Thiết kế bài dạy Khoa học Lớp 4 - Bài 20: Nước có những tính chất gì?

* Cách tiến hành

- Gv tổ chức cho hs quan sát 1 cốc đựng nước, một cốc đựng sữa.

+ Gv yêu cầu hs quan sát và làm theo yêu cầu 42 của SGK.

- Gv lưu ý cho hs: Đây là những cốc nước mà ta đã biết trước được chứa các thành phần không gây độc hại cho cơ thể vì vậy ta có thể ngửi, nếm, nhận biết màu, mùi vị của nước. Còn trong thực tế khi gặp một cốc nước lạ các em không nên nếm, ngửi vì như thế sẽ rất nguy hiểm.

- Làm việc cả lớp: Gv nêu câu hỏi cho hs trả lời.

 + Cốc nào đựng nước, cốc nào đựng sữa?

+ Làm thế nào để bạn biết điều đó?

- Yêu cầu Hs nêu kết luận mà các em đã phát hiện được.

 + Gọi hs nhận xét và bổ xung.

- Gv gọi một số hs nêu lại tính chất của nước được phát hiện trong hoạt động hằng ngày.

=> Gv kết luận: Nước trong suốt, không màu, k mùi và không có vị

* Gv hỏi tiếp: Làm thế nào để các con phát hiện nước đã bị ô nhiễm?

 

doc6 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 564 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài dạy Khoa học Lớp 4 - Bài 20: Nước có những tính chất gì?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thiết kế bài dạy
Môn: Khoa học - Lớp 4
Bài 20: Nước có những tính chất gì
I/ Mục tiêu 
1,kiến thức: 
-Giúp HS nêu đc ra một số tính chất của nước : nước là chất lỏng trong suốt k màu, k mùi, k vị, k có hình dạng nhất định, nc chảy từ cao xuống thấp, chảy lam ra mọi phía, thấm vào một số vật và hòa tan 1 số chất
2 kỹ năng
- Quan sát để phát hiện màu , mùi , vị của nước . Làm thí nghiệm chứng minh nước không có hình dạng nhất định , chảy lan ra mọi phía , thấm qua một số vật và có thể hòa tan một số chất .
Thái độ
- Giáo dục HS giữ vệ sinh môi trường nước qua các việc làm cụ thể
II/ Đồ dùng dạy học 
- GV: SGK Khoa học lớp 4, tranh hình 42, 43 SGK
 + Chai và một số vật chứa nước có hình dạng khác nhau bằng thủy tinh hoặc nhựa trong , có thể nhìn rõ nước đựng ở trong .
+ Một tấm kính hoặc một mặt phẳng không thấm nước và một khay đựng nước 
+ Một miếng vải , bông , giấy thấm , bọt biển , túi ni-lông .
+ Một ít đường , muối , cát  và thìa
- Hs: SGK, đồ dùng học tập 
- Thực hành trực quan cá nhân, nhóm, lớp
III/ Các hoạt động dạy học
TG
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1’
1’’
1’
12’
10’
7’
3’
2’
I/ Ổn định tổ chức lớp
- GV cho cả lớp hát bài “Em yêu trường em”
1) Kiểm tra bài cũ
- GV: các con hãy cho cô biết tiết trước chúng ta học bài gì nào?
- À đúng rồi vậy bạn nào đứng dậy đọc thuộc lòng phần ghi nhớ của bài nào?
- Gv nhận xét, đánh giá.
II/ Bài mới
1) Giới thiệu bài
- Các con thấy đấy nước rất thân đối với chúng ta, để biết thêm nước có những tính chất gì thì cô và các con sẽ cùng nhau tìm hiểu nội dung của bài học ngày hôm nay: “ Nước có những tính chất gì”
- Gv ghi tên bài lên bảng
2) Hoạt động 1: Phát hiện màu, mùi, vị của nước.
* Mục tiêu: HS sử dụng các giác quan để nhận biết tính chất không màu , không mùi, không vị của nước ; phân biệt nước với các chất lỏng khác. 
* Cách tiến hành
- Gv tổ chức cho hs quan sát 1 cốc đựng nước, một cốc đựng sữa.
+ Gv yêu cầu hs quan sát và làm theo yêu cầu 42 của SGK.
- Gv lưu ý cho hs: Đây là những cốc nước mà ta đã biết trước được chứa các thành phần không gây độc hại cho cơ thể vì vậy ta có thể ngửi, nếm, nhận biết màu, mùi vị của nước. Còn trong thực tế khi gặp một cốc nước lạ các em không nên nếm, ngửi vì như thế sẽ rất nguy hiểm.
- Làm việc cả lớp: Gv nêu câu hỏi cho hs trả lời.
 + Cốc nào đựng nước, cốc nào đựng sữa?
+ Làm thế nào để bạn biết điều đó? 
- Yêu cầu Hs nêu kết luận mà các em đã phát hiện được.
 + Gọi hs nhận xét và bổ xung.
- Gv gọi một số hs nêu lại tính chất của nước được phát hiện trong hoạt động hằng ngày.
=> Gv kết luận: Nước trong suốt, không màu, k mùi và không có vị 
* Gv hỏi tiếp: Làm thế nào để các con phát hiện nước đã bị ô nhiễm?
3) Hoạt động 2: Phát hiện hình dạng của nước
* Mục tiêu: Hs hiểu được khái niệm hình dạng nhất định, biết dự đoán, nêu cách tiến hành và làm thí nhiệm tìm hiểu hình dạng của nước.
* Cách tiến hành
Bước 1: Gv đem các chai lọ đã chuẩn bị lên cho hs quan sát
 - Yêu cầu hs quan sát cái chai ở nhiều tư thế và trả lời câu hỏi: Khi ta thay đổi vị trí, tư thế thì hình dạng của chúng có thay đổi không? 
=> Gv kết luận: Chai, cốc là những vật có hình dạng nhất định.
Bước 2: Gv nêu vấn đề:
- vậy nước có hình dạng nhất định không?
Bước 3: thực hiện
- Gv lần lượt đổ nước và các vật dụng như chai, chén, lọ, ly để cho hs quan sát được hình dạng của nước.
Bước 4: Yêu cầu hs trả lời
=> Kết luận: Nước không có hình dạng nhất định 
4) Hoạt động 3: Tìm hiểu xem nước chảy như thế nào?
* Mục tiêu: Hs biết làm thí nhiệm để rút ra tính chất chảy từ cao xg thấp, lan ra khắp mọi phía của nước, nêu được ứng dụng thực tế của tính chất này.
* Cách tiến hành
- Gv chuẩn bị đồ dùng làm thí nhiệm và thực hiện thí nhiệm cho hs quan sát
 + Gv dùng một tấm kính và 1 khay hứng nước đặt dưới tấm kính
+ gọi 2 hs lên tiến hành làm thí nhiệm 
- Yêu cầu Hs quan sát xem nước chảy ntn?
=> Kết luận: Nước chả từ cao xuống thấp và lan ra khắp mọi phía 
5) Hoạt động 4: Phát hiện tính thấm nước và không thấm nước đối với một số đồ vật.
- Gv chuẩn bị đồ dùng làm thí nghiệm cho hs quan sát
- Gv yêu cầu 1-2 hs lên làm thí nghiệm cho cả lớp quan sát
- Yêu cầu hs thảo luận nhóm để rút ra kết luận
- Gv gọi hs nhận xét và bổ xung
- Gv ghi nhanh lên bảng báo cáo của các nhóm.
=> Gv kết luận: Nước thấm qa một số đồ vật và nước có thể hòa tan được một số chất
III/ Củng cố, dặn dò
- gv đặt câu hỏi: Em làm gì để giữ gìn nguồn nước ở nhà hoặc ở cộng đồng.
- Gv nhận xétvà kết luận
- yêu cầu hs về nhà xem lại bài và chuẩn bị cho bài của tiết sau “ Ba thể của nước”
- Gv nhận xét tiết học: Tuyên dương cả lớp đã lắng nghe cô giảng bài và cô khen các bạn hăng hái xung phong phát biểu xây dựng bài.
- Hs cả lớp hát
- Hs trả lời: Bài- Ôn tập con người và sức khỏe ạ
- 2 hs đọc ghi nhớ, cả lớp lắng nghe
- Hs chú ý lắng nghe
- Hs ghi tên bài vào vở
- Hs quan sát và làm theo yêu cầu của GV.
- Hs trả lời:
+ Cốc 1 đựng nước, cố 2 đựng sữa.
+ vì cốc đựng nước trong, cốc đựng sữa trắng đục.
- Một số hs trả lời, cả lớp lắng nghe
- Hs nhận xét và bổ xung
- 1-2 hs nêu
- Hs lắng nghe
- Nước có màu và mùi lạ hôi thối. 
- Hs quan sát 
- Hs trả lời: 
Không thay đổi vì chúng có hình dạng nhất định.
- Hs nêu ý kiến của mình
- Hs cả lớp quan sát
- Hs trả lời Gv ghi kết quả lên bảng
- Hs nhắc lại kết quả.
- Hs quan sát
2 Hs lên làm thí nhiệm
- Hs trả lời, Gv ghi nhanh câu trả lời của hs lên bảng.
 - Hs nhắc lại kết luận 
- Hs cho một ít đường, muối, cát, dầu ăn vào 4 cốc nước khác nhau, quan sát và rút ra kết luận.
- Đại diện nhóm đứng lên báo cáo kết quả
- Hs cả lớp nhận xét và bổ xung
- Hs lắng nghe và nhắc lại.
- Hs nêu suy nghĩ của mình
- hs chú ý lắng nghe.

File đính kèm:

  • docBai_20_Nuoc_co_nhung_tinh_chat_gi.doc