Tài liệu ôn tập Hóa học - Chủ đề 21: Bài tập hình vẽ

Câu 2: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Cl2 từ MnO2 và HCl đặc:

a) Viết phương trình hóa học điều chế khí Cl2.

b) Cho biết khí Cl2 sinh ra thường lẫn những tạp chất nào? Để thu được khí Cl2 khô bình (1) và bình (2) lần lượt đựng dung dịch chất nào?

c) Cho biết vai trò của bông tẩm dung dịch NaOH? Viết phương trình phản ứng minh họa (nếu có).

Câu 3: Trong quá trình điều chế khí, để thu các chất khí vào bình, người ta có thể sử dụng phương pháp đẩy nước hoặc phương pháp thu ngửa bình như trong hình bên. Có thể thu khí H2, SO2, Cl2, HCl bằng phương pháp nào trong hai phương pháp trên. Giải thích?

Câu 4: Có các thí nghiệm được mô tả như hình vẽ:

a) Xác định chất rắn A và viết các phương trình hóa học xảy ra ở thí nghiệm hình A.

b) Nếu lần lượt thay dung dịch Br2 (hình A) bằng dung dịch FeCl3 hoặc dung dịch CuCl2 thì sẽ có hiện tượng gì ở ống nghiệm (3)? Viết phương trình hóa học.

c) Hiện tượng gì xảy ra ở thí nghiệm hình B? Giải thích.

 

doc5 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 415 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu ôn tập Hóa học - Chủ đề 21: Bài tập hình vẽ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 21: BÀI TẬP HÌNH VẼ
Câu 1: Một hỗn hợp khí gồm CO2, SO2, H2. Nêu cách nhận biết mỗi khí trong hỗn hợp. Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
Câu 2: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Cl2 từ MnO2 và HCl đặc:
a) Viết phương trình hóa học điều chế khí Cl2.
b) Cho biết khí Cl2 sinh ra thường lẫn những tạp chất nào? Để thu được khí Cl2 khô bình (1) và bình (2) lần lượt đựng dung dịch chất nào?
c) Cho biết vai trò của bông tẩm dung dịch NaOH? Viết phương trình phản ứng minh họa (nếu có).
Câu 3: Trong quá trình điều chế khí, để thu các chất khí vào bình, người ta có thể sử dụng phương pháp đẩy nước hoặc phương pháp thu ngửa bình như trong hình bên. Có thể thu khí H2, SO2, Cl2, HCl bằng phương pháp nào trong hai phương pháp trên. Giải thích?
Câu 4: Có các thí nghiệm được mô tả như hình vẽ:
a) Xác định chất rắn A và viết các phương trình hóa học xảy ra ở thí nghiệm hình A.
b) Nếu lần lượt thay dung dịch Br2 (hình A) bằng dung dịch FeCl3 hoặc dung dịch CuCl2 thì sẽ có hiện tượng gì ở ống nghiệm (3)? Viết phương trình hóa học.
c) Hiện tượng gì xảy ra ở thí nghiệm hình B? Giải thích.
Câu 5: Trong phòng thí nghiệm, bộ dụng cụ ở hình vẽ bên có thể dùng để điều chế những chất khí nào trong số các khí sau: Cl2, NO, NH3, SO2, CO2, H2, C2H4? Giải thích. Ứng với mỗi khí điều chế được, hãy chọn một cặp chất A và B thích hợp để viết phản ứng điều chế chất khí đó. 
Câu 6: Một nhóm gồm 4 học sinh An, Bình, Chi, Dung quan sát hình ảnh minh họa từ một thí nghiệm và đưa ra kết luận các chất X, Y, Z, T lần lượt là:
- An: Al2O3, C, CO2, CaCO3.
- Bình: MnO2, KClO3, O2, CaCO3.
- Chi: CuO, C, CO, CaCO3.
- Dung: CuO, C, CO2, CaCO3.
 Học sinh nào có kết luận đúng? Viết các phương trình hóa học minh họa. Biết X, Y đều có màu đen.
Câu 7: Một thí nghiệm được mô tả như hình vẽ. Xác định đúng – sai trong các phát biểu sau (không cần giải thích):
a) Rắn X có thể là KMnO4.
b) Rắn X có thể là hỗn hợp KClO3 và MnO2.
c) Rắn X có thể là NaCl.
d) Khí Y có thể là O2.
e) Khí Y có thể là Cl2.
Câu 8: Thí nghiệm điều chế và thu khí oxi trong phòng thí nghiệm.
a) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra. 
b) Vì sao có thể thu được khí O2 vào lọ bằng cách như hình vẽ.
c) Vì sao phải đặt đáy ống nghiệm hơi cao hơn miệng ống một chút?
d) Lớp bông có tác dụng gì?
e) Có thể thay KMnO4 bằng chất nào? Viết phương trình học minh họa.
Câu 9: Trong phòng thí nghiệm, để điều chế CO2 người ta sử dụng bộ dụng cụ như hình vẽ.
a) Tại sao CO2 có thể thu được bằng phương pháp dời chỗ nước?
b) Đề xuất 1 trường hợp dung dịch X và chất rắn Y có thể sủ dụng để điều chế CO2 trong phòng thí nghiệm trên. Viết phương trình hóa học xảy ra.
Câu 10: Cho thí nghiệm như hình vẽ.
a) Viết các phương trình hóa học xảy ra trong thí nghiệm.
b) Chọn 5 chất rắn khác thay cho KMnO4 mà vẫn điều chế Cl2. Viết các phương trình hóa học.
HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: - Dẫn hỗn hợp khí qua bình đựng dung dịch Br2, nếu dung dịch brom bị nhạt màu thì chứng tỏ trong hỗn hợp có SO2.
 SO2 + Br2 + 2H2O H2SO4 + 2HBr
- Dẫn hỗn hợp khí còn lại vào dung dịch nước vôi trong dư, thấy dung dịch nước vôi trong bị đục thì chứng tỏ hỗn hợp có SO2.
 CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
- Khí thoát ra được dẫn vào ống đựng một ít CuO nung nóng, nếu chất rắn màu đen chuyển thành màu đỏ thì trong hỗn hợp có khí H2.
 H2 + CuO Cu +H2O
Câu 2: a) MnO2 + HCl đặc MnCl2 + 2H2O + Cl2 
b) Các tạp chất khí: hơi nước, HCl.
- Để thu khí Cl2 khô thì bình (1) thường dùng dung dịch NaCl bão hòa, bình (2) đựng H2SO4 đặc.
- Dung dịch NaCl bão hòa hấp thụ khí HCl, do độ tan của HCl lớn hơn so với độ tan của Cl2 nên Cl2 bị hòa tan không đáng kể.
- Dung dịch H2SO4 đặc có tác dụng hút nước.
c) Vì Cl2 là khí rất độc, nên dùng bông tẩm dung dịch NaOH để hấp thụ Cl2 không cho Cl2 thoát ra gây độc hại cho môi trường.
Câu 3: - Khí dùng phương pháp đẩy nước: H2.
 Các khí không dùng phương pháp đẩy nước: SO2, Cl2, HCl do các khí này tan trong nước hoặc tác dụng với nước.
- Các khí có thể thu bằng phương pháp đặt ngửa bình: SO2, Cl2, HCl do các khí này nặng hơn không khí (phân tử khối lơn hơn 29 đvC).
 Không thể thu khí H2 bằng cách đặt ngửa bình vì khí này nhẹ hơn không khí.
Câu 4: a) Chất rắn A là lưu huỳnh (S).
 Zn + 2HCl ZnCl2 + H2
 H2 + S H2S
 H2S + 4Br2 + 4H2O H2SO4 + 8HBr
b) Thay dung dịch Br2 (hình A) bằng FeCl3: dung dịch màu vàng nâu nhạt dần, xuất hiện kết tủa màu vàng.
 H2S + 2FeCl3 2FeCl2 + 2HCl + S 
Thay dung dịch Br2 (hình A) bằng CuCl2: dung dịch màu xanh nhạt dần, xuất hiện kết tủa màu đen.
 H2S + CuCl2 CuS + 2HCl
c) Dung dịch quỳ tím chuyển sang màu đỏ. Nước từ trong chậu tràn vào bình khí. Do HCl tan trong nước làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ. Áp suất trong bình giảm làm cho nước tràn vào bình khí.
Câu 5: - Giải thích: Để điều chế được khí C như bộ dụng cụ vẽ thì khí C phải có đặc điểm: nặng hơn không khí (= 29) và không tác dụng với không khí. => có thể điều chế được các khí: Cl2, SO2, CO2, O2.- Điều chế Cl2: chọn A là KMnO4; B là dung dịch HCl đặc.
2KMnO4 + 16HCl đặc 2KCl + 2MnCl2 + 8H2O + 5Cl2
- Điều chế CO2: chọn A là CaCO3; B là dung dịch HCl (hoặc H2SO4 loãng)
 CaCO3 + 2HCl CaCl2 + H2O + CO2
- Điều chế SO2: chọn A là Na2SO3; B là dung dịch H2SO4 loãng
 Na2SO3 + H2SO4 loãng Na2SO4 + SO2 + H2O
Câu 6: - An: sai: vì Al2O3 có màu trắng.
- Bình: sai, vì khí O2 không làm đục nước vôi trong.
- Chi: sai vì CO không làm đục nước vôi.
- Dung: đúng
 Các phương trình hóa học.
 2CuO + C 2Cu + CO2
 CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
Câu 7: - Các phát biểu sai: c, e.
- Các phát biểu đúng: a, b, d.
X: KMnO4 hoặc (KClO3 + MnO2); Y: O2.
 Các phương trình hóa học: 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 
 2KClO3 2KCl + 3O2 
Câu 8: a) 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 
b) Thu khí O2 vào lọ bằng cách dời chỗ nước (đẩy nước) vì khí O2 rất ít tan trong nước.
c) KMnO4 có thể bị ẩm, khi nung nóng thì sẽ thoát hơi nước. Nếu ống nghiệm đặt cao hơn đáy ống nghiệm thì nước sẽ chảy về phía đáy ống nghiệm đang nung nóng, làm vỡ đáy ống nghiệm. Mặt khác, khí O2 nặng hơn không khí nên đặt miệng ống nghiệm hơi thấp sẽ giúp khí O2 thoát ra dễ dàng hơn.
d) Lớp bông ngăn không cho KMnO4 theo ống dẫn khí vào chậu thủy tinh.
e) Có thể thay KMnO4 bằng chất khác dễ phân hủy do nhiệt, thường dùng hỗn hợp (KClO3 + MnO2).
 2KClO3 2KCl + O2 
Câu 9: a) Thu được khí CO2 bằng phương pháp dời chỗ nước do CO2 ít tan trong nước.
b) Chọn X: CaCO3; Y: dung dịch HCl.
 CaCO3 + HCl CaCl2 + H2O + CO2 
Câu 10: a) 2KMnO4 + 16HCl đặc 2KCl + 2MnCl2 + 8H2O + 5Cl2 
Cl2 + H2O HCl + HClO
HCl + NaHCO3 NaCl + H2O + CO2 
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
b) Chọn: KClO3, KClO, K2Cr2O7, MnO2, PbO2.
KClO3 + 6HCl đặc KCl + 3H2O + 2Cl2
KClO + 6HCl đặc KCl + H2O + Cl2
K2Cr2O7 + 14HCl đặc 2KCl + 2CrCl3 + 7H2O + 3Cl2
MnO2 + 4HCl đặc MnCl2 + 2H2O + Cl2
PbO2 + 4HCl đặc PbCl2 + 2H2O + Cl2

File đính kèm:

  • doc24 - BAI TAP HINH VE.doc