SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả luyện tập thói quen hành vi ứng xử chuẩn mực cho học sinh lớp 4 thông qua hoạt động nhóm khi dạy môn Đạo dức

1. Tên sáng kiến: "Một số biện pháp nâng cao hiệu quả luyện tập thói quen hành vi ứng xử chuẩn mực cho học sinh lớp 4 thông qua hoạt động nhóm khi dạy môn Đạo dức ".

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phương pháp giảng dạy bộ môn Đạo đức.

3. Tác giả: Họ và tên: Phạm Thị Minh Thuận Nam (nữ) : Nữ

Ngày/ tháng/năm sinh: 12/12/1975

Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm.

Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Lê Ninh - Kinh Môn - Hải Dương

Điện thoại: 0985795403

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Lê Ninh - Kinh Môn -

 Hải Dương

 Điện thoại: 03203 823181

 

doc33 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 109 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả luyện tập thói quen hành vi ứng xử chuẩn mực cho học sinh lớp 4 thông qua hoạt động nhóm khi dạy môn Đạo dức, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 chuẩn bị 5 biểu tượng .
 Ví dụ : Lớp bạn có 30 học sinh , bạn muốn chia thành 5 nhóm là biểu tượng con vật , bạn phải chuẩn bị các biểu tượng như: Thỏ, Mèo, Gấu,.... Tương tự như thế với biểu tượng là: (cây cối, hoa, hình).
 Ưu điểm : Tốn ít thời gian, tạo cho học sinh có không khí học tập thoải mái, lớp học sinh động, áp dụng được cho tất cả các môn học nhất là các môn học có 
chủ đề. Lớp học sôi nổi hứng thú cho tất cả học sinh.
Nhóm mã màu: Hình thức chia như nhóm biểu tượng.
Nhóm cặp đôi: Xếp 2 học sinh vào một cặp .
Nhóm sở thích: 
 Những học sinh có cùng sở thích ngồi cùng một nhóm .“Những người cùng sở thích thì sự thống nhất sẽ cao hơn.”
 Nhóm tương trợ: 
 Xếp những học sinh có trình độ và năng lực khác nhau để học sinh có thể hỗ trợ cho nhau trong học tập.
Nhóm theo ghép hình:
 Cắt hình ra thành nhiều mảnh , cho học sinh nhận mỗi em mỗi mảnh sau đó ghép lại thành hình lúc đầu .Cách này ít khi sử dụng vì tốn nhiều thời gian cho 
một tiết học nhưng thích hợp với các hoạt động ngoại khoá.
 Nhóm theo trình độ: 
 Những học sinh cùng năng lực và trình độ sẽ ngồi một nhóm 
 Ưu điểm : Giáo viên có điều kiện giúp đỡ học sinh phát huy hiệu quả năng lực học tập của mình.
 - Hiện nay còn có mô hình khăn trải bàn, áp dụng vào trong hoạt động nhóm mang lại hiệu quả cao trong tiết dạy và phát huy tính tự động, tự sáng tạo của học sinh rất cao.
 Cách chia nhóm ngẫu nhiên từ một hoạt động cụ thể:
 Trong quá trình dạy học đôi lúc bạn cần cải thiện không khí học tập, bạn có thể sử dụng trò chơi để chia nhóm học tập mới. 
 Ví dụ: Giáo viên hô“ kết bạn – kết bạn..." 
 Học sinh đáp “ kết mấy – kết mấy” 
 Muốn chia lớp thành các nhóm 5 học sinh thì ta hô “kết 5 - kết 5” ... 
 Chia được nhóm rồi thì tổ chức làm việc như thế nào cho có hiệu quả? 
- Tôi xin đưa ra hai mô hình để so sánh về việc này và để các bạn đồng nghiệp lựa chọn.
 Mô hình 1: 
 Bảng
GV
Mô hình 2 : 
Bảng
GV
 Mô hình 2 hiện nay được rất nhiều giáo viên tại trường tôi chọn để sắp xếp cho lớp học của mình. Nó khá thuận tiện cho việc hoạt động nhóm cho học sinh và tận dụng được không gian phòng học để có chỗ tổ chức các trò chơi đồng thời làm cho lớp học thoáng hơn, thích hợp với lớp được trang bị bàn 2 chỗ. Tuy nhiên tùy từng bài, từng hoạt động giáo viên có thể sử dụng phương pháp nào sao cho có hiệu quả.
 Ví dụ: Trong bài " Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ" (SGK trang 17) có truyện "Phần thưởng". Truyện này các em có thể tham gia đóng tiểu phẩm nên tôi đã giao việc cho các em như sau:
          - Mỗi tổ sẽ cử các bạn tập sắm vai theo hành vi truyện kể, tuần sau cô sẽ mời đại diện các tổ bốc thăm xem tổ nào được lên diễn.
          Theo dõi, tôi thấy các em rất tích cực và sôi nổi tập luyện để được diễn. Có nhóm tập lúc đầu giờ, giờ chơi, có nhóm hẹn nhau cùng học nhóm ở nhà một người bạn nào đó để tập. Hóa ra tôi đã đưa các em đến với một hoạt động vui chơi giải trí bổ ích mà lại rèn luyện được cho các em sự tự tin, bạo dạn trước đám đông.
          Qua việc tham gia trò chơi, giáo dục cho các em mối quan hệ đạo đức mang tính nhân ái của các em, mang lại niềm vui nhận thức và khi học sinh nắm tình tiết của truyện kể đạo đức, tôi tiến hành hướng dẫn học sinh phân tích truyện đạt yêu cầu rất cao, tiết học càng thêm sinh động.
          * Tình huống đạo đức: Một tình huống liên quan đến bài đạo đức đưa ra, trong đó các nhân vật chưa thực hiện hành vi ứng xử của mình (tình huống mở).
          Ví dụ: Trong bài "Trung thực trong học tập" (SGK trang 3) yêu cầu học sinh giải quyết tình huống sau:
          Hôm qua, Long mãi chơi, quên chưa sưu tầm tranh, ảnh phục vụ cho bài học. Sáng nay đến lớp, Long mới nhận ra và rất lo lắng ...
          Câu hỏi 1: Theo em bạn Long có thể có những cách giải quyết như thế nào?.
          Câu hỏi 2: Nếu em là bạn Long, em sẽ làm gì? Vì sao?
          - Để giải quyết những tình huống giải định có vấn đề đạo đức như trên có thể hướng dẫn học sinh vận dụng phương pháp tổ chức trò chơi, phương pháp đóng vai, thảo luận nhóm, đàm thoại để giúp các em đoán cách giải quyết riêng của mình.
          - Cần phân biệt hình thức "đóng vai" để giải quyết tình huống khác với "sắm vai" theo mẫu hành vi có sẵn, để vận dụng phương pháp tổ chức phù hợp nhất.
         + Cần nhấn mạnh cho người đóng vai hiểu rõ vai của mình để không lạc đề.
         + Phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị đóng vai, thể hiện tình huống (có hướng giải quyết).
          + Nên khích lệ cả những ọc sinh nhút nhác cần tham gia.
          + Giáo viên  - học sinh có thể chuẩn bị đạo cụ đơn giản để tăng sự hấp dẫn khi thể hiện tình huống.
          + Đối với tình huống trong bài trên, giáo viên có thể tổ chức như:
          . Chia lớp ra thành các nhóm nhỏ (nhóm 4 học sinh).
          . Giáo viên cho các nhóm thảo luận để đóng vai theo tình huống; các nhân vật gồm: người dẫn truyện, Long và các bạn.
       . Các nhóm thảo luận, phân công vai diễn, đưa ra cách giải quyết tình huống.
          . Gọi vai nhóm lên diễn (lưu ý thời gian).
          Có thể học sinh có nhiều cách giải quyết tình huống khác nhau nhưng dù sao đó cũng là cách lựa chọn theo suy nghĩ của các em. Từ đó, giáo viên dễ nhận xét, đánh giá cũng như kịp thời uốn nắn hành vi ứng xử chưa đúng với chuẩn mực, nhằm rút ra bài học đạo đức cần thực hiện.
          Bên cạnh truyện kể, tình huống đạo đức còn có hình thức để xây dựng biểu tượng đạo đức thật sinh động, hấp dẫn đó là cung cấp thông tin.
          * Thông tin: Đây là những thông tin có liên quan chặt chẽ với chuẩn mực hành vi được giáo dục cho học sinh. Chúng được nêu ra để các em phân tích và rút ra kết kết luận cần thiết. Từ kết luận này, học sinh có được bài học đạo đức tương ứng.
          - Khâu chuẩn bị để tiến hành hoạt động cung cấp thông tin, phân tích thông tin có tác dụng rất lớn cho việc tổ chức thành công hoạt động này.
          Ví dụ: Khi dayj bài "Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo" (SGK trang 37).
          + Khâu chuẩn bị: Ở họa động nối tiếp của tiết trước, giáo viên dặn dò học sinh sưu tầm tranh ảnh, thông tin qua báo đài ... về các vấn đề có liên quan đến thông tin trong SGK, đến chủ đề hoạt động nhân đạo. Đầu giờ mang ra trao đổi để các bạn cùng xem, cùng tìm hiểu những khó khăn do thiên tai, chiến tranh ... gây ra. Suy nghĩ xem mình có thể làm gì để giúp đỡ họ.
          Do có khâu chuẩn bị tốt nên khi tôi tổ chức cho các em thảo luận nhóm, cá nhân trình bày những nôi dung cần thiết trong bài học thì lớp tôi rất sôi nổi, tiết học diễn ra thật tự nhiên.
          Chẳng hạn: Các em nêu được những dẫn chứng cụ thể về hậu quả của thiên tai, chiến tranh... gây ra. Tỏ rõ thái độ phản đối chiến tranh mà đề quốc Mỹ gây ra làm cho hàng trăm nghìn người bị tật nguyền nêu lên được những biện pháp góp phần giải quyết những khó khăn mà những nạn nhân đang gánh chịu. Báo cáo được những hoạt động nhân đạo mà địa phương đã làm được.
          - Khi vận dụng các phương pháp trong giờ dạy, giáo viên cần lưu ý không nên quá bám theo sách giáo viên mà tổ chức giờ dạy.
          Ví dụ: Khi dạy bài "Tôn trọng luật giao thông" (SGK trang 40) sau phần cung cấp thông tin nói về tai nạn giao thông thì tiếp theo sau là một số câu hỏi phân tích những thông tin.
          + Phần này không nên áp dụng phương pháp hoạt động thảo luận nhóm, cho học sinh ghi ra những kết quả thảo luận, trình bày kết qura thảo luận, trình bày kết quả sau khi thảo luận.
          Qua thực dạy, tôi thấy cho các em hoạt động cá nhân sẽ đạt được hiệu quả cao hơn. Các em mỗi người một ý hiểu về hậu quả, nguyên nhân cũng như nêu những việc cần làm để tham gia giao thông an toàn.
          Nếu cho các em thao luận rồi báo cáo sẽ có nhiều ý trùng lắp hoặc các nhóm bạn đã báo cáo"hết ý" của nhóm mình tìm ra cho nên các em không có gì mới để báo cáo kịp thời (bị giới hạn thời gian). Rồi thời gian để học sinh và giáo viên nhận xét sẽ kéo dài những hiệu quả chưa chắc đạt cao hơn so với cách tổ chức hoạt động cá nhân. Chẳng hạn:
          1. Tai nạn giao thông để lại những hậu quả gì? (người chết, người bị thương, bị tàn tật, xe hue, giao thông bị ngưng trệ ... tổn thương về người và của).
          2. tại sao lại xảy ra tai nạn giao thông ? (do lái xe nhanh, vượt ẩu, lái xe trong tình trạng say rượu, chạy hàng đôi, hàng ba, đánh võng trên đường, vượt đèn đỏ, xe bị trục trặc về kỷ thuật ... không chấp hành tốt luật lệ giao thông).
          3. Em cần làm gì để tham gia giao thông an toàn ? (chuẩn bị xe tốt trước khi xử dụng, không lạng lách, đánh võng trên đường, không chạy băng ngang đường mà không ngó trước, ngó sau ... chấp hành tốt luật lệ giao thông).
          Có thể nói, học sinh lớp 4 có những kinh nghiệm nhất định về cách ứng xử (tuy chưa sâu) cho nên, giáo viên cần vận dụng tốt những phương pháp học tích cực, tạo điều kiện cho các em được nói nhiều hơn.
          - Chuẩn mực hành vi ở lớp 4 mang tính tổng hợp mà mỗi truyện kể, tình huống thông tin chỉ nêu lên một khía cạnh của hành vi. Bởi vậy, từ khía cạnh được nêu lên, giáo viên phải khéo léo gợi mở, dẫn dắt phù hợp để xây dựng một mẫu hành vi theo yêu cầu đạo đức phù hợp với năng lực đạo đức của các em.
 4.5. Một số phương pháp thường dùng khi tổ chức dạy học theo nhóm trong môn đạo đức lớp 4 nhằm luyện tập hành vi ứng xử chuẩn mực. 
Bao gồm: luyện tập thực hành; ứng xử tình huống; động não; trò chơi; đóng vai, nêu vấn đề, quan sát, thảo luận, ...
Luyện tập thực hành là phương pháp giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành luyện tập theo mẫu hành vi đã xác định ở tiết 1. Đồng thời để củng cố lại kiến thức đã học. Các em thực hành luyện tập làm các bài tập giải quyết tình huống trong vở bài tập đạo đức. Cùng với phương pháp luyện tập thực hành là phương pháp đóng vai. Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành một số cách ứng xử và bày tỏ thái độ trong tình huống cụ thể. Đóng vai gây chú ý và hứng thú cho các em. Qua đó tạo điều kiện nảy sinh óc sáng tạo của học sinh đồng thời khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo chuẩn mực hành vi đạo đức. Qua đóng vai có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn. Còn phương pháp Tổ chức trò chơi là phương pháp giúp học sinh phát hiện và chiếm lĩnh những nội dung học tập thông qua việc chơi một trò chơi nào đó. Qua trò chơi các em không những được phát triển về các mặt trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ mà còn được hình thành nhiều phẩm chất hành vi đạo đức. Chính vì vậy, trò chơi được sử dụng trong tiết đạo đức như là một phương pháp dạy học quan trọng để giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh.
Nội dung trò chơi sẽ minh hoạ một cách sinh động cho các mẫu hành vi
 đạo đức. Nhờ vậy, những mẫu hành vi này sẽ tạo được những biểu tượng rõ rệt ở học sinh, giúp các em ghi rõ ràng và lâu bền.
- Qua trò chơi, học sinh được tập luyện những kỹ năng, những thao tác hành vi đạo đức, được thể hiện nãy sẽ hình thành được ở học sinh niềm tin về những chuẩn mực hành vi đã học, tạo ra động cơ bên trong cho những hành vi ứng xử trong cuộc sống.
- Qua trò chơi, học sinh sẽ được rèn luyện khả năng biết lựa chọn cho mình cách ứng xử đúng đắn, phù hợp trong tình huống.
- Bằng trò chơi, việc luyện tập thực hành về các hành vi đạo đức được tiến hành một cách nhẹ nhàng sinh động, không gây khô khan nhàn chán. Học sinh được lôi cuốn vào quá trình luyện tập một cách tự nhiên, hứng thú và có tinh thần trách nhiệm đồng thời giải toả được mệt mỏi căng thẳng.
Cùng với phương pháp luyện tập thực hành, phương pháp đóng vai, tổ chức trò chơi, thì Động não là phương pháp giúp cho học sinh trong một thời gian ngắn nẩy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó.
Ví dụ: Bài 6: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ - Tiết 1.
+ Hoạt động 1: Giáo viên sử dụng phương pháp đóng vai, động não.
+ Hoạt động 2: Sử dụng phương pháp luyện tập thực hành.
Tóm lại: Trong các phương pháp trên, mỗi phương pháp đều có ưu điểm riêng song nó sẽ không có hiệu quả khi ta không sử dụng đúng lúc, đúng mục đích trong một tiết dạy. Hơn nữa tuỳ thuộc vào hành vi cần luyện tập của một bài đạo đức mà người giáo viên sử dụng phương pháp cho phù hợp. Tiết học đạt được kết tốt phụ thuộc khả năng kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học với nhau, lấy phương pháp này bổ trợ cho phương pháp kia.
 4. 6. Quy trình một tiết dạy Đạo đức:
* Tiết 1:
1. Kiểm tra bài cũ (2 - 3')
- Giáo viên nêu câu hỏi để kiểm tra kiến thức của bài học trước.
2. Bài mới (27 - 28'):
a. Giới thiệu bài - khởi động (2 - 3')
- Hình thức: Giáo viên nêu mục tiêu tiết học hoặc tổ chức các trò chơi, bài hát có liên quan đến chủ đề bài học.
- Mục đích: Khơi gợi hứng thú học tập, xây dựng động cơ học tập đúng đắn, có mục đích.
- Yêu cầu: Phải dẫn dắt khéo léo, làm xuất hiện những tình huống có vấn về, kích thích tính tò mò ham hiểu biết của học sinh.
b, Tổ chức các hoạt động dạy học theo nhóm (24- 26')
- Hoạt động 1: Giới thiệu mẫu hành vi.
- Mục tiêu: Học sinh được quan sát mẫu hành vi chuẩn từ một truyện kể, hoặc một tiểu phẩm, một việc làm, học sinh nhận biết được đó là hành vi đúng.
- Cách tiến hành: Giáo viên chia nhóm và tổ chức cho các nhóm hoạt động bằng các phương pháp sau: Đóng vai, kể chuyện, quan sát, thảo luận, đàm thoại.
Hoạt động 2: Luyện tập theo mẫu hành vi
Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã rút ra từ hoạt động 1, luyện tập theo mẫu hành vi đúng, đồng thời xử lý những tình huống đạo đức theo yêu cầu của bài học.
Cách tiến hành: Giáo viên sử dụng các phương pháp: Ứng xử tình huống, tập luyện theo mẫu hành vi, tổ chức trò chơi, đóng vai, thảo luận, hỏi đáp.
Hoạt động 3: Liên hệ.
Mục tiêu: Học sinh biết tự xem xét. Đối chiếu các hành vi chuẩn mực đạo 
đức đã học với bản thân mình và các bạn trong lớp xem bản thân học sinh đã thực hiện được các hành vi đạo đức đúng đắn chưa, nếu chưa thực hiện được các em biết tự mình sửa chữa để ứng xử trong cuộc sống.
Cách tiến hành: Giáo viên sử dụng các phương pháp: Đàm thoại, điều tra, đánh giá nhận xét, nêu gương, khuyến khích khen thưởng, nhắc nhở, uốn nắn các em.
3. Củng cố - dặn dò (3 - 5'): Có thể chọn 2 trong 3 hình thức sau:
- Giáo viên nêu 1 - 2 câu hỏi để kiểm tra kiến thức đã nắm được qua giờ học.
- Kể cho các em nghe câu chuyện theo gương tốt người tốt việc tốt có liên quan đến bài học.
- Học sinh hát bài hát theo chủ đề vừa học.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
* Tiết 2:
1. Kiểm tra bài cũ (2 - 3')
- Giáo viên nêu câu hỏi để kiểm tra kiến thức của tiết 1.
2. Bài mới (27 - 28')
a. Giới thiệu bài (1 - 2'): Tương tự như tiết 1
b. Tổ chức các hoạt động dạy học theo nhóm (26 - 27').
+ Hoạt động 1: Khai thác vận dụng vốn hiểu biết của mình để thực hành luyện 
tập củng cố kiến thức
+ Cách tiến hành: Giáo viên sử dụng các phương pháp: Quan sát tranh, thảo luận, đàm thoại, ứng xử tình huống, động não.
- Hoạt động 2: Thực hành vận dụng và củng cố nâng cao kiến thức được học ở tiết 1.
- Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã rút ra từ hoạt động 1. Các em tiếp tục xử lý các tình huống đạo đức theo yêu cầu bài học.
- Cách tiến hành: Giáo viên sử dụng các phương pháp: Đóng vai, tổ chức trò chơi, thảo luận, hỏi đáp, ứng xử tình huống.
- Hoạt động 3: Liên hệ: Tương tự như tiết 1.
3. Củng cố - dặn dò (3 - 5'): Tương tự như tiết 1.
Lưu ý: Sau mỗi hoạt động giáo viên cần chốt kiến thức, kỹ năng trọng tâm đã cung cấp cho học sinh. Giáo viên xây dựng và sắp xếp nội dung các hoạt động một cách hợp lý để không gây nhàm chám cho học sinh mà vẫn đạt được mục tiêu bài học.
4.7. Một số bài soạn đạo đức lớp 4
ĐẠO ĐỨC
T13: HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ ( tiết 1 )
I. Mục tiêu: 
- Biết được: Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình. HS xác định được giá trị tình cảm của ông bà, cha mẹ dành cho con cháu. Xác định được giá trị tình cảm của ông bà, cha mẹ dành cho con cháu.
- Biết thể hiện lòng hiếu thảo, tình cảm yêu thuơng của mình với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.
- HS có ý thức lắng nghe lời dạy bảo của ông bà, cha mẹ.
II. Đồ dùng: Bài hát cho con - nhạc và lời của Phạm Trọng Cầu.
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 1 HS: Vì sao phải tiết kiệm thời giờ?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Hát tập thể bài Cho con- Nhạc và lời : Phạm Trọng Cầu.
- Em có cảm nghĩ gì về tình thương yêu của cha mẹ đối với mình? Là n]ời con trong gia đình em phải làm gì để cha mẹ vui lòng?
b. Hoạt động 1: Thảo luận tiểu phẩm: Phần th]ởng.
- GV cho một số bạn trong lớp đóng tiểu phẩm: Phần thưởng.
- HS d]ới lớp xem tiểu phẩm do các bạn đóng.
- GV cho HS phỏng vấn các HS vừa đóng tiểu phẩm.
- Lớp thảo luận nhận xét cách ứng xử:
+ Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Hưng trong câu chuyện?
+ Theo em, bà bạn Hưng sẽ cảm thấy thế nào trước việc làm của bạn H]ng?
+ Hưng là một cậu bé như thế nào?
=> GV kết luận: Hưng là một đứa bé hiếu thảo.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
- GV nêu yêu cầu của bài tập 1. Cả lớp trao đổi, thảo luận trong nhóm.
- GV mời đại diện các nhóm lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét , bổ sung.
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm ( Bài tập 2, SGK ).
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
-Các nhóm thảo luận, quan sát tranh và đặt tên tranh sao cho phù hợp với nội dung tranh. 
- Đại diện từng nhóm trình bày. Các nhóm khác trao đổi.
- GV kết luận về nội dung các bức tranh và khen các nhóm đã đặt tên tranh phù hợp.
+ Chúng ta phải đối xử với ông bà, cha mẹ như thế nào? Vì sao?
=> GV kết luận SGK.
- GV yêu cầu 1 hoặc 2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
3.Củng cố, dặn dò: Gọi 1 HS: Vì sao phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ?
- GV nhận xét tiết học.
- Sưu tầm các truyện, tấm gơng về tấm lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ.
- Tự liên hệ các việc làm của bản thân xem mình đã hiếu thảo với ông bà, cha mẹ cha.
ĐẠO ĐỨC
T13: HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ ( tiết 2 )
I. Mục tiêu
- Biết được: Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình. HS xác định đợc giá trị tình cảm của ông bà, cha mẹ dành cho con cháu.
- Xác định được giá trị tình cảm của ông bà, cha mẹ dành cho con cháu. Biết thể hiện lòng hiếu thảo, tình cảm yêu thương của mình với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.
- HS có ý thức lắng nghe lời dạy bảo của ông bà, cha mẹ.
II. Đồ dùng
Truyện HS đã sưu tầm có nội dung nói về tấm lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra việc HS đã sưu tầm truyện mang đến lớp.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài: Từ KTBC giới thiệu bài
b. Nội dung: * Hoạt động 1: Đóng vai ( bài tập 3- SGK ).
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho một nửa số nhóm thảo luận, đóng vai theo tình huống tranh 1, một nửa nhóm thảo luận đóng vai tình huống tranh 2.
- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai.
- Cho HS phỏng vấn HS đóng vai về cách ứng xử HS đóng vai ông về cảm xúc khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc của con cháu.
- Thảo luận lớp về cách ứng xử.
- Gọi 2 HS: Em hiểu thế nào là hiếu thảo với ông bà, cha mẹ? Nếu con cháu không hiếu thảo với ông bà, cha mẹ chuyện gì sẽ xảy ra?
- GV kết luận: Con cháu hiếu thảo cần phải quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ nhất là khi ông bà già yếu, ốm đau. 
 *Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi( bài tập 4- SGK).
- GV nêu yêu cầu của bài tập 4.
- Các nhóm thảo luận theo nhóm đôi.
- Một vài nhóm lên trình bày. 
 - GV khen những HS đã biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ và nhắc nhở HS khác học tập các bạn.
 *Hoạt động 3: Giới thiệu tư liệu sưu tầm được.
- GV mời HS trình bày, giới thiệu các sáng tác hoặc các tài liệu sưu tầm. 
- Cho HS nhận xét.
- GV kể lại câu chuyện “ quạt nồng - ấp lạnh”.
- GV cho HS làm việc theo nhóm 4 ghi những việc em dự định sẽ làm để quan tâm chăm sóc ông bà trên bảng nhóm.
- Các nhóm cử đại diện dán bài lên bảng trình bày.
- GV nhận xét, kết luận.
 *Hoạt động 4: Đóng vai.
- GV đưa ra 2 tình huống:
+ TH 1: Em đang ngồi học bài. Em thấy bà có vẻ mệt mỏi, bà bảo: “ Bữa nay bà đau lưng quá”.
+ TH 2: Tùng

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_luyen_tap_thoi_quen.doc