Tài liệu ôn thi học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Lê Hồ Tường Vi

Câu 9: Những thành tựu chủ yếu về khoa khọc kĩ thuật nửa đầu thế kỉ XX là gì?

- Trong lĩnh vực Vật lý: sự ra đời của thuyết nguyên tử hiện đại, đặc biệt là thuyết tương đối của An-be Anh-xtanh

- Trong các lĩnh vực khác như Hóa học, Sinh học và các khoa học về Trái đất đạt được những thành tựu to lớn

- Nhiều phát minh được đưa vào sử dụng như điện tín, ra đa, điện thoại , điện ảnh, hàng không

 Câu 10 : Sự phát triển của khoa học khoa khọc kĩ thuật nửa đầu thế kỉ XX mang lại tích cực và hạn chế gì cho nhân loại?

- Tích cực : Tạo ra một khối lượng sảm phẩm vật chất khổng lồ cho xã hội. làm thay đổi đời sống vật chất , tinh thần của nhân loại.

- Hạn chế: Nhiều phát minh khoa học được ứng dụng trong sản xuất vũ khí và phương tiện giết người hàng loạt( như bom nguyên tử), góp phần đưa đến 2 cuộc chiến trang thế giới, gây tổn thất, đau thương cho nhân loại

 

doc20 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 847 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu ôn thi học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Lê Hồ Tường Vi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân dân lao động và cách dân tộc bị áp bức
+ Tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước
+ Mở đầu thời kì LSTG hiện đại.
CHỦ ĐỀ 8 , BÀI 22
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HOC- KĨ THUẬT VÀ VĂN HÓA THẾ GIỚI NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX
Câu 9: Những thành tựu chủ yếu về khoa khọc kĩ thuật nửa đầu thế kỉ XX là gì?
Trong lĩnh vực Vật lý: sự ra đời của thuyết nguyên tử hiện đại, đặc biệt là thuyết tương đối của An-be Anh-xtanh
Trong các lĩnh vực khác như Hóa học, Sinh học và các khoa học về Trái đất đạt được những thành tựu to lớn
Nhiều phát minh được đưa vào sử dụng như điện tín, ra đa, điện thoại , điện ảnh, hàng không
 Câu 10 : Sự phát triển của khoa học khoa khọc kĩ thuật nửa đầu thế kỉ XX mang lại tích cực và hạn chế gì cho nhân loại?
Tích cực : Tạo ra một khối lượng sảm phẩm vật chất khổng lồ cho xã hội. làm thay đổi đời sống vật chất , tinh thần của nhân loại.
Hạn chế: Nhiều phát minh khoa học được ứng dụng trong sản xuất vũ khí và phương tiện giết người hàng loạt( như bom nguyên tử), góp phần đưa đến 2 cuộc chiến trang thế giới, gây tổn thất, đau thương cho nhân loại
Câu 11: Nô-ben nói “Tôi hi vọng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu”. Em hiểu như thế nào về câu nói đó?
Việc sử dụng những thành tựu khoa học-kĩ thuật nhằm phục vụ cho cuộc sống con người, tuy nhiên những thành tựu đó cũng được ứng dụng để sản xuất vũ khí và phương tiện giết người hàng loạt( như bom nguyên tử). 
Vì thế mong muốn của Nô-ben là hãy sử dụng những thành tựu của cuộc cách mạng kĩ thuật để phục vụ cuộc sống con người, đừng sử dụng nó cho những cuộc chiến tranh gây đau thương, tổn thất cho nhân loại
Câu 12: Thế nào là nền văn hóa Xô Viết? thành tựu?
Nền văn hóa Xô Viết là một nền văn hóa mới được hình thành ở nước Nga-Xô Viết sau cách mạng tháng 10 Nga, được xây dựng trên cơ sở tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lenin và kế thừa tinh hoa văn hóa của nhân loại.
Thành tựu: đã xõa bỏ tình trạng mù chữ và nạn thất học, sáng tạo chữ viết cho những dân tộc trước đây chưa có chữ viết, phát triển hệ thống giáo dục, nghệ thuật
Bài 23 ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
Câu 13: Những nội dung chính của lịch sử thế giới hiên đại (1917-1945)
- Với thắng lợi Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917, lần dầu tiên CNXH đã trở thành hiện thực ở một nước. Thắng lợi của cách mạng thang 10 Nga và công cuộc xây dựng CNXH đã có những tác động to lớn đến tình hình của thê giới.
Trải qua những năm phát triển nhanh chóng sau chiến tranh thế giới thứ nhất, chủ nghĩa tư bản lâm vào khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933, dẫn đến hậu quả là chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức, Italia, Nhật với ý đồ gây chiến tranh chia lại thế giới (0.5đ)
Chiến tranh thế giới thứ 2 (1939-1945), cuộc chiến tranh gây những tổn thất khủng khiếp nhất cho nhân loại ,kết thúc một thời kì phát triển của thế giới hiện đại.(0.5đ)
PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (LỚP 8)
Bài 24 :Pháp xâm lược Việt Nam
Câu 1: Tại sao thực dân Pháp xâm lược Việt Nam? (Đề 2011-2012)
- Từ giữa thế kỉ XIX, thực dân Pháp cùng với các nước tư bản phương Tây chạy đua giành giật thị trường ở Đông và Đông Nam Á, trong đó Việt Nam có : vị trí chiến lược đặc biệt, giàu tài nguyên, khoáng sản, nguồn nhân công rẻ mạt ,chế độ phong kiến suy yếu.
- Lấy cớ bảo vệ đạo Gia tô, Pháp đem quân đánh chiếm nước ta
Câu 2: Vì sao Pháp chọn Đà Nẵng làm nơi tấn công đầu tiên?
Vì: - Đà Nẵng nằm trên địa phận của tỉnh Quảng Nam rộng lớn, đông dân , trù phú, có cửa biển sâu, tàu chiến Pháp dễ dàng hoạt động.
Âm mưu của Pháp là sau khi được chiếm Đà Nẵng sẽ dùng nơi đây làm bàn đạp tấn công ra Huế, buộc triều đình Huế đầu hàng.
Câu 3: Bước đầu quân Pháp đã bị thất bại như thế nào?
1/9/1858, quân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Quân dân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã anh dũng chống trả, không cho quân Pháp tiến sâu vào nội địa
Sau 5 tháng tấn công, Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà
Câu 4:Hiệp ước Nhâm Tuất có những nội dung cơ bản gìTL:
5-6-1862, Triều đình Huế kí hiệp ước Nhâm Tuất với những nội dung cơ bản sau:
- Thừa nhận cho Pháp cai quản 3 tỉnh miền Đông Nam Kì(Gia Định, Định Tường, Biên Hòa )và đảo Côn Lôn.
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TỪ 1858-1873
Câu 5: Nhân dân ta đã anh dũng kháng chiến chống Pháp ở Đà Nẵng và các tỉnh Nam Kì như thế nào?Nhận xét?
Tại Đà Nẵng, nhiều toán nghĩa binh nổi lên phối hợp với quân triều đình chống giặc.
Khi Pháp đánh chiến Gia định, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-phê-răng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (10/12/1861)
Cuộc khởi nghĩa của Trương Định làm cho địch lao đao, khốn đốn
Nhân dân nổi dậy khắp nơi, các trung tâm kháng chiến được thành lập(Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Vĩnh Long) với các lãnh tụ nổi tiếng:Trương Quyền, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực
Các nhà nho dùng ngòi bút để chống thực dân Pháp: Nguyễn Đình Chiêu, Phan Văn Trị
Câu 6: Nhận xét về phong trào chống Pháp của nhân dân ta ở Nam Kì theo thứ tự sau: hoàn cảnh, số lượng, quy mô, kết quả
Hoàn cảnh: cuộc kháng chiến ngày khó khăn vì thái độ bạc nhược, câu kết với giặc của triều đình Huế để đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân
Số lượng người tham gia: đông đảo, nhiều tầng lớp nhân dân tham gia, nhất là nông dân
Quy mô; rộng 6 tỉnh Nam kì
Kết quả :Thất bại
Câu 7: Lập niên biểu những sự kiện chính trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta từ 1858- 1873
Thời gian
Sự kiện chính
1-9-1858
Pháp tấn công Đà Nẵng
17-2-1859
Pháp tấn công Gia Định
24-2-1861
Pháp tấn công đại đồn Chí Hòa
10-12-1861
Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu giặc trên sông Vàm Cỏ đông
5-6-1862
Hiệp ước Nhâm Tuất
2-1863
Pháp tấn công căn cứ Tân Hòa, Gò Công
20-8-1864
Trương Định hi sinh
24-6-1867
Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền tây
1867-1873
Các cuộc khởi nghĩa chống Pháp nổ ra ở Nam kì
Bài 25 KHÁNG CHIẾN LAN RỘNG RA TOÀN QUỐC (1873-1874)
Câu 8: Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất như thế nào?
TL:
 - Thực hiện kế hoạch đánh Bắc Kì đã được vạch ra từ trước, lợi dụng triều đình Huế nhờ Pháp ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp hải phỉ và do nhiều nguồn tin do bọn gián điệp cung cấp, Pháp đã nắm được tình hình Bắc Kì
Cuối 1872, chúng cho tên lái buôn Đuy-puy gây rối ở Hà Nội
Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, Gác-ni-ê đưa hơn 200 quân Pháp ra Bắc
Sau đó , Pháp cho quân đánh chiếm thành Hà Nội 20-11-1973. Sau khi chiếm được thành, chúng cho quân đánh chiếm các tỉnh Hưng Yên, Phủ Lý, Hải Dương, Ninh Bình và Nam Định.
Câu 9: Nhân dân ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì đã kháng chiến chống thực dân Pháp như thế nào(1873-1874)?
TL:
Ngay từ khi quân Pháp đánh chiếm thành Hà Nội, nhân dân ta đã anh dũng đứng lên kháng chiến. Đêm đêm các toán nghĩa binh tấn công địch, đốt kho đạn địch. Ở cửa ô thanh Hà, một đội nghĩa binh chặn đánh địch và hi sinh đến người cuối cùng để bảo vệ thành Hà Nội
Tại các tỉnh đồng bằng Bắc Kì, quân Pháp vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân ta. Ở Thái Bình và Nam định, có căn cứ kháng chiến của cha con Nguyễn Mậu Kiến và Phạm Văn Nghị
21-12-1873, quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc và Hoàng Tá Viên đã Phục kích quân Pháp tại Cầu Giấy, Gác-ni-ê cùng nhiều sĩ quan binh lính bị giết tại trận.
Câu 10: Chiến thắng Cầu Giấy lần 1 (1873) có ý nghĩa như thế nào? Thái độ của triều đình Huế sau khi kí hiệp ước Giáp Tuất như thế nào?
TL:
Chiến thắng Cầu Giấy năm 1873 của quân dân ta làm cho Pháp hoang mang, lo sợ còn quân dân ta thì phấn khởi, càng hăng hái đánh giặc.
Triều đình Huế đã không tận dụng được ưu thế có được sau chiến thắng Cầu Giấy để phản công địch mà lại thỏa hiệp với Pháp bằng việc kí hiệp ước Giáp Tuất( 15-3-1874) với những điều khoản nặng nề- chính thức thừa nhận chủ quyền của Pháp ở 6 tỉnh nam Kì, Pháp rút khỏi Bắc kì
Câu 11: Vì sao triều đình Huế kí hiệp ước Giáp Tuất 1874 ? Em có nhận xét gì về hiệp ước năm 1874 so với hiệp ước Nhâm Tuất 1862)
TL: 
Hiệp ước Giáp Tuất 1874 là một tính toán thiển cận của triều đình Huế, xuất phát từ ý thức bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ, triều đình Huế trượt dài trên con đường đi đến đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp. Chủ quyền dân tộc bị xâm phạm nhiều hơn, tạo điều kiện cho Pháp thực hiện âm mưu xâm lược tiếp theo.
So với hiệp ước Nhâm Tuất 1862, ta mất thêm 3 tỉnh Nam Kì, mất thêm một phần quan trọng của chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam
Câu 12: Pháp cớ gì đưa quân ra Bắc Kì lần thứ 2 ?Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai như thế nào?
TL:- Sau hiệp ước Giáp Tuất 1874, Pháp quyết tâm chiếm bằng được Bắc Kì
Lấy cớ triều đình Huế vi phạm hiệp ước năm 1874, tiếp tục giao thiệp với nhà Thanh.
Ngày 3-4 -1882, quân Pháp do Ri-vi-e chỉ huy, đã đổ bộ lên Hà Nội
Ngày 25-4, Ri-vi-e gởi tối hậu thư cho tổng đốc thành Hà Nội là Hoàng Diệu buộc phải nộp thành
Không đợi trả lời, quân Pháp tấn công và đánh chiếm thành Hà Nội, cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt từ sáng đến trưa thì thành mất, Hoàng Diệu tự sát để bảo toàn khí tiết
Pháp nhanh chóng đánh chiếm Hòn Gai, Nam Định và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì.
Câu 13: Nhân dân Bắc Kì đã phối hợp với quân triều đình kháng chiến chống Pháp xâm lược lần hai như thế nào?
TL:
Khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai, nhân dân đã tích cực phối hợp với quan quân triều đình chống Pháp.
Ở Hà Nội , nhân dân tự tay đốt nhà, tạo thành bức tường lửa chặn giặc, họ tổ chức thành đội ngũ để tham gia bảo vệ thành. Sau khi thành mất cuộc chiến đấu trong lòng địch vẫn diễn ra rất quả cảm
Tại các địa phương khác, nhân dân tích cực đắp đập, cắm kè trên sông, làm hầm chông, cạm bẫychống Pháp
19-5-1883, hơn 500 tên địch lọt vào trận địa mai phục của ta tại Cầu Giấy, quân cờ đen cảu Lưu Vĩnh Phúc phối hợp với quân Hoàng Tá Viêm đổ ra đánh, Ri-vi-e và nhiều sĩ quan binh lính Pháp bị giết tại trận.
Câu 14: Sau khi Ri-vi e bị giết tại Cầu Giấy tại sao thực dân Pháp không chịu nhượng bộ triều đình Huế?
TL:
- Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai này làm cho quân Pháp thêm hoang mang, dao động. Chúng toan bỏ chạy nhưng triều đình Huế lại chủ trương thương lượng với Pháp, hi vọng nhờ chiến thắng này mà Pháp rút quân. Sau khi có thêm viện binh, nhân cơ hội vua Tự Đức mới qua đời, triều đình Huế đang lục đục, chủ nghĩa tư bản Pháp trên đà phát triển, Pháp quyết định đem quân đánh thẳng ra Thuận An, cửa ngõ kinh thành Huế. Khi Pháp tấn công ra Thuận An, triều đình Huế hoảng hốt, xin đình chiến và kí hiệp ước Hác- măng (25-8-1883)
Câu 15: Nội dung hiệp ước Hác-Măng là gì?
TL:Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Trung kì và Bắc kì.
Câu 16: Chủ trương của Pháp sau trận Cầu Giấy lần thứ hai(5-1883) có gì khác so với trận Cầu Giấp năm 12/1873?Kết quả của việc Pháp thực hiện chủ trương đó?
Không giống như trận Cầu Giấy lần thứ nhất, lần này chủ trương thôn tính Việt Nam trở thành đường lối chung của thực dân Pháp
Vì vậy Pháp quyết định đem quân đánh thẳng ra Thuận An, cửa ngõ kinh thành Huế. Hiệp ước Hác- Măng (1883)và sau đó là hiệp ước Pa-tơ-nốt(1884) được kí kết, chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyến với tư cách là một quốc gia độc lập. Nền bảo hộ của Pháp được xác lập trên nước ta.
Bài 26 PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX.
Câu 17: Tôn Thất thuyết đã chuẩn bị những gì để chống thực dân Pháp?
Ông ra sức xây dựng lực lượng, xây dựng căn cứ Tân Sở, tích trữ lương thảo, khí giới
Trừng trị những kẻ thân Pháp, đưa Ưng Lịch lên ngôi vua(tức vua Hàm Nghi)
Câu 18: Phái chủ chiến tiến hành phản công trong hoàn cảnh nào?(Nguyên nhân, diễn biến , kết quả)
Pháp quyết tâm tiêu diệt phe chủ chiến.
Trước sự uy hiếp của Pháp, Tôn Thất Thuyết quyết định tấn công trước để giành thế chủ động.
Đêm 4 rạng 5 tháng 7 năm 1885, ông ra lệnh tấn công quân Pháp ở tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá.
 Quân Pháp nhất thời rối loạn, sau khi củng cố tinh thần, chúng đã mở cuộc tấn công đánh chiếm hoàng thành và tàn sát dã man những người vô tội.
Câu 19: Phong trào Cần Vương bùng nổ và phát triển như thế nào? Vì sao chiếu Cần Vương được đông dảo nhân dân hưởng ứng?(Đề 2012-2013 3 đ)
Sau cuộc tấn công của phe chủ chiến bị thất bại, ngày 13-7-1885,Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương, kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước
Từ đó một phong trào kéo dài sôi nổi ở Bắc Kì và Trung kì , kéo dài đến cuối thế kỉ XIX.
- Diễn biến : có thể chia làm 2 giai đoạn:
+ GD1 1885-1888: phong trào bùng nổ khắp cả nước, sôi động nhất là ở Trung Kì và Bắc Kì
+ GDD2 1889-1896: phong trào được duy trì và quy tụ thành các cuộc khở nghĩa lớn, có quy mô và tổ chức cao hơn,
Vì :đó là lời kêu gọi tâm huyết của một ông vui trẻ tuổi , có tinh thần yêu nước
Chiếu Cần Vương phù hợp với tâm tư, nguyện vọng và truyền thống yêu nước của nhân dân và vì chiếu Cần Vương thể hiện việc gắn quyền lợi triều đình với quyền lợi của dân tộc, phục vụ dân tộc nên được đông đảo nhân dân hưởng ứng
Câu 20: Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
Vì :
Đây là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn, địa bàn rộng
Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là văn thân các tỉnh Thanh- Nghệ tĩnh
Thời gian tồn tại lâu (từ 1885- 1895)
Tính chất ác liệt ,( chiến đấu cam go )chống lại thực dân Pháp và triều đình phong kiến bù nhìn.
Tổ chức chặt chẽ, chỉ huy thống nhất
Tự chế tạo được vũ khí tương đối hiện đại (theo mẫu súng trường của Pháp.
Câu 21: Nhận xét về phong trào chống Pháp cuối TK XIX?
Lãnh đạo: văn thân, sĩ phu, quan lại yêu nước
Lực lượng: các tầng lớp nhân dân, nhất là nông dân
Các cuộc khởi nghĩa chi phối bởi tư tưởng phong kiến
Kết quả: Thất bại
Ý nghĩa: thể hiện truyền thống yêu nước, làm chậm lại quá trình xâm lược của Pháp, để lại nhiều bài học quý báu về khởi nghĩa vũ trang.
Bài 27 KHỞI NGHĨA YÊN THẾ(1884-1913)
Câu 22: Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế?
Giữa thế kỉ XIX, nông nghiệp sa sút, nhiều nông dân đồng bằng Bắc Bộ rời quê hương lên Yên Thế lập làng, tổ chức sản xuất. khi thực dân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc Kì, Yên Thế trở thành mục tiêu bình định, bóc lột của chúng. Vì vậy nhân dân Yên Thế đã đứng lên đấu tranh chống lại thực dân Pháp xâm lược, bảo vệ cuộc sống của mình
Câu 23: Tóm tắt diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Yên Thế?
Có thể chia làm 3 giai đoạn:
1884-1892: nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ dưới sự chỉ huy của Đề Nắm
1893-1908: Nghĩa quân vừa xây dựng vừa chiến đấu dưới sự chỉ huy của Đề Thám
1909-1913: Pháp tập trung lực lượng, tấn công lên Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn. Ngày 10-2-1913, Hoàng Hoa Thám bị sát hại. Phong trào tan rã
Câu 24: Nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế?
Do Pháp còn mạnh, câu kết với phong kiến, có điều kiện tập trung lực lượng để đàn áp
Lực lượng nghĩa quân còn mỏng và yếu, bị tiêu hao dần, dẫn đến tan rã
Phong trào bó hẹp trong một địa phương, bị cô lập, so sánh lực lượng quá chênh lệch.
Câu 25: Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Yên Thế?
Là cuộc đấu tranh tự phát của nông dân.
Chứng tỏ khả năng lớn lao của nông dân trong lịch sử đấu tranh
Thể hiện tinh thần yêu nước, chiến đấu bất khuất, kiên cường của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm
Làm chậm lại quá trình bình định của thực dân Pháp
Câu 26: Em có nhận xét gì về sự khác biệt của cuộc khởi nghĩa Yên Thế so với cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương 
Đây là cuộc khởi nghĩa lớn, có thời gian kéo dài hơn (30 năm), quyết liệt nhất và có ảnh hưởng sâu rộng nhất từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta đến những năm đầu thế kỉ XX
Đây là phong trào đấu tranh tự phát của nông dân, lãnh tụ là nông dân
Mục đích là giữ đất, giữ làng, bảo vệ mảnh đất ở địa phương Yên Thế
Câu 27: Lập bảng so sánh phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế theo mẫu sau( đề hsg 9, 2009-2010)
TT
Nội dung so sánh
Phong trào Cần Vương
(1885-1896)
Khởi nghĩa Yên Thế
( 1884-1913)
1
Mục đích đấu tranh
Giành độc lập, khôi phục chế độ phong kiến (0.25)
Để tự vệ, bảo vệ quyền lợi thiết thân, giữ đất, giữ làng
2
Thành phần lãnh đạo
Văn thân, sĩ phu yêu nước
Nông dân
3
Lực lượng tham gia
Các tầng lớp nhân dân, văn thân, sĩ phu
Nông dân
4
Địa bàn hoạt động
Khắp các tỉnh Trung và bắc kì
Chủ yếu ở Yên Thế, Bắc Giang
Bài 29 TRÀO LƯU CẢI CÁCH DUY TÂN Ở VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỈ XIX
Câu 28 Tình hình VN nửa cuối thế kỉ 19. Các trào lưu cải cách Duy Tân ra đời trong bối cảnh nào?
- Triều đình Huế thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu
- Xã hội Việt Nam khủng hoảng nghiêm trọng.
- Bộ máy chính quyền từ TW đến địa phương mục ruỗng.
- Nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ; tài chính cạn kiệt, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn.
- Mâu thuẫn dân tộc ngày thêm gay gắt.
- Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ dữ dội
=> Trong bối cảnh đó các trào lưu cải cách Duy Tân ra đời.
Câu 29: Những lí do nào khiến các sĩ phu tiến bộ trong nửa cuối thế kỉ XIX đề ra chủ trương cải cách duy tân đất nước. Nêu nội dung chính trong các đề nghị cải cách.(Câu 30)
Đứng trước tình trạng ngày một nguy nan và xuất phát từ lòng yêu nước , thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc tấn công dồn dập của kẻ thù, một số quan lại , sĩ phu đã đưa ra các đề nghị cải cách duy tân
Câu 30: Lập bảng thống kê các đề nghị cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
Thời gian
Người đề xướng
Nội dung cải cách
1868
- Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế
- Đinh Văn Điền
- Xin mở cửa biển Trà Lí
- Đây mạnh khai khẩn ruộng hoang, phát triển buôn bán , chấn chỉnh quốc phòng
1872
Viên Thương Bạc
 Xin mở 3 cửa biển miền Trung và miền Bắc để thông thương
1863-1971
Nguyễn Trường Tộ
30 bản điều trần: chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương và tài chính, cải tổ giáo dục, mở rộng ngoại giao
1877 và 1882
Nguyễn Lộ Trạch
Chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước
Câu 31: Vì sao các đề nghị cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX không thực hiện được?
Vì:- Triều đình Nguyễn bảo thủ, không muốn thay đổi hiện trạng của đất nước
- Tuy bất lực trước những khó khăn của đất nước nhưng họ vẫn từ chối mọi cải cách, kể cả những cải cách hoàn toàn có thể thực hiện được.
Điều này làm cản trở sự phát triển những nhân tố mới của xã hội, làm cho đất nước luẩn quẩn trong vòng lạc hậu, bế tắc của chế độ phong kiến đương thời.
Câu 32: Nhận xét mặt tích cực , hạn chế, kết quả và ý nghĩa của các đề nghị cải cách?
Tích cực: đáp ứng phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó, có tác động đến cách nghĩ, cách làm của một bộ phận quan lại triều đình
Hạn chế: các đề nghị cải cách mang tính rời rạc, lẻ tẻ, chưa giải quyết được mâu thuẫn của xã hội VN lúc đó
Kết quả: nhà Nguyễn Cự tuyệt, không chấp nhận các đề nghị cải cách
Ý nghĩa: tấn công vào những tư tưởng lỗi phản ánh trình độ nhận thức mới của những người VN hiểu biết.
Bài 29 CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA PHÁP VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
Câu 33: Hãy nêu những chính sách kinh tế của Pháp trong cuộc khai thác Việt Nam lần thứ nhất (1897-1914)?Tác hại của những chính sách đó đối với nền kinh tế Việt Nam?
Chính sách về kinh tế
Nông nghiệp, đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất, lập đồn ddienf rồi phát canh thu tô
Công nghiệp: tập trung khai thác mỏ( than, kim loại). Mở một số nhà máy xi măng, gạch ngói, vải sợi diêm
Giao thông vận tải: xây dựng hệ thống giao thông thủy, bộ và đường sắt để tăng cường bóc lột kinh tế và phong trào đấu tranh của nhân dân
Thương nghiệp: đánh thuế nhẹ hoặc miễn thuế cho hàng hóa của Pháp nhập vào VNam, đánh thuế cao các hàng hóa khác nhập vào Việt Nam, biến Việt Nam thành thị trường độc chiếm. 
Pháp đề ra các thứ thuế mới bên cạnh các loại thuế cũ, nặng nhất là thuế muối, thuế rượu..
Mục đích: vơ vét sức người, sức của của nhân dân Đông Dương
Tác hại: Làm cho nền kinh tế ta phụ thuộc vào nền kinh tế Pháp, công thương nghiệp không phát triển được, đời sống của nhân dân ta rất cực khổ, bị bần cùng hóa.
Câu 34 Chính sách về văn hóa, giáo dục.
- Giai đoạn đầu Pháp duy trì nền giáo dục của thời phong kiến.
- Về sau Pháp mở trường học mới cùng một số cơ sở văn hóa, y tế.
- Hệ thống giáo dục phổ thông gồm 

File đính kèm:

  • docGiao an ca nam_12710582.doc
Giáo án liên quan