Thiên văn học và những mốc lịch sử đáng chú ý nhất - Phần 1

Khoảng thế kỉ thứ 5 TCN, thiên văn học bắt đầu được nhiều nhà triết

học và toán học quan tâm đến khi họ bắt đầu sử dụng các tư duy toán học

đầu tiên của mình để giải thích thiên văn.

Thế kỉ thứ 6 TCN, Pythagor và Thales là những người đầu tiên nêu

lên ý tưởng rằng Trái Đất có dạng cầu. Thales cũng đã tính được chính xác

chu kì thời tiết là 365 ngày, dự đoán tương đối chính xác chu kì nhật -

nguyệt thực. Theo quan niệm của Thales thì mọi thứ trong tự nhiên đều sinh

ra từ nước và sẽ quay trở lại với nước

pdf7 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1402 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiên văn học và những mốc lịch sử đáng chú ý nhất - Phần 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thiên văn học và những mốc 
lịch sử đáng chú ý nhất 
Phần 1 
Thiên văn học được coi là một trong những môn khoa học ra đời sớm 
nhất của nhân loại, ra đời cùng với những môn khoa học đầu tiên như toán 
học, triết học . Thiên văn học từng bị coi là một ngành học thiếu thực tế 
và ít thể hiện được những đóng góp trực tiếp trong cuộc sống hàng ngày. 
Tuy nhiên trên thực tế, thiên văn ra đời rất sớm tại các nền văn minh cổ đại 
như Babylon, Trung Quốc, Ai Cập, Hy Lạp  đã sớm thể hiện vai trò của 
mình trong việc dự đoán và giải thích các hiện tượng thiên nhiên cơ bản, đặt 
ra các cơ sở đầu tiên cho con người về vũ trụ, không gian và thời gian. 
Và đặc biệt là từ thế kỉ 20 đến nay, thiên văn học đã thể hiện được 
mối liên quan mật thiết của nó với các ngành khoa học tự nhiên khác như vật 
lí, hoá học, toán học, . Giờ đây con người đã có thể đặt chân lên vũ trụ, có 
thể tiên đoán chính xác các hiện tượng thời tiết, các chuyển động của các 
thiên thể và những ảnh hưởng của chúng tới Trái Đất, chúng ta cũng đã có 
những hệ thống thông tin liên lạc vững chắc qua những vệ tinh nhân tạo mà 
ngay lúc này vẫn đang không ngừng chuyển thông tin đến khắp mọi nới trên 
mặt đất, .v.v. Tất cả những đóng góp đó đã đưa thiên văn học trở thành 
ngành khoa học quan trọng được nghiên cứu mũi nhọn tại nhiều nước trên 
thế giới; và khác với sự lầm tưởng của nhiều người, thiên văn học ngày nay 
không chỉ là những hiện tượng trên bầu trời, sự xuất hiện và biến mất của 
các ngôi sao, mà là một ngành khoa học nghiên cứu về toàn bộ vũ trụ trên 
qui mô từ vi mô đến vĩ mô với cơ sở chính là vật lí học. Lượng thông tin và 
kiến thức khổng lồ ngày nay loài người đã có được về thiên văn học là kết 
quả quan sát và nghiên cứu của suốt 6000 năm qua, tính từ những quan sát 
đầu tiên vào khoảng 4000 năm trước Công Nguyên. 
Dưới đây là những nét cơ bản cùng các sự kiện đáng lưu ý trong lịch 
sử ra đời và phát triển của thiên văn học. 
Thiên văn học cổ đại 
Thời cổ đại, thiên văn học ra đời trước tiên với mục đích giải thích các 
hiện tượng của tự nhiên. Con người cổ đại muốn có một cách giải thích các 
hiện tượng thường làm họ hoảng sợ như mưa, bão, nhật thực, nguyệt thực, 
sự thay đổi của bầu trời . Ban đầu các hiện tượng thường được gán cho 
các vị thần, các thế lực siêu nhiên. Thần thoại và truyền thuyết chính là ra 
đời từ đó, các quốc gia có nền văn minh phát triển sớm nhất cũng có thần 
thoại phát triển mạnh nhất như Hy Lạp, Trung Quốc, Ấn Độ, đây cũng 
chính là cơ sở cho tôn giáo hình thành và phát triển thông qua việc cúng bái 
các vị thần để cầu xin sự khoẻ mạnh, may mắn. 
Tuy nhiên những sự giải thích theo thần thoại chỉ có tính tình thế, nó 
nuôi dưỡng những niềm tin thiếu cơ sở thực tế, và thiên văn học ra đời chính 
từ mong muốn tìm ra những cơ sở để giải thích cho các hiện tượng thiên 
nhiên, các qui luật của trời đất, vũ trụ. Những quan sát cổ nhất về thiên văn 
học mà con người được biết ngày nay là những quan sát từ 4000 năm trước 
Công Nguyên (TCN) tại Ai Cập và Trung Mĩ, văn bản cổ nhất ghi chép lại 
những quan sát thiên văn được tìm thấy là những văn bản tồn tại từ những 
năm 3000 TCN tại Trung Mĩ, Ai Cập và Trung Quốc. Năm 2697 TCN, 
người Trung Quốc đã có những quan sát và ghi chép đầu tiên về nhật thực. 
Vào khoảng những năm 2000 TCN, đã xuất hiện những cuốn lịch đầu tiên 
về chu kì của Mặt Trời và Mặt Trăng (sun – lunar calendar) và các nhà thiên 
văn cổ đã vẽ được những chòm sao đầu tiên. 
Khoảng thế kỉ thứ 5 TCN, thiên văn học bắt đầu được nhiều nhà triết 
học và toán học quan tâm đến khi họ bắt đầu sử dụng các tư duy toán học 
đầu tiên của mình để giải thích thiên văn. 
Thế kỉ thứ 6 TCN, Pythagor và Thales là những người đầu tiên nêu 
lên ý tưởng rằng Trái Đất có dạng cầu. Thales cũng đã tính được chính xác 
chu kì thời tiết là 365 ngày, dự đoán tương đối chính xác chu kì nhật - 
nguyệt thực. Theo quan niệm của Thales thì mọi thứ trong tự nhiên đều sinh 
ra từ nước và sẽ quay trở lại với nước 
Một nhà triết học khác là Anaximandre đưa ra mô hình vũ trụ đầu tiên 
trong đó Trái Đất như một hình trụ ngắn có 3 vành quay quanh trên đó có 
gắn các hành tinh, Mặt Trời và Mặt Trăng. 
Thế kỉ thứ 4 TCN, Aristotle đưa ra mô hình vũ trụ trong đó Trái Đất là 
trung tâm, đây là mô hình địa tâm đầu tiên của nhân loại. Aristotle còn cho 
rằng mọi vật tạo thành từ 4 yếu tố (element) là đất, không khí, nước và lửa. 
Nhà vật lí này còn xây dựng nên cả một hệ thống các định luật vật lí mà 
ngày nay dduwowcj gọi là vật lí Aristotle (hệ thống vật lí này là không chính 
xác và sau này nó bị Galilei chứng minh là sai lầm và bác bỏ) 
Khoảng năm 280 TCN, 2 nhà thiên văn là Aristarchus và Samos đã 
đưa ra ý tưởng cho rằng Trái Đất chuyển động tròn quanh Mặt Trời. 
Năm 130 TCN, Hipparchus khám phá ra hiện tượng tiến động của các 
điểm xuân phân và thu phân, ông cũng đã đưa ra danh mục sao đầu tiên của 
nhân loại với sự liệt kê khoảng 1000 ngôi sao sáng. 
Năm 140 sau Công Nguyên (SCN), Claudius Ptolemy - một nhà toán 
học lớn của Hi Lạp cổ - cho ra đời tác phẩm Mathematike Syntaxis (sau này 
dịch ra là Almagest) trong đó có danh mục của 48 chòm sao đầu tiên trong 
thiên văn học, sự mô tả chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng và các hành 
tinh trên thiên cầu. Mô hình của Ptolemy sâunỳ được gọi là mô hình địa tâm 
Ptolemy. Mô hình này cho biết Trái đất nằm ở trung tâm vũ trụ. Mặt Trời, 
Mặt Trăng, các hành tinh và các ngôi sao chuyển động trên những mặt cầu 
quanh Trái Đất. Mô hình này sau này lộ rõ nhiều điểm bất hợp lí nhưng nó 
vẫn được duy trì dưới sự bảo vệ rất vững chắc của tôn giáo do nó củng cố 
niềm tin của con người vào sự sáng tạo của Thượng Đế. 
Thiên văn học trung đại 
Thiên văn học trung đại được tính từ thế kỉ thứ 8 đến thế kỉ thứ 12 sau 
Công Nguyên. Đây là thời kì nhận thức và tư tưởng của con người về vũ trụ 
phần nhiều là không có mấy tiến bộ do phải núp dưới cái bóng của mô hình 
địa tâm Ptolemy được bảo vệ bởi nhà thờ tôn giáo. 
Từ đầu thế kỉ thứ 9 đến thế kỉ thứ 11 là thời kì phát triển khá mạnh 
của thiên văn học tại các nền văn minh A rập và Ba Tư. Các nhà thiên văn 
của các nền văn minh này đã đưa ra được danh mục sao tương đối đầy đủ, 
mô tả khá chính xác chuyển động biểu kiến của Mặt Trăng và các hành tinh, 
. 
Năm 813, một nhà thiên văn là Al Mamon lập ra trường họ thiên văn 
Bagdad, tác phẩm Mathematike Syntaxis của Ptolemy được dịch ra tiếng 
Arập là Al – Majisti, sau này tiếng Latin gọi nó là Almagest 
Năm 903, Al Sufi lập ra danh mục sao của mình đầy đủ hơn Ptolemy 
cùng với hình vẽ mô tả vị trí các ngôi sao và chòm sao 
Năm 1054, các nhà thiên văn cổ Trung Quốc quan sát được hiện 
tượng xuất hiện một sao siêu mới (super nova) trong chòm sao Taurus (ngày 
nay sao siêu mới này được biết đến chính là tinh vân con cua – M1) 

File đính kèm:

  • pdfThien_van_hoc_va_nhung_moc_lich_su_dang_chu_y_nhat_p1_20150725_103022.pdf