Tham luận về việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá môn: Sinh học

 - Đảm bảo dược các yêu cầu:

 + Bám sát mục tiêu và chuẩn kiến thức môn học

 + Chính xác khách quan và công bằng

 + Đánh giá của giáo viên kết hợp với tự đánh giá của học sinh

- Làm sáng tỏ mức độ đạt được và chưa đạt dược về mục tiêu dạy học phát hiện những nguyên nhân sai sót giúp học sinh điều chỉnh hoạt động học

- Công khai hoá các nhận định về năng lực học tập của mỗi học sinh và của tập thể lớp, tạo cơ hội cho học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá giúp học sinh tự nhận ra sự tiến bộ của mình khuyến khích động viên thúc đẩy học sinh học tập.

- Cung cấp cho giáo viên những thông tin từ phía học sinh giúp giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy cụ thể là:

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1855 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tham luận về việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá môn: Sinh học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD &ĐT TÂN CHÂU
TRƯÒNG THCS ĐỒNG RÙM 
THAM LUẬN
VỀ VIỆC THỰC HIỆN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN: SINH HỌC
I/ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH ĐỔI MỚI:
 1.Đổi mới phương pháp
 - Đổi mới phương pháp dạy học là trọng tâm của đổi mới giáo dục. Phương pháp dạy học được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo trong dạy học.
 - Trong dạy học sinh học phương pháp dạy học phải: Phản ảnh được sắc thái đặc thù của sinh học là khoa học thực nghiệm cần tăng cường phương pháp quan sát thí nghiệm và thực hành mang tính nghiên cứu nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Mặt khác chương trình cần dành thời lượng thích đáng cho hoạt động ngoại khoá như tham quan cơ sở sản xuất, tìm hiểu thiên nhiên đặc biệt là những nội dung có liên quan đến các lãnh vực thực vật học, động vật học, di truyền học, sinh thái học.
 - Để vận dung các phương pháp dạy học sinh học theo hướng đổi mới ta phải hiểu rõ về bản chất, qui trình, ưu điểm hạn chế của mổi phương pháp để kết hợp hài hoà các phương pháp cụ thể cho từng tiết học từng loại đối tượng cho phù hợp.
 - Trường THCS Đồng Rùm trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn sinh học có những thuận lợi và khó khăng như sau:
 a) Thuận lợi:
 - Tạo môi trường để học sinh giúp đở nhau trong học tập, là hình thức tốt để kích thích tư duy học tập của học sinh.
 - Tạo điều kiện để học sinh ở tất cả các trình độ khác nhau đều đươc tham gia hoạt động học tập.
 - Tạo hứng thú học tập cho học sinh và phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
 - Rèn kĩ nặng vận dụng của và giải quyết vấn đề trong học tập và thực tiễn cuộc sống.
 - Rèn kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng hợp tác, kĩ năng thực hiện kế hoạch.
 - Thông qua việc giải quyết vấn đề học sinh được lĩnh hội trí thức kĩ năng và cả phương pháp nhận thức.
 - Cung cấp được nhiều thông tin phản hồi kịp thời cho giáo viên, giúp giáo viên điều chỉnh cách dạy, cách tổ chức và hướng dẫn học sinh.
 b) Khó khăng:
 - Thiếu phòng thí nghiệm , phòng bộ môn.
 - Thiết bị dạy học chưa đáp ứng đầy đủ
 - Khả năng tự làm thiết bị dạy học rất hạn chế do khả năng của giáo viên. Hạn chế về thời gian, về kinh phí và thực tế chưa được coi trọng đúng mức.
 2/. Đổi mới trong kiểm tra đánh gia:
Thuận lợi:
 - Đánh giá toàn diện về kiến thức, kĩ năng, thái độ.
 - Đánh giá toàn diện về lí thuyết thực hành và sáng tạo
 - Đa dạng hình thức đánh giá trắc nghiệm khách quan, tự luận.
 - Đảm bảo dược các yêu cầu:
 + Bám sát mục tiêu và chuẩn kiến thức môn học
 + Chính xác khách quan và công bằng
 + Đánh giá của giáo viên kết hợp với tự đánh giá của học sinh
- Làm sáng tỏ mức độ đạt được và chưa đạt dược về mục tiêu dạy học phát hiện những nguyên nhân sai sót giúp học sinh điều chỉnh hoạt động học 
- Công khai hoá các nhận định về năng lực học tập của mỗi học sinh và của tập thể lớp, tạo cơ hội cho học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá giúp học sinh tự nhận ra sự tiến bộ của mình khuyến khích động viên thúc đẩy học sinh học tập.
- Cung cấp cho giáo viên những thông tin từ phía học sinh giúp giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy cụ thể là:
 + Kiểm tra đánh giá một cách thường xuyên, sẽ cung cấp giáo viên những thông tin về trình độ chung của học sinh mà còn nắm được những học sinh có tiến bộ rõ rệt hoặc sút kém đột ngột để động viên giúp đỡ kịp thời.
 b) Hạn chế:
 - Chưa sử dụng đa dạng các phương pháp trong kiểm tra đánh giá:
 + Kiểm tra thi viết truyền thống
 + Thi vấn đáp
 + Trắc nghiệm khách quan
 + Đánh giá qua nghiên cứu tình huống và giải quyết tình huống có vấn đề
 + đánh giá qua bài tập
 - Đổi công cụ đánh giá kết quả học tập, tập của học sinh.
 * Nguyên nhân:
 - Chưa chú trọng tới đánh giá toàn diện cả kiến thức kĩ năng thái độ trên cơ sở bám sát mục tiêu với chuẩn kiến thức kĩ năng.
 - Chưa chú ý tới việc đánh giá cá nhân để phân hoá trình độ học sinh
 - Thưồng đánh giá để chứng minh kết quả học tập của học sinh mà không đánh giá để nhận định về kết quả học tập của học sinh để đề xuất những biện pháp nhằm cải thiện thực trạng để nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh.
 - Đề kiểm tra viết chủ yếu bằng câu tự luận.
 3/ Hiệu quả đổi mới phương pháp và kiểm tra đánh giá:
 a) Ưu điểm:
 - Làm sáng tỏ mức độ đạt được và chưa đạt được về mục tiêu dạy học phát hiện những nguyên nhân sai sót giúp giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy học.
 - Cung cấp thông tin phản hồi thường xuyên cho học sinh về những thiếu hụt trong trình độ và năng lực của các em để cải tiến việc học
 - Cung cấp thông tin phản hồi giúp giáo viên tự đánh giá về mục tiệu nội dung phương pháp dạy học để điều chỉnh việc dạy học nếu cần
 - Cung cấp phản hồi làm cơ sở cho việc chứng nhân của nhà trường và xã hội như mức phân loại học tập (Đạt, chưa đạt)
 - Về mặt giáo dục uốn nắng tạo dựng tính cách của học sinh giúp cho mỗi học sinh thấy mình đã tiếp thu được những điều mà mình đã học ở mức độ nào, có nhữnh khiếm khuyết nào cần được bổ sung để đấp ứng yêu cầu của chương trình.
 - Về mặt phát triển năng lực nhận thức: Thông qua kiểm tra đánh giá học sinh có điểu kiện tiến hành các thao tác tư duy trí tuệ như ghi nhớ tái hiện, khái quát hoá, hệ thống hoá kiến thức. Nếu kiểm tra đánh giá chú trọng tới việc phát triển trí thông minh học sinh sẽ có cơ hội để phát triển năng lực tư duy sáng tạo, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề nẩy sinh trong thực tế
 b) Hạn chế
 - Hiệu quả đổi mới phương pháp và kiểm tra đánh giá chưa cao. Ví chưa thực hiện triệt để theo tinh thần đổi mới.
 - Nôi dung đánh giá thiên về đánh giá khả năng tái hiện kiến thức.
 - Đề kiểm tra viết chủ yếu bằng câu tự luận.
 * Nguyên nhân:
 - Do khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh qua nôi dung của từng bài học mà giáo viên đã truyền thụ cho học sinh.
 - Đa số học sinh có thói quen học vẹt, khả năng phát triển tư duy của học sinh còn hạn chế, tính ích cực chủ động của các em chưa được phát huy.
 - Giáo viên bộ môn chưa thực hiện đổi mới phương pháp và kiểm tra đánh giá một cách triệt đe tạo điều kiện cho học sinh quen dần theo phương pháp mới để đạt được kết quả tốt nhất.
Khối 
Tổng số
Giỏi 
Khá 
Trung bình
Yếu 
Kém 
6
175
9(5,16%)
76(43,42%)
77(44%)
13(7,42%)
7
143
37(25,87%)
75(52,47%)
31(21,66%)
8
144
53(36,8%)
72(50,1%)
19(13,19%)
9
116
4(3,46%)
38(32,75%)
74(63,79%)
II/ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI TRONG THỜI GIAN TỚI
 1) Về phương pháp dạy học:
 -Cần khắc phục hạn chế, phát huy những mặc mạnh của đổi mới phương pháp đã áp dụng qua các năm học.
 - Cần phối hợp sử dụng thật hợp lí các phương pháp dạy học theo hướng đổi mới thật phù hợp cho từng bài học từng đối tượng chú ý các đối tượng đặc biệt tiếp thu chậm.
 - Sử dụng tốt vở bài tập để học sinh tiếp thu kiến thức và chuẩn bị bài một cách tốt nhất
 - Nâng cao tính tích cực độc lập sáng tạo của học sinh trong hoạt động nhận thức và trong hành động thực tiễn là yêu cầu cơ bản hiện nay của nhiệm vụ phát triển trong quá trình dạy học đảm bảo mục tiêu đào tạo nhữnh người công nhân làm chủ những người lao động sáng tạo.
 2) Về kiểm tra đánh giá:
 - Cần đánh giá cụ thể các lãnh vực:
 + Kiến thức: Xem hoc sinh biết gì ở mức độ nào trong các nội dung đã học.
 +Kĩ năng: Coi trọng đánh giá các kĩ năng thu thập thông tin, xử lí và trình bài các thông tin đó. Do đặc thù môn học trong dạy học môn sinh học cần đặc biệt chú trọng đánh giá các kĩ năng quan sát làm thí nghiệm và thực hành.
 + Thái độ: Xem xét học sinh cách biểu lộ tình cảm, nhân cách trước một sự kiện hiện tượng trước công việc trước bạn bè và cộng đồng.
 - Đối với môn sinh học cần tăng cường kiểm tra đánh giá việc vận dụng các tri thức kĩ năng sinh học vào thực tế đời sống vì có làm như vậy mới thay đổi cách dạy cách học để đáp ứng mục tiêu đào tạo của trường THCS nói chung của bộ môn sinh học nói riêng trong giai đoạn hiện nay.
III/ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
Cung cấp các thiết bị phục vụ cho dạy bộ môn đầy đủ hơn.
Thay thế các thiết bị ĐDDH bộ môn không còn sử dụng được.
Cung cấp kinh phí cho GV tự làm ĐDDH 

File đính kèm:

  • docBai_62_Thuc_hanh_Van_dung_Luat_Bao_ve_moi_truong_vao_viec_bao_ve_moi_truong_o_dia_phuong_20150726_110158.doc