Tài liệu đọc thêm Lịch sử Lớp 4 - Những điều cần biết về Quang Trung - Nguyễn Huệ

2.Vài nét đặc biệt về chân dung Nguyễn Huệ:

Theo những tài liệu mới phát hiện gần đây nhất, Nguyễn Huệ có mái tóc xoăn, da săn, mắt sáng, tiếng nói sang sảng như chuông, nhanh nhẹn và khỏe mạnh.

"Ông có một con mắt nhỏ, nhưng cái tròng rất lạ, ban đêm ngồi không có đèn, thì ánh sáng từ mắt soi sáng cả chiếu" (Tây Sơn lược thuật). Thậm chí, một cung nhân của nhà Lê nói rằng: "Nguyễn Huệ trỏ tay, đưa mắt, ai nấy đã phách lạc hồn xiêu, sợ hơn sợ sấm sét.".(Hoàng Lê nhất thống chí).

-"Tiếng nói của Nguyễn Huệ cũng rất đặc biệt, như tiếng chuông, lời nói ngắn gọn, giản dị, thấm vào lòng người, tạo nên sự gần gũi, đồng cảm sâu sắc". Một lần ở Thanh Hóa, Nguyễn Huệ ngồi trên mình voi nói lớn: "Chư quân, hãy vì ta giết sạch chó Ngô đi. Nếu ai không muốn chiến đấu thì hãy xem ta trong một trận giết hàng vài vạn mạng người, đấy không phải là chuyện lạ đâu". Ông vừa dứt lời, quân lính dạ ran như sấm, rung động núi rừng, trời đất biến đổi cả cảnh sắc, chiêng trống đồng thời vang lên (Lê Quý kỷ sự).

 

doc13 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 557 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu đọc thêm Lịch sử Lớp 4 - Những điều cần biết về Quang Trung - Nguyễn Huệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ách lạc hồn xiêu, sợ hơn sợ sấm sét...".(Hoàng Lê nhất thống chí).
-"Tiếng nói của Nguyễn Huệ cũng rất đặc biệt, như tiếng chuông, lời nói ngắn gọn, giản dị, thấm vào lòng người, tạo nên sự gần gũi, đồng cảm sâu sắc". Một lần ở Thanh Hóa, Nguyễn Huệ ngồi trên mình voi nói lớn: "Chư quân, hãy vì ta giết sạch chó Ngô đi. Nếu ai không muốn chiến đấu thì hãy xem ta trong một trận giết hàng vài vạn mạng người, đấy không phải là chuyện lạ đâu". Ông vừa dứt lời, quân lính dạ ran như sấm, rung động núi rừng, trời đất biến đổi cả cảnh sắc, chiêng trống đồng thời vang lên (Lê Quý kỷ sự).
Nguyễn Huệ ứng đối, pha trò rất giỏi. Lần ra Bắc diệt họ Trịnh, Nguyễn Hữu Chỉnh ngỏ ý làm mai mối công chúa Lê Ngọc Hân cho ông, ông đã khiến mọi người đều phải cười ầm: "Vì dẹp loạn mà ra, để rồi lấy vợ mà về, bọn trẻ nó cười cho thì sao. Tuy nhiên, ta mới chỉ quen gái Nam Hà, chưa biết con gái Bắc Hà, nay cũng thử xem có tốt không...".
Trong gia đình, Nguyễn Huệ sống với vợ con rất tình cảm. Ông có hai bà Hoàng hậu. Bà chính cung quê ở Quy Nhơn, em cùng mẹ với Thái sư Bùi Đắc Tuyên, Bùi Văn Nhật. Bà sinh được 5 người con, 3 trai, 2 gái. Nguyễn Quang Toản là con trưởng, được lập làm Thái tử, về sau là vua Cảnh Thịnh. Trong một bức thư viết ngày 17/7/1791, giáo sĩ Sécrard đã kể: "Chánh hậu của Tiên vương (Quang Trung) mất vào khoảng tháng ba và ông đã khóc bà một cách sầu thảm. Ông đã cử hành tang lễ vô cùng linh đình trang trọng cho bà vào cuối tháng sáu. Dân Nam Hà đồn khắp nơi rằng ông đã băng hà vì quá đau buồn".
Bắc cung Hoàng Hậu là công chúa Lê Ngọc Hân, con gái thứ chín vua Lê Hiển Tông và bà nguyên phi Nguyễn Thị Huyền người làng Phù Ninh, Từ Sơn (nay huyện Gia Lâm, Hà Nội). Công Chúa Ngọc Hân sinh ngày 27/4/Canh Dần (1770) tại quê ngoại, mất năm Kỷ Mùi (1799). Ngọc Hân đã sinh hạ cho Nguyễn Huệ một con trai là Nguyễn Văn Đức và một con gái là Nguyễn Thị Ngọc, sau này đều bị triều đình nhà Nguyễn giết hại. Công chúa Ngọc Hân là người phụ nữ tài sắc vẹn toàn, vua Quang Trung rất yêu và có phần tự hào về bà. Hôm cưới, ông đắc ý nói với Ngọc Hân:"Con trai con gái nhà vua đã có mấy người được vẻ vang như nàng?".
Hôm lễ tế vua Lê Hiển Tông, Nguyễn Huệ mặc đồ tang, đứng coi xét lễ nghi hết sức chu đáo...
Nguyễn Huệ sống khoan dung, nhân hậu nên những người gần gũi ông đều tỏ lòng cảm kích. Bài thơ "Ai Tư Vãn" khóc chồng của công chúa Ngọc Hân:
"Mà nay áo vải cờ đào,
Giúp dân dựng nước biết bao công trình!...
Mà nay lượng cả, ơn sâu,
Móc mưa rưới khắp chín châu đượm nhuần.
Công dường ấy mà nhân dường ấy,
Cõi thọ sao hẹp bấy hóa công!"
thật cảm động chứng tỏ tình yêu và lòng ngưỡng mộ của bà với tài, đức, công lao sự nghiệp của Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ...
3. Tài cầm quân của Long Nhượng Tướng Quân:
Nguyễn Huệ được xem là một bậc anh hùng, dũng mãnh. Năm lần vào Nam, ba lần ra Bắc, đều ẩn hiện xuất quỷ nhập thần. Mỗi lần xông trận, ông thường dẫn quân đi đầu. hiệu lệnh nghiêm minh, kỷ luật sắt thép, hành quân thần tốc:
- Năm 1771 (18 tuổi), Nguyễn Huệ ra cầm quân.
- Năm 1777 (24 tuổi), Nguyễn Huệ cùng em là Nguyễn Lữ đem quân thủy bộ vào đánh Gia Định, giết chết Chúa Nguyễn phúc Thuần cùng Đông cung Dương.
- Năm 1778 (25 tuổi), Nguyễn Huệ được phong làm Long Nhượng Tướng quân.
- Năm 1784 (31 tuổi), Nguyễn Huệ thống lĩnh quân Tây Sơn đánh tan 20,000 thủy binh, 300 chuyến thuyền của quân Xiêm ở Rạch Gầm, Xoài Mút (Định Tường).
- Năm 1786 (33 tuổi), Lần thứ nhất ra Bắc-Nguyễn Huệ đem đai quân ra hạ thành Thuận Hóa, một tháng sau tiến vào Thăng Long thực hiện việc "phù Lê, diệt Trịnh" được vua Lê Hiển Tông gả Công chúa Ngọc Hân và phong làm Nguyên Súy phù chính Dực võ Uy Quốc Công. Ông tôn lập Lê Chiêu Thống lên ngôi Hoàng Đế.
- Năm 1787 (34 tuổi), Vua Thái Đức phong ông làm Bắc Bình Vương (1787).
- Năm 1788 (35 tuổi), Lần thứ hai ra Bắc - năm Mậu Thân khi Lê Chiêu Thống bỏ kinh thành chạy ra ngoài, Bắc Bình Vương cho lập Sùng Nhượng Công làm Giám Quốc.
- Năm 1789 (36 tuổi), Lần thứ ba ra Bắc- năm Kỷ Dậu, Lê Chiêu Thống dẫn trên 200,000 quân Thanh sang xâm lược nước ta, chiếm thành Thăng Long. Quân Tây Sơn do Ngô văn Sở chỉ huy rút về Tam Điệp. Để cho việc lãnh đạo được danh chính ngôn thuận, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế niên hiệu Quang Trung tại Phú Xuân và thống lĩnh thủy bộ ra Bắc diệt quân xâm lược nhà Thanh, giải phóng Thăng Long và Bắc Hà.
Ngày mồng 5 tết Kỷ Dậu, trời còn chưa sáng, Nguyễn Huệ thân chinh đốc chiến, cho hơn trăm voi tiến lên trước, bộ binh theo sau, đánh nhau kịch liệt với quân Thanh. Giữa trưa, ông cùng với tướng sĩ, chiến bào nhuộm đen khói thuốc súng, tiến vào Thăng Long, kết thúc chiến dịch Ngọc Hồi - Đống Đa lịch sử.
4. Vua Quang Trung cầu hiền và chính sách chọn nhân tài:
Chính sách cầu hiền của vua Quang Trung được sự hưởng ứng của nhiều sĩ phu yêu nước có tư tưởng tích cực trong xã hội đương thời. Thái độ chân thành của Quang Trung thể hiện rõ đối với La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp. Quang Trung đã đưa Nguyễn Thiếp trở lại với đời và đem hết tài năng ra phục vụ:
"Mong Phu tử nghĩ đến Thiên hạ với Sinh dân, vụt dậy mà đi ra, để cho Quả Đức có thầy mà thờ, cho đời nay có người mà cậy, như thế mới ngõ hầu khỏi phụ ý trời sinh ra kẻ giỏi"
Dựng nước bằng võ công, giữ nước bằng văn trị, chỉ trong 4 năm trị vì (1788-1792), vua Quang Trung đã có một loạt chính sách tuyển chọn nhân tài, ban bố 4 chiếu quan trọng:
- Chiếu Cầu hiền:"Dựng nước lấy học làm đầu, trị nước chọn nhân tài làm gốc... Trẫm buổi đầu dựng nghiệp, tôn trọng sự học, lưu tâm yêu mến kẻ sĩ...".
- Chiếu Dụ các quan văn võ triều Lê: "Đáng lẽ trẫm phải ra oai sấm sét, khép các ngươi vào tội không chịu làm tôi, tịch thu gia sản và giết các ngươi để tỏ rõ phép thường. Nhưng các ngươi như người có bệnh nặng mà tối tăm nhầm lẫn... Trẫm một lòng yêu tiếc nhân tài, không thể chốc lát quên được. Nên đặc trách ban ơn tha tội cho các ngươi".
- Chiếu Lập học "Việc học phải bắt đầu từ cấp xã trở lên".
Trước thời vua Quang Trung, các xã cũng có trường học, nhưng không đưa vào quy định bắt buộc, nên xã có, xã không. Xuất thân từ nông dân, ông hiểu thế nào là "lấy dân làm gốc", hiểu sâu sắc cội rễ của quốc gia, dân tộc chính là bắt nguồn từ làng, từ xã chú trọng đến thực học, thực tài
- Chiếu Mở khoa thi: Ngay sau khi lên ngôi Hoàng đế, trong kỳ tổ chức thi Hương đầu tiên ở Nghệ An, Quang Trung đã truyền: "Nho sinh và sinh đồ cứ đợi đến kỳ thi vào thi, hạng ưu thì tuyển vào, hạng kém thì bãi về trường xã học".
Cả 4 chiếu đều hướng đến việc lựa chọn người tài làm nền tảng của triều Tây Sơn thời bấy giờ.
5. Việc dùng chữ Nôm và lập Sùng Chính Viện:
Sau chiến thắng Kỷ Dậu 1789, Vua Quang Trung viết thư cảm ơn Nguyễn Thiếp: "Người xưa bảo rằng: Một lời nói mà giấy nổi cơ đồ. Lời tiên sinh quả có thế thật!". Sau đó vua viết chiếu mời Nguyễn Thiếp vào Phú Xuân để tham gia việc nước (ngày 10/ 7 /Quang Trung thứ tư 1971).
Nguyễn Thiếp được giao nhiệm vụ trông coi tổ chức thi cử, tìm đất lập đô; đứng đầu việc xây dựng Phượng Hòang Trung Đô.
Các triều đại trước đều dùng chữ Hán trong các văn bản chính thức. Đến thời Quang Trung, chữ Nôm mới trở thành chữ viết của quốc gia. Tất cả chiếu chỉ mệnh lệnh, cho đến một bài văn tế... cũng đều dùng chữ Nôm. Nhà vua lập Sùng Chính Viện (Viện Đại Học), thỉnh La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp làm Viện trưởng.
Công việc chính của Viện là dịch những tác phẩm có giá trị về đạo đức và văn chương từ chữ Hán ra chữ Nôm để phổ biến trong toàn quốc. Cộng tác cùng Nguyễn Thiếp có nhiều nhà khoa bản triều Lê như Nguyễn Công, Nguyễn Thiện, Phan Tố Định, Bùi Dương Lịch...rất sành văn Nôm.
Vào đầu năm thứ năm Quang Trung (1792), Viện đã dịch xong bộ Tứ Thư và Tiểu Học. Nhà vua xuống chiếu sai dịch tiếp các bộ Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Dịch...không rõ các bộ này đã dịch xong chưa. Hiện chỉ tìm được bản Kinh Thi Giải An khắc mộc. (Theo sách La Sơn Phu Tử của Hoàng Xuân Hãn)
Trước đó, Nguyễn Thiếp có làm một bản tâu trình bàn về 3 việc lớn mà các bậc đế vương cần biết: bàn về đức vua, bàn về lòng dân, bàn về phép học. Khi đến tuổi 70, Nguyễn Thiếp xin cáo lui về quê. Và ngày 25 tháng Chạp năm Quý Hợi (1804), Nguyễn Thiếp qua đời, thọ 81 tuổi.
Các nho sĩ Bắc Hà nhiều kẻ sĩ có thực tài đã được Nguyễn Huệ trọng dụng như: Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Đoàn Nguyễn Tuấn, Vũ Huy Tấn, Nguyễn Thế Lịch...Bên cạnh các sĩ phu là các võ tướng tài ba như: Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân, Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng... Nổi bậc là lòng trung thành, tinh thần tận tụy. Ngô Thì Nhậm sau sáu năm lánh nạn "ngọc tốt giấu kín nơi sâu" đã vui mừng ngay khi gặp Nguyễn Huệ. Còn Nguyễn Huệ thì "trời để dành người cho ta dùng". Chính Ngô Thì Nhậm đã dùng kế rút quân về Tam Điệp làm bàn chi Chiến thắng mùa xuân Kỷ Dậu (1789).
6. Chính sách ngọai giao triều Tây Sơn:
Sau khi Quang Trung đại phá quân Thanh, vua Càn Long nhà Thanh đã ra lệnh động binh chín tỉnh, trù tính xâm lược báo thù, nhưng không thể không e ngại sức mạnh của nhà Tây Sơn. Để dập tắt ngọn lửa binh đao, nhà Tây Sơn khẳng định việc Quang Trung đại phá quân Thanh là không có gì đắc tội với "thiên triều" (Theo "Bang Giao Hảo Thọai" của Ngô Thời Nhậm).
Bởi Tây Sơn: "không lấn sang biên giới để phải tội với thượng quốc", "Nếu như sự tình trước đây chưa được giãi tỏ mà thiên triều không chút khoan dung cố gây việc chiến tranh, thì đó là làm nước nhỏ này không được hết lòng cung kính thờ nước lớn, tôi cũng đành phải nghe theo mệnh trời mà thôi".
Mục tiêu ngoại giao của Tây Sơn là buộc nhà Thanh để không chỉ công nhận Tây Sơn về mặt ngoại giao mà còn đòi huỷ bỏ lệ "cống người vàng" do "thiên triều" áp đặt (bắt đầu từ thế kỷ XV) mỗi khi thay đổi triều đại. Trong thư gửi Phúc An Khang, Ngô Thì Nhậm (viết thay Quang Trung) đã nêu rõ: "Nay vâng đại nhân, đem cái lệ đổi cống người vàng, thế thì Quốc trưởng nước tôi được nước, bằng một cách rất minh bạch lại phải sánh hàng với bọn ngụy Mạc, mà tấm lòng kính thuận, sợ trời thờ nước lớn không được ích gì?... Cúi mong đại nhân, noi theo mệnh lớn, miễn cho nước tôi về việc đúc dâng người vàng, còn như lễ tuế cống phương vật, dám xin theo y như lệ").
Càn Long, vị vua kiêu dũng của nhà Thanh, không những phải quyết định đình chỉ việc động binh trả thù, tiếp nhận sứ thần của Việt Nam còn buộc phải ra lệnh bãi bỏ lệ cống người vàng, với lời phê rằng, "việc triều trước bắt cống người vàng là đáng khinh bỉ".
Nhằm thực hiện thiên tài chính trị của Quang Trung là "khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, khi mà nhà Thanh " bị ta đánh thua, nhịn thì thẹn, báo thù thì khó". Ngô Thì Nhậm vị quân sư tài ba của Quang Trung, cỉ đứng sau Nguyễn Trãi là người "viết thư thảo hịch tài giỏi hơn hết một thời".
Trong "Bang Giao Hảo Thoại" với tư tưởng tiến công:
-Thứ nhất là chủ động ngoại giao: Mục đích giảng hoà, ngăn chặn ngọn lửa binh đao: "Ôi! Đường đường Thiên triều so sự thua được với tiểu di, tất muốn cùng độc binh vũ" để thoả lòng tham. Đó là điều trái với đức hiếu sinh của thượng đế, chắc thánh tâm cũng không nỡ thế. Nhưng "vạn nhất việc binh cứ kéo dài mãi không thôi, thì đến chỗ ấy ... không được lấy nước nhỏ mà thờ nước lớn nữa".
-Thứ hai là chính nghĩa và sức mạnh quân sự.
"Nay quân đội cốt ở chỗ đoàn kết một lòng, không cốt ở chỗ đông, binh lính quý ở chỗ tinh nhuệ không quý ở chỗ nhiều. Kẻ khéo thắng ở chỗ vô cùng mềm dẻo, chứ không phải ỷ mạnh lấn yếu, lấy đông hiếp ít đâu".Mục đích của ta là bãi bỏ chiến tranh và phong vương (công nhận về ngoại giao) cho Quang Trung - Nguyễn Huệ.
- Thứ ba là chiến lược ngoại giao:
Sau khi Nguyễn Huệ được phong vương, Ngô Thì Nhậm còn chủ trương đưa vua "Quang Trung giả" sang Yên Kinh triều cận vua Càn Long, một chuyến đi mà "dọc đường người Thanh phải phục dịch chuyển vận rất khó nhọc. Trong ngoài ai cũng biết là giả dối, mà không ai dám nói". Theo lời Phan Huy Ích, một thành viên trong phái đoàn đi sứ đầu năm 1790 kể lại, thì "từ trước đến giờ, người mình đi sứ Trung Quốc chưa có lần nào lạ lùng và vẻ vang như thế".
Vua Càn Long nhà Thanh sau khi đọc tờ biểu do Quang Trung giao cho Ngô Thì Nhậm thảo, đã tỏ ra rất kính nể, thuận gả con gái cho vua Quang Trung và lấy tỉnh Quảng Tây làm của hồi môn. Sang phần chúc thọ Càn Long, Phan Huy Ích đã soạn 10 bài từ khúc để biểu diễn. Vua Càn Long đã nhận xét:
"Đó là những ca khúc rất hợp lệ và liệt đội nhạc công vào hạng Thái Thường cho cung kính" (Đại Thanh thực lục, q.1351, tờ 37b).
Văn hiến thời Quang Trung từ ngọn bút của Việt nam do vua Thanh viết ra tỏ ý trọng thị nước ta, không phải một lần mà là đến mấy lần. Thật là điều kỳ diệu trong lịch sử ngoại giao với các vương triều Trung Hoa của nước ta.
Theo "Cao Tông Thực Lục" quyển 1342, trg 1196-1197, Càn Long viết: "Nay viên Quốc vương đã được phong tước là thần tử của Thiên triều, khác với bọn bồi thần. Năm sau đến kinh đô Chiêm cận, các Tổng đốc, Tuần phủ gặp gỡ nên theo lễ tân chủ đãi nhau. Các nghi thức tiếp kiến nay giao cho Đại học sĩ cùng bộ Lễ bàn bạc kỹ, tâu lên rồi ban cho nước này tuân hành, lại thưởng bài thơ luật để tỏ lòng trẫm ngoại lệ ưu đãi nước văn hiến".
Thành tựu của triều Tây Sơn là đã bước đầu thống nhất được đất nước sau nhiều thế kỷ bị chia cắt thành hai khu vực Đàng Trong, Đàng Ngoài. Đây cũng là lần đầu tiên sự thống nhất được thực hiện trên phạm vi rộng lớn tương đương với nước Việt Nam ngày nay và cũng là lần đầu tiên, toàn bộ đường bờ biển chạy dài từ mặt Bắc đến Vịnh Thái Lan với hàng nghìn hòn đảo ven bờ cùng các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa ngoài Biển Đông đã thuộc về quyền kiểm soát của nước Việt Nam.
Xưa nay chúng ta đã rõ về thiên tài quân sự của Quang Trung - Nguyễn Huệ, nay chúng ta biết thêm về tài ngoại giao của ông, với thành phần ngoại giao hùng hậu, tài giỏi: Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Vũ Huy Tuấn, Nguyễn Nễ, Ngô Văn Sở, Vũ Văn Dũng... Ngoại giao thời Tây Sơn đã buộc nhà Đại Thanh phải thừa nhận Quốc vương An Nam, phải thừa nhận nước Nam là nước Văn Hiến ngang hang với Trung Hoa và chấm dứt vĩnh viễn họa xâm lăng của triều đình Mãn Thanh với Việt Nam.
Những hệ lụy sau khi vua Quang Trung băng hà:
Những thành tựu tốt đẹp trong cả đối nội và đối ngoại, cộng với chính sách cải cách tiến bộ dưới triều Quang Trung, hứa hẹn sự phát triển thuận lợi cho nhà Tây Sơn cùng đất nước. Thế nhưng, cái chết đột ngột của vua Quang Trung năm 1792 đã đẩy nhà Tây Sơn vào sự suy yếu nghiêm trọng, để rồi chấm dứt luôn sự nghiệp của triều đại vào 10 năm sau đó.
Mùa xuân năm Nhâm Tý (1792) hay tin Nguyễn Ánh đem quân đánh Gia Định, vua Quang Trung nổi giận: "Giống cỏ gấu không diệt tận gốc, cứ nảy ra hoài!"
Vua chuẩn bị đại binh kéo vào đánh Gia Định: kế hoạch là lục quân từ trên đánh xuống, thủy quân từ dưới đánh lên bao vây mặt biển, cắt đứt đường núi, không cho quân Nguyễn chạy thoát. Mọi việc đã sắp đặt chu đáo thì thình lình nhà vua bị bệnh, bệnh mỗi ngày mỗi nặng. Vua bèn triệu Trấn thủ Nghệ An là Trần Quang Diệu về thương nghị việc dời đô ra Nghệ An (Phượng Hoàng Trung Đô) và việc đi đánh Nguyễn Ánh.
Vua biết mình không còn sống lâu được nữa, liền trối:
- "Ta mở mang bờ cõi gồm cả miền Nam, nay bệnh tình của ta không thể khá được mà Thái tử thì còn nhỏ. Phía trong thì bọn quốc cừu hoành hành ở Gia Định. Còn anh ta thì tuổi già, cầu an, không lo hậu họa. Ta chết rồi, trong vòng một tháng phải lo việc tống táng cho xong. Các khanh phải đồng lòng phò thái tử và sớm lo việc Thiên đô để khấu chế thiên hạ. Nếu không vậy, binh Gia Định kéo đến, các khanh không có đất chôn thây.
Vua Quang Trung băng hà ngày 29 tháng 7 năm Nhâm Tý (15-9-1792) thọ 40 tuổi. Ông làm vua 5 năm, miếu hiệu Thái Tổ Vũ Hoàng Đế.
Vua Thái Đức được tin, kêu tiếng "Em ơi" rồi khóc ngất. Đoạn lo sắm sửa đi điếu tang, nhưng đình thần can gián. Trong bài văn tế của vua Thái Đức có đọan viết: Công điếu phạt Nam rồi lại Bắc, tiếng anh hùng vang dội sấm mười phương. Tình tích linh ruột nối liền gan, đường u hiển rã rời tơ chín khúc. Trời Quy Nhơn ảm đạm màu thu. Đất Thuận Hóa não nùng tiếng cuốc.
Theo "Đại Nam Chính Biên liệt truyện, Nguỵ Tây" sử nhà Nguyễn chép mối bang giao Trung Việt lúc này đầy tình hoà hiếu:
*Ngày 29 tháng 9, Nguyễn Huệ chết, tại vị 5 năm, thọ 40 tuổi.
Thái tử Quang Toản nối ngôi, tháng 10 an táng tại phía nam sông Hương. Sai sứ sang nhà Thanh báo tang; nói dối theo di chúc sau khi mất chôn tại Bắc thành Hồ Tây ngõ hầu được gần gũi Thiên triều. Vua Càn Long thương tiếc tặng chức Trung Thuần và đích thân làm bài thơ điếu:
Ngoại bang lệ dĩ khiển bồi thần,
Triển cận tùng vô chí kỷ thân.
Nạp khoản tối gia lai ngọc khuyết,
Hoài nghi kham tiếu đại kim nhân.
Thu trung thượng ức y quan túc,
Tất hạ thành như phụ tử thân.
Thất tự bất năng bãi ai thuật,
Liên kỳ trung khổn xuất trung chân.
(Nghĩa là: Sai khiến bồi thần lễ ngoại bang, Ít ai khứng chịu nhọc mình sang. Nào khi nạp khoản qua đầm ngọc, Không dạ hồ nghi thế tượng vàng, Dưới gối in như tình phụ tử, Giữa thu còn nhớ bộ y quan, Hồng la bảy chữ không còn chuyện, Ngay thật riêng thương tấc dạ chàng).
*Ngày 22 tháng Giêng năm Càn Long thứ 58 (3/4/1793)
Dụ các Quân Cơ Đại thần: "Quốc vương An Nam Nguyễn Quang Bình đã mất tại Nghĩa An (Nghệ An) vào tháng 9 năm ngoái, Thế tử Nguyễn Quang Toản 15 tuổi, tạm quyền quốc sự; định trong vòng tháng giêng sai Bồi thần cung kính dâng biểu văn cùng tiến cống v.v...sai viên Tri đạo Thành Lâm đến Nghĩa An, làm lễ trước mồ Nguyễn Quang Bình, lấy từ ngân khố tỉnh Quảng Tây ra 3.000 lượng bạc, kèm một tượng Phật và truyền chỉ phong Nguyễn Quang Toản làm An Nam Quốc vương sau khi đến Nghệ An"
*Dụ cùng ngày 22 tháng Giêng năm Càn Long thứ 58 (3/4/1793)
"Phúc Khang An lo liệu công việc tại Khuếch Nhĩ Khách (Nepal) hoàn thành, đến kinh đô bệ kiến. Nhưng xem tờ tấu được biết Nguyễn Quang Bình bị bệnh, mất vào ngày 29 tháng 9 năm ngoái. Việc biên ải, không đủ khả năng lo liệu truyền Phúc Khang An đến ngay Lưỡng Quảng".Ngư ông Phúc Khang An với đạo quân hùng mạnh chờ sẵn nơi biên giới, bên trong nội bộ nhà Tây Sơn chưa có dấu hiệu trai cò tranh nhau. Ta biết rõ bụng dạ nhà Thanh, không muốn bọn gián điệp Thành Lâm vào Huế để dò la nội bộ! Sứ nhà Thanh đến viếng mộ giả ở Linh Dương Hà nội.
Vở kịch xây mộ giả tại Hồ Tây để được gần gũi Thiên triều đã là khéo rồi, Nguyễn Quang Toản lại khéo hơn bằng cách biểu lộ niềm trân quí thơ vua Càn Long tặng cha, đến nỗi chỉ chép lại bài thơ rồi cho đốt trước mồ, riêng bản chính thì cho giữ lại để làm quốc bảo. Mọi việc được diễn tiến một cách êm xuôi, khiến nhà Thanh không có cơ hội để can thiệp vào nội tình nước ta.
Nhưng với chính sự rối ren thời hậu Quang Trung:
Vua Quang Tỏan còn quá nhỏ, xảy ra tranh chấp, ngoại thích lộng quyền. Nội bộ Tây Sơn ngày càng thể hiện sự mâu thuẫn.
Tháng 6/1795 tướng Vũ Văn Dũng giết Thái sư Bùi Đắc Tuyên, rồi phái quân vào Quy Nhơn giành binh quyền của Lê Trung và Trần Quang Diệu. Lúc này Trần Quang Diệu đang đi đánh Nguyễn Ánh ở Diên Khánh, nghe tin bị nghi oan, đành rút quân về. Biến loạn tạm thời qua đi nhưng chính quyền Tây Sơn ngày càng suy yếu, nghi kị lẫn nhau. Nguyễn Ánh nhân đó mở cuộc tấn công quân Tây Sơn ở nhiều nơi:
-Tháng7/1799 Nguyễn Ánh mang đại binh đánh thành Quy Nhơn
- Tháng 1/1800, vua Quang Toản sai Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng đem quân vào vây thành Quy Nhơn, chiếm lại Phú Yên.
- Tháng 4/1801 quân Nguyễn Ánh chiếm thêm đất Quảng Nam.
- Tháng 6/1801 Nguyễn Ánh mang quân chủ lực ra đánh Phú Xuân. Quang Toản đích thân chỉ huy chống giữ nhưng thua trận, rút chạy ra Bắc, quân Nguyễn Ánh chiếm được Kinh đô Phú Xuân vào 15/6/1801. Quân Tây Sơn do Trần Quang Diệu chỉ huy chiếm được Quy Nhơn, tiến đánh Quảng Nam, bị thua ở Quảng Ngãi.
-Tháng 12/1801, từ đất Bắc vua Quang Toản cùng Quang Thùy chỉ huy 3 vạn quân tấn công vào phía nam.
-Tháng 2/1802, Quang Toản vượt qua được sông Gianh, nhưng lại thất trận nặng nề ở cửa Nhật Lệ, quân đội tan vỡ, thua chạy ra Bắc, sự sụp đổ của nhà Tây Sơn gần kề.
Tháng 6/1802 (Nhâm Tuất) quân Nguyễn lần lượt đánh chiếm Nghệ An, Thanh Hóa, Thăng Long. Trần Quang Diệu dù đã chiếm lại thành Quy Nhơn đầu năm 1802 vẫn phải bỏ thành đem quân ra ứng cứu. Tại Nghệ An, Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân cùng nhiều tướng lĩnh Tây Sơn bị bắt; Nguyễn Quang Toản, Nguyễn Quang Duy, Nguyễn Quang Thiệu 

File đính kèm:

  • docBai_26_Nhung_chinh_sach_ve_kinh_te_va_van_hoa_cua_vua_Quang_Trung.doc