Tài liệu hướng dẫn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cấp Trung học cơ sở Lớp 6 - Chủ điểm tháng 9: Truyền thống nhà trường

Đầu năm 1950, bộ đội chủ lực đã có những trung đoàn hoàn chỉnh, cũng đã thành thạo việc đánh công kiên. Biên chế các trung đoàn này đến nay vẫn còn như vậy rất đặc trưng Việt Nam. Cũng thời gian này, để chuẩn bị thời phản công, các sư đoàn quan trọng được thành lập, đến nay vẫn là khối cơ động chủ lực của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. Nhóm các đơn vị thuộc khối quân cơ động trung ương (thành lập 1950-1951) gồm các đại đoàn 304, 308, 312, 316, 320, 351. Sau này có thêm các đơn vị pháo binh, phòng không, pháo phản lực trong sư 351 như trung đoàn 237 (Cối lớn, trung đoàn 367 (phòng không 37mm). Sư 351 còn dược gọi là bộ binh nặng, công pháo (công binh, pháo binh).

 Năm 1954, với thắng lợi của trận Điện Biên Phủ, đây là đội quân đầu tiên của một đất nước thuộc địa đánh bại một quân đội thực dân trong lịch sử thế giới của thế kỷ 20. Sau năm 1954, đại bộ phận Quân đội Nhân dân Việt Nam tập kết về miền bắc Việt Nam, và được chính quy hóa. Cuối chiến tranh, Việt Minh có khoảng 14 vạn quân chủ lực.

 Ngày 15 tháng 2 năm 1961, tại Chiến khu Đ, Quân Giải phóng miền Nam, gọi tắt là Giải phóng quân, được thành lập trên cơ sở thống nhất các lực lượng vũ trang ở miền Nam Việt Nam. Thực chất, đây là lực lượng Vệ quốc đoàn còn ở lại Nam Việt Nam, kết hợp bộ phận tăng viện của Quân đội Nhân dân từ miền Bắc và lực lượng chiêu mộ tại chỗ, thành lực lượng quân sự của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Nhờ sự viện trợ của các nước Cộng sản, năm 1975, Quân đội Nhân dân Việt Nam là đạo quân đông thứ 5 trên Thế giới.

 

doc73 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1835 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu hướng dẫn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cấp Trung học cơ sở Lớp 6 - Chủ điểm tháng 9: Truyền thống nhà trường, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nội dung
 - Xây dựng chương trình văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
 - Tập một số bài hát mới có nội dung viết về thầy, cô giáo.
IV. Hình thức tổ chức: Thực hành
V. Chuẩn bị
1. Giáo viên
 - Chuẩn bị các dự kiến hoạt động văn nghệ của tháng.
 - Lên chương trình văn nghệ chào mừng ngày 20-11.
 - Chuẩn bị một số bài hát mới theo chủ đề ngày 20-11 cho học sinh tập.
2. Học sinh
 -Tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến.
 - Tập các bài hát mới về ngày 20-11
 VI. Tiến trình tổ chức
 - Giáo viên ổn định tổ chức lớp, giới thiệu kế hoạch của tháng 11. 
 - Nhận xét về hoạt động văn nghệ của lớp, của Câu lạc bộ trong thời gian qua.
 - Cho học sinh tập một số bài hát theo chủ điểm: Biết ơn thầy cô giáo (Sáng tác: Hà Giang-Ngọc Hải), Ngày đầu tiên đi học (Nhạc: Nguyễn Ngọc Thiện. Thơ: Viễn Phương).
Chủ điểm tháng 12. UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
A- HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
I. Mục tiêu chủ điểm 
Sau khi thực hiện chủ điểm, học sinh đạt được:
- Hiểu ý nghĩa ngày thành lập quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam và ngày hội quốc phòng toàn dân (22.12) cũng như vẻ đẹp truyền thống của “Anh bộ đội cụ Hồ” qua các giai đoạn lịch sử. Hiểu biết những truyền thống cách mạng, sự kiện vẻ vang của quê hương.
- Biết ơn các thế hệ cha anh đã anh dũng chiến đấu, hi sinh vì quê hương, đất nước.
- Biết giữ gìn và bảo vệ các truyền thống tốt đẹp của quê hương. Học tập và rèn luyện theo gương tốt của các thế hệ cha anh.
II. Nội dung hoạt động:
Nghe nói chuyện về ngày truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam 22 - 12
III. Gợi ý tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG . TÌM HIỂU NGÀY TRUYỀN THỐNG QĐND VIỆT NAM
I. Qui mô:
Hoạt động được tổ chức với thời lượng 1 tiết học. Qui mô tổ chức theo lớp
II. Nội dung: 
- Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày truyền thống quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam 22-12.
III. Hình thức tổ chức: Thi thuyết trình
IV. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Cùng với học sinh xây dựng kịch bản cho cuộc thi.
- Chuẩn bị các phần thưởng (nếu có).
- Tư vấn cho học sinh cách xây dựng biểu điểm chấm.
2. Học sinh
- Lựa chọn mỗi tổ một cá nhân tham gia thi thuyết trình về ngày truyền thống QĐND Việt Nam.
- Kê dọn, trang trí lớp học.
- Ban cán sự lớp cùng với GVCN xây dựng kịch bản cho cuộc thi.
- Các tiết mục văn nghệ.
V. Tiến trình tổ chức
1. Ổn định tổ chức - văn nghệ chào mừng
	Học sinh trình bày 1 tiết mục văn nghệ
2. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu:
	MC tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu đến dự.
	MC giới thiệu ban giám khảo và thư ký.
3. Thi thuyết trình về ý nghĩa và truyền thống của QĐND Việt Nam
	MC điều hành các thí sinh tham gia cuộc thi lên trình bày bài thuyết trình.
	Lưu ý: Các hình thức thuyết trình có thể chia nội dung từ trước để không bị trùng lặp. Mỗi phần thi không quá 5 phút. Có thể minh họa bằng tranh ảnh, diễn kịch, ...
4. Trao giải và kết thúc chương trình
	- GVCN nhận xét chung về cuộc thi.
	- GVCN trao giải và kết thúc chương trình.
TƯ LIỆU THAM KHẢO
VÀI NÉT VỀ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
	Quân đội Nhân dân Việt Nam, tiền thân là đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, là lực lượng quân đội chính quy của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sau này là của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngày truyền thống là ngày 22 tháng 12 hàng năm. Quân kỳ của Quân đội Nhân dân Việt Nam là lá quốc kỳ của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có thêm dòng chữ "Quyết thắng" màu vàng ở phía trên bên trái.
 Tên gọi "Quân đội Nhân dân" là do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt với ý nghĩa "từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân phục vụ". Trong báo chí Việt Nam thì Quân đội Nhân dân Việt Nam thường được viết tắt là QĐND. Chữ "Nhân dân" cũng có mặt trong nhiều tên gọi các tổ chức của Việt Nam như Công an Nhân dân, Tòa án nhân dân (Việt Nam), Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (Việt Nam)... Một tên khác được nhân dân yêu mến đặt cho là "bộ đội cụ Hồ".
 Tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam là đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944 tại khu rừng Trần Hưng Đạo, thuộc huyện Nguyên Bình, Cao Bằng, ban đầu gồm 34 chiến sỹ (3 nữ) do Võ Nguyên Giáp chỉ huy chung; Hoàng Sâm được chọn làm đội trưởng; Xích Thắng, tức Dương Mạc Thạch, làm chính trị viên, Hoàng Văn Thái phụ trách tình báo và kế hoạch tác chiến; Lâm Cẩm Như, tức Lâm Kính, phụ trách công tác chính trị; Lộc Văn Lùng tức Văn Tiên làm quản lý.
 Ngày 15 tháng 4 năm 1945, Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ họp tại Hiệp Hòa, Bắc Giang quyết định Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân sát nhập với lực lượng Cứu quốc quân do Chu Văn Tấn chỉ huy, đổi tên thành Giải phóng quân, lực lượng quân sự chính của Việt Minh để giành chính quyền năm 1945. Lễ hợp nhất được tổ chức ngày 15 tháng 5 năm 1945 tại Chợ Chu (Thái Nguyên).
	Ngày 16 tháng 8 năm 1945, khi tiến đánh Thái Nguyên, quân số Giải phóng quân đã khoảng 450 người, biên chế thành một chi đội (tiểu đoàn), do Lâm Cẩm Như làm chi đội trưởng. Sau 7 ngày quân Nhật ở Thái Nguyên mới chịu chấp nhận giao nộp vũ khí cho Giải phóng quân.
	Từ năm 1945, Giải phóng quân của Việt Minh là lực lượng nòng cốt quân đội quốc gia của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Để đối phó với sức ép của quân Tưởng Giới Thạch đòi giải tán quân đội chính qui Việt Minh, tháng 11 năm 1945 Việt Nam giải phóng quân đổi tên thành Vệ quốc đoàn, còn gọi là Vệ quốc quân. Lúc này quân số khoảng 50.000 người, tổ chức thành khoảng 40 chi đội ở hầu hết các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ. Một số chi đội "Nam tiến" để giúp quân dân miền Nam chống lại quân Pháp đang tấn công ở Nam Bộ.
	Ngày 22 tháng 5 năm 1946, theo Sắc lệnh 71/SL của Chủ tịch nước, Vệ quốc đoàn đổi tên thành Quân đội Quốc gia Việt Nam, được đặt dưới sự chỉ huy tập trung thống nhất của Bộ Tổng tham mưu. Quân đội tổ chức biên chế thống nhất theo trung đoàn, tiểu đoàn, đại đội, ...Cùng với việc xây dựng quân đội quốc gia, chính phủ đặc biệt coi trọng việc xây dựng lực lượng vũ trang quần chúng, lực lượng bán vũ trang, bao gồm: dân quân ở nông thôn và tự vệ ở đô thị. Đến cuối năm 1946, có khoảng 1 triệu dân quân tự vệ đã được tổ chức và huấn luyện quân sự. Trong thời kỳ 1945-1950, có những người nước ngoài đã tình nguyện tham gia chiến đấu và các ngành khác như chỉ huy, tham mưu, kỹ thuật, huấn luyện, quân y, quân giới, tuyên truyền...., Nhiều người được giao trọng trách và phong quân hàm sĩ quan cao cấp. Họ đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng quân đội Việt Nam trong thời kì non trẻ..
	Năm 1949, hoàn thiện tổ chức tiểu đoàn bộ binh. Đơn vị này gồm 3 đại đội bộ binh, một đại đội hỏa lực mạnh. Có súng máy nặng, súng cối.
 Năm 1950, Quân đội Quốc gia Việt Nam đổi tên thành Quân đội Nhân dân Việt Nam.
	Đầu năm 1950, bộ đội chủ lực đã có những trung đoàn hoàn chỉnh, cũng đã thành thạo việc đánh công kiên. Biên chế các trung đoàn này đến nay vẫn còn như vậy rất đặc trưng Việt Nam. Cũng thời gian này, để chuẩn bị thời phản công, các sư đoàn quan trọng được thành lập, đến nay vẫn là khối cơ động chủ lực của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. Nhóm các đơn vị thuộc khối quân cơ động trung ương (thành lập 1950-1951) gồm các đại đoàn 304, 308, 312, 316, 320, 351. Sau này có thêm các đơn vị pháo binh, phòng không, pháo phản lực trong sư 351 như trung đoàn 237 (Cối lớn, trung đoàn 367 (phòng không 37mm). Sư 351 còn dược gọi là bộ binh nặng, công pháo (công binh, pháo binh).
 Năm 1954, với thắng lợi của trận Điện Biên Phủ, đây là đội quân đầu tiên của một đất nước thuộc địa đánh bại một quân đội thực dân trong lịch sử thế giới của thế kỷ 20. Sau năm 1954, đại bộ phận Quân đội Nhân dân Việt Nam tập kết về miền bắc Việt Nam, và được chính quy hóa. Cuối chiến tranh, Việt Minh có khoảng 14 vạn quân chủ lực.
	Ngày 15 tháng 2 năm 1961, tại Chiến khu Đ, Quân Giải phóng miền Nam, gọi tắt là Giải phóng quân, được thành lập trên cơ sở thống nhất các lực lượng vũ trang ở miền Nam Việt Nam. Thực chất, đây là lực lượng Vệ quốc đoàn còn ở lại Nam Việt Nam, kết hợp bộ phận tăng viện của Quân đội Nhân dân từ miền Bắc và lực lượng chiêu mộ tại chỗ, thành lực lượng quân sự của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Nhờ sự viện trợ của các nước Cộng sản, năm 1975, Quân đội Nhân dân Việt Nam là đạo quân đông thứ 5 trên Thế giới.
	Sau 30 năm chiến tranh, đất nước bị tàn phá nặng nề. Nhiệm vụ của Quân đội được Trung ương Đảng nêu rõ: “Ra sức bảo vệ sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta, … bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển, biên giới và hải đảo của nước Việt Nam thống nhất”. Đồng thời “tích cực tham gia sản xuất, góp phần xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội”.
	Trong giai đoạn cách mạng mới của đất nước, Quân đội ta đã thể hiện rõ bản lĩnh chính trị trên mặt trận xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đề ra phương hướng nhiệm vụ xây dựng Quân đội, củng cố quốc phòng: bước đầu giữ quân số thích hợp; thi hành Luật nghĩa vụ quân sự kết hợp với nghĩa vụ lao động; triển khai quân đội làm hai nhiệm vụ chiến lược sẵn sàng chiến đấu và xây dựng kinh tế; tăng cường bố trí phòng thủ, sẵn sàng chiến đấu; nâng cao chất lượng cán bộ, chiến sĩ; xây dựng nề nếp chỉ huy chặt chẽ để nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu; từng bước tự lực sản xuất được một số loại vũ khí cần thiết. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó; Bảo vệ vững chắc Tổ quốc, độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng văn hóa và an ninh xã hội; duy trì trật tự kỷ cương, an toàn xã hội; giữ vững chính trị đất nước; ngăn ngừa, đẩy lùi và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch.
B- HOẠT ĐỘNG ĐOÀN-ĐỘI
I- Tên hoạt động: Nghe nói chuyện về ngày truyền thống nhân dân Việt nam
II-Mục tiêu:
- Hiểu được ý nghĩa thành lập QĐND Việt Nam cũng như vẻ đẹp của anh bộ đội cụ Hồ qua các giai đoạn lịch sử.
Giáo dục HS lòng biết ơn các thế hệ cha anh đã anh dũng chiến đấu, hi sinh vì quê hương đất nước.
Biết giữ gìn và bảo vệ các truyền thống tốt đẹp của quê hương học tập và rèn luyện theo gương thế hệ các anh.
III-Nội dung hoạt động
Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu.
Giới thiệu báo cáo viên nói chuyện (có thể dùng những hình ảnh tư liệu trình chiếu để thu hút HS )
HS có thể tham gia câu hỏi trong chương trình, trao đổi về kiến thức lịch sử....
Văn nghệ xen kẽ hoặc các tiểu phẩm về chiến dịch lịch sử
IV-Phương thức hoạt động
Hoạt động giáo dục truyền thống: Tổ chức buổi nghe nói chuyện cấp Liên đội
Văn nghệ xen kẽ
C- TRÒ CHƠI
THEO LỆNH TÔI 
I. Mục đích:
 Rèn luyện trí nhớ, ý thức và tác phong kỉ luật và chấp hành theo người chỉ huy. 
II. Chuẩn bị:
	Tập hợp lớp thành 2 – 4 hàng ngang. Khoảng cách giữa các em trong hàng là một sải tay GV đứng cách hàng đầu khoảng 3m. Nếu tổ chức chơi theo vòng tròn thì GV đứng ở tâm vòng tròn,
III- Cách chơi:
	- Khi GV nói “Theo lênh tôi…hai tay đưa ra trước !” tất cả HS thực hiện theo GV ai không đưa hai tay ra trước là không đúng. Khi GV hô tiếp “Đưa hai tay đưa dang ngang ” nhưng trước câu đó không có “Theo lênh tôi”, ai đưa dang ngang là không đúng, trò chơ cứ tiếp tục như vậy. Những HS thực hiện không đúng phải chạy hoặc lò cò một vòng quanh các bạn của lớp mình rồi về đứng ở vị trí cũ 
GÁC BAN ĐÊM 
I- Mục đích:
	Rèn luyện sự tập trung chú ý, phản ứng nhanh, và khả năng phán đoán tác phong kỉ luật và chấp hành theo người chỉ huy. 
II. Chuẩn bị:
	- Hai khăn bịt mắt và 1 – 2 còi có dây đeo dài
	- Tập hợp lớp thành một vòng tròn, mặt quay vào tâm, GV chỉ định 1 – 2 HS làm người gác đêm. Những em này đứng trong vòng tròn, bịt mắt và mỗi em đeo 1 còi trước bụng, hai em đứng cố định quay lưng vào nhau cách nhau khoảng 3m làm bộ đội gác doanh trại ban đêm.
III- Cách chơi:
	- GV chọn 2 – 3 HS giả làm “trinh sát”, khi có lệnh, những em này đi hết sức nhẹ nhàng đến người gác đêm và khéo léo thổi được còi của “người gác” , nếu để người gác đêm phát hiện và bắt được là thua, trò chơi cứ tiếp tục như vậy, có thể thay thế người gác , hoặc thay thế “trinh sát” 
BÁO ĐỘNG 
I- Mục đích:
	Rèn luyện phản ứng nhanh, tinh thần tập thể 
II- Chuẩn bị:
	Tập hợp lớp thành 2 – 4 hàng dọc hoặc một vòng tròn, mặt quay theo chiều vòng tròn HS, em nọ cách em kia 1m – 1,5m 
III. Cách chơi:
	- Khi có lệnh, các em đi bình thường hoặc chạy nhẹ nhàng (theo hàng dọc hoặc vòng tròn, khi GV thổi một hồi còi báo động, HS nhanh chóng ẩn nấp bằng cách ngồi, cúi đầu, hoặc nằm chống hai tay không động đậy . GV đến 1,2,3,4,5. Sau khi hô xong số 5 HS nào còn động đậy thì coi như địch đã phát hiện, bị loại khỏi cuộc chơi sau 30 – 60 giây, GV thổi hồi còi thứ hai để kết thúc báo động, trò chơi lại tiếp tục từ đầu. 
D. TỔ CHỨC VĂN NGHỆ
 Tháng 12 là tháng kỉ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22-12. Các hoạt động đều hướng đến chủ đề Uống nước nhớ nguồn với các hình thức phong phú và đa dạng. Chương trình văn nghệ cần có những bài hát về quân đội, ca ngợi anh bộ đội Việt Nam. 
I. Mục tiêu 
 Các hoạt động văn nghệ chào mừng ngày thành lập Quân đội 22-12.
II. Qui mô
Qui mô tổ chức theo lớp.
III. Nội dung
 - Xây dựng chương trình văn nghệ chào mừng ngày thành lập Quân đội 22-12.
 - Tập một số bài hát mới có nội dung viết anh bộ đội cụ Hồ.
IV. Hình thức tổ chức: Thực hành
V. Chuẩn bị
1. Giáo viên
 - Chuẩn bị các dự kiến hoạt động văn nghệ của tháng.
 - Lên chương trình văn nghệ chào mừng ngày 22-12.
 - Chuẩn bị một số bài hát mới theo chủ đề ngày 22-12 cho học sinh tập.
2. Học sinh
 -Tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến.
 - Tập các bài hát mới về ngày 22-12
 VI. Tiến trình tổ chức
 - Giáo viên ổn định tổ chức lớp, giới thiệu kế hoạch của tháng 12. 
 - Nhận xét về hoạt động văn nghệ của lớp, của Câu lạc bộ trong thời gian qua.
 - Cho học sinh tập một số bài hát theo chủ điểm: Màu áo chú bộ đội (Sáng tác: Nguyễn Văn Tý), Chú bộ đội và cơn mưa ( Sáng tác: Tô Đông Hải)…
Chủ điểm tháng 1 và tháng 2. MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN
A- HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
I. Mục tiêu chủ điểm: 
Sau khi thực hiện chủ điểm này, học sinh đạt được:
- Hiểu những phong tục tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương, của dân tộc, ngày xuân, ngày Tết. 
- Tự hào về quê hương, về phong tục truyền thống tốt đẹp.
- Biết giữ gìn và phát huy những nét đẹp truyền thống quê hương.
- Biết được lịch sử ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam, ghi nhớ công ơn của Đảng, từ đó biến thành hành động quyết tâm trong học tập và rèn luyện để mai sau dựng xây nước nhà.
II. Nội dung hoạt động:
	1. Ngày Tết Việt Nam
	2. Tìm hiểu về Đảng cộng sản Việt Nam
III. Gợi ý tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG 1. TẾT NGUYÊN ĐÁN
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh hiểu được ý nghĩa, phong tục ngày tết âm lịch, tết nguyên đán.
- Học sinh có cơ hội được thể hiện sự hiểu biết về ngày Tết nguyên đán và các kỹ năng mềm của bản thân. 
II. Qui mô:
Hoạt động được tổ chức với thời lượng 1 tiết học. Qui mô tổ chức theo lớp.
III. Nội dung: 
- Ý nghĩa ngày Tết nguyên đán.
- Phong tục ngày Tết.
IV. Hình thức tổ chức: Hội thi
V. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Cùng với ban cán sự xây dựng kịch bản cho hội thi.
- Giao nhiệm vụ tìm hiểu cho học sinh.
- Chuẩn bị phương tiện máy tính, máy chiếu hoặc giấy A0; dụng cụ cho trò chơi ném cổ chai.
- Chuẩn bị các phần thưởng hoặc bánh kẹo liên hoan.
2. Học sinh
- Tìm hiểu các thông tin về ngày Tết.
- Ban cán sự cùng với GVCN xây dựng kịch bản cho hội thi.
VI. Tiến trình tổ chức
1. Ổn định tổ chức: Giáo viên ổn định tổ chức.
2. Tuyên bố lý do, giới thiệu MC, ban cố vấn, các đội chơi, thư ký.
	GVCN tuyên bố lý do, giới thiệu MC của chương trình.
	MC giới thiệu thành phần ban cố vấn: GVNC + 02 bạn học sinh.
	MC giới thiệu 4 đội chơi đại diện cho 4 tổ, ban thư ký lên sân khấu.
3. Ô chữ ngày xuân:
	MC công bố luật chơi: Các đội lần lượt lựa chọn các ô chữ hàng ngang. Mỗi ô chữ hàng ngang có một gợi ý, thời gian suy nghĩ là 10 giây, trả lời được ô chữ hàng ngang, đội chơi được 10 điểm. Ô chữ hàng dọc được đoán ở thời điểm bất kỳ của chương trình khi có ít nhất 3 ô chữ hàng ngang được mở ra. Đoán được ô chữ hàng dọc, đội chơi được 50điểm. Những ô chữ mà các đội chơi không đoán được, quyền đoán ô chữ thuộc về khán giả ở cuối của phần thi này.
	Ô chữ được thiết kế trên máy tính hoặc trên giấy A0. Nếu thiết kế trên giấy A0 thì nên có một người phụ trách ô chữ để ghi kết quả của các đội đoán đúng.
	Lưu ý với MC: Sau khi một ô chữ hàng ngang được mở ra, MC có thể cung cấp thêm các thông tin hoặc hỏi ban cố vấn để được cung cấp thêm các thông tin cho ô chữ.
Ví dụ: Ô CHỮ NGÀY XUÂN
1
M
Ừ
N
G
T
U
Ổ
I
2
G
I
A
O
T
H
Ừ
A
3
Đ
Á
N
H
Đ
U
4
C
Â
Y
N
Ê
U
5
T
Ấ
T
N
I
Ê
N
6
B
Á
N
H
C
H
Ư
N
G
7
C
Â
U
Đ
Ố
I
8
P
H
Á
O
9
Q
U
É
T
N
H
À
Gợi ý của các ô chữ hàng ngang:
	Ô chữ số 1: Gồm 8 chữ cái, là một phong tục ngày Tết, mọi người thường để tiền vào bao lì xì cho trẻ em, biếu người cao tuổi ở trong nhà mình hoặc khi đến một nhà khác chúc Tết.
	Ô chữ số 2: Gồm 8 chữ cái, đây là thời khắc chuyển đổi giữa năm cũ sang năm mới.
	Ô chữ số 3: Gồm 6 chữ cái, tên một trò chơi ngày Tết ở bắc bộ, có thể chơi đơn hoặc đôi; dụng cụ chơi làm bằng tre. Nếu chơi đôi gồm có đôi nam, đôi nữ và đôi nam nữ. Hai người lên chơi quay mặt vào nhau, dùng tay vịn thân tre, dùng sức từ đôi chân đẩy để dụng cụ chơi và người chơi bay cao lên so với mặt đất. Người chơi càng nhún mạnh, càng bay cao.
	Ô chữ số 4: Gồm 6 chữ cái, theo phong tục là một cây tre cao khoảng 5–6 mét. Ở ngọn thường treo nhiều thứ (tùy theo từng điạ phương) như vàng mã, bùa trừ tà, cành xương rồng, bầu rượu bện bằng rơm, hình cá chép bằng giấy (để táo quân dùng làm phương tiện về trời), giải cờ vải tây, điều (màu đỏ), đôi khi người ta còn cho treo lủng lẳng những chiếc khánh nhỏ bằng đất nung, mỗi khi gió thổi, những khánh đất va chạm nhau tại thành những tiếng kêu leng keng nghe rất vui tai... 
	Ô chữ số 5: Gồm 7 chữ cái, tên một ngày trước Tết. Có thể là ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu). Đây là ngày gia đình sum họp lại với nhau để ăn cơm buổi và trò chuyện tổng kết các việc đã làm được, bỏ qua những chuyện không vui, ôn lại những kỷ niệm trong năm vừa qua.
	Ô chữ số 6: Gồm 9 chữ cái, là một món ăn đặc trưng của ngày Tết, gắn liền với sự tích của các vua Hùng.
	Ô chữ số 7: Gồm 6 chữ cái. Để trang hoàng nhà cửa và để thưởng Xuân, trước đây từ các nho học cho tới những người bình dân "tồn cổ" vẫn còn trọng tục treo nó trong nhà nhân ngày Tết. Nó thường được viết bằng chữ Nho (màu đen hay vàng) trên những tấm giấy đỏ hay hồng đào.
	Ô chữ số 8: Gồm 4 chữ cái. Trước đây, đúng vào phút giao thừa, mọi người thường đốt nó. Theo lời truyền miệng dân gian, nó được cho nổ vào dịp năm mới để xua đuổi ma quỷ của năm cũ. Tuy nhiên do nguy cơ cháy nổ, sát thương và ô nhiễm môi trường mà từ ngày 1 tháng 1 năm 1995, nó đã bị cấm ở Việt Nam. 
	Ô chữ số 9: Gồm 7 chữ cái. Đây là một trong những điều mà người ta quan niệm là kiêng kỵ trong ngày mồng 1 Tết. Trong ngày này, người ta kiêng làm việc này vì theo một điển tích, nếu làm việc này thì năm đó gia cảnh sẽ nghèo túng, khánh kiệt. Khi hốt rác trong nhà đổ đi thì thần tài sẽ đi mất. 
4. Bạn có biết?
	MC công bố luật chơi: Ở phần thi này gồm 4 câu hỏi. Mỗi câu hỏi có 3 gợi ý. Các gợi ý xuất hiện cách nhau 10 giây. Trả lời được câu hỏi ở gợi ý thứ nhất, đội chơi được 30 điểm, ở gợi ý thứ hai được 20 điểm, ở gợi ý cuối cùng được 10 điểm.
	Ví dụ:
	Câu hỏi số 1. Đây là gì?
	Dữ kiện 1. Là nơi tụ họp đông người trước tết, nhưng trong ngày mồng 1 tết lại không có người.
	Dữ kiện 2. Thường được tổ chức từ 25 đến 30 tháng 12 âm lịch.
	Dữ kiện 3. Mọi người tới đây để mua, bán những nhu yếu phẩm cần thiết phục vụ ngày Tết.
	Đáp án: Chợ Tết
	Câu hỏi số 2. Hoa gì?
	Dữ kiện 1. Là một loài thực vật thường được các gia đình dùng để trang trí ngày Tết.
	Dữ kiện 2. Ít được trồng ở miền Nam
	Dữ kiện 3. Là loại cây trang trí phổ biến ở miền Bắc, có hoa màu đỏ. Trước đây Nhật Tân của Hà Nội là địa danh 
	Đáp án: Hoa đào
	Câu hỏi số 3

File đính kèm:

  • docGiao an HDGDNGLL cua Bo(2).doc
Giáo án liên quan