Tài liệu đọc thêm Lịch sử Lớp 4 - Giáo dục thời Hậu Lê

* Nghệ thuật

 Nhìn chung, khuynh hướng cung đình, quan phương trong nghệ thuật thời Lê sơ đã thắng thế, do ảnh hưởng của văn hóa Đông Á Nho giáo, mang tính giáo điều, công thức. như thứ nhạc chính thống được diễn tấu trong cung đình. Hình tượng con rồng thời Lê trong điêu khắc cũng dữ tợn, oai nghiêm hơn, không thanh thoát như hình tượng con rồng giun uốn lượn thời Lý- Trần.

 Thời kỳ này, văn hóa dân gian bị hạ thấp, thậm chí bị miệt thị. Năm 1448, điệu múa dân gian lý liên(rí ren) bị coi là dâm tục, nhảm nhí và bị cấm. Năm 1462, cấm các con nhà phường chèo không được đi thi, mà nạn nhân gần 2 thế kỷ sau đó là nhà văn hóa lớn Đào Duy Từ.

 * Về kiến trúc, điêu khắc:

 Hoàng thành Thăng Long được tu sửa, mở rộng vào cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI, với nhiều cung điện nguy nga. Điện Kính Thiên ở trung tâm Hoàng thành đã được xây dựng (ngày nay chỉ còn lại đôi lan can rồng đá). Ở quê hương Lê Lợi, Lam Kinh cũng đã được xây dựng quy mô đồ sộ với hệ thống lăng mộ và tấm bia Vĩnh Lăng nổi tiếng.

 * Về nghệ thuật biểu diễn, điệu múa rất phổ biến là Bình Ngô phá trận, ca ngợi các chiến tích của nghĩa quân Lam Sơn. Lương Thế Vinh soạn Hý phường phả Iục nói về nghệ thuật ca múa.

 

doc2 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 409 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu đọc thêm Lịch sử Lớp 4 - Giáo dục thời Hậu Lê, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo dục, khoa cử
  Giáo dục, khoa cử thời Lê sơ phát triển, trước hết do đường lối "sùng Nho", của các nhà vua thời kỳ này, đồng thời cũng là để đáp ứng nhu cầu ngày một tăng về đào tạo nhân tài, quan liêu cho chế độ. Lê Thái Tông khẳng định: "Muốn có được nhân tài, trước hết phải chọn lựa kẻ sĩ, mà kén chọn kẻ sĩ, phải lấy thi cử làm đầu...".
   Các vua thời Lê sơ đều đã cho sửa sang tu bổ Văn Miếu - Quốc Tử Giám.  Quốc Tử Giám đời Lê sơ đã mở rộng đối tượng tuyển sinh và học tập, nhiều con em học giỏi xuất thân từ các gia đình bình dân cũng được tham gia học tập. Giám sinh (xá sinh) thời Lê được chia làm 3 loại (thượng, trung, hạ) được cấp học bổng và học phẩm.
  Ở các địa phương, hệ thống trường học có đến cấp phủ huyện, các lớp học có đến cấp xã.
  Khoa cử cũng rất phát triển dưới thời Lê sơ. Ngay từ năm 1426, khi cuộc kháng chiến chưa thành công, Lê Lợi đã cho tổ chức khoa thi ở trạm Bồ Đề, bên kia sông Hồng. Sau khi lên ngôi, ông cũng đã cho tổ chức các kỳ thi Minh kinh và Hoành từ. Năm 1438, định phép thi hương ở các đạo. Năm 1442 (Nhâm Tuất, Đại Bảo năm thứ 3 đời Lê Thái Tông), tổ chức thi Hội, lấy 33 tiến sĩ (trong đó 3 người đỗ đầu là Nguyễn Trực, Nguyễn Như Đổ, Lương Như Hộc). Ngô Sĩ Liên cũng đỗ khoa này. Đến thời Lê Thánh Tông, khoa cử đạt tới đỉnh cao. Trong 39 năm, đã tổ chức 12 khoa thi Hội lấy 501 tiến sĩ (toàn thời Lê sơ, có 29 khoa thi quốc gia, lấy 988 tiến sĩ).
  Thời Lê sơ, quy chế thi cử cũng được kiện toàn. Có 2 cấp thi: thi địa phương (thi Hương) và thi quốc gia (thi Hội, thi Đình). Học vị thi Hương là Hương cống, học vị thi Hội và thi Đình là Tiên sĩ với 3 cấp: Tiến sĩ cập đệ (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa), Tiến sĩ xuất thân và đồng Tiến sĩ xuất thân. Các bài thi cũng được ấn định. Mỗi khoa thi gồm có 4 trường, lần lượt là: Kinh nghĩa, chiếu chế biểu, thơ phú, văn sách.
  Nhà nước Lê sơ đã thi hành chính sách trọng sĩ, trong các lễ xướng danh, ban mũ áo, thiết yến tiệc, vinh quy. Mọi tiến sĩ đều được khắc tên vào bia đá đặt ở Văn Miếu.
  * Văn học và sử học
  Có 2 khuynh hướng văn thơ nổi trội dưới thời Lê sơ : văn thơ yêu nước dân tộc và văn thơ cung đình.
  Theo đà dòng văn học yêu nước thời Lý - Trần, được tiếp sức thêm bởi cảm hứng qua những chiến công của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, nhiều tác phẩm văn thơ đã nói lên ý chí bất khuất và lòng tự hào về một quốc gia - dân tộc có bề dày lịch sử - văn hóa. Nguyễn Trãi với Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Lý Tử Tấn với Chí Linh sơn phú, Xương Giang phú, Nguyễn Mộng Tuân với Lam Sơn phú, Hậu Bạch Đằng giang phú, Lê Thánh Tông với các bài thơ ca tụng các nhân vật lịch sử - văn hóa và các danh lam thắng cảnh đất nước. Theo phương hướng tìm về cội nguồn dân tộc Vũ Quỳnh và Kiều Phú đã hiệu đính Lĩnh Nam thích quái, một tác phẩm dã sử truyền thuyết từ thời Trần. Tinh thần dân tộc còn biểu hiện ở việc phổ biến dùng chữ Nôm, với các tác giả Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông và tác phẩm Hồng Đức Quốc âm thi tập.
. Điển hình là hội Tao Đàn (nhị thập bát tú) do Lê Thánh Tông làm chủ soái, cùng các văn thần như Đỗ Nhuận, Thân Nhân Trung, Lương Thế Vinh. Tác phẩm chính của hội này là tậpQuỳnh uyển cửu ca, 
  Về địa lý, đáng kể là cuốn Dư địa chí của Nguyễn Trãi và tập bản đồ hành chính quốc gia soạn dưới thời Lê Thánh Tông, thường gọi là Hồng Đức bản đồ vẽ chi tiết 13 thừa tuyên và các phủ huyện. Các tác phẩm địa lý này cũng đã được bổ sung ở những thời kỳ sau.
  * Nghệ thuật 
 Nhìn chung, khuynh hướng cung đình, quan phương trong nghệ thuật thời Lê sơ đã thắng thế, do ảnh hưởng của văn hóa Đông Á Nho giáo, mang tính giáo điều, công thức. như thứ nhạc chính thống được diễn tấu trong cung đình. Hình tượng con rồng thời Lê trong điêu khắc cũng dữ tợn, oai nghiêm hơn, không thanh thoát như hình tượng con rồng giun uốn lượn thời Lý- Trần.
  Thời kỳ này, văn hóa dân gian bị hạ thấp, thậm chí bị miệt thị. Năm 1448, điệu múa dân gian lý liên(rí ren) bị coi là dâm tục, nhảm nhí và bị cấm. Năm 1462, cấm các con nhà phường chèo không được đi thi, mà nạn nhân gần 2 thế kỷ sau đó là nhà văn hóa lớn Đào Duy Từ.
  * Về kiến trúc, điêu khắc:
 Hoàng thành Thăng Long được tu sửa, mở rộng vào cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI, với nhiều cung điện nguy nga. Điện Kính Thiên ở trung tâm Hoàng thành đã được xây dựng (ngày nay chỉ còn lại đôi lan can rồng đá). Ở quê hương Lê Lợi, Lam Kinh cũng đã được xây dựng quy mô đồ sộ với hệ thống lăng mộ và tấm bia Vĩnh Lăng nổi tiếng.
  * Về nghệ thuật biểu diễn, điệu múa rất phổ biến là Bình Ngô phá trận, ca ngợi các chiến tích của nghĩa quân Lam Sơn. Lương Thế Vinh soạn Hý phường phả Iục nói về nghệ thuật ca múa.
  * Về khoa học kỹ thuật, Phan Phu Tiên có cuốn Bản thảo thực vật toản yếu, Lương Thế Vinh soạnĐại thành toán pháp ; Vũ Hữu (cha Vũ Quỳnh) soạn Lập thành toán pháp, tính toán rất chính xác trong việc thiết kế xây dựng, tu sửa hai cửa Hoàng thành Thăng Long : Đại Hưng (Cửa Nam) và Đông Hoa (Cửa Đông).
    Hình thành từ những thế kỷ trước, muộn nhất là vào thời nhà Lý, chế độ phong kiến Đại Việt- thuộc loại hình phong kiến nhà nước quan liêu đã được xác lập vững chắc vào thế kỷ XV, dưới triều Lê sơ.
  Những chuyển biến về kinh tế - xã hội thời Lê sơ cũng ngày càng ngả sang màu sắc phong kiến. Những quan hệ sản xuất phong kiến trong kinh tế nông nghiệp được thể hiện ở hai mặt. Người nông dân tự canh trong làng xã ngày càng bị lệ thuộc và ràng buộc vào một Nhà nước phong kiến thu tô, qua phép quân điền, những nghĩa vụ tô thuế, lao dịch và binh dịch, làng xã ngày càng bị phong kiến hoá. Mặt khác, do sự phát triển của yếu tố tư  hữu ruộng đất và tầng lớp địa chủ bình dân, quan hệ sản xuất phong kiến địa chủ - tá điền dần dần phổ biến trong xã hội. Sự phân hóa đẳng cấp trở nên sâu sắc, trên quy mô xã hội ở tầng vĩ mô, cũng như trong quy mô làng xã ở tầng vi mô.
  Nói tóm lại, thời Lê sơ, cả ở mặt mô hình thiết chế, hệ tư tưởng lẫn mặt thực thể kinh tế - xã hội, những yếu tố phong kiến đã chiếm ưu thế. Chế độ phong kiến nhà nước quan liêu Đại Việt đã được xác lập vững chắc, khoảng cách giữa danh và thực (giữa mô hình và thực thể) ở mức độ nhỏ nhất. Thế kỷ XV được coi là một thế kỷ cổ điển của chế độ phong kiến Việt Nam. Đây là một loại hình chế độ phong kiến nhà nước quan liêu, có nhiều điểm khác biệt nếu đối sánh với một chế độ phong kiến lãnh chúa ở Tây âu trung đại, hay với chế độ phong kiến võ sĩ hoặc chế độ phong kiến tăng lữ ở một số nước khác. 
  Về mặt tiến trình xã hội, so với thời Lý - Trần, sự xác lập chế độ phong kiến nhà nước quan liêu thời Lê sơ là một buớc tiến. Tuy nhiên, ở một số mặt nào đó, nhất là về quan hệ xã hội và cân bằng văn hóa, nó đồng thời cũng bị chững lại, thậm chí có chỗ thụt lùi. Trong thế kỷ XV, những mâu thuẫn xã hội chứa chất, nhưng trong điều kiện một thể chế Nhà nước mạnh và ổn định, nên vẫn ở dạng tiềm năng. Những mâu thuẫn đó sẽ bộc phát nhanh chóng trong 3 thập kỷ đầu thế kỷ XVI, dẫn triều Lê sơ đến chỗ sụp đổ. 

File đính kèm:

  • docgiao_duc_thoi_hau_le.doc