Tài liệu ôn tập Hóa học - Chủ đề 19: Giải thích hiện tượng thực tế

Câu 7 : Trước khi trồng cây người nông dân thường cải tạo đất bằng cách dùng vôi để bón vào đất. Tại sao lại bón vôi vào đất? Viết phương trình phản ứng minh hoạ nếu có.

(Hoặc Ở quê em trước khi thả cá người ta thường bón vôi lên bờ ao, ao để xử lí. Vì sao? Viết phương trình minh hoạ nếu có.)

 - Khử trùng, diệt nấm trong đất.

CaO + H2O Ca(OH)2

- Khử chua đất.

 CaO + 2HCl CaCl2 + H2O

BÀI 3

Câu 1: Axit clohiđric có vai trò như thế nào đối với cơ thể ?

 Axit clohiđric có vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Trong dịch dạ dày của người có axit clohiđric với nồng độ khoảng chừng 0,0001 đến 0,001 mol/l (có độ pH tương ứng với là 4 và 3). Ngoài việc hòa tan các muối khó tan, nó còn là chất xúc tác cho các phản ứng phân hủy các chất gluxit (chất đường, bột) và chất protein (đạm) thành các chất đơn giản hơn để cơ thể có thể hấp thụ được.

Lượng axit trong dịch dạ dày nhỏ hơn hay lớn hơn mức bình thường đều gây bệnh cho người. Khi trong dịch dạ dày có nồng độ axit nhỏ hơn 0,0001 mol/l (pH>4,5) người ta mắc bệnh khó tiêu, ngược lại nồng độ axit lớn hơn 0,001 mol/l (pH<3,5) người ta mắc bệnh ợ chua.

Câu 2: Nước cống thường có màu đen và thối?

 Ở sông, ao hồ, một số vi khuẩn phân giải chất hữu cơ bắt nguồn từ xác thực vật và vận chuyển ion H+ và elctron đến chất nhận electron cuối cùng là gốc sunfat

 8[H] + 2H+ + SO42- —> H2S + H2O

H2S sinh ra tác dụng với Fe có trong lòng đất tạo kết tủa đen, vì vậy nước cống có màu đen và thối (H2S)

 H2S + Fe FeS + H2

Câu 3: Nước cường toan là gì?

 Nước cường toan (hỗn hợp 1 thể tích HNO3 và 3 thể tích HCl đặc).

 Au + HNO3 + 3HCl AuCl3 + 2H2O + NO

 

doc14 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 992 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu ôn tập Hóa học - Chủ đề 19: Giải thích hiện tượng thực tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
   +  HNO3    NH4NO3
- Vốn là một nước nông nghiệp, từ xưa ông cha ta đã biết và cụ thể hóa hiện tượng tự nhiên này qua câu ca dao:
"Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên"
BÀI 12
Câu 1: Vì sao muối thô dễ bị chảy nước?
 Trong nước biển có chứa muối ăn có thành phần chính là natri clorua, ngoài ra còn có một ít các muối khác trong đó có magie clorua. Magie clorua rất ưa nước, nó hấp thụ nước trong không khí và cũng rất dễ tan trong nước. Vì vậy khi để muối ăn trong không khí thì muối thô dễ chảy nước.
BÀI 16
Câu 1: Vì sao dùng đồ dùng bằng bạc đựng thức ăn, thức ăn lâu bị ôi ?
 Khi bạc gặp nước sẽ có một lượng rất nhỏ đi vào nước thành ion. Ion bạc có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh. Chỉ cần 1/5 tỉ gam bạc trong 1 lít nước cũng đủ diệt các vi khuẩn. Không cho vi khuẩn phát triển nên giữ cho thức ăn không bị ôi thiu.
Câu 2: Vì sao dùng thìa hoặc muỗng bằng bạc cạo lên người bị trúng gió thì Ag hóa đen?
 Khi dùng dụng cụ bằng Ag, cạo lên da người bị trúng gió (phương pháp chữa bệnh dân gian) thì sẽ thải ra H2S qua lỗ chân long làm người bệnh thấy dễ chịu hơn. Kim loại Ag tiếp xúc với H2S trong điều kiện có O2 (trong không khí) làm cho Ag bị hóa đen theo phản ứng:
 4Ag + 2H2S + O2 2Ag2S + 2H2O
Câu 3: Khi vô tình làm vỡ nhiệt kế thủy ngân, thủy ngân kim loại rơi vãi tạo thành những hạt nhỏ li ti không thu gom hết được. Vì thủy ngân rất độc nên người ta dùng biện pháp rắc bột lưu huỳnh vào những chỗ có thủy ngân rơi vãi? Tại sao?
 Khi rơi vãi thủy ngân rất độc (do bay hơi), không thề thu gom vì thủy ngân phân tán thành những hạt rất nhỏ, do đó người ta phải rắc bột lưu huỳnh, lúc đó tạo thành HgS không bay hơi, ta có thể thu gom dễ dàng
Hg + S → HgS
Câu 4: Tại sao đồ vật bằng bạc để trong không khí vẫn giữ được ánh kim? Nhưng nếu trong không khí bị nhiễm bẩn H2S thì đồ vật bằng bạc lại nhanh chóng bị xám đen?
- Do kim loại bạc không bị oxi hóa nên đồ vật bằng bạc để trong không khí vẫn giữ được ánh kim. 
 - Do bạc tác dụng với khí O2 và khí H2S có trong không khí tạo ra bạc sunfua có màu đen.
4Ag + O2+ 2H2S ® 2Ag2S + 2H2O
Câu 5: Vì sao các đồ vật bằng bạc để lâu ngày thường bị xám đen ?
 Do bạc tác dụng với khí O2 và khí H2S có trong không khí tạo ra bạc sunfua có màu đen.	4Ag + O2+ 2H2S ® 2Ag2S + 2H2O
 Màu đen
Câu 6: Vì sao không thể dập tắt đám cháy của các kim loại K, Na, Mg, ... bằng khí CO2?
 - Khi đám cháy đang có nhiệt độ cao mà sử dụng CO2 thì sẽ xảy ra phản ứng giữa kim loại tạo thành C và năng lượng.
Thí dụ: 2Mg + CO2 2MgO + C
- Các bon lại tiếp tục phản ứng với O2 sẽ làm cho đám cháy không những không được dập tắt mà còn cháy mạnh hơn.
C + O2 CO2
BÀI 18
Câu 1: Vì sao nhôm lại được sử dụng làm dây dẫn điện cao thế? Còn đồng lại được sử dụng làm dây dẫn điện trong nhà?
 Tuy đồng dẫn điện tốt hơn nhôm nhưng nhôm (khối lượng riêng của nhôm là 2,70g/cm3) nhẹ hơn đồng (khối lượng riêng của đồng là 8,96g/cm3) Do đó, nếu như dùng đồng làm dây dẫn điện cao thế thì phải tính đến việc xây các cột điện sao cho chịu được trọng lực của dây điện. Việc làm đó không có lợi về mặt kinh tế. Còn trong nhà thì việc chịu trọng lực của dây dẫn điện không ảnh hưởng lớn lắm.Vì vậy ở trong nhà thì ta dùng dây đẫn điện bằng đồng.
Câu 2: Có nên dùng xô, chậu, các vật dụng bằng nhôm để đựng vôi, nước vôi hoặc vữa xây dựng không? Giải thích? 
 Nhôm và các hợp chất của nhôm (Al2O3, Al(OH)3) đều là những chất lưỡng tính, dễ bị ăn mòn trong dung dịch bazơ. Vôi, nước vôi hoặc vữa xây dựng  đều có chứa Ca(OH)2 (dung dịch kiềm) có khả năng hòa tan, ăn mòn các chất lưỡng tính như Al, Al2O3, Al(OH)3. Chính vì vậy không nên dùng xô, chậu, các vật dụng bằng nhôm để đựng vôi, nước vôi hoặc vữa xây dựng  xảy ra hiện tượng ăn mòn làm hỏng dụng cụ.
 2Al + 2NaOH + 2H2O 2NaAlO2 + 3H2
 Al2O3 + 2NaOH 2NaAlO2 + H2O
 Al(OH)3 + NaOH NaAlO2 + 2H2O
Câu 3: Phèn chua là chất có công thức gì ? Trong đời sống phèn dùng để xử lí nước đục hay giải thích ?
 Công thức hoá học là K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. Phèn chua rất cần cho việc xử lí nước đục ở các vùng lũ để có nước trong dùng cho tắm, giặt. Do tạo ra kết tủa Al(OH)3 khi khuấy phèn vào nước đã dính kết các hạt đất nhỏ lơ lửng trong nước đục thành hạt đất to hơn, nặng và chìm xuống làm trong nước.
Câu 4: Giải thích hiện tượng:“Một nồi nhôm mới mua về sáng lấp lánh bạc, chỉ cần dùng nấu nước sôi, bên trong nồi nhôm, chỗ có nước biến thành màu xám đen ?”
 Bình thường trông bên ngoài nước không có vấn đề gì, thực tế trong nước có hòa tan nhiều chất, thường gặp nhất là các muối canxi, magiê và sắt. Các nguồn nước có thể chứa lượng muối sắt ít nhiều khác nhau, loại nước chứa nhiều sắt “ là thủ phạm” làm cho nồi nhôm có màu đen.
Vì nhôm có tính khử mạnh hơn sắt nên nhôm sẽ đẩy sắt ra khỏi muối của nó và thay thế ion sắt, còn ion sắt bị khử sẽ bám vào bề mặt nhôm, nồi nhôm sẽ bị đen: (Để hoàn thành được điều trên phải có 3 điều kiện: Lượng muối sắt trong nước phải đủ lớn; Thời gian đun sôi phải đủ lâu; Nồi nhôm phải là nồi mới)
Câu 5: Vì sao những vật bằng nhôm hàng ngày tiếp xúc với nước dù ở nhiệt độ cao cùng không xảy ra phản ứng?
 Do bề mặt của vật bằng nhôm được phủ kín màng Al2O3 rất mỏng, rất mịn và bền chắc đã không cho nước và khí thấm qua.
Câu 6: Sử dụng đồ nhôm nhiều có ảnh hưởng gì đến sức khỏa không ?
Đồ nhôm hầu như đã được phổ biến trong mọi gia đình ở mọi quốc gia trên thế giới. Người ta ưa đồ nhôm vì nó sạch sẽ, nhẹ, đẹp mắt, tiện lợi mà lại rẻ tiền. Nhôm có hại cho cơ thể, nhất là đối với người già. Bệnh lú lẫn và các bệnh não khác ở người già, ngoài nguyên nhân do cơ thể bị lão hoá còn có thể do sự “đầu độc vô tình” của các đồ nấu ăn, đồ đựng bằng nhôm. Tế bào thần kinh trong não của người già bị mắc bệnh não có chứa rất nhiều ion nhôm (Al3+) nếu cứ dùng đồ nhôm trong thời gian dài sẽ làm tăng cơ hội để ion nhôm xâm nhập vào cơ thể, làm nguy hại tới toàn bộ hệ thống thần kinh não. Vì thế không nên dùng đồ nhôm để đựng thức ăn, không nên ăn món ăn đựng trong đồ nhôm để qua đêm, không nên dùng đồ nhôm để đựng rau trộn có trộn trứng gà và giấm.
 BÀI 19
Câu 1: Thợ rèn da thường xanh xao vì sao?
 Vì hít phải khí CO nhiều hơn O2.
 FeO + C Fe + CO
Câu 2: Tại sao những đồ dùng bằng sắt thường bị gỉ tạo thành gỉ sắt và dần dần đồ vật không dùng được ? 
 Khi tiếp xúc với không khí ẩm có oxi, hơi nước .... sắt bị oxi hóa theo các phản ứng sau:
 2Fe + O2 + 2H2O 2Fe(OH)2
 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O 4Fe(OH)3
Fe(OH)3 bị loại nước dần tạo thành Fe2O3 theo thời gian. Vì gỉ sắt Fe2O3.nH2O xốp nên quá trình ăn mòn tiếp diễn vào lớp bên trong đến khi toàn bộ khối kim loại đều gỉ. Gỉ sắt không còn tính cứng, ánh kim, dẻo của sắt mà xốp, giòn nên làm đồ vật bị hỏng.
Câu 3: Nhà máy nước thường khai thác xử lý nước ngầm để cung cấp nước sạch cho dân sử dụng. Người ta thường tiến hành theo những cách sau: 
	+ Bơm nước ngầm cho chảy qua các giàn mưa.
	+ Sục khí oxi vào các bể chứa nước ngầm.
Giải thích cách làm trên?
 Trong nước ngầm thường có chứa sắt dưới dạng muối sắt (II) tan trong nước có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người. Để loại bỏ hợp chất sắt trong nước ngầm, các nhà máy nước sử dụng một trong hai cách trên, mục đích làm cho sắt (II) bị oxi hóa thành hợp chất sắt (III) ở dạng kết tủa, dễ tách loại ra khỏi nước. 
BÀI 20 
Câu 1: Vì sao để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép, người ta gắn các tấm kẽm vào phía ngoài vỏ tàu ở phần chìm trong nước biển?
 Khi thép và kẽm cùng ở trong nước biển thì sẽ xuất hiện cặp pin hóa học và có sự ăn mòn điện hóa.
   Kẽm là cực âm, thép (thành phần chính là Fe) là cực dương và nước biển là dung dịch điện li. Trong quá trình ăn mòn điện hóa thì kẽm sẽ bị ăn mòn. Do đó, vỏ tàu biển được bảo vệ. Đây là phương pháp bảo vệ kim loại bằng phương pháp điện hóa.
BÀI 25 
Câu 1: “Ma trơi” là gì ? Ma trơi thường xuất hiện ở đâu ?
 Trong xương của động vật luôn có chứa một hàm lượng photpho. Khi cơ thể động vật chết đi, nó sẽ phân hủy một phần thành photphin PH3 và lẫn một ít điphotphin P2H4. Photphin không tự bốc cháy ở nhiệt độ thường. Khi đun nóng đến 150oC thì nó mới cháy được. Còn điphotphin P2H4 thì tự bốc cháy trong không khí và tỏa nhiệt. Chính lượng nhiệt tỏa ra trong quá trình này làm cho photphin bốc cháy:
2PH3 + 4O2 → P2O5 + 3H2O
Quá trình trên xảy ra cả ngày lẫn đêm nhưng do ban ngày có các tia sáng của mặt trời nên ta không quan sát rõ như vào ban đêm.
Hiện tượng ma trơi chỉ là một quá tŕnh hóa học xảy ra trong tự nhiên. Thường gặp ma trơi ở các nghĩa địa vào ban đêm.
BÀI 26
Câu 1: Không khí trong phòng thí nghiệm bị ô nhiễm bởi khí clo. Để khử độc, có thể xịt vào không khí dung dịch nào?
 Xịt vào không khí dung dịch NH3 do khí clo tác dụng với NH3 thu được NH4Cl và NH3 nhẹ hơn không khí nên dễ bay đi nếu còn dư.
 2NH3 + 3Cl2 N2 + 6HCl
 HCl + NH3 NH4Cl
Câu 2: Tại sao nước máy lại có mùi clo? Vì sao không nên dùng nước máy để tưới cây cảnh?
 Khi sục vào nước một lượng nhỏ Clo và nước có tác dụng sát trùng do Clo tan một phần (gây mùi) và phản ứng một phần với nước:
	Cl2 + H2O HCl + HClO
	Hợp chất HClO không bền có tính oxi hóa mạnh
	HClO HCl + O
	Oxi nguyên tử có khả năng diệt khuẩn, nên dùng để diệt khuẩn nước.
Khi dùng nước máy tưới cây cảnh thì trên lá cây xuất hiện những đóm trắng và làm rụng lá vì chất diệp lục trên lá bị oxi hóa bởi lượng HClO trong nước máy. Do vậy  không dùng nước máy để tưới cây, hoa cảnh.
Câu 3: Cloramin là chất gì mà sát trùng được nguồn nước?
 - Cloramin là chất NH2Cl và NHCl2. Khi hoà tan cloramin vào nước sẽ giải phóng cho ra khí Clo. Clo tác dụng với nước tạo ra HClO.
H2O  + Cl2          HCl   +   HClO
- HClO có tính oxy hóa rất mạnh nên phá hoại hoạt tính một số enzim trong vi sinh vật, làm cho vi sinh vật chết. 
- Cloramin không gây độc hại cho người dùng nước đã được khử trùng bằng chất này.
Câu 4: Bột tẩy là chất gì ?
 Là clorua vôi Ca(OCl)2.CaCl2.8H2O, hoặc biểu diễn thành phần chính là CaOCl2. Chất bột trắng, mùi clo, phân huỷ trong nước và trong axit, điều chế bằng cách cho clo tác dụng với vôi tôi.	2Ca(OH)2+ 2Cl2® Ca(OCl)2+ CaCl2+ 2H2O
Câu 5:  Khí clo đã được dùng làm vũ khí ở đâu và khi nào ?
- Đó là xế chiều ngày 24 - 4 - 1915 (thế chiến thứ nhất 1914 - 1918) giữa 2 ngôi làng có tên là Steenstraat và Poel Kappelle (nước  Bỉ) xuất hiện một đám khói màu vàng lục xuất phát từ phòng tuyến của quân Đức bay là là cách mặt đất 1 mét theo chiều gió tiến dần đến phòng tuyến quân Pháp. Đó là khói của 150 tấn clo chứa trong 5830 thùng điều áp vừa được các binh sĩ của trung đoàn quân tiên phong 35 và 36 Đức thả vào không khí. Mười lăm phút sau, bộ binh Đức được trang bị đặc biệt bám theo đám khói clo đó tấn công thẳng vào cứ điểm Pháp. Sự tác động của khí độc thật vô cùng ghê gớm. Hàng trăm binh sĩ Pháp hỗn loạn chạy ngược về phía sau tìm không khí để thở. Khi quân Đức tới nơi họ trông thấy nhiều xác chết với gương mặt xanh nhợt nằm la liệt bên những người hấp hối, cơ thể co giật dữ dội, miệng ứa ra một chất dịch màu vàng nhạt. Kết quả là tuyến phòng thủ của quân Pháp bị phá vỡ và khí clo đã giết chết 3000 người và làm 7000 người bị thương. Qua đây chúng ta thấy rằng Cl là khí rất độc.
  Áp dụng: Vấn đề này đang được sử dụng làm sạch nước hiện nay trong các nhà máy nước giúp học sinh hiểu được vai trò của hoá học trong sản xuất và đời sống. Giáo viên có thể liên hệ trong khi dạy bài Clo hoá học 9.
BÀI 27
Câu 1: Khi bếp than đang cháy, nếu đổ nhiều nước vào thì bếp sẽ tắt còn nếu rắc một chút nước vào thì bếp than bùng cháy mạnh hơn.
 - Than cháy được là do cacbon tác dụng với khí O2 (trong không khí)
 C + O2 CO2
- Nếu đổ nước nhiều vào thì nhiệt độ giảm nhanh, than bị thấm nước (cách ly với khí oxi) nên phản ứng không duy trì. Do đó bếp than sẽ tắt.
- Nếu rắc một chút nước, thì lượng nước nhỏ này chuyển thành hơi. Lúc này cacbon thể hiện tính khử mạnh nên xảy ra phản ứng.
 C (nóng đỏ) + H2O (hơi) CO + H2
- Các khí CO, H2 đều là các chất khí cháy rất dễ dàng. Vì vậy làm cho bếp than bùng cháy mạnh hơn.
 2CO + O2 CO2
 2H2 + O2 H2O (hơi)
Câu 2: Vì sao khi cơm bị khê người ta thường cho vào nồi cơm một mẩu than củi?
 Do than củi xốp có tính hấp phụ nên hấp phụ mùi khét của cơm khê, làm cho cơm đỡ mùi khê.
BÀI 28
Câu 1: Tại sao khí CO là khí độc?
 - Trong máu có Hemoglobin ( Hb) sẽ tạo phức với O2.
 Hb + O2 HbO2
- Nếu có mặt CO thì do CO tao phức bền với Hb nên nó đẩy O2 ra khỏi phức.
 HbO2 + CO HbCO + O2.
- Do O2 bị đẩy ra không bám vào được Hb nên máu thiếu oxi, làm cho việc trao đổi chất của các tế bào bị ngưng trệ. Kết quả là có thể gây chết người.
Câu 2: Tại sao ngày xưa trong các hầm mỏ bỏ hoang lâu năm khi cần đi vào các khu mỏ đó thì người đi vào thường cầm theo một cây đèn dầu (hoặc nến) để cao ngang thắt lưng hay dẫn theo một con chó, nếu ngọn đèn tắt hay con chó sủa, có dấu hiệu kiệt sức, khó thở thì người đó sẽ không vào sâu nữa mà sẽ quay trở ra. Giải thích?
 - Trong lòng đất luôn luôn xảy ra sự phân hủy một số hợp chất vô cơ và hữu cơ, sinh ra khí cacbon đioxit CO2. 
- Khí CO2 không màu, không có mùi, không duy trì sự cháy và sự sống của con người và động vật. 
- Khi càng đi vào sâu thì lượng CO2 càng nhiều. nếu ngọn nến chỉ cháy leo lét rồi tắt thì không nên tiếp tục đi vào vì không khí thiếu oxy, và có nhiều khí CO2 hoặc các khí độc khác. Có thể làm chết người.
Câu 3: Nước đá khô được làm từ cacbon đioxit hóa rắn. Tại sao nó có thể tạo hơi lạnh được như nước đá ?
Vì cacbon đioxit ở dạng rắn khi bay hơi thu nhiệt rất lớn, làm hạ nhiệt độ của môi trường xung quanh nên tạo hơi lạnh. Đặc biệt là nước đá khô (không độc hại), được ứng dụng thích hợp để bảo quản những sản phẩm kỵ ẩm và dùng làm lạnh đông thực phẩm. Dùng đá khô để làm lạnh và bảo quản gián tiếp các sản phẩm có bao gói nhưng có thể dùng làm lạnh và bảo quản trực tiếp. Chính chất tác nhân làm lạnh này (CO2) đã làm ức chế sự sống của vi sinh vật, giữ được vị ngọt, màu sắc hoa quả. Đồng thời hạn chế được tổn hao khối lượng tự nhiên của sản phẩm do sự bay hơi từ bề mặt sản
phẩm và các quá trình lên men, phân hủy.
Câu 4: Vì sao khi mở bình nước ngọt có ga lại có nhiều bọt khí thoát ra ?
 Nước ngọt không khác nước đường mấy chỉ có khác là có thêm khí cacbonic CO2. Ở các nhà máy sản xuất nước ngọt, người ta dùng áp lực lớn để ép CO2 hòa tan vào nước. Sau đó nạp vào bình và đóng kín lại thì thu được nước ngọt. 
 Khi bạn mở nắp bình, áp suất bên ngoài thấp nên CO2 lập tức bay vào không khí. Vì vậy các bọt khí thoát ra giống như lúc ta đun nước sôi. 
Câu 5: Làm thế nào để tạo khói màu trên sân khấu ?
 Trong các buổi biểu diễn ca nhạc hay trong các đám cưới, người ta thường tạo khói trắng bằng cách thả các viên đá băng khô (CO2 rắn) vào các ly đựng nước nóng. CO2 rắn thăng hoa nhanh, làm giảm nhiệt độ của vùng không khí xung quanh ly nước khiến cho hơi nước ngưng tụ tạo thành đám sương mù màu trắng. Để tạo hiệu ứng khói màu, người ta chiếu ánh sáng màu lên màn sương này.
Câu 6: Tại sao ngày xưa các giếng khoan cạn nước nếu các người thợ muốn xuống để đào tìm tiếp nguồn nước thì trước khi xuống giếng các người thợ thường chặt các nhánh cây tươi thả xuống giếng chừng 5 – 10 phút lại kéo lên rồi lại thả xuống nhiều lần rồi mới xuống giếng đào?
 Người ta thường cho nhánh cây xanh xuống giếng để hút hết khí CO2, cung cấp khí oxi, rồi mới xuống giếng.
Câu 7: Làm sao biết giếng sâu có đủ khí oxi để thở?
 - Trước khi xuống giếng (kể cả giếng hay sử dụng) cũng nên có biện pháp thử xem dưới giếng có khí độc không. 
- Tốt nhất là thắp một ngọn nến, hay ngọn đèn, thòng dây thả dần xuống sát mặt nước dưới đáy giếng trước, nếu ngọn nến vẫn cháy sáng bình thường là không khí dưới đáy giếng vẫn đủ oxy để thở. 
- Cũng có thể nhốt một con gà hay một con chim vào trong lồng, buộc dây thả dần xuống gần sát mặt nước giếng, nếu con vật bị chết ngạt là dưới giếng có nhiều khí CO2 hoặc các khí độc khác, người không xuống được.
- Sau đó, nên làm thông thoáng khí dưới đáy giếng trước khi xuống. Có thể cắt một cành cây to nhiều lá buộc dây dài thả xuống đáy, rồi rút lên thả xuống nhiều lần trước khi cho người xuống
Câu 8: Vì sao ban đêm không nên để nhiều cây xanh trong nhà?
 Do ban đêm không có ánh sáng cây không quang hợp, chỉ hô hấp nên hấp thụ khí O2 và thải ra khí CO2 làm trong phòng thiếu O2 và quá nhiều CO2.
Chất hữu cơ + khí oxi năng lượng + khí cacbonic + hơi nước
Ban ngày do có ánh sáng mặt trời, cây quang hợp nên hấp thụ CO2 và thải ra O2 (nhớ chất diệp lục)
6nCO2 + 5nH2O (C6H10O5)n + 6nO2
 (từ không khí) (rễ hút từ đất) (trong lá cây) (nhả ra môi trường)
BÀI 29
Câu 1: Vì sao trong công nghiệp thực phẩm, muối (NH4)2CO3 được dùng làm bột nở?
 (NH4)2CO3 được dùng làm bột nở vì khi trộn thêm vào bột mì, lúc nướng bánh (NH4)2CO3 phân huỷ thành các chất khí và hơi nên làm cho bánh xốp và nở.
	(NH4)2CO3 2NH3­ + CO2­ + H2O­
Câu 2: Vỏ trứng gà sủi bọt khí khi ngâm trong dung dịch axit clohiđric.
 Vỏ trứng gà có thành phần chính là CaCO3. Khi cho vỏ trứng vào dung dịch HCl thì xảy ra phản ứng, giải phóng CO2 làm cho vỏ trứng sủi bọt.
 CaCO3 + 2HCl CaCl2 + H2O + CO2 
Câu 3: Tại sao khi nấu nước giếng ở một số vùng lại có lớp cặn ở dưới đáy ấm? Cách tẩy lớp cặn này?
 Trong tự nhiên nước ở một số vùng là nước cứng tạm thời, là nước có chứa muối Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2. Khi nấu sôi sẽ xảy ra phản ứng hoá học :
 Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O
 Mg(HCO3)2 MgCO3 + CO2 + H2O
CaCO3, MgCO3 sinh ra đóng cặn. Cách tẩy cặn ở ấm: Cho vào ấm 1 lượng dấm (CH3COOH 5%) và rượu, đun sôi rồi để nguội qua đêm thì tạo thành 1 lớp cháo đặc chỉ hớt ra và lau mạnh là sạch.
Câu 4: Vì sao muối NaHCO3 được dùng để chế thuốc đau dạ dày?
 Trong dạ dày, có chứa dung dịch HCl. Người bị đau dạ dày là người có nồng độ dung dịch HCl cao làm dạ dày bị bào mòn. NaHCO3 dùng để chế thuốc đau dạ dày vì nó làm giảm hàm lượng dung dịch HCl có trong dạ dày nhờ phản ứng:
 NaHCO3 + HCl NaCl + H2O + CO2
Câu 5: Bằng phản ứng hóa học chứng minh “nước chảy đá mòn”
 CaCO3 + H2O + CO2 Ca(HCO3)2
* Phản ứng nghịch giải thích sự tạo thành thạch nhũ trong cac hang động núi đá vôi, sự tạo thành lớp cặn CaCO3, trong ấm đun nước, phích đựng nước nóng, ...
Câu 6: Vì sao trước khi thi đấu các vận động viên thể thao cần xoa bột trắng vào lòng bàn tay ?
Loại bột trắng này có tên gọi là “ Magie cacbonat” MgCO3 mà người ta vẫn gọi là bột Magie. Là loại bột rắn mịn, nhẹ có tác dụng hút ẩm tốt.Khi thi đấu các vận động viên thường ra nhiều mồ hôi MgCO3 có tác dụng hấp thụ mồ hôi đồng thời tăng cường ma sát giữa bàn tay và dụng cụ thể thao của vận động viên.
BÀI 30
Câu 1: Chất nào dùng để khắc chữ và hình trên vật liệu thủy tinh?
- Axit flohiđric (HF) hòa tan dễ dàng silic đioxit theo phản ứng sau:
 4HF + SiO2 SiF4 + 2H2O
- Nhờ tính chất này nên HF được dùng để khắc chữ hoặc các họa tiết trên thủy tinh. Do đó, có thể trang trí thủy tinh theo họa tiết như ý muốn.
Câu 2: Tại sao sau cơn mưa có sấm chớp thì bầu trời mát mẻ và trong lành hơn
 trong không khí có 20% oxi (O2) nên khi có sấm chớp tạo điều kiện:
	 3O2 2O3
	Tạo ra một lượng nhỏ O3, O3 có khả năng sát trùng
	 O3 O2 + O
	Nên ngoài những hạt mưa cuốn theo bụi thì O3 là tác nhân làm môi trường sạch sẽ và cảm giác tươi mát.
BÀI 36
Câu 1:  Vì sao có khí metan thoát ra từ ruộng lúa hoặc các ao (hồ)?
  Trong ruộng lúa, ao (hồ) thường chứa các vật thể hữu cơ. Khi các vật thể hữu cơ phân hủy trong điều kiện không có oxi sinh ra khí metan.
Lợi dụng hiện tượng này người ta đã làm các hầm biogas trong chăn nuôi heo tạo khí metan  để sử dụng đun nấu hay chạy máy 
Câu 2: Tại sao có các vụ nổ mỏ than. Cách khắc phục? 
 - Các vụ nổ mỏ than là vì trong mỏ than có đúng tỉ lệ: 1 thể tích CH4: 2 thể tích oxi và có nhiệt độ.
CH4 + 2O2CO2 +2H2O
- Cách khắc phục
+ Thông gió.
+ Triệt tiêu nguồn bắt lửa
BÀI 37
Câu 1: Tại sao khi xếp một số quả chín vào giữa sọt quả xanh thì toàn bộ sọt quả xanh sẽ nhanh chóng chín đều? Bằng kiến thức hóa học em hãy giải thích?
 Vì trong quá trình chín trái cây đã thoát ra một lượng nhỏ khí etilen. Khí

File đính kèm:

  • doc19 - LIEN HE THUC TE.doc