Tập huấn Hướng dẫn tổ chức hoạt động chơi, chơi - Tập và học cho trẻ mầm non

Theo CĐSH cho trẻ nhà trẻ hoạt động chơi – tập là hoạt động được tổ chức 2 lần/ngày, thực hiện nội dung thuộc các lĩnh vực giáo dục theo độ tuổi trong chương trình GDMN, hoạt động chơi tập bao gồm: chơi- tập có chủ định, chơi với đồ chơi, trò chơi dân gian, trò chơi vận động, chơi với các thiết bị đồ chơi và các hoạt động nhẹ nhàng theo ý thích.

 

ppt28 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 251 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tập huấn Hướng dẫn tổ chức hoạt động chơi, chơi - Tập và học cho trẻ mầm non, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
Hải Dương , tháng 7 năm 2017 
Phòng Giáo dục Mầm non 
TẬP HUẤN 
HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC 
HOẠT ĐỘNG CHƠI, CHƠI - TẬP VÀ HỌC CHO TRẺ MẦM NON 
HOẠT ĐỘNG CHƠI- TẬP (TRẺ NHÀ TRẺ) 
Theo CĐSH cho trẻ nhà trẻ hoạt động chơi – tập là hoạt động được tổ chức 2 lần/ngày , thực hiện nội dung thuộc các lĩnh vực giáo dục theo độ tuổi trong chương trình GDMN, hoạt động chơi tập bao gồm : chơi - tập có chủ định , chơi với đồ chơi , trò chơi dân gian , trò chơi vận động , chơi với các thiết bị đồ chơi và các hoạt động nhẹ nhàng theo ý thích . 
Hoạt động chơi - tập nhằm đáp ứng nhu cầu của trẻ về vận động , tìm hiểu , khám phá thế giới đồ vật xung quanh hình thành các mối quan hệ với những người gần gũi , giúp trẻ phát triển hài hòa về mặt thể chất , nhận thức , ngôn ngữ , tình cảm , kỹ năng xã hội và những yếu tố ban đầu về thẩm mỹ . 
 Hoạt động Chơi – tập có chủ định là hoạt động kết hợp yếu tố chơi với luyện tập có kế hoạch dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên . Hoạt động này được tổ chức nhằm thực hiện nội dung thuộc các lĩnh vực giáo dục theo độ tuổi trong Chương trình GDMN: 
 Nội dung hoạt động chơi – tập có chủ định thực hiện theo hướng tích hợp: một nội dung là trọng tâm, thực hiện tích hợp một nội dung khác và mang tính bổ trợ cho nội dung trọng tâm. 
Chơi tự do với các đồ chơi , hoạt động theo ý thích được xem kẽ với các hoạt động chơi – tập có chủ định . 
Trong quá trình thực hiện chơi – tập có chủ định , giáo viên phối hợp xem kẽ hợp lý giữa nội dung có tính chất động với nội dung có tính chất tĩnh . 
Các hoạt động chơi - tập của trẻ nhà trẻ cần đặc biệt lưu ý phải được thực hiện trên nguyên tắc phù hợp sự phát triển của lứa tuổi và đặc điểm cá nhân trẻ, tạo ra sự khỏe mạnh của cơ thể và sảng khoái về tinh thần, tránh đưa ra những hoạt động không phù hợp với thể lực của trẻ. Giáo viên lên kế hoạch đảm bảo mỗi trẻ trong nhóm lớp đều được tham gia vào hoạt động chơi – tập có chủ định. 
Tổ chức hoạt động chơi – tập cho trẻ 18 - 24 tháng tuổi 
Chơi – tập sau giờ đón trẻ (8h00- 10h00) 
Chơi – tập có chủ định : Tổ chức lần lượt với từng nhóm 5-7 trẻ , tập trong khoảng 8-10 phút . 
	- Nội dung: Các nội dung trong chương trình theo lĩnh vực phát triển. Các hoạt động: nhận biết tập nói, nhận biết phân biệt, nghe đọc thơ, kể chuyện theo tranh sau đó tổ chức các hoạt động âm nhạc, vận động, trò chơi phát triển các giác quan (hoạt động động). 
	- Phương pháp: 
	- Hình thức: Theo cá nhân hoặc nhóm nhỏ 
Tổ chức hoạt động chơi – tập cho trẻ 18 - 24 tháng tuổi 
Chơi tự chọn : Giữa hai hoạt động tập luyện có chủ định giáo viên cho trẻ chơi nhẹ nhàng, giúp trẻ trở về trạng thái cân bằng, có thể cho trẻ chơi tự do theo nhu cầu cá nhân như: chơi với đồ chơi, búp bê, xem tranh ảnh, bập bênh, trò chơi dân gian kết hợp với vận động, lời ca nhẹ nhàng.... 
Hoạt động với đồ vật: Bổ sung so với 12-18 tháng tuổi: nhận biết đồ chơi, đồ vật (theo tên gọi, màu sắc, hình dạng), chơi xâu hạt, xếp hình, vẽ nguyêch ngoạc hoặc chơi với đất nặn tại các khu vực 
Tổ chức hoạt động chơi – tập cho trẻ 18 - 24 tháng tuổi 
2. Hoạt động chơi - tập sau bữa ăn phụ (14h -15h hoặc 14h30 -15h30) 
	Hoạt động này thường diễn ra vào buổi chiều, được tổ chức trong khoảng thời gian 50 - 60 phút. Thời gian này thường tổ chức các hoạt động: chơi trò chơi, đọc, kể chuyện theo tranh, đọc thơ, hoạt động với đồ vật, hát. nhằm ôn luyện lại những điều trẻ đã học trong buổi sáng. 
Tổ chức hoạt động chơi – tập cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi 
Hoạt động chơi - tập sau giờ đón trẻ ( 8h00-10h00) 
Chơi – tập có chủ định: 01 lần vào buổi sáng, sau giờ đón trẻ. 
Tập với nhóm nhỏ 10-12 trẻ, theo nội dung của từng độ tuổi; mỗi lần tập từ 10-15 phút, tùy nội dung hoạt động, sự hứng thú của trẻ trong nhóm. 
Nội dung: Trong chương trình, thực hiện theo hướng tích hợp. Tổ chức hoạt động tĩnh như nhận biết tập nói, nhận biết phân biệt, đọc thơ, kể chuyện. lần lượt trẻ được tham gia vào hoạt động này. Sau đó giáo viên tổ chức các hoạt động động như vận động, âm nhạc. 
Hình thức: Theo nhóm nhỏ hoặc cá nhân. 
Tổ chức hoạt động chơi – tập cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi 
Chơi tự chọn 
	 - Giữa 2 hoạt động tập luyện có chủ định giáo viên cho trẻ chơi các trò chơi nhẹ nhàng, khuyến khích sự tham gia của tất cả trẻ. Mỗi trò chơi, cho trẻ chơi 3-4 lần, tùy theo hứng thú của trẻ, có thể chuyển sang trò chơi khác, tốt nhất nên chọn những trò chơi phát triển ngôn ngữ, trí tuệ và trò chơi nên có kết hợp vận động và lời ca tạo ra sự vui vẻ, thoải mái cho trẻ. Trẻ có thể chơi tự do theo nhu cầu. 
Tổ chức hoạt động chơi – tập cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi 
- Hoạt động với đồ vật: Tổ chức trong thời gian chơi – tập (VD: sau thời gian chơi – tập có chủ định), thời gian đón, trả trẻ. Nên có các đồ vật màu sắc (xanh, đỏ), hình dạng (tròn, vuông), kích thước (to, nhỏ), xâu hạt, xếp hình, đất nặn 
Chơi thao tác vai: Tổ chức vào thời điểm chơi – tập ở các khu vực hoạt động, có thể chơi 15-20 phút tùy theo hứng thú của trẻ. Trẻ chơi các thao tác vai phản ánh sinh hoạt: bế em, cho em ăn, kéo đẩy ô tô. Chơi theo nhóm 4-5 trẻ. 
Dạo chơi ngoài trời: Tùy điều kiện thời tiết, tổ chức cho trẻ vận động ngoài trời và hoạt động khám phá thiên nhiên. 
Tổ chức hoạt động chơi – tập cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi 
2. Hoạt động chơi - tập sau giờ ăn phụ (14h -15h hoặc 14h30 -15h30) 
Hoạt động này diễn ra trong 50-60 phút thường vào buổi chiều. Thời điểm này giáo viên thường tổ chức các hoạt động, trò chơi: xâu hạt, xếp hình, chơi trò chơi thao tác vai, trò chơi phát triển ngôn ngữ, trò chơi phát triển cảm giác, vận động, lô tô nhằm ôn luyện những nội dung đã tập trong buổi sáng. 
Giáo viên có thể đưa ra những gợi ý để trẻ có cơ hội để chơi ở các khu vực khác nhau. 
VÍ DỤ MINH HỌA Hoạt động chơi - tập có chủ định 
Chọn đồ chơi (con vật ) gọi tên con vật và nói màu đỏ , vàng , xanh 
( Nhận biết - tập nói đối với trẻ 24-36 tháng tuổi ) 
1.Mục đích 
Trẻ biết lấy và nói tên đồ chơi nói màu của đồ chơi đỏ , vàng , xanh 
Trẻ nói được câu có 4-5 tiếng : VD “ các con có màu xanh ” 
Biết chơi thân thiện cạnh trẻ khác 
2. Chuẩn bị : 
- Một số đồ chơi ( con cá , con mèo , con gà ,) có màu đỏ , vàng , xanh 
Mỗi nhóm chơi có một vài rổ đựng các con cá , con mèo , con gà , đủ cho mỗi trẻ 
Các đồ chơi ( con cá , con mèo , con gà ,) đặt ở một số khu vực chơi trong phòng nhóm . 
3. Tổ chức thực hiện 
Giáo viên tiến hành ở từng nhóm nhỏ ( 10-12 trẻ ), nếu có 2 giáo viên thì cả 2 đều vào hướng dẫn cho từng trẻ trong nhóm hoặc 1 gv vào hướng dẫn nhóm trẻ khác . 
Mỗi nhóm trẻ trên thực hiện các nội dung trong khoảng 10-15 phút , cụ thể như sau : 
Gợi ý tiến hành hoạt động 
a, Ổn định tổ chức 
Gây hứng thú cho trẻ bằng cách chơi trò chơi “ giấu tay ” hoặc bằng các cách khác tạo cho trẻ tâm trạng vui vẻ , thoải mái . 
b, Thực hiện các nội dung 
Cho trẻ / khuyến khích mỗi trẻ tự chọn lấy 1đồ chơi mà trẻ thích ( con cá , hoặc con mèo , con gà ) 
+ Cho trẻ chơi với con vật / đồ chơi trẻ vừa lấy được để trẻ có thời gian quan sát đồ chơi / con vật 
+ gv cùng chơi với trẻ và khuyến khích trẻ cùng ngồi xổm và chơi với đồ chơi của trẻ 
VD: miệng nói con gà mổ thóc “ tốc ! tốc ! tốc !...”, tay cầm con gà làm động tác gà mổ thóc hoặc tay cầm con cá làm cá bơi lên / xuống và miệng nói “ cá bơi ”/ hoặc cầm con mèo đi / chạy và miệng kêu “ Meo ! Meo ! Meo !” 
Đặt câu hỏi khuyến khích từng trẻ nói tên gọi và màu sắc của đồ chơi mà trẻ lấy được ( con cá , con mèo , con gà có màu đỏ , vàng , xanh .) 
+ Đặt câu hỏi cho trẻ suy nghĩ . VD: hãy xem mình lấy được con gì ? con gà màu gì ? 
+ Gần gũi từng trẻ , khuyến khích tạo cho trẻ thoải mái và đặt câu hỏi với vài trẻ : Bạn Hà lấy được con gì ? Con ( cá ) có màu gì ?.... 
Gv cho trẻ nhắc lại tên gọi và màu sắc của các con vật theo yêu cầu : 
+ Gv đưa ra rừng con vật và hỏi trẻ . VD: con cá và hỏi cô có con gì đây ? Con cá có màu gì ? 
+ Khuyến khích từng trẻ nói câu có 4-5 tiếng : “ con cá có màu đỏ ” 
+ Bạn nào có con cá có màu đỏ thì đưa lên cô xem ? Và khuyến khích trẻ nói “ con các có màu đỏ ” 
+ Tương tự thực hiện với con mèo , con gà có màu xanh , màu vàng . 
+ Cho từng trẻ nói nhiều lần câu như trên . 
c, Kết thúc 
Trong quá trình thực hiện , giáo viên quan sát nếu trẻ nào không còn hứng thú thì chuyển tiếp cho trẻ đó ra chơi với đồ chơi theo ý thích 
Gv có thể thông báo định hướng những hoạt động tiếp theo cho trẻ tham gia chơi với đồ chơi theo ý thích 
Một số yêu cầu tổ chức chơi – tập cho trẻ 3-36 tháng 
- Giáo viên cần tạo môi trường giáo dục cho trẻ có cơ hội được trực tiếp tham gia chơi - tập tích cực , vui vẻ , thoải mái . 
Tùy theo từng thời điểm trong ngày , điều kiện thực tế và khả năng , hứng thú của trẻ , gv lựa chọn nội dung và hình thức trẻ chơi - tập phù hợp ( ND chơi - tập có chủ định , chơi tập theo ý thích ; nội dung đòi hỏi trẻ vận động nhiều , nội dung đòi hỏi trẻ ít vận động hơn ). Nội dung cho trẻ chơi - tập được lặp lại và có mở rộng sau mỗi lần chơi . 
- GV cần theo dõi tất cả trẻ trong nhóm , quan tâm tiếp xúc với từng trẻ là rất cần thiết ( đặc biệt đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi ), chủ yếu cho trẻ chơi cạnh nhau và chia nhóm nhỏ theo tháng tuổi trong tổ chức chơi - tập , gv động viên kịp thời , làm tăng cảm xúc tích cực cho trẻ , tạo cơ hội cho trẻ vui chơi thoải mái..Thời lượng cho trẻ chơi - tập tùy thuộc vào tháng tuổi của trẻ , nôi dung cụ thể của từng hoạt động và hứng thú của trẻ trong nhóm . 
Chú trọng giao tiếp thường xuyên và hoạt động chủ đạo của mỗi lứa tuổi để phối hợp các phương pháp tổ chức cho trẻ chơi - tập hiệu quả ( HĐ giao lưu cảm xúc - chủ đạo với trẻ 12 tháng tuổi , HĐ với đồ vật - chủ đạo với trẻ từ 12 – 36 tháng tuổi ) 
Trong quá trình tổ chức hoạt động chơi - tập , gv linh hoạt ( giữa chơi – tập có chủ định và chơi – tập theo ý thích ) luân phiên giữa nội dung có tính chất động và nội dung có tính chất tĩnh ( trong một hoạt động chơi-tập ) 
Để trẻ hứng thú và không mệt mỏi  
Đối với độ tuổi 24-36 tháng tuổi tùy theo điều kiện thời tiết và cơ sở vật chất nhà trường mà gv có thể cho trẻ chơi ngoài trời . 
Hằng ngày mỗi trẻ trong nhóm đều được tham gia vào hoạt động chơi - tập có chủ định . 
KHÁI QUÁT – QUAN TRỌNG 
-> Tổ chức 02 lần chơi tập / ngày . 
-> Cụ thể hóa thành các hoạt động : Chơi tập có chủ định , chơi ngoài trời , chơi ở góc , chơi tập buổi chiều . 
-> Xác định tầm quan trọng và yêu cầu của tổ chức hoạt động theo nhóm nhỏ trong chơi tập trẻ nhà trẻ . 
-> Hiểu rõ : Chơi và chơi - tập . Chơi : Tự trẻ . Chơi – tập : Có định hướng của giáo viên 
KHÁI QUÁT – QUAN TRỌNG 
-> Tên gọi các hoạt động giáo dục theo các lĩnh vực 
PTTC: VĐ 
PTNT: Nhận biết 
PTNN: Đọc thơ , kể chuyện 
TM- TCKNXH: Âm nhạc , làm quen với tạo hình 
-> Đối với nhóm trẻ 18-24 tháng thì kế hoạch tuần 1 với tuần 3 và tuần 2 với tuần 4 là giống nhau . Tuy nhiên ở tuần 3 và tuần 4 mục đích và yêu cầu phải được nâng lên và có thể thay đổi hình thức tổ chức chơi tập cho trẻ . 
HOẠT ĐỘNG HỌC - TRẺ MẪU GIÁO 
Vai trò của hoạt động Học 
- HĐ học được giáo viên tổ chức có chủ định và hướng dẫn trực tiếp nhằm giúp trẻ tiếp thu những kiến thức , kỹ năng mới , hình thành thái độ phù hợp có liên quan theo yêu cầu . Nội dung hoạt động học được xây dựng có mục đích , có hệ thống và được tổ chức theo trình tự đã dự kiến trong kế hoạch giáo dục 
- HĐ học được tổ chức chủ yếu dưới hình thức chơi . Trong quá trình tổ chức HĐH, gv cần tạo 
 ra nhiều cơ hội để trẻ có thể nhìn , nghe , sờ , nếm , ngửi  gv cần quan sát , theo dõi diễn biến các hoạt động , việc làm của trẻ và đáp lại bằng ánh mắt , nụ cười , gật đầu hay một từ khen ngợi , khích lệ để trẻ biết rằng mình đang hành động đúng . 
Thời lượng thực hiện : 5 lần / tuần nếu là trẻ 3, 4 tuổi / 6 lần / tuần nếu là trẻ 5 tuổi . Cân đối các lĩnh vực trong tuần trên hoạt động học . Thời gian tổ chức HĐH – như cũ 
Trân trọng cảm ơn ! 

File đính kèm:

  • ppttap_huan_huong_dan_to_chuc_hoat_dong_choi_choi_tap_va_hoc_ch.ppt
Giáo án liên quan