SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả luyện tập thói quen - Hành vi ứng xử chuẩn mực cho học sinh lớp 2 thông qua hoạt động nhóm khi dạy môn Đạo dức

1. Tên sáng kiến: "Một số biện pháp nâng cao hiệu quả luyện tập thói quen - hành vi ứng xử chuẩn mực cho học sinh lớp 2 thông qua hoạt động nhóm khi dạy môn Đạo dức ".

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phương pháp giảng dạy bộ môn Đạo đức.

3. Tác giả: Họ và tên: Trịnh Thị Lập Nam (nữ) : Nữ

Ngày/ tháng/năm sinh: 9/ 6/ 1976

Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm.

Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường Tiểu học Lê Ninh – Kinh Môn - HD.

Điện thoại: 03203 823 181

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Lê Ninh - Kinh Môn

 Điện thoại: 01693144316

5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu:Trường Tiểu học Lê Ninh – Kinh Môn – HD

6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

 - Giáo viên nắm chắc biện pháp đổi mới phương pháp dạy môn Đạo đức như:

Biện pháp 1: Lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp với bài học:

Biện pháp 2: Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học:

Biện pháp 3: Dạy đạo đức cho học sinh thông qua các môn học khác.

Biện pháp 4: Dựa vào các hoạt động ngoại khoá để xây dựng cho học sinh các kiến thức chuẩn mực, và hành vi đạo đức tốt.

Biện pháp 5: Kết hợp với các môi trường giáo dục để giáo dục đạo đức

Biện pháp 6: Giáo viên cần tích cực bồi dưỡng chuyên môn, thực hiện đổi mới

 

doc39 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 125 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả luyện tập thói quen - Hành vi ứng xử chuẩn mực cho học sinh lớp 2 thông qua hoạt động nhóm khi dạy môn Đạo dức, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ường và ngoài xã hội thì chúng ta cần trú trọng tập luyện cho trẻ những hành vi ứng xử chuẩn mực đó để nó trở thành thói quen, thành kĩ năng ứng xử. Muốn vậy, tại các tiết học chúng ta cần tạo ra cho trẻ các tình huống và môi trường tập luyện thích hợp. Qua quá trình dạy môn Đạo đức ở lớp 2, tôi thấy hình thức tổ chức dạy học theo nhóm rất phù hợp để giáo viên năng cao hiệu quả luyện tập thói quen - hành vi ứng xử chuẩn mực cho học sinh. Vậy tổ chức dạy học theo nhóm thế nào cho hiệu quả? Ở đây tôi xin đưa ra một số biện pháp dạy học theo nhóm mà tôi đã áp dụng trong năm học 2016- 2017 và đã thu được kết quả tốt. 
4.1. Hình thức tổ chức dạy học theo nhóm. 
Khái niệm: Là hình thức dạy học đặt học sinh vào môi trường học tập tích cực, trong đó học sinh được tổ chức thành nhóm một cách thích hợp. Học hợp tác nhóm giúp các em rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc, kĩ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực xã hội trên cơ sở làm việc hợp tác. Thông qua hoạt động nhóm, các em có thể cùng làm việc với nhau những công việc mà một mình không thể tự làm được trong một thời gian nhất định.
4.2. Tác dụng của hình thức tổ chức dạy học theo nhóm trong môn đạo đức
 - Đối với môn đạo đức, việc rèn cho các em thói quen – hành vi ứng xử chuẩn mực là một nhiệm vụ cơ bản. Học tập theo nhóm sẽ giúp người giáo viên tạo ra một môi trường học tập tích cực bằng các tình huống giả định mà ở đó các phương pháp luyện tập thực hành, trò chơi, đóng vai,... sẽ phát huy hiệu quả tối ưu góp phần vào việc giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh. 
 Việc dạy học theo nhóm được tổ chức dạy học như thế nào? 
4.3. Vai trò và trách nhiệm của các thành viên trong nhóm.
Vai trò và trách nhiệm của các thành viên trong nhóm.
Thư 
kí
 Báo cáo viên
Thành viên
Thành viên
1
Thành viên
3
Nhóm trưởng
- Nhóm trưởng: Cũng là một thành viên của nhóm giữ nhiệm vụ tổ chức, điều hành nhóm làm việc đồng thời cùng các thành viên trong nhóm trao đổi, đóng góp ý kiến về nhiệm vụ được giao.
 - Thư kí: Cũng là một thành viên của nhóm giữ nhiệm vụ ghi chép, tổng hợp ý kiến, đồng thời cùng các thành viên trong nhóm trao đổi, đóng góp ý kiến về nhiệm vụ được giao của nhóm.
 - Báo cáo viên: Cũng là một thành viên của nhóm giữ nhiệm vụ báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình và giải trình ý kiến thắc mắc trước lớp và GV đồng thời cùng các thành viên trong nhóm trao đổi, đóng góp ý kiến về nhiệm vụ được 
giao qua từng hoạt động. 
 - Các thành viên: Trao đổi, đóng góp ý kiến về nhiệm vụ được giao.
4.4. Một số cách chia nhóm trong dạy học đạo đức ở lớp 2:
CÁC CÁCH 
CHIA NHÓM
Nhóm theo đếm số
Nhóm theo biểu tượng
Nhóm theo mã màu
Nhóm theo trình độ
Nhóm tương trợ
Nhóm theo ghép hình
Nhóm theo sở thích
Bàn trên quay xuống bàn dưới
Nhóm theo tháng sinh nhật
Nhóm cặp
Nhóm theo tên các loài hoa
 Tuy nhiên trong thực tế thì có nhiều kiểu nhóm khác nhưng tôi nêu ra một số kiểu điển hình trên và hướng dẫn cách chia và các hình thức chia các nhóm này. Cách chia như sau :
 Nhóm đếm số : Muốn chia lớp thành 5 nhóm thì điểm số từ 1 đến 6 rồi quay lại 16. Ví dụ lớp bạn có 30 học sinh, bạn muốn chia thành 5 nhóm thì yêu cầu học sinh đếm 1; 2; 3; 4; 5; 6 Bạn yêu cầu những học sinh có số đếm là 1 thì về nhóm 1, những học sinh có số 2 về nhóm 2  Khi chuyển nhóm có thể cho học sinh vừa đi vừa hát hoặc vỗ tay 
 Ưu điểm : Tốn ít thời gian , tạo cho học sinh có không khí học tập thoải mái, phong cách nhanh nhẹn, áp dụng được cho tất cả các môn học. 
 Nhóm biểu tượng . 
 - Biểu tượng có thể là : (con vật , cây cối , hình ảnh, các bông hoa  ). Muốn chia lớp thành 5 nhóm thì bạn phải chuẩn bị 5 biểu tượng .
 Ví dụ : Lớp bạn có 30 học sinh , bạn muốn chia thành 5 nhóm là biểu tượng con vật , bạn phải chuẩn bị các biểu tượng như: Thỏ, Mèo, Gấu,.... Tương tự như thế với biểu tượng là: (cây cối, hoa, hình).
 Ưu điểm : Tốn ít thời gian, tạo cho học sinh có không khí học tập thoải mái, lớp học sinh động, áp dụng được cho tất cả các môn học nhất là các môn học có 
chủ đề. Lớp học sôi nổi hứng thú cho tất cả học sinh.
Nhóm mã màu: Hình thức chia như nhóm biểu tượng.
Nhóm cặp đôi: Xếp 2 học sinh vào một cặp .
Nhóm sở thích: Những học sinh có cùng sở thích ngồi cùng một nhóm .“Những người cùng sở thích thì sự thống nhất sẽ cao hơn.”
 Nhóm tương trợ: Xếp những học sinh có trình độ và năng lực khác nhau để học sinh có thể hỗ trợ cho nhau trong học tập.
Nhóm theo ghép hình:
 Cắt hình ra thành nhiều mảnh , cho học sinh nhận mỗi em mỗi mảnh sau đó ghép lại thành hình lúc đầu .Cách này ít khi sử dụng vì tốn nhiều thời gian cho 
một tiết học nhưng thích hợp với các hoạt động ngoại khoá.
 Nhóm theo trình độ: 
 Những học sinh cùng năng lực và trình độ sẽ ngồi một nhóm 
 Ưu điểm : Giáo viên có điều kiện giúp đỡ học sinh phát huy hiệu quả năng lực học tập của mình.
 - Hiện nay còn có mô hình khăn trải bàn, áp dụng vào trong hoạt động nhóm mang lại hiệu quả cao trong tiết dạy và phát huy tính tự động, tự sáng tạo của học sinh rất cao.
- Cách chia nhóm ngẫu nhiên từ một hoạt động cụ thể:
 Trong quá trình dạy học đôi lúc bạn cần cải thiện không khí học tập, bạn có thể sử dụng trò chơi để chia nhóm học tập mới. 
 Ví dụ: Giáo viên hô“ kết bạn – kết bạn..." 
 Học sinh đáp “ kết mấy – kết mấy” 
 Muốn chia lớp thành các nhóm 5 học sinh thì ta hô “kết 5 - kết 5” ... 
 Chia được nhóm rồi thì tổ chức làm việc như thế nào cho có hiệu quả? 
- Tôi xin đưa ra hai mô hình để so sánh về việc này và để các bạn đồng nghiệp lựa chọn.
 Mô hình 1: Theo cách sắp xếp truyền thống.
 Bảng
GV
Mô hình 2 : Sắp xếp theo quan điểm dạy học mới VNEN .
Bảng
GV
 Mô hình 2 hiện nay được rất nhiều giáo viên tại trường tôi chọn để sắp xếp cho lớp học của mình. Nó khá thuận tiện cho việc hoạt động nhóm cho học sinh và tận dụng được không gian phòng học để có chỗ tổ chức các trò chơi đồng thời làm cho lớp học thoáng hơn, thích hợp với lớp được trang bị bàn 2 chỗ. Tuy nhiên tùy từng bài, từng hoạt động giáo viên có thể sử dụng phương pháp nào sao cho có hiệu quả.
Ví dụ: Ở bài 11: "Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại" - Tiết 1.
 + Hoạt động 1: Trải nghiệm: Giáo viên sử dụng phương pháp thảo luận cả lớp:
Giáo viên mở cho học sinh nghe đoạn băng hội thoại hoặc mời hai học sinh lên bảng đóng vai hai bạn đang nói chuyện điện thoại.
- Sau đó giáo viên sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, giáo viên đưa ra một số câu hỏi để tìm hiểu nội dung của bài. Từ đó học sinh rút ra bài học từ cuộc hội thoại và Trải nghiệm.
+ Hoạt động 2: Sử dụng phương pháp trò chơi, đóng vai,.. và tiến hành trong hoạt động nhóm.
 4.5. Một số phương pháp thường dùng khi tổ chức dạy học theo nhóm trong môn đạo đức lớp 2 nhằm luyện tập hành vi ứng xử chuẩn mực. 
Bao gồm: luyện tập thực hành; ứng xử tình huống; động não; trò chơi; đóng vai, nêu vấn đề, quan sát, thảo luận, ...
Luyện tập thực hành là phương pháp giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành luyện tập theo mẫu hành vi đã xác định ở tiết 1. Đồng thời để củng cố lại kiến thức đã học. Các em thực hành luyện tập làm các bài tập giải quyết tình huống trong vở bài tập đạo đức. Cùng với phương pháp luyện tập thực hành là phương pháp đóng vai. Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành một số cách ứng xử và bày tỏ thái độ trong tình huống cụ thể. Đóng vai gây chú ý và hứng thú cho các em. Qua đó tạo điều kiện nảy sinh óc sáng tạo của học sinh đồng thời khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo chuẩn mực hành vi đạo đức. Qua đóng vai có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn. Còn phương pháp Tổ chức trò chơi là phương pháp giúp học sinh phát hiện và chiếm lĩnh những nội dung học tập thông qua việc chơi một trò chơi nào đó. Qua trò chơi các em không những được phát triển về các mặt trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ mà còn được hình thành nhiều phẩm chất hành vi đạo đức. Chính vì vậy, trò chơi được sử dụng trong tiết đạo đức như là một phương pháp dạy học quan trọng để giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh.
Nội dung trò chơi sẽ minh hoạ một cách sinh động cho các mẫu hành vi
 đạo đức. Nhờ vậy, những mẫu hành vi này sẽ tạo được những biểu tượng rõ rệt ở học sinh, giúp các em ghi rõ ràng và lâu bền.
- Qua trò chơi, học sinh được tập luyện những kỹ năng, những thao tác hành vi đạo đức, được thể hiện nãy sẽ hình thành được ở học sinh niềm tin về những chuẩn mực hành vi đã học, tạo ra động cơ bên trong cho những hành vi ứng xử trong cuộc sống.
- Qua trò chơi, học sinh sẽ được rèn luyện khả năng biết lựa chọn cho mình cách ứng xử đúng đắn, phù hợp trong tình huống.
- Bằng trò chơi, việc luyện tập thực hành về các hành vi đạo đức được tiến hành một cách nhẹ nhàng sinh động, không gây khô khan nhàn chán. Học sinh được lôi cuốn vào quá trình luyện tập một cách tự nhiên, hứng thú và có tinh thần trách nhiệm đồng thời giải toả được mệt mỏi căng thẳng.
Cùng với phương pháp luyện tập thực hành, phương pháp đóng vai, tổ chức trò chơi, thì Động não là phương pháp giúp cho học sinh trong một thời gian ngắn nẩy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó.
Ví dụ: Ở bài 11: "Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại: - Tiết 1.
+ Hoạt động 1: Giáo viên sử dụng phương pháp đóng vai, động não.
+ Hoạt động 2: Sử dụng phương pháp luyện tập thực hành.
Tóm lại: Trong các phương pháp trên, mỗi phương pháp đều có ưu điểm riêng song nó sẽ không có hiệu quả khi ta không sử dụng đúng lúc, đúng mục đích trong một tiết dạy. Hơn nữa tuỳ thuộc vào hành vi cần luyện tập của một bài đạo đức mà người giáo viên sử dụng phương pháp cho phù hợp. Tiết học đạt được kết tốt phụ thuộc khả năng kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học với nhau, lấy phương pháp này bổ trợ cho phương pháp kia.
 4. 6. Quy trình một tiết dạy Đạo đức:
* Tiết 1:
1) Kiểm tra bài cũ (2 - 3')
- Giáo viên nêu câu hỏi để kiểm tra kiến thức của bài học trước.
2) Bài mới (27 - 28'):
a) Giới thiệu bài - khởi động (2 - 3')
- Hình thức: Giáo viên nêu mục tiêu tiết học hoặc tổ chức các trò chơi, bài hát có liên quan đến chủ đề bài học.
- Mục đích: Khơi gợi hứng thú học tập, xây dựng động cơ học tập đúng đắn, có mục đích.
- Yêu cầu: Phải dẫn dắt khéo léo, làm xuất hiện những tình huống có vấn về, kích thích tính tò mò ham hiểu biết của học sinh.
b, Tổ chức các hoạt động dạy học theo nhóm (24- 26')
- Hoạt động 1: Giới thiệu mẫu hành vi.
- Mục tiêu: Học sinh được quan sát mẫu hành vi chuẩn từ một truyện kể, hoặc một tiểu phẩm, một việc làm, học sinh nhận biết được đó là hành vi đúng.
- Cách tiến hành: Giáo viên chia nhóm và tổ chức cho các nhóm hoạt động bằng các phương pháp sau: Đóng vai, kể chuyện, quan sát, thảo luận, đàm thoại.
Hoạt động 2: Luyện tập theo mẫu hành vi
Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã rút ra từ hoạt động 1, luyện tập theo mẫu hành vi đúng, đồng thời xử lý những tình huống đạo đức theo yêu cầu của bài học.
Cách tiến hành: Giáo viên sử dụng các phương pháp: Ứng xử tình huống, tập luyện theo mẫu hành vi, tổ chức trò chơi, đóng vai, thảo luận, hỏi đáp.
Hoạt động 3: Liên hệ.
Mục tiêu: Học sinh biết tự xem xét. Đối chiếu các hành vi chuẩn mực đạo 
đức đã học với bản thân mình và các bạn trong lớp xem bản thân học sinh đã thực hiện được các hành vi đạo đức đúng đắn chưa, nếu chưa thực hiện được các em biết tự mình sửa chữa để ứng xử trong cuộc sống.
Cách tiến hành: Giáo viên sử dụng các phương pháp: Đàm thoại, điều tra, đánh giá nhận xét, nêu gương, khuyến khích khen thưởng, nhắc nhở, uốn nắn các em.
3) Củng cố - dặn dò (3 - 5'): Có thể chọn 2 trong 3 hình thức sau:
- Giáo viên nêu 1 - 2 câu hỏi để kiểm tra kiến thức đã nắm được qua giờ học.
- Kể cho các em nghe câu chuyện theo gương tốt người tốt việc tốt có liên quan đến bài học.
- Học sinh hát bài hát theo chủ đề vừa học.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
* Tiết 2:
1) Kiểm tra bài cũ (2 - 3')
- Giáo viên nêu câu hỏi để kiểm tra kiến thức của tiết 1.
2) Bài mới (27 - 28')
a) Giới thiệu bài (1 - 2'): Tương tự như tiết 1
b) Tổ chức các hoạt động dạy học theo nhóm (26 - 27').
+ Hoạt động 1: Khai thác vận dụng vốn hiểu biết của mình để thực hành luyện 
tập củng cố kiến thức
+ Cách tiến hành: Giáo viên sử dụng các phương pháp: Quan sát tranh, thảo luận, đàm thoại, ứng xử tình huống, động não.
- Hoạt động 2:Thực hành vận dụng và củng cố nâng cao kiến thức được học ở tiết 1
- Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã rút ra từ hoạt động 1. Các em tiếp tục xử lý các tình huống đạo đức theo yêu cầu bài học.
- Cách tiến hành: Giáo viên sử dụng các phương pháp: Đóng vai, tổ chức trò chơi, thảo luận, hỏi đáp, ứng xử tình huống.
- Hoạt động 3: Liên hệ: Tương tự như tiết 1.
3) Củng cố - dặn dò (3 - 5'): Tương tự như tiết 1.
Lưu ý: Sau mỗi hoạt động giáo viên cần chốt kiến thức, kỹ năng trọng tâm đã cung cấp cho học sinh. Giáo viên xây dựng và sắp xếp nội dung các hoạt động một cách hợp lý để không gây nhàm chám cho học sinh mà vẫn đạt được mục tiêu bài học.
4.7. Một số bài soạn đạo đức lớp 2
BÀI 11: Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được một số yêu cầu tối thiểu khi nhận và gọi điện thoại.
- Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại có nghĩa là nói năng rõ ràng, từ tốn, lễ phép, nhấc và đặt máy nghe nhẹ nhàng.
2. Thái độ:
- Tôn trọng, từ tốn khi nói chuyện điện thoại
- Đồng tình ủng hộ với các bạn biết lịch sự khi nhận và gọi điện thoại
- Phê bình, nhắc nhở những bạn không biết lịch sự khi nhận và gọi điện thoại.
3. Kỹ năng:
- Biết nhận xét đánh giá hành vi đúng hoặc sai khi nhận và gọi điện thoại.
- Thực hiện nhận và gọi điện thoại lịch sự.
II. CHUẨN BỊ:
- Tiểu phẩm: Điện thoại, đạo cụ chuẩn bị cho tiểu phẩm.
- Bộ đồ chơi điện thoại hoặc điện thoại thật loại để bàn.
- Phiếu thảo luận nhóm của hoạt động 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A. Kiểm tra bài cũ: 3 - 5'
- Khi muốn nhờ ai điều gì em cần nói lời đề nghị như thế nào?
- Vì sao em cần nói như vậy?
- Nhận xét
- 4 học sinh 
- Em cần nói nhẹ nhàng, lịch sự, phù hợp.
- Vì nó thể hiện sự tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu: (1 - 2')
- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.
2. Hoạt động 1: Quan sát mẫu hành vi (6- 8').
- Ghi vở.
a. Mục tiêu: Giúp học sinh biết biểu hiện về một cuộc nói chuyện điện thoại lịch sự.
b, Cách tiến hành:
- Bước 1: HS đóng vai diễn lại kịch bản có mẫu hành vi đã chuẩn bị.
- 3 học sinh diễn kịch.
Tiểu phẩm: Tại nhà Ngọc, mẹ đang hướng dẫn Ngọc học bài thì chuông điện thoại reo. Mẹ Ngọc nhấc ống nghe:
Mẹ Ngọc: A lô! Tôi là Thuỳ Anh xin nghe.
Chi: A lô! Cháu chào bác ạ! Cháu là Chi bạn Ngọc, bác làm ơn cho cháu gặp Ngọc với ạ!.
Mẹ Ngọc: Cháu chờ Ngọc một chút nhé.
Ngọc: Chào Chi, tớ Ngọc đây, có chuyện gì vậy?
Chi: Chào cậu, tớ muốn mượn cậu quyển sách Toán nâng cao. Nếu ngày mai cậu không cần dùng đến nó thì cho tớ mượn với.
Ngọc: Ngày mai tớ không dùng đến nó đâu, cậu qua lấy ngay hay để mai tớ mang đến lớp cho?
Chi: Ngày mai cậu mang cho tớ mượn nhé! Cám ơn cậu nhiều. Tớ cúp máy đây, chào cậu.
Ngọc: Chào cậu.
Bước 2: Hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm và nhận xét về đoạn hội thoại qua điện thoại vừa xem:
- Khi gặp mẹ Ngọc, bạn Chi đã nói như thế nào?
- Khi gặp mẹ Ngọc, Chi đã nói năng rất lễ phép, tự giới thiệu về mình và xin phép được gặp Ngọc.
- Hai bạn Ngọc và Chi nói chuyện với nhau ra sao?
- Hai bạn nói chuyện với nhau rất thân và lịch sự.
- Cuối cuộc điện thoại hai bạn đã nói gì?
- Kết thúc cuộc gọi hai bạn đã đặt máy như thế nào?
- Em có thích cách nói chuyện qua điện thoại 
- Hai bạn đã chào nhau.
- Hai bạn đã đặt máy nghe rất nhẹ.
- Có, vì các bạn nhận và gọi điện thoại rất lịch sự.
* Kết luận: Khi nhận và gọi điện thoại em cần có thái độ lịch sự, nói năng rõ ràng, từ tốn.
- Nghe và nhắc lại kết luận.
3. Hoạt động 2: Thảo luận: (10- 12')
a, Mục tiêu: Học sinh biết cần phải làm gì khi nhận và gọi điện thoại.
b, Cách tiến hành:
- Phát phiểu thảo luận cho các nhóm.
- Nội dung thảo luận:
- Các nhóm suy nghĩ thảo luận và ghi lại các việc nên làm và không nên làm khi nhận và gọi điện thoại.
+ Ghi lại các việc nên làm và không nên làm khi nhận và gọi điện thoại.
+ Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại thể hiện điều gì?
- Nhận xét bổ sung
- Kết luận: Khi nhận và gọi điện thoại, cần chào hỏi lễ phép, nói năng rõ ràng, ngắn gọn, nhấc và đặt máy nghe nhẹ nhàng, không nói quá to, nói trống không. Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là thể hiện sự tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình.
4. Hoạt động 3: Liên hệ thực tế (6- 8')
a, Mục tiêu: Biết phân biệt hành vi đúng và hành vi sai khi nhận và gọi điện thoại lịch sự.
b, Cách tiến hành:
- Yêu cầu học sinh đóng vai và thực hiện theo nhóm đôi một cuộc đối thoại qua điện thoại với những tình huống và đối tượng do các em tưởng tượng ra.
- Khen ngợi những học sinh đã biết nhận và gọi điện thoại lịch sự.
- Một số cặp đôi thực hiện cuộc đối thoại qua điện thoại.
- Nhận xét đánh giá
5. Củng cố - Dặn dò: (3 - 5')
- Khi nhận và gọi điện thoại em cần làm gì?
- Khi nhận và gọi điện thoại em cần chào hỏi lễ phép, nói năng rõ ràng, ngắn gọn, nhấc và đặt máy nghe nhẹ nhàng.
- Vì sao cần lịch sự khi nhận và gọi điện thoại?
- Dặn dò HS thực hành theo những điều đã học và chuẩn bị cho tiết 2.
- Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là thể hiện sự tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình.
4.8. Một số biện pháp đổi mới tổ chức hoạt động nhóm nhằm nâng cao hiệu quả rèn luyện thói quen- hành vi ứng xử chuẩn mực khi dạy đạo đức lớp 2 
4.8.1. Biện pháp 1: Lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp với bài học:
 Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng, do vậy người giáo viên phải có lựa chọn kết hợp giữa các phương pháp, cho phù hợp với đặc trưng của các môn học đặc biệt là môn Đạo đức. Mỗi phương pháp cần phải sử dụng đúng thời điểm của tiết dạy.
Ví dụ: Khi dạy bài 11 "Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại" (Tiết dạy minh hoạ - Tiết 1).
 + Hoạt động 1: Quan sát mẫu hành vi.
 + Bước 1: Cho học sinh đóng vai diễn lại kịch bản có mẫu hành vi đã chuẩn bị.
 + Bước 2: Yêu cầu học sinh đàm thoại để nhận xét về cuộc nói chuyện điện thoại vừa xem.
 + Hoạt động 2: Thảo luận:
 + Bước 1: Học sinh được thảo luận ghi việc nên làm và không nên làm khi gọi điện thoại.
 + Học sinh trình bày nội dung được thảo luận.
 + Hoạt động 3: Liên hệ thực tế: Trong hoạt động này học sinh được luyện tập theo mẫu hành vi chuẩn.
Hoặc khi dạy bài 2 "Biết nhận lỗi và sửa lỗi".
Các phương pháp cần xác định là: Kể chuyện, nêu gương, thảo luận, động não, tập luyện theo mẫu hành vi, đóng vai, tổ chức trò chơi. Phương pháp kể chuyện được sử dụng trong hoạt động 1 
- Tiết 1. Giáo viên kể chuyện "Cái bình hoa" với kết thúc để mở. Sau đó chia nhóm, giao việc để các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi phân tích truyện xác định ý nghĩa của hành vi nhận và sửa lỗi. Sang hoạt động 2 giáo viên tiếp tục giao việc cho các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi phân tích truyện xác định ý nghĩa của hành vi nhận và sửa lỗi. Sang hoạt động 3 giáo viên tiếp tục giao việc cho các nhóm thảo luận và bày tỏ ý kiến, thái độ của mình về những hành vi đúng, sai. 
- Tiết 2. Hoạt động 1: Học sinh đóng vai theo tình huống, học sinh lựa chọn và thực hành hành vi nhận và sửa lỗi.
 Hoạt động 2: Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Ghép đôi, qua trò chơi học sinh biết cách ứng xử các tình huống nhận và sửa lỗi.
4.8.2. Biện pháp 2: Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học: 
Để thực hiện đổi mới phương pháp, việc sử dụng đồ dùng dạy học là rất quan trọng với tất cả các môn học. Đồ dùng dạy học có tầm quan trọng trong sự thành công của một tiết dạy. Vì vậy trước mỗi tiết dạy người giáo viên cần phải chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng phục vụ cho tiết dạy của mình. Mỗi khi thiết kế bài học giáo viên cần căn cứ vào mục tiêu, nội dung tính chất, hình thức của bài học để lựa chọn thiết bị dạy học cho phù hợp, dễ sử dụng.
Hiện nay trang thiết bị và đồ dùng dạy học môn Đạo đức chỉ có tranh ảnh nên giáo viên cần sử dụng các tranh ảnh trong Vở bài tập Đạo đức cho học sinh quan sát một cách triệt để. Ngoài ra giáo viên có thể sử

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_luyen_tap_thoi_quen.doc