúc nhưng cách nhau một quãng đường.
- GV nhận xét tiết học, HS chuẩn bị bài sau	
____________________________________________________________________
Ngày soạn:9 /3/2016 Ngày giảng: Thứ 5 ngày 17 tháng 3 năm 2016
TOÁN
TIẾT 139: ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN (TR 147)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Biết đọc, viết, so sánh các số tự nhiên và dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
- Giúp HS củng cố lại cách đọc, viết, so sánh các số tự nhiên và dấu hiệu chia hết cho: 2,3,5,9.(bài 1, 2, 3 cột 1, 5)
- HS tự giác học bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS lên bảng đọc các số sau: 24567; 89002; 10867.
2. Bài mới: 
Bài1. 	a)Yêu cầu HS đọc đề bài,tự đọc nhẩm các số đã cho.
	-Gọi các em còn yếu đọc lần lượt các số.
	-Yêu cầu lớp nhận xét cách đọc. Hãy nêu cách đọc các số tự nhiên ?
	-GV xác nhận cho ví dụ số 472036953 gồm 3 lớp đọc là: Bốn trăm bảy mươi hai triệu, không trăm ba mươi sáu nghìn ,chín trăm năm mươi ba.
- Chú ý đọc tách từng lớp. => Củng cố lại cách đọc viết số tự nhiên.
Bài 2 : - HS đọc yêu cầu bài
- HS tự làm bài vào vở
- Nêu đặc điểm của các số tự nhiên, các số lẻ, các số chẵn liên tiếp.
- GV và HS nhận xét bài làm.
Bài 3 cột 1: 
- HS đọc kĩ bài rồi tìm cách làm.
- GV chốt lại kết quả đúng. GV củng cố lại cách đọc, viết, so sánh các số tự nhiên
Bài 5: - HS đọc yêu cầu bài
- HS nêu yêu cầu của bài và nêu dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9.
-GV gợi ý: Muốn số có 3 chữ số £ 43 chia hết cho e thì tổng các chữ số phải thoả mãn điều kiện gì ? có thể chọn giá trị nào cho £ ?
- HS làm bài theo nhóm 4.
- HS và GV nhận xét chữa bài , tuyên dương nhóm làm bài nhanh và đúng. GV củng cố lại dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9.
3. Củng cố – dặn dò 
- HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS.
____________________________________________________________________
Ngày soạn:10/3/2016 Ngày giảng: Thứ 6 ngày 18 tháng 3 năm 2016
	TẬP LÀM VĂN 
 ÔN TẬP GIỮA KÌ 2: TIẾT 8
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
- Giúp HS ôn tập, củng cố các kiến thức đã học về dạng văn tả người
	- Vận dụng kiến thức vào làm các bài tập có liên quan
- Có ý thức học tập
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG 
1. Kiểm tra bài cũ: HS nêu lại cấu tạo của bài văn tả người?
2. Bài mới:GV hướng dẫn HS thực hiện đề bài sau: 
Đề bài: Em hãy tả người bạn thân của em ở trường
 *.Xác định yêu cầu:
*.Lập dàn ý:
1. Mở bài: Giới thiệu người bạn thân của em ở trường(tên? Học lớp nào? 
2. Thân bài: a, Tả ngoại hình:
- tuổi, tầm vóc
- khuôn mặt ..., nước da .....
- môi ..., mắt ....., sáng long lanh
- mái tóc ...........
- hàm răng ...........
- nụ cười ...
b, Tả hoạt động người bạn thân của em ở trường
- ....
3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ:
* HS dựa vào dàn ý vừa lập viết thành bài văn hoàn chỉnh.
- GV thu bài về chấm.
3. Củng cố dặn dò
	- Củng cố các kiến thức đã học về dạng văn tả người
	- GV nhận xét tiết học, HS chuẩn bị bài sau.
	________________________________________________________
	 	 TOÁN
TIẾT 140: ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ (TR148)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- Biết xác định phân số bằng trực giác; biết rút gọn, quy đồng mẫu số, so sánh các phân số không cùng mẫu số.
- Giúp HS củng cố lại cách đọc, viết, rút gọn, quy đồng mẫu số, so sánh các phân số.(bài 1, 2, 3 a b, 4)
- Rèn luyện kĩ năng đọc, viết, rút gọn, quy đồng mẫu số, so sánh các phân số. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ:	
	HS nêu lại cách đọc, viết, rút gọn, quy đồng mẫu số, so sánh các phân số. 
2. Dạy bài mới: 
Bài1. – HS đọc yêu cầu bài
- HS tự quan sát hình và viết các phân số, hỗn số tương ứng với mỗi hình => Nêu miệng kết quả.
- GV chữa bài. Củng cố lại cách viết phân số, hỗn số.
Bài 2 : - HS nhắc lại rút gọn phân số làm gì ? sử dụng tính chất nào để có thể rút gọn phân số ?
	- Gọi 1 HS lên bảng làm,HS dưới lớp tự làm vào vở.
	-Yêu cầu HS giải thích cách làm.
- GV và HS nhận xét bài làm. Củng cố lại cách rút gọn phân số.
Bài 3 (a, b): 
- HS đọc kĩ bài rồi tìm cách làm.
- HS nêu cách quy đồng mẫu số các phân số.
- HS làm bài . GV thu vở chấm sau đó chữa bài. Củng cố lại cách quy đồng mẫu số các phân số
Bài 4: – HS đọc yêu cầu bài. Để điền dấu cho đúng ta phải làm gì ? Có mấy quy tắc để so sánh phân số ? Nhắc lại.
- Muốn so sánh hai phân số cùng mẫu số hoặc cùng tử số ta làm như thế nào?
- 1 HS chữa bảng. lớp làm vở. GV và HS nhận xét chữa bài.
3. Củng cố dặn dò.
- HS nêu cách quy đồng phân số và cách rút gọn các phân số. Muốn so sánh hai phân số cùng mẫu số hoặc cùng tử số ta làm như thế nào?
- GV nhận xét tiết học. HS chuẩn bị bài sau
	____________________________________________________
	 SINH HOẠT LỚP
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- HS thấy rõ được các ưu điểm, khuyết điểm của bản thân; của ban; của lớp về việc thực hiện các hoạt động học tập và các hoạt động giáo dục khác trong tuần đang thực hiện. Nắm được phương hướng phấn đấu trong tuần 29. 
- HS có kĩ năng điều hành, diễn đạt, trao đổi ý kiến, kĩ năng tự nhận xét, ứng xử, giải quyết các tình huống trong tiết học.
 - HS Có ý thức phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện, học tập tốt, quan tâm đến bạn bè, tự tin, yêu trường lớp.
II : CHUẨN BỊ :
	- Chủ tịch, phó chủ tịch, trưởng các ban chuẩn bị nội dung để nhận xét đánh giá , ưu điểm, khuyết điểm hạn chế của lớp, của ban.
	- Ban văn nghệ chuẩn bị tiết mục văn nghệ cho buổi sinh hoạt.
III: TIẾN TRÌNH TIẾT SINH HOẠT 
1. Trưởng ban đối ngoại lên giới thiệu và mời ban văn nghệ lên điều hành.
2 Ban văn nghệ lên điều hành văn nghệ, mời chủ tịch hội đồng tự quản lên điều hành buổi sinh hoạt.
3. Chủ tịch hội đồng tự quản lên điều hành buổi sinh hoạt lớp.
Chủ tịch HĐTQ lần lượt mời các bạn trưởng ban lên nhận xét ưu, khuyết điểm của lớp về việc thực hiện nhiệm vụ do ban mình phụ trách.
	+ Các thành viên trong lớp bổ sung ý kiến.
	+ Chủ tịch HĐTQ mời các bạn mắc khuyết điểm nêu hướng sửa chữa của mình trong tuần tới.
Hai phó Chủ tich hội đồng tự quản của lớp nhận xét về ban mình phụ trách.
Chủ tịch HĐTQ nhận xét các hoạt động của lớp trong tuần.
Lớp bình bầu cá nhân, nhóm, ban xuất sắc.
c, Chủ tịch HĐTQ mời GVCN nhận xét đánh giá chung và nêu phương hướng cho hoạt động tuần 28
4. GVCN lớp nhận xét , đánh giá những ưu, khuyết điểm của lớp trong tuần

File đính kèm:

  • docthiet_ke_bai_day_lop_5a_tuan_28_nam_hoc_2016_2017_nguyen_thi.doc