Tài liệu ôn tập Hóa học - Chủ đề 14: Nhận biết sự có mặt của chất. Phân biệt chất

1.1. Nhận biết có đủ các loại thuốc thử

Câu 1: Có các lọ mất nhãn chứa các dung dịch: H2SO4, NaOH, HCl, HNO3. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các lọ mất nhãn trên .

Hướng dẫn giải

- Chiết mỗi dung dịch một ít làm thí nghiệm.

- Nhỏ lần lượt các dung dịch lên 4 mẫu giấy quỳ tím.

+ Quì tím hóa xanh: NaOH.

+ Quì tím hóa đỏ: H2SO4, HCl, HNO3.

- Nhỏ dung dịch AgNO3 lần lượt vào các dung dịch H2SO4, HCl, HNO3, kết tủa trắng: HCl.

 HCl + AgNO3 AgCl + HNO3

- Nhỏ dung dịch BaCl2 lần lượt vào dung dịch H2SO4, HNO3, kết tủa trắng: H2SO4.

 H2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2HCl

- Còn lại: HNO3.

Câu 2: Có các lọ mất nhãn chứa các dung dịch: CuSO4, KOH, BaCl2, Na2CO3. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các lọ mất nhãn trên.

Hướng dẫn giải

- Trích mỗi lọ một ít ra ống nghiêm để làm mẫu thử .

- Lấy mỗi dung dịch một ít nhỏ vào 4 mẫu giấy quỳ tím.

+ Quì tím hóa xanh: KOH.

+ Quì tím không đổi màu: CuSO4, BaCl2, Na2CO3.

- Nhỏ dung dịch HCl lần lượt vào dung dịch CuSO4, BaCl2, Na2CO3, khí thoát ra: Na2CO3.

 2HCl + Na2CO3 2NaCl + CO2 + H2O

- Nhỏ dung dịch H2SO4 lần lượt vào dung dịch CuSO4, BaCl2, có kết tủa trắng: BaCl2.

 H2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2HCl

- Còn lại là dung dịch CuSO4 .

Câu 3: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết hỗn hợp các chất sau: (Fe + Fe2O3) (Fe + FeO); (FeO + Fe2O3).

Hướng dẫn giải

 

doc8 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 768 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu ôn tập Hóa học - Chủ đề 14: Nhận biết sự có mặt của chất. Phân biệt chất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 14: NHẬN BIẾT SỰ CÓ MẶT CỦA CHẤT
– PHÂN BIỆT CÁC CHẤT
I. LÝ THUYẾT
Hóa chất
Thuốc thử
Hiện tượng
Phương trình hóa học
Nhận biết các chất trong dung dịch
Axit sunfuric 
và muối sunfat
BaCl2
Kết tủa trắng
H2SO4+BaCl2BaSO4 + 2H2O
Na2SO4+BaCl2BaSO4+2NaCl 
Axit clohiđric
 và muối clorua
AgNO3, Pb(NO3)2
Kết tủa trắng
AgNO3+HCl AgCl +HNO3
Pb(NO3)2+2NaClPbCl2+2NaNO3
- Axit sunfurơ
- Muối sunfit
- BaCl2
 - Axit
- Kết tủa trắng
- Khí không màu
Na2SO3+BaCl2BaSO3+2NaCl
Na2SO3+2HCl2NaCl+SO2+H2O
Axit nitric
Cu
Khí không màu và hóa nâu trong không khí.
8Cu+3HNO33Cu(NO3)2+2NO+4H2O
2NO+O2 2NO2
Muối cacbonat
- Axit
- BaCl2, AgNO3
- Khí không màu
- Kết tủa trắng
CaCO3+HCl CaCl2+CO2 +H2O
BaCl2+Na2CO3 BaCO3 +2NaCl
AgNO3+Na2CO3 Ag2CO3 +2NaCl
Muối photphat
AgNO3
Kết tủa vàng
Na3PO4+3AgNO3Ag3PO4+3NaNO3
Muối sunfua
- Axit mạnh
- Pb(NO3)2
- Khí mùi trứng thối.
- Kết tủa đen.
Na2S + 2HCl H2S + 2NaCl
Na2S + Pb(NO3)2 PbS+2NaNO3
Muối sắt (II)
NaOH
Kết tủa trắng xanh và bị hóa nâu trong không khí
FeCl2+2NaOH Fe(OH)2 +2NaCl
4Fe(OH)2+O2+2H2O 4Fe(OH)3 
Muối sắt (III)
Kết tủa nâu đỏ
FeCl3+3NaOH Fe(OH)3 +3NaCl
Muối magie
Kết tủa trắng
MgCl2+2NaOHMg(OH)2+2NaCl
Muối đồng
Kết tủa xanh lam
CuCl2+2NaOH Cu(OH)2+2NaCl
Muối nhôm
Kết tủa trắng và tan trong NaOH dư
AlCl3+3NaOH Al(OH)3 +3NaCl
Al(OH)3+NaOH dư NaAlO2 +2H2O
Muối amoni
NaOH
Khí mùi khai.
NH4Cl + NaOHNaCl+NH3 + H2O
Nhận biết các chất khí vô cơ
SO2
- Br2
- H2S
- KMnO4
- Mất màu da cam.
- Chất rắn màu vàng.
- Mất màu KMnO2.
Br2 + SO2 + 2H2O H2SO4 + 2HBr
H2S + SO2 H2O + S 
5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O 2H2SO4 
 + 2MnSO4 + K2SO4 
CO2
Ca(OH)2
Dung dịch Ca(OH)2 bị đục.
CO2+Ca(OH)2 CaCO3 +H2O
H2S
- Quỳ tím ẩm
- Pb(NO3)2
- Quỳ tím ẩm hóa đỏ
- Kết tủa đen.
Pb(NO3)2 + H2S PbS + 2HNO3
HCl
 Quỳ tím ẩm
Quỳ tím ẩm hóa đỏ
NH3
 Quỳ tím ẩm
Qùy tím hóa xanh
NH3 + H2O NH4OH
Cl2
- Quì tím ẩm
- Nước Br2
- Quỳ tím hóa đỏ và sau đó mất màu.
- Mất màu da cam.
Cl2 + H2O HCl + HClO
5Cl2 + Br2 + 6H2O 10HCl + 2HBrO3
O2
 Que đóm tàn đỏ
Que đóm bùng cháy
CO
PbCl2
CuO
- Kết tủa màu vàng
- Từ rắn màu đen chuyển thành rắn màu đỏ
CO + PbCl2+H2O Pb+ 2HCl + CO2
CuO+CO Cu+CO2
NO2
* Quỳ tím ẩm
Qùy tím hóa đỏ
 NO2 + H2O HNO3
H2
- Đốt cháy
- CuO
- Nổ lách tách, lửa xanh
- Từ rắn màu đen chuyển thành rắn màu đỏ
 H2 + O2 H2O
H2 + CuO H2O + Cu
* Dung dịch muối của axit mạnh và bazơ yếu (NH4Cl, (NH4)2SO4, NH4NO3 ) làm quỳ tím ® đỏ.
* Dung dịch muối của axit yếu và bazơ mạnh (Na2CO3, NaHCO3, Na2S ) làm quỳ tím ® xanh. 
* Dung dịch muối hiđrosunfat (NaHSO4, KHSO4 ) có tính chất như H2SO4.
II. BÀI TẬP
1. Bài tập mẫu
1.1. Nhận biết có đủ các loại thuốc thử 
Câu 1: Có các lọ mất nhãn chứa các dung dịch: H2SO4, NaOH, HCl, HNO3. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các lọ mất nhãn trên .
Hướng dẫn giải
- Chiết mỗi dung dịch một ít làm thí nghiệm.
- Nhỏ lần lượt các dung dịch lên 4 mẫu giấy quỳ tím.
+ Quì tím hóa xanh: NaOH.
+ Quì tím hóa đỏ: H2SO4, HCl, HNO3.
- Nhỏ dung dịch AgNO3 lần lượt vào các dung dịch H2SO4, HCl, HNO3, kết tủa trắng: HCl.
 HCl + AgNO3 AgCl + HNO3
- Nhỏ dung dịch BaCl2 lần lượt vào dung dịch H2SO4, HNO3, kết tủa trắng: H2SO4. 
 H2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2HCl 
- Còn lại: HNO3.
Câu 2: Có các lọ mất nhãn chứa các dung dịch: CuSO4, KOH, BaCl2, Na2CO3. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các lọ mất nhãn trên.
Hướng dẫn giải
- Trích mỗi lọ một ít ra ống nghiêm để làm mẫu thử .
- Lấy mỗi dung dịch một ít nhỏ vào 4 mẫu giấy quỳ tím.
+ Quì tím hóa xanh: KOH.
+ Quì tím không đổi màu: CuSO4, BaCl2, Na2CO3.
- Nhỏ dung dịch HCl lần lượt vào dung dịch CuSO4, BaCl2, Na2CO3, khí thoát ra: Na2CO3.
 2HCl + Na2CO3 2NaCl + CO2 + H2O 
- Nhỏ dung dịch H2SO4 lần lượt vào dung dịch CuSO4, BaCl2, có kết tủa trắng: BaCl2. 
 H2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2HCl 
- Còn lại là dung dịch CuSO4 . 
Câu 3: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết hỗn hợp các chất sau: (Fe + Fe2O3) (Fe + FeO); (FeO + Fe2O3).
Hướng dẫn giải
- Trích mỗi hỗn hợp ít ra ống nghiệm để làm mẫu thử .
- Nhỏ dung dịch HCl vào 3 mẫu thử đựng 3 hỗn hợp trên, 
+ Sủi bọt khí: (Fe + Fe2O3) và (Fe + FeO) 
 Fe + 2HCl FeCl2 + H2 .
 Fe2O3 + 6HCl 2FeCl3 + 3H2O .
 FeO + 2HCl FeCl2 + H2O .
+ Còn lại: (FeO + Fe2O3)
- Nhỏ tiếp dung dịch NaOH vào sản phẩm của phản ứng (Fe + Fe2O3) và (Fe + FeO)
+ Kết tủa trắng xanh hỗn hợp ban đầu là: (Fe + FeO ), 
 FeCl2 + 2NaOH Fe(OH)2 + 2NaCl
+ Kết tủa trắng xanh, nâu đỏ hỗn hợp ban đầu là (Fe + Fe2O3).
 FeCl3 + 3NaOH Fe(OH)3 + 3NaCl
 FeCl2 + 2NaOH Fe(OH)2 + 2NaCl
Câu 4: Có các bình mất nhãn đựng các chất khí: O2, H2, CO2, N2. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết từng bình khí trên. 
Hướng dẫn giải
- Dẫn dung dịch Ca(OH)2 đi qua khí O2, H2, CO2, N2, làm đục nước vôi trong: CO2 
 CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O 
- Dẫn O2, H2, N2 đi qua CuO nung nóng, CuO màu đen chuyển dần sang màu đỏ: H2 
 H2 + CuO Cu + H2O 
- Đưa que diêm đang cháy vào khí O2, N2, cháy sáng: O2. 
- Còn lại: N2.
Câu 5: Có các bình mất nhãn đựng các chất khí: SO2, NH3, CO2, NO. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết từng bình khí trên. 
Hướng dẫn giải
- Mở nắp các bình bình nào thấy xuất hiện màu nâu, bình đó là NO. 
 2NO + O2 2NO2 
- Đưa quì tím ẩm vào các bình còn lại, quì tím ẩm hóa xanh là NH3.
 NH3 + H2O NH4OH
- Sục hai khí còn lại vào dung dịch Br2, mất màu da cam là SO2.
 Br2 + SO2 + 2H2O H2SO4 + 2HBr
- Còn lại là CO2.
1. 2. Nhận biết chỉ dùng một loại thuốc thử
 Dạng bài tập này dùng thuốc thử duy nhất để tìm ra một lọ trong số các lọ đã cho. Dùng lọ tìm được làm thuốc thử cho các lọ còn lại . 
Câu 6: Có các lọ mất nhãn chứa các dung dịch: H2SO4, KOH, BaCl2, Na2SO4, FeCl3. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các lọ mất nhãn trên mà chỉ dùng một loại thuốc thử 
Hướng dẫn giải
- Trích mỗi lọ một ít ra ống nghiêm để làm mẫu thử.
- Lấy mỗi dung dịch một ít nhỏ vào 5 mẫu giấy quỳ tím.
+ Quì tím hóa xanh là dung dịch KOH.
+ Quì tím hóa đỏ là dung dịch H2SO4.
+ Quì tím không đổi màu là dung dịch BaCl2, Na2SO4, FeCl3.
- Sau đó nhỏ dung dịch KOH lần lượt BaCl2, Na2SO4, FeCl3, kết tủa nâu đỏ là FeCl3.
 FeCl3 + 3KOH Fe(OH)3 + 3KCl 
- Nhỏ dung dịch H2SO4 lần lượt vào BaCl2, Na2SO4, kết tủa trắng là BaCl2 . 
 H2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2HCl 
- Còn lại là Na2SO4 
Câu 7: Có các lọ mất nhãn chứa các dung dịch: H2SO4, Na2CO3, MgSO4, Na2SO4. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các lọ mất nhãn trên mà chỉ dùng một loại thuốc thử 
Hướng dẫn giải
- Trích mỗi lọ một ít ra ống nghiêm để làm mẫu thử.
- Lấy mỗi dung dịch một ít nhỏ vào 4 mẫu giấy quỳ tím.
+ Quì tím hóa đỏ là dung dịch H2SO4.
+ Quì tím không đổi màu là dung dịch Na2CO3, MgSO4, Na2SO4.
- Nhỏ dung dịch H2SO4 lần lượt vào dung dịch Na2CO3, MgSO4, Na2SO4, có khí thoát ra: Na2CO3. 
 H2SO4 + Na2CO3 2NaCl + CO2 + H2O 
- Nhỏ dung dịch Na2CO3 lần lượt vào dung dịch MgSO4, Na2SO4, có kết tủa: MgSO4 
 MgSO4 + Na2CO3 MgCO3 + Na2SO4
- Còn lại là Na2SO4 
Câu 8: Nêu cách nhận biết các dung dịch NaOH, H2SO4, BaCl2, NaCl chỉ bằng dung dịch phenolphtalein.
Hướng dẫn giải
- Trích mỗi lọ một ít ra ống nghiêm để làm mẫu thử .
- Nhỏ dung dịch phenolphtalein vào lần lượt các mẫu thử.
+ Chuyển sang màu đỏ: NaOH.
+ Còn lại: H2SO4, BaCl2, NaCl.
- Nhỏ tiếp dung dịch NaOH ở trên (có sẵn vài giọt phenolphtalein – dung dịch có màu đỏ) lần lượt vào dung dịch H2SO4, BaCl2, NaCl 
+ Mất màu đỏ: H2SO4.
 NaOH + H2SO4 Na2SO4 + 2H2O
+ Không mất màu đỏ: BaCl2, NaCl.
- Nhỏ dung dịch H2SO4 đã nhận biết lần lượt vào dung dịch BaCl2, NaCl.
+ Kết tủa trắng là BaCl2.
 BaCl2 + H2SO4 BaSO4 + 2HCl
+ Mất màu đỏ là NaCl.
 2NaOH + H2SO4 Na2SO4 + 2H2O
Câu 9: Có 4 mẫu phân bón hóa học không nhãn: phân kali (KCl), phân đạm (NH4NO3), phân lân Ca(H2PO4)2, phân ure CO(NH2)2. Ở nông thôn chỉ có nước và vôi sống, ta có thể nhận biết được 4 mẫu phân đó hay không? Nếu được hãy trình bày phương pháp nhận biết và viết phương trình hóa học cho cách nhận biết đó. (Biết rằng phân ure trong đất được chuyển hóa thành amoni cacbonat, là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển cây trồng).
Hướng dẫn giải
- Cho nước vào vôi sống, lọc lấy nước vôi trong.
 CaO + H2O Ca(OH)2
- Trích mỗi loại một ít rồi cho vào nước thành các dung dịch thử.
 CO(NH2)2 + 2H2O (NH4)2CO3
- Thử lần lượt các mẫu bằng nước vôi trong. 
+ Khí mùi khai: NH4NO3
 2NH4NO3 + Ca(OH)2 Ca(NO3)2 + 2NH3 + 2H2O
+ Kết tủa: Ca(H2PO4)2
 Ca(H2PO4) + 2Ca(OH)2 Ca(PO4)2 + 4H2O
+ Kết tủa và có khí mùi khai: ure
 (NH4)2CO3 + Ca(OH)2 CaCO3 + NH3 + 2H2O
+ Không thấy hiện tượng là KCl.
1. 3. Nhận biết không dùng loại thuốc thử nào khác
- Dạng bài tập này phải lấy từng chất cho phản ứng với nhau.
- Kẽ bảng phản ứng, dựa vào dấu hiệu phản ứng để so sánh và kết luận.
Câu 10: Có các lọ mất nhãn chứa các dung dịch: H2SO4, BaCl2, Na2CO3, HCl. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các lọ mất nhãn trên mà chỉ dùng một loại thuốc thử 
Hướng dẫn giải
- Đánh số thứ tự 4 lọ đựng 4 dung dịch cần nhận biết.
- Trích ra mỗi lọ một ít vào ống nghiệm đã được đánh cùng số làm mẫu thử.
- Nhỏ 1 dung dịch lần lượt vào 4 dung dịch còn lại.
- Sau khi hoàn tất 4 lần thí nghiệm được kết quả theo bảng sau : 
Mẫu thử
Chất nhỏ vào
H2SO4
BaCl2
Na2CO3
HCl
H2SO4
BaSO4
 Trắng
CO2 
─
BaCl2
BaSO4
Trắng
BaCO3 
 Trắng
─
Na2CO3
CO2 
BaCO3 
 Trắng
CO2 
HCl
─
─
CO2
Kết luận
1 trắng
1 sủi bọt khí
2 trắng
1 trắng
2 sủi bọt khí
1sủi bọt khí
- Mẫu thử có một kết tủa và một sủi bọt khí là H2SO4 . 
- Mẫu thử có hai kết tủa là BaCl2. 
- Mẫu thử có một kết tủa và hai sủi bọt khí là Na2CO3 . 
- Mẫu thử có một sủi bọt khí là HCl. 
- Phương trình hóa học
 H2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2HCl 
 H2SO4 + Na2CO3 2NaCl + CO2 + H2O 
 BaCl2 + Na2CO3 BaCO3 + 2NaCl 
 Na2CO3 + 2HCl 2NaCl + CO2 + H2O 
1. 4. Nhận biết sự có mặt của chất
Câu 11: Có một dung dịch chứa bốn chất tan gồm NaNO3, Fe(NO3)3, NH4NO3, HNO3. Hãy nhận biết sự có mặt của các chất trên trong dung dịch.
Hướng dẫn giải
- Dùng đũa thủy tinh nhúng vào dung dịch rồi đưa lên ngọn đèn khí, ngọn lửa chuyển sang màu vàng thì chứng tỏ dung dịch có chứa Na (dưới dạng muối).
- Lấy một ít dung dịch cho tác dụng với Cu, Cu tan tạo thành dung dịch màu xanh và có khí thoát ra hóa nâu trong không khí chứng tỏ dung dịch có chứa HNO3.
 3Cu + 8HNO3 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
 2NO + O2 2NO2
- Lấy một ít dung dịch cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, có kết tủa màu nâu xuất hiện chứng tỏ dung dịch có chứa Fe (III) là (Fe(NO3)3), có khí mùi khai bay ra (NH3) có dung dịch chứa NH4 là (NH4NO3).
 3NaOH + Fe(NO3)3 Fe(OH)3 + 3NaNO3
 NaOH + NH4NO3 NaNO3 + NH3 + H2O
Câu 12: Có một hỗn hợp gồm 3 khí Cl2, CO, CO2. Trình bày các thí nghiệm để chứng minh sự có mặt của 3 chất khí trên trong hỗn hợp.
Hướng dẫn giải
- Dẫn hỗn hợp khí từ từ qua bình 1 đựng dung dịch KI và vài giọt hồ tinh bột, dung dịch chuyển sang màu xanh tím chứng tỏ hỗn hợp khí có chứa Cl2.
 Cl2 + 2KI 2KCl + I2
 I2 làm hồ tinh bột chuyển sang màu xanh.
- Tiếp tục dẫn hỗn hợp khí đi ra khỏi bình 1 qua bình 2 chứa nước vôi trong dư, dung dịch bị vẩn đục chứng tỏ hỗn hợp khí có chứa CO2. 
 CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
- Tiếp tục dẫn khí đi ra khỏi bình 2 qua ống đựng CuO nung nóng khí đó CuO màu đen chuyển thành màu đỏ Cu, có kết tủa xuất hiện chứng tỏ hỗn hợp khí có chứa CO.
 CO + CuO Cu + CO2
2. Bài tập tự luyện
Câu 1: Hãy nêu phương pháp nhận biết các lọ đựng riêng biệt các dung dịch mất nhãn: HCl,H2SO4, HNO3. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
Câu 2: Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất, hãy nhận biết các gói bột màu đen không nhãn: Ag2O, MnO2, FeO, CuO. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 3: Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất, hãy nhận biết các dung dịch mất nhãn: NH4Cl, MgCl2, FeCl2, ZnCl2, CuCl2. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 4: Không thêm chất khác hãy nêu phương pháp nhận biết các lọ chất mất nhãn sau đây: dung dịch Na2CO3, dung dịch BaCl2, dung dịch H2SO4, dung dịch HCl.
Câu 5: Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt các chất sau đây đựng trong các lọ không nhãn:
a) Các khí: CO2, SO2, Cl2, H2, O2, HCl.
b) Các chất rắn: bột nhôm, bột sắt, bột đồng, bột bạc.
c) Các dung dịch: Na2CO3, NaCl, Na2SO4, NaNO3, BaCl2.
d) Các dung dịch: NaHSO4, Na2CO3, Na2SO3, Na2S, BaCl2 (chỉ được dùng thêm quỳ tím).
e) Các dung dịch: HCl, HNO3, NaOH, AgNO3, NaNO3, HgCl2 (được dùng thêm 1 kim loại).
f) Các chất rắn: BaCO3, MgCO3, NaCl, Na2CO3, ZnCl2 ( chỉ được lấy thêm 1 chất khác).
Câu 6: Có 5 ống nghiệm đựng 5 dung dịch không nhãn được đánh số từ 1 ® 5, gồm: Na2CO3, BaCl2, MgCl2, H2SO4, NaOH. Thực hiện các thí nghiệm được kết quả như sau:
(1) Tác dụng với (2) ® khí ; Tác dụng với (4) ® kết tủa.
(2) Tác dụng với (4), (5) đều cho kết tủa.	
Hãy cho biết mỗi ống nghiệm đựng những chất gì, giải thích và viết phương trình phản ứng.
Câu 7: Có 3 cốc đựng các chất:
Cốc 1: NaHCO3 và Na2CO3
Cốc 2: Na2CO3 và Na2SO4
Cốc 3: NaHCO3 và Na2SO4
Chỉ được dùng thêm 2 thuốc thử nhận biết ra từng cốc? Viết phương trình phản ứng.
Câu 8: Nêu phương pháp hóa học để phân biệt các chất khí sau đây:
a) NH3, H2S, HCl, SO2	 ;	c) NH3, H2S, Cl2, NO2, NO.
b) Cl2, CO2, CO, SO2, SO3.	;	d) O2, O3, SO2, H2, N2.
Câu 9: Nhận biết các chất sau đây (không được lấy thêm chất khác)
a) Dung dịch AlCl3, dung dịch NaOH.	 (tương tự cho muối ZnSO4 và NaOH)
b) Các dung dịch: NaHCO3, HCl, Ba(HCO3)2, MgCl2, NaCl.
c) Các dung dịch: NaCl, H2SO4, CuSO4, BaCl2, NaOH.
d) Các dung dịch: BaCl2, HCl, H2SO4, K3PO4.
Câu 10: Nhận biết sự có mặt của mỗi chất sau đây trong một hỗn hợp 
a) Hỗn hợp khí: CO2, SO2, H2, O2.
b) Hỗn hợp khí: CO, CO2, SO2, SO3, H2.
c) Dung dịch loãng chứa hỗn hợp: HCl, H2SO4 , HNO3.
d) Dung dịch hỗn hợp: Cu(NO3)2, AlCl3, BaCl2.
e) Hỗn hợp bột gồm: Al, Zn, Fe, Cu.
Câu 11: Nhận biết bằng phương pháp hóa học 
a) Các chất rắn: Na2O, Al2O3, Fe2O3 (chỉ dùng nước).
b) Các hỗn hợp: (Al + Al2O3), (Fe + Fe2O3), (FeO + Fe2O3).
c) Các hỗn hợp: (H2 + CO2), (CO2 + SO2), (CH4 + SO2).
Câu 12: Có 3 muối khác nhau, mỗi muối chứa một gốc và một kim loại khác nhau (có thể là muối trung hòa hoặc muối axit) được ký hiệu A, B, C.
Biết : 	A + B ® có khí bay ra.
	B + C ® có kết tủa.
	A + C ® vừa có kết tủa vừa có khí bay ra.
Hãy chọn 3 chất tương ứng với A, B,C và viết các phương trình hóa học xảy ra.
Câu 13: Nhận biết sự có mặt của mỗi chất sau đây trong một hỗn hợp CO, CO2, SO2, SO3.
GỢI Ý GIẢI
Câu 1: Thứ tự dùng dung dịch BaCl2 và AgNO3.
Câu 2: Dùng thuốc thử : dung dịch HCl.
Nếu tạo dung dịch xanh lam là CuO, tạo dung dịch lục nhạt là FeO, tạo kết tủa trắng là Ag2O, tạo khí màu vàng lục là MnO2.
Câu 3: Dùng dung dịch NaOH để thử : NH4Cl có khí mùi khai, FeCl2 tạo kết tủa trắng xanh và hóa nâu đỏ, CuCl2 tạo kết tủa xanh lơ, MgCl2 tạo kết tủa trắng, ZnCl2 tạo kết tủa trắng tan trong kiềm dư.
Câu 5: d) - Lấy mỗi dung dịch ra một ít để làm mẫu thử. 
- Cho quỳ tím lần lượt vào các mẫu thử, ta chia làm 3 nhóm hóa chất sau : 
+ Nhóm 1 : dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ là NaHSO4. 
+ Nhóm 2 : dung dịch làm quỳ tím hóa xanh là Na2CO3, Na2SO3 và Na2S. 
+ Nhóm 3 : dung dịch không làm đổi màu quỳ tím là BaCl2. 
- Cho mẫu chứa NaHSO4 lần lượt vào các mẫu ở nhóm 2, mẫu sủi bọt khí mùi trứng thối là Na2S : 
2NaHSO4 + Na2S ® 2Na2SO4 + H2S 
- Mẫu sủi bọt khí mùi hắc là Na2SO3 : 
- 2NaHSO4 + Na2SO3 ® 2Na2SO4 + SO2 
- Mẫu sủi bọt khí không mùi là Na2CO3 :  
2NaHSO4 + Na2CO3 ® 2Na2SO4 + CO2 + H2O
e) Dùng kim loại Cu, nhận ra HNO3 có khí không màu hóa nâu trong không khí. 
Nhận ra AgNO3 và HgCl2 vì pư tạo dung dịch màu xanh. 
Dùng dung dịch muối Cu tạo ra, nhận ra được NaOH có kết tủa xanh lơ.
Dùng Cu(OH)2 để nhận ra HCl làm tan kết tủa.
Dùng dung dịch HCl để phân biệt AgNO3 và HgCl2 (có kết tủa là AgNO3)
Câu 6: - Trích ra mỗi lọ một ít vào ống nghiệm đã được đánh cùng số làm mẫu thử.
- Nhỏ 1 dung dịch lần lượt vào 4 dung dịch còn lại.
- Sau khi hoàn tất 4 lần thí nghiệm được kết quả theo bảng sau : 
Mẫu thử
Chất nhỏ vào
1
2
3
4
5
Kết luận
1
2
3
4
5
Kết luận
2
- Mẫu thử một chất khí là Na2CO3, lọ số (2). 
- Mẫu thử có hai kết tủa là BaCl2, lọ số (4) . 
- Mẫu thử có một kết tủa là MgCl2, lọ số (5) . 
- Chất nhỏ vào có một chất khí và một kết tủa là H2SO4, lọ số (1).
- Mẫu thử còn lại là NaOH, lọ số (3). 
- Các phản ứng xảy ra: 
	Na2CO3 + H2SO4 ® Na2SO4 + H2O + CO2 ­ 
	BaCl2 + H2SO4 BaSO4 + 2HCl
 Na2CO3 + BaCl2 BaCO3 + 2NaCl
Na2CO3 + MgCl2 ® MgCO3 + 2NaCl 
Câu 8: a) Dùng dung dịch AgNO3 nhận ra HCl có kết tủa trắng, H2S có kết tủa đen.
Dùng dung dịch Br2, nhận ra SO2 làm mất màu da cam (đồng thời làm đục nước vôi).
Nhận ra NH3 làm quỳ tím ướt ® xanh.
b) Dùng dung dịch Br2 nhận ra SO2. Dùng dung dịch BaCl2, nhận ra SO3. Dùng dung dịch Ca(OH)2 nhận ra CO2. Dùng dung dịch AgNO3 nhận ra Cl2 (có kết tủa sau vài phút).
c) Nhận ra NH3 làm xanh quỳ tím ẩm, Cl2 làm mất màu quỳ tím ẩm, H2S tạo kết tủa đen với Cu(NO3)2. Nhận ra NO bị hóa nâu trong không khí, NO2 màu nâu và làm đỏ quỳ tím ẩm.
Có thể dùng dung dịch Br2 để nhận ra H2S do làm mất màu nước Br2:
	H2S + 4Br2 + 4H2O ® H2SO4 + 8HBr .
d) Để nhận biết O3 thì dùng giấy tẩm dung dịch (hồ tinh bột + KI) ® dấu hiệu: giấy ® xanh.
	2KI + O3 + H2O ® 2KOH + I2 + O2 (I2 làm hồ tinh bột ® xanh).
Câu 10 e) - Hòa vào kiềm, Fe và Cu không tan. Chất không tan cho vào HCl thấy Cu không tan vậy có Cu, FeCl2 tạo ra cho kiềm vào tạo kết tủa trắng xanh hóa nâu trong không khí vậy có Fe 
- Cho HCl dư vào phẩn tan ở trên, cho tiếp Na2CO3 vào thấy có CO2 bay lên và vậy có muối nhôm: 
 AlCl3 + Na2CO3 + H2O Al(OH)3 + CO2 + NaCl
+ Chất kết tủa tạo ra đem cho vào kiềm để làm tan Al(OH)3.
+ Phần không tan chính là ZnCO3. Cho vào HCl hòa tan kết tủa, cho NaOH từ từ vào thấy tạo kết tủa rồi bị hòa tan. Đó là kết tủa Zn vậy có Zn.
Câu 12: A: Na2CO3 B:NaHSO4 C:Ba(HCO3)2
Câu 13: 

File đính kèm:

  • doc14 - NHAN BIET SCMC - PBC.doc