Tài liệu về Chương trình Giáo dục các Giá trị Sống

Tầm quan trọng của việc Giáo dục các Giá trị Sống

Bên cạnh việc học cách để làm nhằm chuẩn bị mưu sinh cho cuộc sống, con người cũng cần biết nên sống ra sao. Nghĩa là làm thế nào để ứng phó trước tình huống, quản lý cảm xúc, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người xung quanh, làm thế nào để giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ, làm thế nào để thể hiện bản thân một cách tích cực, lành mạnh.

Đặc biệt trong một xã hội cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, nếu không được trang bị sẵn vốn sống, chúng ta khó có thể ứng phó sao cho tích cực nhất khi phải đối mặt trước những tình huống thử thách, hoặc sẽ dễ dàng bị sa ngã, bị ảnh hưởng tiêu cực bởi môi trường sống.

Mặt khác, nếu con người không có nền tảng GTS rõ ràng và vững chắc, dù cho được học nhiều kỹ năng đến đâu, chúng ta sẽ không biết cách sử dụng nguồn tri thức ấy sao cho hợp lý, mang lại lợi cho bản thân và cho xã hội. Không có nền tảng giá trị, chúng ta sẽ không biết cách tôn trọng bản thân và người khác, không biết cách hợp tác, không biết cách xây dựng và duy trì tình đoàn kết trong mối quan hệ, không biết cách thích ứng trước những đổi thay, có khi còn tỏ ra tham lam, cao ngạo về kỹ năng mình có.

Thiếu nền tảng GTS vững chắc, con người rất dễ bị ảnh hưởng bởi những giá trị vật chất, và rồi mau chóng định hình chúng thành mục đích sống, đôi khi đưa đến kiểu hành vi thiếu trung thực, bất hợp tác, vị kỷ cá nhân. GTS giúp chúng ta cân bằng lại những mục tiêu vật chất. Những GTS tích cực là chiếc neo giúp chúng ta ổn định, vững chãi giữa những biến động của cuộc đời, có thể sẽ không dễ dàng gì nhưng ta vẫn vượt qua được mà không cảm thấy bị thua thiệt, mất mát.

Xuất phát từ mục tiêu nâng cao tinh thần cho thanh niên và khán giả truyền hình để họ biết lựa chọn cách sống tích cực khi phải đối mặt với những áp lực tiêu cực từ môi trường sống xung quanh. Chương trình Giáo dục các Giá trị Sống đã hợp tác với Ban Khoa giáo (VTV2), Đài Truyền hình Việt Nam, sản xuất hàng loạt các chương trình khám phá về các giá trị với tên gọi "Quà tặng Cuộc sống". Hiện tại, chương trình "Quà tặng Cuộc sống" đang được phát sóng định kỳ mỗi tuần trên kênh VTV2 vào 20:00, thứ 4 (phát lại vào lúc 14:30, thứ 5 và 10:00, thứ 6 cũng trên kênh VTV2). Ngoài ra, chương trình cũng được phát trên các kênh VCTV1 và VTV6.

 

doc16 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 721 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu về Chương trình Giáo dục các Giá trị Sống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khi ấy, họ sẽ phấn đấu để có tiền bằng mọi giá, kể cả giết người, buôn lậu, trộm cắp. Nhưng rồi cách kiếm tiền ấy đưa người ta đến chỗ phạm tội, làm hại người khác, làm hại cộng đồng. Họ quên rằng "người giàu cũng khóc".
	Có người lấy danh vọng làm thước đo giá trị. Vậy là họ cố gắng bằng mọi cách để có được những chức vị nào đó. Nhưng khi những chức vị ấy mất, bị tước bỏ, con người trở nên "trắng tay", vô giá trị. 
	Có người coi sự nhàn hạ là giá trị cuộc sống. Họ trốn tránh trách nhiệm, lười lao động, chọn những công việc, nghề nghiệp không vất vả. Cuối cùng, họ chẳng làm được gì cho bản thân và xã hội.
	Có bạn trẻ cho rằng phải hút thuốc lá, phải biết dùng heroin, biết yêu sớm, có quan hệ tình dục với nhiều người, phải cầm đầu băng nhóm nào đó mới là "người hùng", mới có giá trị. Vậy là các bạn đã nhận nhầm giá trị ảo, coi đó là giá trị đích thực.
	Vì vậy, học tập để nhận diện đúng đâu là giá trị đích thực của cuộc sống là điều cần thiết với tất cả mọi người.
 III. Những giá trị của cuộc sống.
	Có 12 điều được coi là những giá trị sống chân thực. Đó là Giản Dị; Hòa Bình; Hạnh Phúc ; Hợp Tác ; Khiêm Tốn ; Khoan Dung ; Tự Do ; Thương Yêu ; Trách Nhiệm ; Trung Thực ; Đoàn Kết ; Tôn Trọng .
 3. 1. HÒA BÌNH
- Hòa bình không đơn giản chỉ là không có chiến tranh. Hòa bình là khi chúng ta đang sống hòa thuận và không có sự đấu đá lẫn nhau. Nếu mỗi người trong thế giới được yên ổn, đó sẽ là một thế giới hòa bình.
- Hòa bình còn có nghĩa là đang sống sự thinh lặng nội tâm. Hòa bình là tình trạng bình tĩnh và thư thái của trí óc.
- Hòa bình bắt đầu nơi mỗi người chúng ta. Xuyên qua thinh lặng và sự suy nghĩ đúng đắn về ý nghĩa của nó, chúng ta có thể tìm được nhiều cách mới mẻ và sáng tạo để tạo thuận lợi cho sự hiểu biết về các mối quan hệ và sự hợp tác với tất cả mọi người.
3. 2. TÔN TRỌNG
- Tôn trọng trước hết là tự trọng – là biết rằng tự bản chất tôi có giá trị. Một phần của tự trọng là nhận biết những phẩm chất của chính tôi. Tôn trọng là lắng nghe người khác. Tôn trọng là biết người khác cũng có giá trị như tôi. Tôn trọng chính bản thân là nguyên nhân làm tăng trưởng về sự tin cậy lẫn nhau.
- Khi chúng ta tôn trọng chính mình, thì dễ dàng để tôn trọng người khác. Những ai biết tôn trọng sẽ nhận đuợc sự tôn trọng. Hãy biết rằng mỗi người đều có giá trị và khi thừa nhận giá trị của người khác thì thế nào cũng chiếm được sự tôn trọng nơi người khác.
- Một phần của sự tôn trọng là ý thức rằng tôi có sự khác biệt với người khác trong cách đánh giá.
3. 3. HỢP TÁC
- Hợp tác là khi mọi người biết làm việc chung với nhau và cùng hướng về một mục tiêu chung. Một người biết hợp tác thì có những lời lẽ tốt đẹp và cảm giác trong sáng về người khác cũng như đối với nhiệm vụ.
- Thỉnh thoảng có một ý tưởng là cần thiết, thỉnh thoảng cần đưa ra ý tưởng của chúng ta. Thỉnh thoảng chúng ta cần được chỉ dẫn và cần nghe theo một ý tưởng. Hợp tác phải được chỉ đạo bởi nguyên tắc về sự tôn trọng lẫn nhau.
- Một người biết hợp tác sẽ nhận được sự hợp tác. Khi có yêu thương thì có sự hợp tác. Khi nhận thức được những giá trị của cuộc sống, tôi có khả năng tạo ra sự hợp tác.
- Sự can đảm, sự quan tâm, sự chăm sóc, và sự đóng góp là sự chuẩn bị đầy đủ cho việc tạo ra sự hợp tác.
3. 4. TRÁCH NHIỆM
- Trách nhiệm là việc bạn góp phần của mình vào công việc chung. Trách nhiệm là đang thực hiện nhiệm vụ với lòng trung thực.
- Muốn có hòa bình, chúng ta phải có trách nhiệm tạo ra sự yên ổn. Muốn có một thế giới hài hòa, chúng ta phải có trách nhiệm chăm sóc thiên nhiên. Một người được coi là có trách nhiệm khi người ấy đồng ý góp phần để gánh vác công việc chung với các thành viên khác.
- Như là một người có trách nhiệm, bạn làm nhiều hơn những điều/việc xứng đáng để góp phần với người khác. Một người có trách nhiệm thì biết
thế nào là phải, là đẹp, là đúng, nhận ra được điều gì tốt để góp phần. Quyền lợi gắn liền với trách nhiệm . Trách nhiệm là đang sử dụng tiềm lực,
tài nguyên của chúng ta để tạo ra những thay đổi tích cực.
3. 5. TRUNG THỰC
- Nói ngắn gọn: Trung thực là nói sự thật. Khi trung thực tôi cảm thấy tâm hồn trong sáng và nhẹ nhàng. Một người trung thực và chân chính thì xứng đáng được tin cậy.
- Trung thực thể hiện trong tư tưởng, lời nói và hành động thì đem lại sự hòa thuận. Trung thực là sử dụng tốt những gì được ủy thác cho bạn. Trung thực là cách xử sự tốt nhất. Đó là một mối quan hệ sâu xa giữa sự lương thiện và tình bạn.
- Khi sống trung thực, bạn có thể học và giúp người khác học cách biết trao tặng. Tính tham lam đôi khi là cội rễ của sự bất lương. Đó là đủ cho những người cần, nhưng không bao giờ thỏa mãn cho kẻ tham lam. Khi nhận thức được về mối quan hệ với nhau, chúng ta nhận ra được tầm quan trọng của lòng trung thực.
3. 6. KHIÊM TỐN
- Khiêm tốn là ăn ở, nói năng, làm việc một cách nhẹ nhàng và đơn giản và có hiệu quả. Khiêm tốn gắn liền với tự trọng. Khiêm tốn là khi bạn nhận biết khả năng, uy thế của mình, nhưng không khoác lác khoe khoang. Khi bạn khiêm tốn, tính kiêu ngạo phải trốn xa.
- Một người khiêm tốn tìm được niềm vui khi lắng nghe người khác. Khi quân bình được giữa tự trọng và khiêm tốn, tôi có được sức mạnh tâm hồn để tự điều khiển và kiểm soát chính mình. Khiêm tốn làm cho một người
trở nên vĩ đại trong trái tim của nhiều người. Khiêm tốn tạo nên một trí óc cởi mở.
- Bằng khiêm tốn bạn có thể nhận ra sức mạnh của bản thân và khả năng của người khác.
3. 7. GIẢN DỊ
- Giản dị là sống một cách tự nhiên, không giả tạo. Khi bạn quan sát thiên nhiên bạn sẽ biết giản dị là như thế nào.
- Giản dị thì tốt đẹp. Giản dị là chấp nhận hiện tại và không làm mọi điều trở nên phức tạp. Người giản dị thì thích suy nghĩ và lập luận rõ ràng. Giản dị dạy chúng ta biết tiết kiệm – biết thế nào là sử dụng tài nguyên, tiềm năng một cách khôn ngoan; biết hoạch định đường hướng cho tương lai. Giản dị giúp bạn kiên nhẫn, làm nảy sinh tình bạn và khả năng nâng đỡ.
- Giản dị là hiểu rõ giá trị của những vật chất dù nhỏ bé nhất trong cuộc sống.
3. 8. KHOAN DUNG
- Khoan dung là tôn trọng qua sự hiểu biết lẫn nhau. Hòa bình là mục tiêu, khoan dung là phương pháp. Có khoan dung là bạn trở nên cởi mở và chấp nhận sự khác biệt với những vẻ đẹp của nó.
- Mầm mống của sự cố chấp là sợ hãi và dốt nát. Hạt giống khoan dung và yêu thương cần được tưới chăm bởi lòng trắc ẩn và sự ân cần quan tâm đến nhau. Người khoan dung thì biết rút ra những điều tốt nơi người khác cũng như trong các tình thế. Khoan dung là nhìn nhận cá tính và sự đa dạng
trong khi vẫn biết dàn xếp mầm mống gây chia rẽ, bất hòa và tháo gỡ ngòi nổ của sự căng thẳng được tạo ra bởi sự dốt nát.
- Kiên nhẫn là khả năng để đương đầu với hoàn cảnh khó khăn. Khi chịu đựng những phiền phức của cuộc sống là đi tới, soi giọi và tạo ra ánh sáng mới để tiến lên.
3. 9. ĐOÀN KẾT
- Đoàn kết là sự hòa thuận ở trong và ở giữa các cá nhân trong một nhóm, một tập thể. Đoàn kết được tồn tại nhờ sự chấp nhập và hiểu rõ giá trị của mỗi người, cũng như biết đánh giá đúng sự đóng góp của họ đối với tập thể.
- Đoàn kết được xây dựng qua việc chia sẻ các mục tiêu, niềm hy vọng và viễn tượng tương lai. Khi các bạn đoàn kết, nhiệm vụ lớn dường như trở nên dễ dàng thực hiện. Sự thiếu tôn trọng dù là nhỏ có thể là lý do làm cho mất đoàn kết. 
- Đoàn kết tạo nên kinh nghiệm về sự hợp tác, làm gia tăng sự hăng hái trong nhiệm vụ và tạo ra một bầu khí thân thiện. Đoàn kết tạo ra cảm giác hạnh phúc êm ái và gia tăng sức mạnh cho mọi người.
3. 10. TÌNH YÊU ( THƯƠNG)
- Yêu người khác nghĩa là bạn muốn điều tốt cho họ. Yêu là biết lắng nghe; yêu là chia sẻ. Albert Enstein nói: “Nhiệm vụ của chúng ta là phải một cách tự do nơi chính bản thân nhân rộng ra xung quanh ta lòng trắc ẩn bao trùm tất cả cuộc sống của con người và thiên nhiên.”
- Bạn thật đáng yêu (đang được yêu) và có khả năng yêu – và tôi cũng thế.
Khi tôi yêu thương trọn vẹn, giân dữ sẽ tránh xa. Tình yêu là giá trị làm cho mối quan hệ giữa chúng ta trở nên tốt hơn. Lep Tonstoy viết: “Luật của cuộc sống ở trong sự tử tế của tâm hồn chúng ta. Nếu con tim của chúng ta trống rỗng thì không có luật nào hay tổ chức nào có thể lấp đầy.”
3. 11. TỰ DO
- Tất cả mọi người đều có quyền tự do. Trong sự tự do ấy, mỗi người có bổn phận tôn trọng quyền lợi của những người khác. Tự do tinh thần là một kinh nghiệm khi tôi có những suy nghĩ tích cực về tất cả, kể cả về chính tôi.Tự do thuộc lãnh vực của lý trí và tâm hồn.
- Tự do là một món quà quý giá. Chỉ có thể tự do thật sự khi các quyền lợi
quân bình với những trách nhiệm. Có tự do thực sự khi mọi người có được quyền bình đẳng
3. 12. HẠNH PHÚC
- Hạnh phúc là trạng thái bình an của tâm hồn khiến con người không có những thay đổi đột ngột hay bạo lực. Khi trao hạnh phúc thì nhận được hạnh phúc. Khi bạn hy vọng, đó là lúc hạnh phúc. Khi tôi yêu thương sự bình an nội tâm và hạnh phúc chợt đến ngay.
- Nói những lời tốt đẹp về mọi người đem lại hạnh phúc nội tâm. Những hành động trong sáng và quên mình sẽ đem đến hạnh phúc. Hạnh phúc lâu bền là trạng thái của sự hài lòng bên trong.
- Khi hài lòng với chính mình, bạn sẽ cảm nhận được hạnh phúc. Khi những lời nói của tôi là “những bông hoa thay vì những hòn đá”, tôi đem lại hạnh phúc cho thế giới.
- Hạnh phúc sinh ra hạnh phúc. Buồn rầu tạo ra buồn sầu.
Tầm quan trọng của việc Giáo dục các Giá trị Sống
Bên cạnh việc học cách để làm nhằm chuẩn bị mưu sinh cho cuộc sống, con người cũng cần biết nên sống ra sao. Nghĩa là làm thế nào để ứng phó trước tình huống, quản lý cảm xúc, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người xung quanh, làm thế nào để giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ, làm thế nào để thể hiện bản thân một cách tích cực, lành mạnh.
Đặc biệt trong một xã hội cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, nếu không được trang bị sẵn vốn sống, chúng ta khó có thể ứng phó sao cho tích cực nhất khi phải đối mặt trước những tình huống thử thách, hoặc sẽ dễ dàng bị sa ngã, bị ảnh hưởng tiêu cực bởi môi trường sống. 
Mặt khác, nếu con người không có nền tảng GTS rõ ràng và vững chắc, dù cho được học nhiều kỹ năng đến đâu, chúng ta sẽ không biết cách sử dụng nguồn tri thức ấy sao cho hợp lý, mang lại lợi cho bản thân và cho xã hội. Không có nền tảng giá trị, chúng ta sẽ không biết cách tôn trọng bản thân và người khác, không biết cách hợp tác, không biết cách xây dựng và duy trì tình đoàn kết trong mối quan hệ, không biết cách thích ứng trước những đổi thay, có khi còn tỏ ra tham lam, cao ngạo về kỹ năng mình có.
Thiếu nền tảng GTS vững chắc, con người rất dễ bị ảnh hưởng bởi những giá trị vật chất, và rồi mau chóng định hình chúng thành mục đích sống, đôi khi đưa đến kiểu hành vi thiếu trung thực, bất hợp tác, vị kỷ cá nhân. GTS giúp chúng ta cân bằng lại những mục tiêu vật chất. Những GTS tích cực là chiếc neo giúp chúng ta ổn định, vững chãi giữa những biến động của cuộc đời, có thể sẽ không dễ dàng gì nhưng ta vẫn vượt qua được mà không cảm thấy bị thua thiệt, mất mát.
Xuất phát từ mục tiêu nâng cao tinh thần cho thanh niên và khán giả truyền hình để họ biết lựa chọn cách sống tích cực khi phải đối mặt với những áp lực tiêu cực từ môi trường sống xung quanh. Chương trình Giáo dục các Giá trị Sống đã hợp tác với Ban Khoa giáo (VTV2), Đài Truyền hình Việt Nam, sản xuất hàng loạt các chương trình khám phá về các giá trị với tên gọi "Quà tặng Cuộc sống". Hiện tại, chương trình "Quà tặng Cuộc sống" đang được phát sóng định kỳ mỗi tuần trên kênh VTV2 vào 20:00, thứ 4 (phát lại vào lúc 14:30, thứ 5 và 10:00, thứ 6 cũng trên kênh VTV2). Ngoài ra, chương trình cũng được phát trên các kênh VCTV1 và VTV6.
Phương pháp giảng dạy của LVEP
Làm thế nào để “dạy” về các giá trị? Làm thế nào để khuyến khích thanh niên khám phá, tìm hiểu và phát triển các giá trị cũng như những kỹ năng sống, thái độ sống, nhằm giúp họ phát huy hết tiềm năng sẵn có của mình? Và làm thế nào để thanh niên biết mình có thể tạo nên sự khác biệt trên thế giới này và cảm thấy bản thân có đủ khả năng tạo dựng một thế giới tốt đẹp hơn? 
Chương trình Giáo dục các Giá trị sống là một chương trình giáo dục mang tính toàn diện, bởi vì chúng tôi tin rằng học sinh, sinh viên cần được trang bị nhiều kỹ năng sống khác nhau, thích hợp cho mọi lĩnh vực.
Lê Văn Hảo Viện Tâm lý học, thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam 
“Đây là một chương trình rất có ý nghĩa, nhất là trong giai đoạn thanh thiếu niên ở Việt Nam đang trải qua nhiều thay đổi tích cực lẫn tiêu cực như hiện nay. Từ “Giáo dục Giá trị Sống” nghe có vẻ lý thuyết nhưng thực tế lại hoàn toàn ngược lại, những giá trị cốt lõi của con người như Hòa bình, Tôn trọng, Trách nhiệm được truyền tải một cách nhẹ nhàng nhưng sâu sắc thông qua các hoạt động đa dạng, phù hợp từng lứa tuổi mà học viên/học sinh có thể tham gia, khám phá và trải nghiệm. Phản hồi của giáo viên/học sinh đã tham gia chương trình cho thấy họ rất hứng thú. Họ cho rằng nó nhẹ nhàng, dễ hiểu, dễ thực hiện và làm cho bầu không khí trong gia đình, nhà trường thân thiện hơn, ấm áp hơn, tôn trọng nhau hơn, hợp tác tốt hơn. Phương pháp thực hiện các hoạt động chương trình LVEP cũng là một điểm mạnh rất đáng lưu ý trong bối cảnh Việt Nam đang cố gắng khuyến khích các giáo viên thay đổi và đa dạng hóa các phương pháp giảng. Các hoạt động LVEP như suy nghĩ nhanh, làm việc nhóm, đóng vai, diễn kịch có thể áp dụng để tăng hiệu quả giáo dục chính khóa và ngoại khóa. Tôi mong muốn chương trình LVEP ngày càng được hỗ trợ nhiều hơn để có thể thực hiện, triển khai rộng rãi hơn, lồng ghép, tích hợp vào các môn học (như Giáo dục Công dân) ở Việt Nam. Tôi cũng mong mỏi có ngày các nhà giáo dục, biên soạn giáo trình Giáo dục Công dân ở Việt Nam tham khảo sâu sắc cả về mặt nội dung và phương pháp của LVEP.” 
Lương Thanh Hà Đạo diễn chương trình Quà tặng Cuộc sống, Đài truyền hình Việt Nam
“Bạn thấy ai là người bình an nhất? Khi nào bạn thấy bình an nhất? Đã có ai đặt câu hỏi như vậy với bạn một cách ân cần hay có bao giờ bạn dành thời gian tự trả lời những câu hỏi đó một cách nghiêm túc chưa? Lần đầu tiên khi đọc những câu hỏi trong giáo trình này, tôi đã thấy bất ngờ và thú vị bởi nội dung và đặc biệt là phương pháp giáo dục gợi mở của chương trình. Xuyên suốt 12 giá trị luôn luôn là những câu hỏi giản dị nhất, cấu trúc đơn giản nhất nhưng lại giống như một chiếc chìa khóa mở từng cánh cửa khám phá từng lớp, từng lớp suy nghĩ. Bước ra khỏi khoảng lặng suy nghĩ ấy, bạn bỗng thấy mình trở nên mạnh mẽ đầy năng lượng như cơ thể vừa hít một hơi thở thật sâu. Ý tưởng xây dựng chương trình Giáo dục Giá trị Sống trên truyền hình đã đến với tôi ngay khi đọc xong cuốn giáo trình. Tôi đã gặp chị Trish Summerfield, Giám đốc Trung tâm Giáo dục Giá trị Sống, đề nghị xây dựng chương trình Quà tặng cuộc sống dựa trên giáo trình giáo dục Giá trị Sống, với thời lượng 40 phút đã được phát sóng liên tục vào 20 giờ tối thứ tư hàng tuần trên kênh VTV2 trong suốt hai năm 2007 và 2008.”
Giá trị sống
Nguyễn Thị Oanh
Tuổi Trẻ chủ nhật
08:53' AM - Thứ bảy, 09/07/2005
Nó khác nhiều với cách giáo dục xưa bằng lời nói suông, mà bằng hành động cụ thể để trẻ có khả năng hành động tích cực thật sự. 
Ta đã nghe nhiều về KNS. Đó là giúp cho trẻ có khả năng về mặt tâm lý xã hội để phán đoán và ra quyết định tích cực, nghĩa là để “nói không với cái xấu”. Nhưng nếu trẻ xem cái xấu ấy là “tốt” thì sao? Vì thế giáo dục GTS là cái nên cho giáo dục KNS. 
Thế nào là giá trị? Từ góc độ xã hội học, nôm na là những điều mà ta cho là rất tốt, rất quan trọng phải có cho bằng được và vì thế giá trị chi phối hành vi của chúng ta. Những giá trị xã hội thường được nêu lên là hòa bình, công bằng xã hội, sự tôn trọng, đoàn kết, sự trung thực, tình bạn, tính vị tha... - chung qui là tất cả những gì mà con người cho là tốt đẹp nhất. Nhưng sự thật có những giá trị khách quan là không tốt đẹp nhưng từng cá nhân, gia đình cho đó là quan trọng nhất, hay ho nhất cho mình. 
Đó là tiền tài, vật chất, hưởng thụ... những cái gì mà họ cho rằng có lợi cho bản thân nhất. Vì thế muốn biết một xã hội, ta không nên chỉ nghe những giá trị được tuyên bố qua khẩu hiệu, lời giảng dạy đầu môi chót lưỡi mà hãy nhìn xem họ sống như thế nào. Nếu nhìn vào xã hội VN thì ta thấy những giá trị công bố thật vô cùng tốt đẹp, nhưng những giá trị không công bố đang khống chế cuộc sống hiện tại là tiền tài, vật chất, hưởng thụ, tham lam, ích kỷ, dối trá
Mà trẻ (như chúng ta) thì làm theo người lớn làm chứ không làm theo họ nói. Đó là qui luật. Trò chơi dân gian “Hãy làm theo tôi nói, đừng làm theo tôi làm” rất tiêu biểu. Khi người quản trò chỉ cái miệng mà hô to “lô tai”, nếu không cảnh giác thì ta bắt chước anh ta chỉ vào cái miệng. Cho đến nay chúng ta than thở rất nhiều về sự bất lực trong giáo dục trẻ nhưng chưa tìm lối ra.
Tôi xin đơn cử dưới đây vài ví dụ về cách phương Tây giáo dục cho công dân và tuổi trẻ của họ.
Là một nước nghèo ta nhận nhiều nguồn giúp đỡ của các nước giàu. Về viện trợ cho của chính phủ thì ta thường nghe chuyện “cho tay này rút tay kia”, nhưng trong viện trợ nhân dân có nhiều cử chỉ rất đẹp. Tiền ta nhận được là tiền mồ hôi nước mắt của người dân. Xin đơn cử tổ chức “Bánh mì thê giới” (Bread for the World ) của giáo hội Cơ Đôc giáo Đức, một tổ chức viện trợ phát triển rất đúng hướng và hiệu quả. 
Hằng năm đến Mùa chay họ tổ chức một chiến dịch gọi là “Chia sẻ Mùa chay” (Partage de Careme), để quyên góp tiền gửi qua các nước đang phát triển, trong đó có VN. Một chiến dịch thông tin rất khoa học vê tình hình và nhu cầu các nước đang phát triển được quảng bá rộng rãi cho tất cả các xứ đạo trên toàn lãnh thổ Đức.
Như thế chưa đủ, họ còn mời những người bản xứ qua để làm những nhân chứng bằng xương bằng thịt. Năm 1974 tôi được mời qua Đức để tham gia chiến dịch này. Sau bài giảng của vị mục sư, giáo dân có thể hỏi tôi về mọi vấn đề của VN từ nghèo đói, chiến tranh đến những khó khăn của trẻ em. Nhưng chỗ tôi đến là những họ đạo nghèo nhất so với số đông. Sau đó có cuộc quyên góp mà người nghèo tỏ ra hết sức rộng rãi. Họ được giải thích đây không phải là của bố thí mà là để đem lại công bằng và tạo sự liên kêt giữa các dân tộc. Chia sẻ với các nước nghèo trở thành một thói quen của họ. Cứ hằng năm thì chiến dịch lặp lại.
Dịp này tôi cũng dự một hội nghị của các tổ chức “Chia sẻ Mùa chay” của một số nước Bắc Âu. Một cặp vợ chồng người Hà Lan nói với tôi: “Chúng tôi thường dạy con mình nên nghĩ đến trẻ em VN nhưng chúng nó chưa bao giờ thấy một người VN tận mắt. Mời cô về gia đình chúng tôi một ngày để gặp bọn trẻ”. Tôi nhận lời đi Hà Lan với họ. Gặp tôi bọn trẻ hỏi đủ thứ chuyện: trẻ em VN ăn như thế nào, học và chơi như thế nào...? 
Sáng hôm sau bữa điểm tâm làm tôi hơi thất vọng: chỉ có bánh mì bơ, cà phê. Đi Tây mà không được ăn dăm bông, xúc xích Tây thật là rất uổng. Tôi quên đây là Mùa chay, mùa mà người Ky Tô giáo sống kham khổ trong 40 ngày trước lễ Phục sinh. Họ kham khổ không chỉ để hãm mình mà còn để chia sẻ. Rồi bà chủ nhà giải thích: “Bọn trẻ và chúng tôi cam kết trong 40 ngày ăn bánh mì không để dành trọn số tiền mua thịt nguội, mứt, phô mai gửi cho trẻ em nghèo ở các nước đang phát triển”. 
Chuyện làm này đã trở thành bình thường nhưng vô cùng ý nghĩa đối với hai chú nhóc 9-10 tuổi này. Nhưng tôi biết chắc chắn là lớn lên chúng sẽ trở thành những tình nguyện viên đi giúp các nước nghèo, là những hạt nhân trong các phong trào chống bất công, những diễn đàn xã hội phản đối các khía cạnh tiêu cực của toàn cầu hóa bên cạnh những hội nghị kinh tế lớn của các quốc gia giàu mạnh. 
Những giá trị sống được gia công giáo dục như thế đấy. Ở châu Âu cũng có nhiều phong trào giúp gia đình sống theo lý tưởng được đề ra để đối phó với cơn bão táp thị trường. Có những chương trình dành riêng phù hợp với các tâng lớp gia đình khác nhau. Họ làm rất bài bản và chặt chẽ. Đầu thập kỷ 1960 trong một khóa bồi dưỡng ở Bỉ tôi đi thực tập với một tổ chức về gia đình gọi là “Foyers Notre Dame”. Tôi được chỉ định đến 
một nhóm gia đình trung lưu trong một khu phố khá giả. Cứ mỗi tháng một lần vào tối thứ sáu, 6 cặp gia đình gặp nhau để chia sẻ (về mặt tinh thần). Trong nhóm có giám đốc một ngân hàng địa phương, bác sĩ

File đính kèm:

  • docTai_lieu_ve_Gia_tri_song.doc