Tài liệu dẫn chứng văn học về Xuân Diệu và Hồ Xuân Hương

Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi

Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

Này đây hoa của đồng nội xanh rì;

Này đây lá của cành tơ phơ phất;

Của yến anh này đây khúc tình si;

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,

Mỗi buổi sớm, thần vui hằng gõ cửa;

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;

Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:

13. Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

14. Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.

Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,

Không cho dài thời trẻ của nhân gian,

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!

 

doc2 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 2971 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu dẫn chứng văn học về Xuân Diệu và Hồ Xuân Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XUÂN DIỆU VÀ BÀI THƠ VỘI VÀNG
- Giới thiệu bài thơ “Vội vàng”: Phong trào Thơ mới là một nhánh rẽ ngoạn mục và táo bạo của thi ca Việt Nam. Trong thời điểm này, những hồn thơ tài hoa như Tản Đà, Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận đã thêu dệt và khoác những chiếc áo đặc sắc và đa sắc cho nền văn học nước nhà. Nếu phong trào Thơ mới là một cây đàn muôn điệu thì theo như Hoài Thanh, Tản Đà là người dạo những bản nhạc mở đầu còn Xuân Diệu là người đưa những khuôn nhạc đó neo đậu trong lòng của người đọc. “Vội vàng” là một thi phẩm tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng 8 – độc đáo về nghệ thuật, mới mẻ về nội dung cùng với thông điệp mà ông trao gửi: tuổi trẻ đẹp nhất của đời người, hãy sống có ý nghĩa với tuổi trẻ và biết trân quý từng khoảnh khắc thời gian mà chúng ta có.
- Nhận định về bề ngoài của Xuân Diệu: 
+ “Nhà thi sĩ ấy là một chàng trai trẻ hiền hậu và say mê, tóc như mây vướng trên đài trán thơ ngây, mắt như bao luyến mọi người và miệng cười mở rộng như một tấm lòng sẵn sàng ân ái, chàng đi trên dường thơ, hái những bông hoa gặp dưới bước chân mình, những hương sắc nẩy ra bởi ánh sáng của lòng chàng” (Thế Lữ).
+ “Ông hoàng của thơ tình” vì chưa bao giờ trong thơ ca Việt Nam, tình yêu được diễn tả chân thực, táo bạo và nhiều cảm xúc như thế.
+ Xuân Diệu còn được Hoài Thanh – một cây đại thụ của phê bình văn học Việt Nam nhận định là “Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”: mới trong thi pháp, độc đáo trong thi liệu và đầy sáng tạo trong thi hứng.
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi
Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi buổi sớm, thần vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
13. Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.
14. Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên băng khuâng tôi tiếc cả đất trời;
Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp núi sông vẫn than thầm tiễn biệt 
Con gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?
29. Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa 
30. Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
	- Liên hệ: 
Có phải tiếc xuân mà đứng gọi,
Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ?
(Cuốc kêu cảm hứng – Nguyễn Khuyến)
à Quan niệm thời gian của người xưa là phi tuyến tính, là tuần hoàn nhưng Xuân Diệu thì hoàn toàn trái ngược lại. Đối với ông thời gian đã qua rồi thì không trở lại nữa.
Xuân xanh chưa dễ hai phen lại
Thấy cảnh càng thêm tiếc thiếu niên.
("Thơ tiếc cảnh" – Nguyễn Trãi)
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
(Tự tình II – Hồ Xuân Hương)
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua – sân trước – một cành mai.
(Cáo tật thị chúng – Mãn Giác thiền sư)
à Quan niệm đó của Xuân Diệu là do chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây, đặc biệt là Bô-đơ-le: "Ôi đau đớn! Ôi đau đớn! Thời gian ăn cuộc đời".
Không ai tắm hai lần trên một dòng sông nên cần trân quý từng giây phút cuộc đời.
HỒ XUÂN HƯƠNG VÀ TỰ TÌNH II
- Giới thiệu Tự tình II: Nói đến Hồ Xuân Hương, người ta nghĩ ngay đến một nữ sĩ trào phúng của nền văn học dân tộc với những vẫn đã kết sắt nhọn sâu cay, với một giọng thơ ngang tàng, phóng túng:
Ví đây đổi phận làm trai được 
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu?
(Đề đền Sầm Nghi Đống của Hồ Xuân Hương)
	Thế nhưng, ẩn sâu cái tôi cá tính và táo bạo ấy là một tiếng lòng đầy thổn thức và tâm trạng. Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói tâm tình của biết bao nhiêu người phụ nữ trong XHPK. Bà đã nói lên những nỗi niềm tâm sự về thân phận họ. Đặc biệt, đó là khát khao hạnh phúc đời thường. Tiếng lòng ấy của nữ sĩ đã được thể hiện một cách rõ nét và đầy chân thành qua bài thơ “Tự tình II”.
	- Liên hệ:	 Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,
Nước còn cau mặt với tang thương.
(Thăng Long thành hoài cổ - Bà Huyện Thanh Quan)
Tự tình I
Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom,
Oán hận trông ra khắp mọi chòm.
Mõ thảm không khua mà cũng cốc,
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om.
Trước nghe những tiếng thêm rầu rỉ,
Sau giận vì duyên để mõm mòm.
Tài tử văn nhân ai đó tá?
Thân này đâu đã chịu già tom!
Tự tình II
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn,
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám.
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!
Tự Tình III
Chiếc bánh buồn vì phận nổi nênh,
Giữa dòng ngao ngán nỗi lêng đênh.
Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng,
Nửa mạn phong ba luống bập bềnh.
Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến,
Giong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh.
Ấy ai thăm ván cam lòng vậy,
Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh.
“Cuộc vui ngắn chẳng tày gang”
“Sầu đong càng lắc càng đầy
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê.”
 (Nguyễn Du) 
 Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật,
 Không cho dài thời trẻ của nhân gian, 
 Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
 Nếu đến nữa không phải rằng gặp lại.
(Vội vàng – Xuân Diệu)
Nín đi kẻo thẹn với non sông.
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Khối tình cọ mãi với non sông.
Hay có tình riêng mấy nước non?
à dẫn chứng cho câu “Trơnon”
+ Giật mình mình lại thương mình xót xa à Dẫn chứng: “Chén rượutỉnh”.
“Xuân dương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Và xuân hết nghĩa là tôi cũng mất
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!"
(Vội vàng)
« Bản chất của tình yêu là không thể chia sẻ được ! » (F.Angghen) 
« Hỏi trăng I » - Hồ Xuân Hương : Khối tình (Liên hệ mảnh tình) cọ mãi với non sông. 
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung.
Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng,
Năm thì mười hoạ chăng hay chớ
Một tháng đôi lần có cũng không.
Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm,
Cầm bằng làm mướn, mướn không công.
Thân này ví biết dường này nhỉ
Thà trước thôi đành ở vậy xong.
(Làm lẽ - Hồ Xuân Hương)
Nhận định 1: vì số phận hẩm hiu, thân thế long đong, nên trong thơ bà hoặc có ý lẳng lơ hoặc có giọng mỉa mai, nhưng bài nào cũng chứa chan tình tự.
Nhận định 2 : Thứ thơ ấy không chịu ở trong khuôn khổ thông thường, một thứ thơ muốn lặn sâu vào sự vật, vào những đáy rất kín thẳm của tâm tư, những đáy kín thẳm ấy không phải lạc lõng, cô đơn, cá nhân chủ nghĩa, mà trái lại, đã được hàng vạn, hàng vạn người đồng tình thông cảm. 
Victo Huygo có ý lý khi cho rằng : ''Người ta có một tôn giáo thứ hai là tình yêu và Chúa của đạo ấy chính là người phụ nữ''.

File đính kèm:

  • docTai_lieu_dan_chung_van_hoc_ve_Xuan_Dieu_va_Ho_Xuan_Huong.doc
Giáo án liên quan