Tài liệu Văn học - Thành Cát Tư Hãn

Thống nhất các bộ lạc

Thiết Mộc Chân bắt đầu sự nghiệp của mình bằng cách liên kết với bạn của cha mình là Tô Ha Rin (Toghril), một thủ lĩnh ở địa phương. Ông buôn bán lông thú cho quân đội và gia nhập vào Keriat, một liên minh của người Mông Cổ do Hãn Vương đứng đầu. Sau những chiến trận thắng lợi trước người Tác-ta năm 1202, Thiết Mộc Chân đã được thừa nhận là người kế vị Hãn Vương. Điều này dẫn đến sự thù hận của Tang Côn (Senggum), người lẽ ra có quyền kế vị, Tang Côn lập kế hoạch ám sát Thiết Mộc Chân nhưng ông đã biết được âm mưu của Tang Côn. Cuối cùng Thiết Mộc Chân đã đánh bại Tang Côn, cùng những người ủng hộ Tang Côn, và kế nghiệp ngôi vị Hãn Vương. Thiết Mộc Chân sau đó đã ban hành bộ luật bằng văn bản cho người Mông Cổ gọi là Yassa và ông ra lệnh phải tuân thủ bộ luật này một cách nghiêm ngặt để xây dựng tổ chức và quyền lực trong phạm vi vương quốc của mình.

Với nhu cầu phải bảo vệ biên giới từ các quốc gia phía nam như đế chế nhà Kim và nhà Tây Hạ là những quốc gia trên địa bàn Trung Quốc ngày nay, ông đã tổ chức hệ thống của mình với sự tăng cường sức mạnh quân sự và đã không bị đánh giá quá mức bởi những người Trung Quốc khi đó đã bắt đầu cảm thấy khó chịu với quốc gia mới nổi Mông Cổ dưới thời đại của Thiết Mộc Chân, cuối cùng là những hành động như ngăn cản việc tiếp tế lương thực, thực phẩm đi qua Mông Cổ ngày nay. Với những phẩm chất cá nhân và ý chí mạnh mẽ, Thiết Mộc Chân cuối cùng đã thống nhất được các bộ lạc trong một hệ thống duy nhất, một nét đặc trưng vĩ đại của Mông Cổ, là đất nước có lịch sử lâu đời của những cảnh huynh đệ tương tàn và gian khó về kinh tế.

Năm 1206 Thiết Mộc Chân đã liên kết thành công các bộ lạc Mông Cổ đang bị chia rẽ và tại hội nghị Kurultai (hội đồng các thủ lĩnh Mông Cổ) ông đã được phong là "Thành Cát Tư Hãn" (trong tiếng Mông Cổ thì Чингис Хаан có nghĩa là vua của cả thế giới).

 

doc13 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 594 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu Văn học - Thành Cát Tư Hãn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y Hạ là quốc gia bắt người Mông Cổ phải phục tùng và nộp cống phẩm hàng năm. Ông đã chiếm được một số thành trì được bảo vệ vững chắc của Tây Hạ. Năm 1209 khi hòa bình với Tây Hạ được ký kết, về thực chất ông đã làm mất sự thống trị của Tây Hạ, đã được các vua Tây Hạ thừa nhận là chúa tể, biến quốc gia này trở thành chư hầu chịu cống nộp cho người Mông Cổ và cung cấp binh lính cũng như hậu cần cho các chiến dịch trong tương lai của ông.
Mục đích chính của ông là xâm chiếm nhà Kim, vừa để trả thù những thất bại trước đây khi những người Mông Cổ còn thù hận lẫn nhau và giành lấy tài sản cùng sự giàu có của miền bắc Trung Quốc. Ông tuyên bố chiến tranh năm 1211, để cho nhà Kim không thể còn là sự đe dọa thường xuyên đối với Mông Cổ về lãnh thổ, tài sản ở phần biên giới phía nam. Mô hình của cuộc chiến tranh chống lại nhà Kim của người Nữ Chân cũng giống như cuộc chiến chống lại Tây Hạ.
Đội quân Mông Cổ
Kết quả của chiến thuật siêu đẳng và sự hoàn hảo của chiến lược là Thành Cát Tư Hãn đã xâm chiếm và hợp nhất phần lãnh thổ nhà Kim đến tận Vạn lý trường thành của Trung Quốc năm 1213. Sau đó ông chỉ huy ba cánh quân tiến vào phần trung tâm lãnh thổ Kim, giữa Vạn lý trường thành và sông Hoàng Hà. Giống như các ông vua khác tin mình là con trời (thiên tử), ông đã xâm chiếm phần miền bắc Trung Quốc, chiếm giữ hàng loạt thành phố và năm 1215 đã bao vây, chiếm giữ và cướp bóc kinh thành của nhà Kim là Yên kinh (sau này là Bắc Kinh). Tuy vậy nhưng vua nhà Kim là Hoàn Nhan Tuần (完顏珣) tức vua Kim Tuyên Tông (宣宗 Xuan Zong) đã không đầu hàng mà chuyển kinh thành về Khai Phong (開封 Kaifeng) vì sự lớn mạnh của người Mông Cổ ở phía bắc. Ở đó những ông vua cuối cùng của nhà Kim là Hoàn Nhan Thừa Lân (完顏承麟) hay Kim Mạt Đế (末帝) đã bị đánh bại vào năm 1234.
[sửa] Trung Á
Cùng thời gian đó Gút Sơ Lúc (Kuchlug), vị hãn bị phế truất của bộ tộc Nãi Man, đã chạy về phía tây và cướp hãn quốc Tây Liêu, đồng minh phía tây của Thành Cát Tư Hãn. Trong thời gian này, quân đội Mông Cổ đã mệt mỏi do hơn 10 năm chiến tranh chống lại Tây Hạ và Kim. Vì vậy Thành Cát Tư Hãn chỉ gửi khoảng 20.000 quân dưới sự chỉ huy của viên tướng trẻ Triết Biệt (者別 Jebe) để chống lại Gút Sơ Lúc. Một cuộc nổi dậy trong nước với sự giúp đỡ của người Mông Cổ và sau đó Triết Biệt tràn qua đất nước này. Lực lượng của Gút Sơ Lúc đã bị đánh bại ở phía tây của Kashgar; ông ta bị bắt sống và bị hành hình sau đó, Tây Liêu bị sát nhập vào Mông Cổ. Năm 1218 vương quốc Mông Cổ mở rộng về phía tây tới hồ Bal-kha và tiếp giáp với Kharezm (dịch theo tiếng Hoa là Hoa Thích Tử Mô), một quốc gia Hồi giáo trải dài từ biển Caspia ở phía tây và vịnh Ba Tư, biển Ả Rập ở phía nam.
Năm 1218 Thành Cát Tư Hãn gửi một đoàn sứ giả sang tỉnh phía đông của Kharezm với mục đích thảo luận khả năng buôn bán với quốc gia này. Thống đốc của tỉnh này đã giết chết họ và làm Thành Cát Tư Hãn giận dữ. Ông đã cho 200.000 quân tràn sang để trả thù. Quân đội Mông Cổ với chiến lược và chiến thuật hơn hẳn đã nhanh chóng hạ thành phố này và hành hình viên thống đốc bằng cách đổ bạc nóng chảy vào tai và mắt ông ta để trả đũa hành động xúc phạm tới Thành Cát Tư Hãn và những ý định tốt đẹp ban đầu của người Mông Cổ.
Cùng thời điểm này (1219) ông quyết định mở rộng ảnh hưởng của Mông Cổ đối với thế giới Hồi giáo. Quân đội Mông Cổ lần lượt hạ các thành phố chính của Kharezm như Bukhara, Samarkand và Balkh, và vua Muhammad đã phải chuẩn bị lực lượng chống lại họ. Tuy nhiên, ông ta đã bị vượt qua bởi những người Mông Cổ nhanh nhẹn và lắm mưu kế hơn và phải liên tục rút lui. Cuối cùng, Muhammad đã phải tự tử năm 1220 và Đế chế Kharezm sụp đổ.
Quân Mông Cổ chiếm Baghdad năm 1258
Sau đó quân đội Mông Cổ chia làm hai đạo quân, Thành Cát Tư Hãn chỉ huy một nhánh tràn vào Afghanistan và bắc Ấn Độ, nhánh kia do tướng Tốc Bất Đài (Subedei hay Subutai) chỉ huy tiến vào Caucasus và Nga. Không một cánh quân nào bổ sung thêm lãnh thổ cho đế chế nhưng họ đã cướp bóc và đánh bại mọi đội quân mà họ gặp. Năm 1225 cả hai cánh quân đều quay trở lại Mông Cổ.
Những cuộc xâm lăng này đã bổ sung thêm Transoxiana và Ba Tư vào đế chế vốn đã ghê ghớm và xác lập hình ảnh của Thành Cát Tư Hãn như một chiến binh khát máu trong những người không biết hoặc không muốn biết rằng ông là ông chủ thực sự của thế giới.
[sửa] Châu Âu
Cánh quân của Tốc Bất Đài đã tiến vào Ba Tư và Armenia, với lực lượng 40.000 quân họ đã tiến sâu vào lãnh thổ Armenia và Azerbaijan (Xem phần Trung Á). Ở đây quân Mông Cổ đã tiêu diệt quân thập tự chinh Gruzia, chiếm pháo đài đầu mối giao thương thành quốc Genova ở Crimea và nghỉ qua mùa đông bên biển Đen. Trong khi đoàn quân này trở về Mông Cổ họ đã giao tranh với đội quân 80.000 người của Đại công tước Mstitslav của Kiev, trong trận chiến gọi là trận chiến sông Kalka năm 1223. Quân Mông Cổ đã đánh bại đại công tước Mstitslav và quân đội của ông ta.
Xem thêm: Đế chế Kharezm
[sửa] Chiến dịch cuối cùng
Đế chế chư hầu Tây Hạ đã từ chối không tham chiến chống lại đế chế Kharezm, và Thành Cát Tư Hãn đã thề giành cho họ sự trừng phạt. Trong khi ông đang ở Iran, Tây Hạ và Kim đã hình thành liên minh chống lại người Mông Cổ. Sau một thời gian nghỉ ngơi để chỉnh đốn quân đội, Thành Cát Tư Hãn chuẩn bị chiến tranh chống lại liên minh này.
Cùng thời gian này, ông cũng phải suy nghĩ về việc chọn người kế nghiệp để xóa bỏ những cuộc tranh giành liên miên giữa các con; ông đã chọn người con trai thứ ba là Oa Khoát Đài (Ögedei) làm người kế nghiệp cũng như thiết lập cơ chế lựa chọn những người kế nghiệp trong tương lai với điều kiện họ phải là hậu duệ của ông. Ông đã nhận được những báo cáo tình báo về lực lượng Tây Hạ, Kim và chuẩn bị lực lượng 180.000 quân cho các chiến dịch mới.
Xâm lăng Nhật Bản-Cung thủ Mông Cổ tấn công các Samurai trên lưng ngựa
Năm 1226, Thành Cát Tư Hãn tấn công Tây Hạ với cớ là Tây Hạ chứa chấp kẻ thù của Mông Cổ và để trừng phạt sự phản bội của họ. Tháng 2, ông chiếm các thành phố Heisui, Cẩm Châu (贛州) và Tô Châu và trong mùa thu năm đó ông chiếm phủ Tây Lương. Các tướng Tây Hạ đã đánh một trận lớn với quân Mông Cổ gần dãy núi Hà liên sơn. ("Hà liên" có nghĩa là "đại mã" trong phương ngôn phía bắc Trung Quốc.) Quân Tây Hạ đại bại. Tháng 11, ông bao vây thành Linh Châu và vượt qua sông Hoàng Hà đánh bại quân cứu viện của Tây Hạ.
Năm 1227, ông tấn công kinh đô Tây Hạ, trong tháng 2 chiếm phủ Lintiao, tháng 3 chiếm quận Tây Ninh (tỉnh Thanh Hải ngày nay) và phủ Tín Đô (信都府). Trong tháng 4 chiếm quận Deshun. Tại Deshun, tướng Tây Hạ Mã Diên Long chống lại quân Mông Cổ trong nhiều ngày cả trong và ngoài thành. Mã Diên Long sau đó chết do bị tên bắn. Thành Cát Tư Hãn sau khi chiếm Deshun, tiến quân tới núi Lưu Pan (thôn Thanh Thuỷ (清水), tỉnh Cam Túc) để tránh mùa hè khắc nghiệt.
Vua Tây Hạ mới, đã chính thức đầu hàng quân Mông Cổ năm 1227. Tây Hạ bị diệt sau khi tồn tại 190 năm, từ 1038 đến 1227. Quân Mông Cổ đã giết vua Tây Hạ và cả hoàng tộc này.
Trước khi chết, Thành Cát Tư Hãn đã chia đế chế của ông cho bốn người con trai. Truật Xích là lớn nhất, nhưng đã chết và quan hệ huyết thống của ông ta cũng bị nghi ngờ, vì thế những vùng đất xa xôi nhất của đế chế như nam Ruthenia đã được chia cho các con của ông này là Bạt Đô thủ lĩnh của bộ lạc Xanh, và Orda, thủ lĩnh của bộ lạc Trắng. Sát Hợp Đài (Chagatai) là con trai thứ hai, nhưng là người nóng nảy được chia vùng Trung Á và bắc Iran. Oa Khoát Đài (Ogedei), con trai thứ ba là Đại Hãn và nhận được Trung Quốc. Đà Lôi (Tolui), trẻ nhất, nhận Mông Cổ.
Trên giường bệnh năm 1227, Thành Cát Tư Hãn phác thảo kế hoạch cho Đà Lôi, sau kế hoạch này được những người kế vị sử dụng để triệt hạ dứt điểm nhà Kim.
Trong chiến dịch cuối cùng của mình chống lại nhà Tây Hạ, Thành Cát Tư Hãn đã chết vào ngày 18 tháng 8 năm 1227. Nguyên nhân cái chết của ông vẫn chưa được sáng tỏ, nhiều người cho rằng do ông ngã ngựa vì tuổi già và suy giảm thể lực hay sự ám sát từ phía kẻ thù. Biên niên sử Galicia-Volhynia cho rằng ông bị những người Tanguts giết chết, tuy nhiên đến ngày nay vẫn chưa ai biết rõ.
Sau khi ông ta chết, thân xác ông được đưa về Mông Cổ và được cho là mang về nơi ông sinh ra ở Hentiy, là nơi mà nhiều người cho rằng ông đã được hỏa thiêu ở một nơi nào đó gần sông Onon. Đoàn hộ tống lễ tang đã giết hết mọi người và tiêu hủy mọi thứ lạc vào đường của họ tới nơi thiêu xác ông để không ai có thể khám phá ra nơi họ chôn cất người lãnh tụ đáng kính của mình. Trong đám tang của ông (để giữ bí mật) người ta cho rằng đã có ít nhất 40 cung nữ đã bị hỏa thiêu cùng với ông, vì thế ngay cả các bà mẹ của họ cũng không thể xác định được nơi mà các cung nữ đã bị thiêu. Lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn là nơi tưởng niệm ông, nhưng không phải là nơi chôn cất ông ta. Vào ngày 6 tháng 10 năm 2004, người ta đã cho là tìm thấy "cung điện Thành Cát Tư Hãn", được cho là khu mộ của ông.
[sửa] Tài năng của Thành Cát Tư Hãn
[sửa] Chính trị và kinh tế
Thành Cát Tư Hãn là một nhà lãnh đạo thực thụ có khả năng. Ông đã tạo ra bộ luật bằng chữ viết của người Mông Cổ mà mọi người trong đế chế phải tuân thủ. Vì sự đa dạng về dân tộc, tôn giáo và sắc tộc của các công dân và binh lính trong Đế chế Mông Cổ bao gồm cả Trung Quốc, Ba Tư và châu Âu ngày nay, ông đã truyền lại sự trung thành chỉ đối với ông (Đại Hãn) mà không cho một ai khác. Để giữ vững và bổ sung cho các chi phí cho quân đội cũng như các hoạt động khác, ông đã cho phép các thủ lĩnh duy trì quyền lực khi mà họ còn cung cấp được sức mạnh quân sự, nộp cống phẩm và cung cấp nhân lực trong các cơ sở cố định. Chiếm đóng được một khu vực đất đai rộng lớn, ông đã khuyến khích thương nghiệp và trao đổi hàng hóa và người Mông Cổ nhận được hàng hóa và dịch vụ từ những người khác. Các thương nhân, giáo sĩ, đặc sứ đã được đảm bảo sự an toàn và hướng dẫn cần thiết dưới đế chế Mông Cổ, ví dụ một số người trong số họ đã đến Trung Quốc như nhà du hành Giovanni da Pian del Carpini dưới thời Oa Khoát Đài hay nhà du hành người Ý Marco Polo tới Bắc Kinh dưới thời Hốt Tất Liệt, là những người đã viết sách trong chuyến du hành của họ với một độ chính xác cao. Dưới thời Thành Cát Tư Hãn, mọi "cá nhân và tôn giáo là bình đẳng trước pháp luật Mông Cổ".
Vì sự mở rộng đế chế của ông, Thành Cát Tư Hãn đã có ảnh hưởng sâu rộng trong văn hóa của nhiều quốc gia châu Á, chủ yếu là Trung Quốc và Nga. Ông đã tiêu diệt tầng lớp quý tộc hiện thời trong các vùng lãnh thổ của mình, tạo ra tầng lớp trí thức thô sơ trong thời kỳ đó. Ông cũng tạo ra hệ thống bưu chính rộng lớn và mở rộng sự phổ biến của việc sử dụng hệ thống chữ cái thế giới, mặc dù trong nhiều năm người ta vẫn tin rằng ông là người thất học vì sự xuất hiện gần đây của chữ viết cũng như tuổi tác của ông tại thời điểm thi hành điều đó. Tuy nhiên, gần đây theo các phát kiến của các nhà sử học Mông Cổ và Trung Quốc ta thấy ông là người có học thức cao. Các văn bản viết tay được cho là của ông cũng như nội dung của chúng cho thấy ông có thể đọc các bài thuyết pháp của Lão giáo [1]. Thương mại và du lịch trong lãnh thổ Trung Quốc, Trung Cận Đông và châu Âu được phát triển mạnh mẽ bởi sự ổn định chính trị nhất mà Đế chế Mông Cổ đã đem lại khi thiết lập lại Con đường tơ lụa. Ông giảm các hình phạt trong các khu vực của mình, miễn giảm thuế cho các lang y và thầy đồ, và thiết lập sự tự do tôn giáo. Các ngôn ngữ khác như tiếng Thổ Nhĩ Kỳ được phát triển và các loại hình tôn giáo đã nảy nở do có tự do tôn giáo. Quân đội Mông Cổ về sau bao gồm rất nhiều người của các nền di sản khác nhau. Người Mông Cổ mở đầu cho phần lớn châu Á biết đến bàn tính và la bàn cũng như cho châu Âu biết đến thuốc súng và thuốc nổ được phát minh bởi người Trung Quốc cũng như các phương tiện chiến tranh vây hãm mà người Trung Quốc đã phát triển để đối phó với người châu Âu. Ông cũng là người thống nhất các bộ lạc Mông Cổ, là điều mà một số người cho là thành tựu đáng kể nhất của ông. Người ta cũng cho rằng ông là người đầu tiên ngăn chặn sự phân chia bắc và nam Trung Quốc được bắt đầu từ thời kỳ nhà Tống. Liên quan đến việc thống nhất Mông Cổ (một trong những thành tựu ấn tượng nhất của ông) là ông đã kiểm soát tốt để giành được sự hậu thuẫn của người Mông Cổ.
Ông tổ chức quân đội Mông Cổ thành các nhóm theo cơ số 10 (10 lính là một arban (thập hộ), 100 là một zuun (bách hộ), 1.000 là một myangan (thiên hộ), 10.000 là một tumen (vạn hộ)) và mỗi một nhóm binh sĩ có một thủ lĩnh có trách nhiệm báo cáo với cấp trên cho đến tận tumen. Cơ cấu mệnh lệnh này tạo ra một sự mềm dẻo cao và cho phép quân đội Mông Cổ có khả năng tấn công ồ ạt, chia thành các nhóm nhỏ hơn để bao vây và dẫn dắt kẻ thù vào trong mai phục hay chia thành các nhóm nhỏ 10 người để áp chế các nhóm tàn quân đã tan vỡ và đang trốn chạy. Quân đội Mông Cổ là rất mềm dẻo vì sự kiên định của binh sĩ. Mỗi người lính Mông Cổ có thể có từ 2 đến 4 ngựa cho phép họ phi nước đại trong vài ngày mà không cần nghỉ ngơi hay bị mệt mỏi. Binh sĩ Mông Cổ cũng có thể sống vài ngày chỉ cần uống máu ngựa và ăn thịt bò Tây Tạng khô khi thời tiết khắc nghiệt.
Khi bổ sung binh lính mới cho quân đội, Thành Cát Tư Hãn chia họ ra thành nhiều nhóm dưới quyền của các thủ lĩnh khác nhau để tránh tình trạng có quan hệ về sắc tộc hay xã hội, vì thế ở đây không có sự phân chia theo các liên minh sắc tộc. Trong mọi chiến dịch, binh sĩ được phép đem theo gia đình của họ. Chỉ những chiến binh dũng cảm nhất mới được thăng chức. Mỗi một thủ lĩnh của một nhóm nào đó phải chịu trách nhiệm về sự sẵn sàng chiến đấu của binh lính dưới quyền tại bất kỳ thời điểm nào và có thể bị thay thế nếu như phát hiện được sự tắc trách.
Binh lính Mông Cổ là các khinh kỵ binh (kỵ binh nhẹ) so với các kỵ sĩ châu Âu, điều này cho phép họ tiến hành các chiến thuật và rút lui nhanh chóng. Đây là một thông lệ đối với các đội quân linh hoạt. Người Mông Cổ dưới thời Thành Cát Tư Hãn và các hậu duệ của ông là sự hoàn hảo của loại hình quân khinh kỵ bắn cung. Một trong những kỹ thuật mà người Mông Cổ sử dụng trong chiến tranh là sự giả vờ rút lui giữa trận đánh, quân Mông Cổ có thể rút lui bất thình lình, làm cho quân đối phương tin rằng người Mông Cổ đã thua trận. Chỉ sau đó trong một khoảng cách nhất định thì họ mới hiểu là đã bị quân Mông Cổ bao vây và cuối cùng là hàng trận mưa tên bắn về phía họ. Người Mông Cổ không thích hợp với các cuộc cận chiến, họ thích đánh nhau từ một khoảng cách nhất định bằng cung tên với khả năng bắn cung khi đang cưỡi ngựa điêu luyện của mình.
Trong các cuộc chiến, thủ lĩnh quân đội Mông Cổ có thể sử dụng cờ hay kèn hiệu để thực hiện chiến lược, chiến thuật của mình. Đối với người Mông Cổ, chiến thắng có vẻ như là vấn đề quan trọng nhất và họ không thể chấp nhận thua trận cũng như mất người bởi vì họ bị thua sút về tiếp viện (ít nhất là hai lần thấp hơn trong phần lớn các trận đánh nếu tính theo lượng binh sĩ) cũng như họ phải di chuyển xa lãnh thổ của mình. Như đã đề cập trên đây, vũ khí chủ yếu của người Mông Cổ là cung của người Hun và kiếm lưỡi cong, nhẹ và hiệu quả để mang vác và đánh nhau hơn là kiếm dài và nặng của người châu Âu. Một quy tắc đơn giản trong giao tranh đã được làm rõ trong thời đại của Thành Cát Tư Hãn là nếu hai hay nhiều hơn binh sĩ tách khỏi nhóm của họ mà không có sự chấp thuận của thủ lĩnh thì họ phải chết. Kiểu giao tranh của người Mông Cổ có vẻ như là phương thức tự nhiên nhất của cuộc sống du cư của họ, nó có nghĩa là trong các cuộc viễn du thì phải có hành lý gọn nhẹ nhất cũng như tốc độ và sự linh hoạt lớn hơn. Do thế Thành Cát Tư Hãn đã bổ sung thêm một thành phần quan trọng, đó là kỷ luật nghiêm minh đối với quân đội của ông mà nó là tương tự như các đội quân khác của thảo nguyên trong thời gian dựa vào kiểu chiến tranh bằng khinh kỵ binh với cung tên.
Trận thủy chiến giữa Hạm đội Mông Cổ và Nhật Bản. Người Nhật đang tấn công năm 1293
Triết lý quân sự của Thành Cát Tư Hãn nói chung là đánh bại kẻ thù với ít tổn thất và rủi ro nhất cho người Mông Cổ, dựa trên lòng trung thành và tài năng trong việc lựa chọn các tướng lĩnh và binh sĩ.
Thành Cát Tư Hãn đã thực hiện rất thành công các kiểu chiến tranh tâm lý, đặc biệt trong các việc mở rộng sự đe dọa, khủng bố đối với các thành phố, thị trấn khác. Nếu ông nhận thấy là ở đó có sự chống cự, ông có thể đưa ra cơ hội để họ đầu hàng và cống nộp. Nếu lời đề nghị bị từ chối, ông có thể tiêu diệt cả thành phố hay thị trấn đó nhưng cho một số người chạy trốn để loan truyền tin về tổn thất của họ cho cư dân của các thành phố khác. Một khi những tin đồn về sức mạnh của đội quân của ông đã loang rộng thì rất khó cho các thủ lĩnh của các thành phố đó trong việc thuyết phục người dân của họ chống lại Thành Cát Tư Hãn. Quan điểm của Thành Cát Tư Hãn đối với các kẻ thù là: hoặc đầu hàng và chịu cống nộp hoặc là chết. Khi họ đã đầu hàng, Thành Cát Tư Hãn thông thường giữ cho thành phố đó được nguyên vẹn và đảm bảo cho họ sự bảo vệ để họ trở thành nguồn nhân lực và quân nhu cho các chiến dịch trong tương lai. Nếu họ chống lại, ông thực hiện quyền của người cai trị cả thế giới. Người ta cho rằng ông đã giữ được nhiều sinh mạng nhờ chiến tranh tâm lý và sự hăm dọa đối với kẻ thù.
Công nghệ là một mặt quan trọng trong chiến thuật của ông. Những thiết bị vây hãm là một phần trong chiến thuật của ông, đặc biệt trong việc tấn công các thành phố đã tăng cường phòng thủ. Ông sử dụng các nhà kỹ thuật Trung Quốc rất am hiểu các thiết bị vây hãm trong thời gian đó trong quân đội của mình. Các thiết bị vây hãm này được tháo rời và vận chuyển bằng ngựa và được lắp ráp lại ở nơi mà chúng cần sử dụng.
Trong bối cảnh của một cuộc chiến tranh điển hình và các biến thái của nó, trước khi xâm chiếm, Thành Cát Tư Hãn và các tướng lĩnh của ông thực hiện việc chuẩn bị tích cực ở Kurultai để quyết định xem sẽ chỉ đạo cuộc chiến tranh sắp tới như thế nào cũng như các tướng nào cần tham gia; có nghĩa là họ có thể tích lũy kiến thức hoàn hảo hơn từ những kẻ thù của mình, sau đó sự khiêu chiến sẽ được tính toán, và sau đó họ quyết định bao nhiêu đơn vị là cần thiết. Ở phía khác, các tướng Mông Cổ là những chiến binh với mức độ độc lập cao trong các quyết định khi họ tỏ rõ lòng trung thành với Thành Cát Tư Hãn trong một thời gian dài, điều này làm giảm thiểu sự kiểm tra, giám sát của ông đối với họ trong thời gian diễn ra chiến dịch. Vì bản chất nhẹ của quân đội Mông Cổ, Thành Cát Tư Hãn đã xây dựng một mạng lưới tình báo phức tạp trong quân đội Mông Cổ cũng như trong các mạng lưới thương mại hay các nước chư hầu, trong đó tình báo có thể nhanh chóng đến được mọi ngõ ngách của đế chế Mông Cổ. Người ta cho rằng, để chuẩn bị cho chiến tranh, các tướng có thể cử 200 kỵ binh đi theo 4 hướng khác nhau để do thám các hoạt động của kẻ thù và đôi khi binh sĩ đi tới 300 km trong 1 hay 2 ngày, điều này là thông thường trong thời đại của đội quân Mông Cổ.
Mặc dù chiến chiến lược của người Mông Cổ là có sự thay đổi tùy theo phản ứng của kẻ thù, nhưng kỹ thuật của họ có thể vẫn chỉ là một. Người Mông Cổ giao chiến theo hàng dọc, thông thường có ba cánh quân, hai cánh bên hông có thể tách ra từ cánh quân trung tâm khi họ tính toán xem nơi nào họ có thể thọc vào. Các cánh quân bên hông có quân số tương đương có thể đi sâu vào lãnh thổ kẻ thù và bắt đầu chôn vùi kẻ thù bằng các toán quân Mông Cổ được chia thành các cơ, đội 10, 100, 1.000, 10.000 binh sĩ với các thủ lĩnh của họ, nó tạo ra một lực lượng chiến đấu rất tinh tế và có tổ chức cao, gần như không thể ngăn chặn nổi bởi những đội quân nông dân của người châu Âu hay Trung Quốc. Khi họ hiện diện ở một nơi nào đó và do thám các thành phố và cánh đồng xung quanh, họ có thể bằng cách nào đó nhập lại với cánh quân trung tâm và đưa ra đòn đánh quyết định với đội quân chính của kẻ thù. Tư tưởng và ưu thế của việc sử dụng các lực lượng bên hông là lan truyền đe dọa, khủng bố (người Mông Cổ rất giỏi việc này), thu thập tin tức tình báo từ các kẻ thù của họ và loại bỏ các đơn vị nhỏ hơn của kẻ thù để không cho họ không thể hỗ trợ lẫn nhau. Nói cách khác, nó là một dạng của khái niệm phân chia và chế ngự. Các cánh quân bên hông này gửi các thông điệp thông qua tình báo cho các cánh quân khác về những gì xảy ra trên hướng của họ và họ

File đính kèm:

  • docThanh Cat Tu Han cuoc doi va su nghiep_12706900.doc
Giáo án liên quan