Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn: Ngữ văn 8

1. Khái quát về tình hình xã hội và văn hoá Việt Nam những năm đầu thế kỷ

2. Quá trình phát triển của dòng văn học Việt Nam đầu thế kỷ

a) Chặng thứ nhất: Hai thập niên đầu thế kỷ XX

b) Chặng thứ hai: Những năm hai m¬ơi của thế kỷ XX

c) Chặng thứ ba: Từ đầu những năm 30 đến CMT8- 1945

3. Những đặc điểm chung của văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến CMT8 – 1945

a) Văn học đổi mới theo h¬ướng hiện đại hoá

b) Văn học hình thành hai khu vực (hợp pháp và bất hợp pháp) với nhiều trào l¬ưu cùng phát triển

c) Văn học phát triển với nhịp độ đặc biệt khẩn trư¬ơng, đạt đư¬ợc thành tựu phong phú.

4. Giới thiệu một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu cho từng trào l¬ưu văn học:

- Trào l¬ưu lãng mạn, nói lên tiếng nói của cá nhân giàu cảm xúc và khát vọng, bất hoà với thực tại ngột ngạt, muốn thoát khỏi thực tại đó bằng mộng t¬ưởng và bằng việc đi sâu vào thế giới nội tâm. Văn học lãng mạn th¬ường ca ngợi tình yêu say đắm, vẻ đẹp của thiên nhiên, của “ngày xư¬a” và th¬ường đ¬ượm buồn. Tuy văn học lãng mạn còn những hạn chế rõ rệt về tư¬ tư¬ởng, nh¬ưng nhìn chung vẫn đậm đà tính dân tộc và có nhiều yếu tố lành mạnh, tiến bộ đáng quý. Văn học lãng mạn có đóng góp to lớn vào công cuộc đổi mới để hiện đại hoá văn học, đặc biệt là về thơ ca.

Tiêu biểu cho trào l¬ưu lãng mạn trư¬ớc 1930 là thơ Tản Đà, tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách; sau 1930 là Thơ mới của Thế Lữ, Lư¬u Trọng Lư¬, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính và văn xuôi của Nhất Linh , Khái Hư¬ng, Thạch Lam, Thanh Tịnh, Nguyễn Tuân

- Trào l¬ưu hiện thực gồm các nhà văn hư¬ớng ngòi bút vào việc phơi bày thực trạng bất công, thối nát của xã hội và đi sâu phản ánh thực trạng thống khổ của các tầng lớp quần chúng bị áp bức bóc lột đương thời. Nói chung các sáng tác của trào lư¬u văn học này có tính chân thực cao và thấm đư¬ợm tinh thần nhân đạo. Văn học hiện thực có nhiều thành tựu đặc sắc ở các thể loại văn xuôi (truyện ngắn của Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Nguyên Hồng, Tô Hoài, Bùi Hiển; tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao; phóng sự của Tam Lang, Vũ Trọng Phụng ), nh¬ưng cũng có những sáng tác giá trị ở thể thơ trào phúng (thơ Tú Mỡ, Đồ Phồn).

 

doc24 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 6979 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn: Ngữ văn 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vần khác nhau.
+ Những câu thơ, đoạn thơ sử dụng một hoặc phần lớn một loại thanh là những câu thơ đặc biệt.
+ Khi gặp đoạn thơ mang nhiều vần, hoặc sử dụng thanh đặc biệt cần chú ý để phân tích chỉ ra vai trò của chúng trong việc biểu hiện nội dung.
+ Khi đọc cũng như khi phân tích đoạn thơ trên, cần chú ý tới các dấu câu. Chú ý vị trí của các dấu câu đó, chúng ta sẽ đọc đúng nhịp thơ hơn. 
+ Dấu câu không chỉ để tách ý, tách đoạn và làm rõ nghĩa của thông báo, khi viết mà còn dùng để ngắt nhịp làm tăng sức biểu cảm cho thơ.
+ Trong một bài thơ, câu thơ không phải chữ nào cũng hay cũng đắt, khi đọc thơ cần nhận ra được đúng các chữ đó và phân tích cái hay, cái đẹp của chúng. Những chữ dùng hay là những chữ không thể thay thế được.
+ Thơ ca thường sử dụng các biện pháp tu từ. Các biện pháp tu từ hay bao giờ cũng giúp nhà thơ biểu hiện được nội dung một cách sâu sắc.
+ Chỉ chú ý phân tích các yếu tố nghệ thuật độc đáo bao giờ cũng cần chỉ ra vai trò, tác dụng của những yếu tố ấy trong việc thể hiện nội dung
+ Tránh phân tích tràn lan, (yếu tố nào cũng phân tích) tránh suy diễn một cách gượng ép về ý nghĩa và tác dụng của các yếu tố hình thức nghệ thuật. 
2. Cách viết một bài cảm thụ văn xuôi:
 Chú ý tới nhan đề, bố cục, giọng điệu, nhân vật, ngôn ngữ, nội dung, tư tưởng…
3. Vai trò và tác dụng của một số biện pháp tu từ Tiếng Việt qua thực hành phân tích tác phẩm văn học
4. Luyện tập thực hành
C. PHƯƠNG PHÁP:
1. Tài liệu tham khảo: Các bài cảm thu thơ văn lớp 8 trang 103 đén126
 Các bài tập: Một số lời bình truyện…
	Một số lời bình thơ….
Trong các tạp chí văn học và tuổi trẻ.
2. Học sinh thực hành các đề cảm thụ về bài thơ, đoạn thơ, đoạn văn.
	************************************
BÀI 7:
BỔ TRỢ MỘT SỐ KIẾN THỨC VỀ LÝ LUẬN VĂN HỌC
A. YÊU CẦU:
 Giúp HS nắm được một số kiến thức lý luận văn học để việc tiếp cận văn bản nghệ thuật một cách toàn diện sâu sắc hơn.
B. NỘI DUNG:
1. Cung cấp một số lý luận về: Đề tài, chủ đề, tư tưởng, nội dung và ý nghĩa của tác phẩm.
 a) Đề tài và chủ đề của tác phẩm văn học: Tham khảo “lý luận văn học” – NXBGD do Hà Minh Đức chủ biên trang 259 đến 265
* Chủ đề trong các văn bản miêu tả, tự sự, nghị luận (Tham khảo t liệu ngữ văn 8 trang 10 – 12)
- Chủ đề của văn bản là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản muốn nêu lên
- Văn bản có tính thống nhất về chủ đề khi mọi chi tiết trong văn bản đều nhằm biểu hiện đối tượng và vấn đề chính đó. Các đoạn, các câu, hình ảnh, từ ngữ… trong văn bản đều bám sát chủ đề đã định
- Để hiểu một văn bản, trước hết phải xác định chủ đề. Dựa vào đó xác định một hệ thống ý cụ thể, sắp xếp và diễn đạt những ý đó cho hợp với chủ đề.
- Chủ đề của văn bản nghị luận thường là vấn đề cần bàn bạc (nghiêng về lí trí). Chủ đề của văn bản tự sự thường là lời ngỏ của người viết cùng bạn đọc (nghiêng về tình cảm)
Ví dụ với đề tài môi trường:
	+ Chủ đề của văn bản nghị luận: Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta
	+ Chủ đề của văn bản tự sự: Hãy cứu lấy những đàn cá ven sông
*Tham khảo: Sổ tay ngữ văn 8 trang 339 – 343
b) Các phương diện chủ quan của tư tưởng tác phẩm
 Tham khảo “lý luận văn học” – NXBGD trang 265 – 273
c) Ý nghĩa của tác phẩm văn học
	Tham khảo “Lý luận văn học” – NXBGD trang 276
d) Đặc điểm chung của tác phẩm trữ tình
	Tham khảo “Lý luận văn học” – NXBGD trang 351 – 375
 - Nội dung tác phẩm trữ tình
 - Nhân vật trữ tình
 + Đặc điểm của ngôn ngữ thơ trữ tình
	. Ngôn ngữ thơ bão hoà cảm xúc
	. Ngôn ngữ thơ giàu nhạc tính
* Tổ chức một bài thơ trữ tình
* Đề thơ
* Dòng thơ, câu thơ
* Khổ thơ, đoạn thơ
2. Hớng dẫn cách vận dụng lí luận văn học trong một bài văn nghị luận. Có đề thực hành và các bài văn tham khảo.
 - Tham khảo bài: “ Một số kỹ năng giải quyết một đề lý luận văn học” – Thạc sĩ Nguyễn Văn Tùng
VD minh hoạ;
Đề1: Bàn về truyện ngắn, có ý kiến cho rằng: “ Qua một nỗi lòng, một cảnh ngộ, một sự việc của nhân vật, nhà văn muốn đối thoại với bạn đọc một vấn đề nhân sinh”
	Từ một truyện ngắn em thích hãy bày tỏ quan niệm của mình về ý kiến trên. 
 Chủ đề của văn bản miêu tả, tự sự có gì khác chủ đề của văn bản nghị luận ?
 3. Luyện đề xung quanh những kiến thức văn bản đã học .
VD: Từ chủ đề đã xác định hãy lập dàn ý cho bài văn nghị luận và văn bản tự sự
	**********************************************
BÀI 8:
VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP CÁ YẾU TỐ MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
A. YÊU CẦU:
 - Luôn có ý thức vận dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự 
 - Rèn luyện kỹ năng viết văn tự sự có đan xen yếu tố miêu tả và biểu cảm
B. NỘI DUNG
1.Ôn tập lại văn bản tự sự, văn bản miêu tả, biểu cảm
2. Kiến thức củng cố, nâng cao:
 Xây dựng văn bản tự sự có kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm
 - Tham khảo cuốn “ Nâng cao ngữ văn 8” trang 65, “ Sổ tay ngữ văn 8” trang 404 – 414
 - Tham khảo cuốn “Các dạng bài tập làm văn và cảm thụ thơ văn lớp 8” – NXBGD trang 25 – 31
Ghi nhớ:
 + Trong văn bản tự sự rất ít khi các tác giả chỉ thuần kể người, kể việc (kể chuyện) mà khi kể thường đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm
 + Các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho việc kể chuyện sinh động sâu sắc hơn.
 + Muốn xây dựng một văn bản tự sự có sử dụng các yếu tố và biểu cảm có thể theo 5 bước sau đây:
	Bước 1: Xác định sự việc chọn kể
	Bước 2: Chọn ngôi kể cho câu chuyện 
	Bước 3: Xác định trình tự kể (Câu chuyện bắt đầu từ đâu, diễn ra thế nào và kết thúc ra sao)
	Bước 4: Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm dùng trong đoạn văn tự sự sẽ viết (ở vị trí nào trong tryện)
	B]ớc 5: Viết thành văn bản
3. Luyện đề: Các dạng đề tự sự về các văn bản đã học GV có thể lựa chọn các dạng bài tập khác nhau để rèn luyện kỹ năng viết văn tự sự có đan xen yếu tố miêu tả và biểu cảm
 Từ bài tập 1 – 13 (Cuốn “Các dạng bài tập tập làm văn và cảm thụ thơ văn lớp 8” trang 26 – 31)
 Bài tập 4 trang 66 (Nâng cao ngữ văn 8)
C. PHƯƠNG PHÁP:
1. Tư liệu 
 Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự (SGK/72, sách ôn tập ngữ văn/48)
 Nâng cao ngữ văn 8, sổ tay ngữ văn 8, các dạng bài tập làm văn và cảm thụ thơ văn 8
2. Luyện các dạng đề tự sự
	***********************************************
BÀI 9:
ÔN TẬP KIỂU BÀI TỰ SỰ KẾT HỢP CÁC YẾU TỐ MIÊU TẢ
A. YÊU CẦU:
 - Củng cố lại kiến thức cơ bản và nâng cao về kiểu bài tự sự. Hệ thống lại các văn bản tự sự đã học. Phương pháp đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm
 - Tiếp tục rèn kỹ năng viết văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm
B. NỘI DUNG
1. Củng cố, hệ thống, nâng cao về kiểu bài tự sự (kết hợp với miêu tả, biểu cảm)
2. Luyện các kiểu đề tự sự:
	+ Đóng vai nhân vật trong truyện để kể
	+ Đóng vai người chứng kiến cuộc trò chuyện giữa các nhân vật trong truyện 
	+ Trực tiếp trò chuyện với các nhân vật 
	+ Kể lại một sự việc hay một khía cạnh của văn bản
	+ Kể chuyện theo một kết cục mới
3. Các đề minh hoạ 
Đề 1: Nếu được chứng kiến Lão Hạc quằn quại với cái chết, em sẽ ghi lại cảnh đó như thế nào?
Đề 2: Tình cờ là người đi qua làng Ku – Ku – rêu được chứng kiến hai cây phong trò chuyện, em sẽ ghi lại như thế nào?
Đề 3: Có một lần bế Hồng (Nhân vật trong tác phẩm “Những ngày thơ ấu” – Nguyên Hồng) đã gặp gỡ và trò chuyện với cô bé bán diêm trong tác phẩm cùng tên của Anđecxen, Nếu được chứng kiến em sẽ ghi lại như thế nào?
Đề 4: Ngày đầu tiên đi học
Đề 5: Kỷ niệm trong sáng
Đề 6: Lão Hạc bán chó
Đề 7: Chiếc lá thường xuân cứu tuổi xuân 
	(Lời kể của Xiu – Chiếc lá cuối cùng)
Đề 8: Cho sự việc sau đây: Sau khi bán chó, Lão Hạc sang báo cho ông giáo biết. Em hãy đóng vai ông giáo kể lại giây phút lão Hạc sang báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ (Đề 2 trang 166, 167 các dạng bài tập)
Đề 9: Nêú là người được chứng kiến cảnh lão Hạc kể lại việc bán chó, em sẽ ghi lại cảnh đó như thế nào?
Đề 10: Nếu em là người được chứng kiến cảnh chị Dậu đánh tên cai lệ để bảo vệ chồng thì em sẽ kể lại cho các bạn nghe như thế nào?
Đề 11: Một ngày nào đó, anh con trai lão Hạc sẽ trở về. Hãy kể lại cuộc gặp gỡ giữa nhân vật ông giáo và anh con trai lão Hạc.
Đề 12: Đóng vai chiếc lá mà hoạ sĩ Bơ-men đã vẽ kể lại truyện “Chiếc lá cuối cùng”
Đề 13: Nguời chủ kỳ quặc.
	(Xanchô-Panxa kể về việc “Đánh nhau với cối xay gió”
 C. PHƯƠNG PHÁP:
1.Tư liệu tham khảo: 
 Kiến thức – kỹ năng cơ bản tập làm văn THCS trang 15 – 25 SGK, sách nâng cao
2. Luyện các dạng đề tự sự
VD: Kể chuyện tưởng tượng: Nghe tin con người xây dựng thuỷ điện Trị An, Thuỷ Tinh bèn bàn họp với các thuỷ quái để tìm cách đối phó.
Em hãy tưởng tượng cuộc bàn mưu tính kế đó và ghi lại thành bài văn tự sự có kết hợp miêu tả, biểu cảm, nghị luận.
(Thiết kế ngữ văn 8 tập 1 trang 436 – 438)
	****************************************
BÀI 10:
VĂN THUYẾT MINH
A. YÊU CẦU
 - Giúp HS nắm được văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự việc trong tự nhiên, trong xã hội…
 - Phân biệt văn bản thuyết minh với các văn bản tự sự, miêu tả, nghị luận, biểu cảm.
 - Rèn kỹ năng tạo dựng văn bản thuyết minh, biết thuyết minh về một vấn đề (nói và viết)
B. NỘI DUNG
1. Củng cố và nâng cao kiến thức:
 1.1.Tìm hiểu chung về văn thuyết minh:
 - Xem băng hình văn thuyết minh các ví dụ:
	+ Cây dừa Bình Định
	+ Huế
	+ Ngã ba Đồng Lộc
	+ Làng gốm Bát Tràng
	+ Hồ Gươm
 - Khái niệm
 - Đặc điểm
 - Cách trình bày
 - Phân biệt văn thuyết minh với tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận (Trang 108 – nâng cao ngữ văn 8)
1.2. Yêu cầu và phương pháp thuyết minh:
 - Để nắm được đặc điểm, yêu cầu của văn bản thuyết minh, cho học sinh đọc lại 2 văn bản của 2 tác giả khác nhau cùng viết về một đối tượng cây dừa:
	+ VB cây dừa Bình Định (những mẩu chuyện địa lý)
 a) Ôn lại đặc điểm văn bản thuyết minh:
 + Tính tri thức
 + Tính khoa học
 + Tính khách quan
 + Tính thực dụng
 b)Yêu cầu của văn bản thuyết minh
 + Phải nắm được đặc trưng sự vật
 + Phải làm rõ tính mạch lạc trong thuyết minh
	Sự mạch lạc thể hiện ở trình tự trình bày. Sự vật khách quan muôn hình muôn vẻ bởi vậy trình tự thuyết minh cũng hết sức linh hoạt. Có thể thuyết minh theo trình tự: Thời gian, không gian, bao quát - chi tiết, …miễn sao hợp lý, lôgic, rõ ràng, dễ hiểu
 + Ngôn ngữ phải chuẩn xác trong sáng
 c) Một số phương pháp thuyết minh thường gặp:
 - Phương pháp nêu định nghĩa
 - Phương pháp liệt kê
 - Phương pháp nêu ví dụ cụ thể 
 - Phương pháp so sánh
 - Phương pháp dùng số liệu 
 - Phương pháp phân loại phân tích
 Lưu ý: Không có phương pháp nào là tối ưu. Tuỳ từng đối tượng mà lựa chọn phương pháp cho phù hợp đồng thời phải biết kết hợp nhiều phương pháp trong một bài văn thì mới linh hoạt, sinh động.
2. Luyện đề củng cố kiến thức chuyên đề 
 Các bài tập 1 đến 17 “Các dạng bài TLV và cảm thụ thơ văn 8) trang 34 – 46
C. PHƯƠNG PHÁP:
1. Tài liệu tham khảo:
 - Sách thiết kế giảng dậy ngữ văn 8 tập 1 trang 417 – 438
 - Các dạng bài TLV và cảm thụ thơ văn 8 trang 32 - 46
 - Kiến thức kỹ năng cơ bản tập làm văn THCS trang 73 – 145
 - Tư liệu Ngữ văn 8 trang 139 – 145
2. GV ngoài viẹc cung cấp lý thuyết về kiểu bài thuyết minh, cần xây dựng những đề bài để hướng dẫn HS tìm hiểu, thực hành: kết hợp với việc đặt ra những bài văn chuẩn mực để làm ví dụ. Đặc biệt với kiểu văn bản này ngoài việc rèn kỹ năng viết, GV phải lưu ý tới kỹ năng nói cho HS
************************************
BÀI 11:
THƠ “NÓI CHÍ, TỎ LÒNG”
A. YÊU CẦU
- Cảm nhận được vẻ đẹp của những chí sĩ yêu nước đầu thế kỷ XX
- Hiểu được sức truyền cảm nghệ thuật qua qua giọng thơ khẩu khí hào hùng.
- Củng cố và nâng cao hiểu biết về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật 
- Luyện đề củng cố và nâng cao kiến thức bài
B. TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 - Tác phẩm “Ngục trung thư”
 - Văn thơ yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX
 - Văn thơ Phan Bội Châu của Đặng Thai Mai
 - Bài luận “Phan Bội Châu, nhà yêu nước xuất sắc và nhà văn cách mạng tiêu biểu nhất đầu thế kỷ XX” (Trần Huy Liệu)
C. NỘI DUNG:
1. Ôn tập, củng cố lại về giá trị nội dungvà giá trị nghệ thuật của 2 văn bản trên
2. Mở rộng, nâng cao, luyện đề 
 a) Về tác giả:
	- Tham khảo sổ tay ngữ văn 8 trang 123 – 125
	- Sách SV, sách thiết kế giảng dạy 
 b) Hoàn cảnh sáng tác: SGV trang 155, 159
Lưu ý số 3 SGV trang 154
 “Những chí sĩ cách mạng đầu thế kỷ XX như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh vốn xuất thân từ nhà nho nhưng lại là những con người tiên tiến của thời đại mới…Với họ, dẫu có sa cơ lỡ bước rơi vào vòng tù ngục, chẳng qua cũng là bước dừng chân tạm nghỉ trên con đường đấu tranh dài dặc. Vào tù các chí sĩ cách mạng thường hay làm thơ để bày tỏ chí khí của mình. Đó là những lời gan ruột tâm huyết, gắn liền với cuộc đời hiển hách, đáng lưu danh thiên cổ, cho nên tự bản thân nó đã chứa đựng sức mạnh làm rung động lòng người. Hai bài thơ của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh thuộc loại thơ đó”
 c) Giá trị nội dung, nghệ thuật:
 d) Luyện cách làm bài văn thuyết minh về thể loại văn học 
 Đề 1: Hãy viết bài văn thuyết minh giới thiệu về tác giả Phan Bội Châu và đặc điểm của thể thơ Thất ngôn bát cú qua văn bản “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” 
 Đề 2: Hãy viết bài văn thuyết minh giới thiệu về thể thơ thất ngôn bát cú 
I. Mở bài: Giới thiệu vai trò thể thơ trong sáng tác văn chương 
II. Thân bài: Thuyết minh đặc điểm thơ thất ngôn bát cú Đường luật 
Bố cục: Số tiếng, số dòng, các phần Đề – Thực – Luận – Kết
Vần: Vần bằng - độc vận – vần chân gieo vần ở các tiếng thứ 7 trong các câu 1, 2, 4, 6, 8.
Nhịp: Thường ngắt nhịp chẵn, lẻ: 4/3, 3/4 có khi ngắt nhịp 2/2/3
Luật bằng - trắc:
+ Thế trắc – thế bằng (quy định ở tiếng thứ hai câu thứ nhất)
+ Đối: ở các cặp 1-2, 3- 4, 5- 6, 7- 8
 Đối thanh, tiểu đối ở các tiếng2, 4, 6 trong các cặp 
 Đối ý, đối từ loại …
	 + Niêm: dính ở các cặp 1- 8, 2-3, 4-5, 6-7
 Cách sử dụng thi liệu, từ ngữ, giọng điệu
 III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về thể thơ
e) Đề nghị luận:
 Đề 1: “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” là bức chân dung tự hoạ về nhà thơ PBC – người lãnh tụ yêu nước, cách mạng. Hãy chứng minh.
 Đề 2: “Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông” là bài ca yêu nước, bài ca tự do
 Đề 3: “Đập đá ở Côn Lôn” như một bài ca chính khí của một con người ưu tú của đất Việt trong cuộc trường kỳ chống thực dân Pháp giành độc lập tự do…
******************************************
BÀI 12:
CÁCH LÀM CÁC DẠNG BÀI VĂN THUYẾT MINH
A. YÊU CẦU:
- HS biết tạo lập các dạng bài văn thuyết minh
- Củng cố và nâng cao kiến thức về tác giả Tản Đà và bài thơ "Muốn làm thằng Cuội "
B. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Tản Đà về tác giả và tác phẩm - NXB GD 
C. NỘI DUNG:
I. Cách làm các dạng bài văn thuyết minh
1. Thuyết minh về thể loại văn học ( truyện ngắn)
1.1 Lý thuyết: dàn bài thuyết minh về thể loại TN
 a, Mở bài : Giới thiệu về thể loại truyện ngắn
 b, Thân bài: Nêu các đặc điểm của truyện ngắn
	- Là hình thức tự sự loại nhỏ tập trung mô tả một mảnh của cuộc sống. Truyện ngắn thường ít nhân vật và sự kiện (có dẫn chứng minh họa)
	- Cốt truyện thường diễn ra trong một không gian thời gian hạn chế, nó không kể trọn vẹn một quá trình diễn biến….. (có dẫn chứng minh họa)
	- Kết cấu thường là sự sắp đặt đối chiếu, tương phản để làm nổi bật chủ đề truyện ngắn thường ngắn. (có dẫn chứng minh họa)
	- Truyện ngắn đề cập đến những vấn đề lớn của cuộc đời (có dẫn chứng minh họa)
 c, Kết bài:
1.2, Thực hành:
Đề 1:
Viết bài thuyết minh về thể loại truyện ngắn theo hiểu biết của em 
Đề 2: Viết baì thuyết minh về tác giả Nam Cao và đặc điểm của thể loại truyện ngắn qua văn bản (Lão Hạc)
Đề 3: Viết bài thuyết minh về tác giả Thanh Tịnh và đặc điểm truyện ngắn qua văn bản " Tôi đi học"
2, Thuyết minh về tác giả và giá trị của tác phẩm
* Dàn bài:
	a, Mở bài: giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm đó.
	b, Thân bài thuyết minh về cuộc đời và sự nghiệp văn học của tác giả đó (dựa vào chú thích ở cuối mỗi bài văn)
	- Tên quê, năm sinh, năm mất
	- Cuộc đời?
	- Sự nghiệp? Các tác phẩm chính 
	* Thuyết minh về giá trị của tác phẩm đó (dựa vào ghi nhớ về tác phẩm trong SGK để nêu nên một số ý chính về ND và NT)
c, Kết bài: cảm nghĩ về tác giả tác phẩm
3, Thuyết minh về dạng thơ tứ tuyệt .
4, Thuyết minh về loài cây loài hoa 
***************************************
BÀI 12:
THƠ MỚI LÃNG MẠN VIỆT NAM 1932- 1945
A. YÊU CẦU: 
- Hiểu sâu sắc hơn về Thơ mới và phong trào Thơ mới: hoàn cảnh lịch sử làm xuất hiện Thơ mới; cuộc đấu tranh giữa thơ cũ và Thơ mới. 
- Hiểu sâu sắc hơn về Thơ mới và phong trào Thơ mới qua việc tìm hiểu về một số nhà thơ tiêu biểu: Thế Lữ, Vũ Đình Liên, Tế Hanh… 
- Cảm nhận được cái hay, cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của những bài thơ tiêu biểu.
 B. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Tinh hoa Thơ mới
- Thi nhân Việt Nam
 - Tế Hanh về tác gia và tác phẩm…
 - Các tập thơ của Xuân Diệu, Huy Cận, Tế Hanh…
C. NỘI DUNG:
- Khoảng sau năm 1930, một loạt các thi sĩ trẻ xuất thân Tây học lên án thơ cũ là khuôn sáo, trói buộc. Họ đòi hỏi đổi mới thi ca và sáng tác những bài thơ không hạn định về số câu, chữ -> Thơ mới. 
- Phong trào Thơ mới ra đời và phát triển mạnh mẽ rồi đi vào bế tắc chưa đầy 15 năm. Thơ mới chủ yếu là thơ tự do7 hoặc 8 tiếng. So với thơ cũ, nhất là thơ Đường luật, thì Thơ mới tự do, phóng túng, linh hoạt hơn, không còn bị ràng buôc bởi những quy tắc nghiệt ngã của thi pháp thơ cổ điển.
Hai chữ Thơ mới trở thành tên gọi của một phong trào thơ (còn gọi là thơ lãng mạn), gắn liền với tên tuổi của thế Lữ, Chế Lan Viên, Huy Cận, Xuân Diệu...
 Lịch sử phong trào Thơ mới (1932-1945)
1. Hoàn cảnh lịch sử làm xuất hiện phong trào Thơ mới
- Sự xuất hiện của giai cấp tư sản và tiểu tư sản thành thị với những tư tưởng, tình cảm mới, những thị hiếu thẩm mỹ mới cùng sự giao lưu văn hóa Đông Tây là nguyên nhân chính làm phong trào Thơ mới ra đời
- Thơ mới lãng mạn xuất hiện từ trước 1930, thi sĩ Tản Đà chính là người dạo khúc nhạc đầu tiên cho cuộc hòa tấu lãng mạn sau này.
Thơ mới là phong trào thơ ca lãng mạn mang ý thức hệ tư sản và quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật 
2. Cuộc đấu tranh giữa “thơ cũ” và “Thơ mới”
- Thơ mới chuyển dần từ Nam ra Bắc, lớn tiếng công kích thơ cũ sáo mòn, công thức, hô hào bỏ luật, niêm, đối, bỏ điển tích, sáo ngữ...Thơ mới lần lượt dăng trên các tạp chí ở Hà Nội
năm 1933, Lưu Trọng Lư cho đăng một loạt thơ mới của mình trong tập “ Người sơn nhân”. Ttrong bài Một cuộc cải cách về thơ ca, Lưu Trọng Lư gọi những người làm thơ cũ là “Thợ thơ’. Họ cũng như những người thợ mộc chỉ lo chạm chìm, chạm nổi, trổ rồng, trổ phượng... nào hay khi chạm trổ xong, chưa biết dùng vào việc gì thì rồng phượng đã bay về trời hết.
Lưu Trọng Lư đề nghị các nhà thơ phải mau đem những ý tưởng mới những tình cảm mới thay vào những ý tưởng cũ, tình cảm cũ.
- Năm1934-1936 hàng loạt tác phẩm ra đời
- Năm 1936, có thể coi thơ mới thắng thế trong cuộc tranh luận về thể loại
- Từ 1936, tiếng tranh cãi yếu dần, Thơ mới chính thức được dạy trong các trờng học, đã chiếm ưu thế gần như tuyệt đối trong các tạp chí từ Nam ra Bắc
3. Các thời kỳ phát triển và suy thoái của Thơ mới
a. Từ 1932- 1939
- Lớp nhà thơ đầu tiên: Thế Lữ, Lu Trọng L, Huy Thông, Nguyễn Nhược Pháp, Vũ Đình Liên....
- Lớp nhà thơ xuất hiện sau: Xuân Diệu, Huy Cận, Thanh Tịnh, Hàn mặc Tử, Chế Lan Viên, Anh Thơ, Nguyễn Bính,...
b.Từ 1940-1945
Do điều kiện lịch sử, văn chơng tự lực văn đoàn cũng như thơ mới sa vào bế tắc, cùng quẫn, xuất hiện nhiều khuynh hướng tiêu cực.
II Một số nhàThơ mới tiêu biểu
1. THẾ LỮ
a. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp thơ ca
(SGK)
Nhà thơ chọn bút danh Thế Lữ ngoài ý nghĩa để chơi chữ còn ngụ ý tự nhận mình là ngời khách tiên của trần thế, chỉ biết đi tìm cái đẹp: 
 Tôi là ngời bộ hành phiêu lãng
 Đờng trần gian xuôi ngợc để vui chơi...
 Tôi chỉ là ngời khách tình si
 Ham cái đẹp muôn hình muôn vẻ
b. Đôi nét về hồn thơ Thế Lữ
- Thế Lữ không bàn về Thơ mới, không bênh vực Thơ mới, không bút chiến, không diễn thuyết. Thế Lữ

File đính kèm:

  • docgiao an.doc