Sử dụng hình ảnh trực quan để nâng cao hiệu quả giáo dục môi trường và chất lượng giảng dạy khi dạy bài 9 "biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trở sỏi đá"

Với nội dung của bài 9. “Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc mầu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá” (SGK công nghệ 10 ). Chứa đựng nhiều kiến thức quan trọng mang tính thời sự cao. Với 70% diện tích đất tự nhiên phân bố ở vùng đồi núi chịu ảnh hưởng mạnh của xói mòn đất, mật độ dân số cao, trình độ canh tác còn nhiều hạn chế hiện tượng phá rừng làm giảm độ che phủ của đất, khi mưa xuống dẫn đến đất bị xói mòn, xạt lở đất, lũ quét lũ ống, làm lượng nước bề mặt chảy mạnh, nhanh, lượng nước ngấm xuống đất bổ xung nước ngầm ít làm ảnh đến đời sống con người (mùa mưa thì lũ lụt, xạt lở đất mùa khô thì hạn hán không có nước, lượng nước ngầm ngày càng hạ thấp, các dòng suối không có nước.) Đây đều là những hệ quả của việc sử dụng không hợp lý các nguồn tài nguyên trong đó có tài nguyên đất, tài nguyên rừng. Để khắc phục hiện tượng này đòi hỏi nghành giáo dục phải tăng cường giáo dục môi trường cho học sinh đặc biệt là làm tăng độ che phủ của thảm thực vật ở nơi đất dốc. Như vậy bài 9. “Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc mầu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá” là nội dung rất thích hợp để lồng ghép nội dung này. Tuy nhiên nếu chỉ dùng phương pháp truyền thống thì rất khó truyền đạt đủ trong 1 tiết dễ gây quá tải về nội dung, gây tâm lý căng thẳng cho học sinh. Mặc dù những thông tin về lũ lụt hạn hán đã được phản ánh nhiều trên các thông tin đại chúng như tivi, báo chí, mạng internet

Do chúng ta chưa chú ý giáo dục môi trường cho học sinh nên nhận thức của các em chưa cao và ít chú ý đến vấn đề này.

 

doc14 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2568 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng hình ảnh trực quan để nâng cao hiệu quả giáo dục môi trường và chất lượng giảng dạy khi dạy bài 9 "biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trở sỏi đá", để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY KHI DẠY BÀI 9 "BIỆN PHÁP CẢI TẠO VÀ SỬ DỤNG 
ĐẤT XÁM BẠC MÀU, ĐẤT XÓI MÒN MẠNH TRỞ SỎI ĐÁ"
	Tên tác giả	: Nguyễn Hữu Hanh
Năm học	: 2009 - 2010
Hà nội 2010
SỞ GD-DT THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT MỸ ĐỨC B
==========
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------˜²™-----------
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC 2009 - 2010
	I. SƠ YẾU LÍ LỊCH
Họ và tên: Nguyễn Hữu Hanh
Sinh ngày: 15/6/1980
Năm vào ngành: 2005
Chức vụ: Giáo viên 
Đơn vị công tác: Trường THPT Mỹ Đức B
Trình độ chuyên môn: Cử nhân Sư pham Kỹ thuật Nông nghiệp 
Hệ đào tạo: Đại học
Bộ môn giảng dạy: Công nghệ 10 
Ngoại ngữ: Tiếng Anh
Khen thưởng: Lao động giỏi
II. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI:
Tên đề tài: Sử dụng hình ảnh trực quan để nâng cao hiệu quả giáo dục môi trường và chất lượng giảng dạy khi dạy bài 9 “Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá”. (SGK Công nghệ 10). 
1. Lý do chọn đề tài
Môi trường tự nhiên là nền tảng không thể thiếu được cho sự sinh tồn của loài người. Nó cung cấp vật chất và năng lượng để đảm bảo sự sống còn và phát triển của nhân loại ở tất cả các giai đoạn lịch sử. Theo thời gian cùng với sự gia tăng dân số và nhưỡng nhu cầu của con người về vật chất, về năng lượng đã làm thay đổi thiên nhiên và dẫn tới phá vỡ cân bằng của tự nhiênvà làm thay đổi môi trường sống theo hướng không có lợi. Mà điển hình là những thảm hoạ của thiên nhiên như động đất, hạn hán, lũ lụt… Đã làm ảnh hưởng đến hành triệu người trên thế giới, trong đó có Việt Nam chúng ta.
Trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ngành trồng trọt. đất là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất cây trồng. Với khoảng 60% dân số đang sông bằng sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Theo thốnh kê của tổng cục quản lí ruộng đất thì tình hình sử dụng đất đai còn nhiều điều chưa hợp lí
Như vậy một vấn đề đặt ra là: cần phải giáo dục cho học sinh kiến thức về sử dụng đất một cách hợp lí và ý thức về bảo vệ môi trường.
Lâu nay chúng chúng ta thường quá coi trọng việc truyền đạt nội dung bài học mà chưa chú ý hoặc quan tâm chưa đúng mức vấn đề lồng ghép giáo dục môi trường vào bài học. Mà thực tế việc giáo dục môi trường cho thế hệ tương lai là rất quan trọng và cần thiết.
Tại buổi sinh hoạt chuyên môn (Môn công nghệ 10) Sở GD-ĐT Hà Nội năm học 2008-2009 đã yêu cầu phải kết hợp giáo dục môi trường và tiết kiệm năng lượng vào môn học, có sự kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục môi trường. Với yêu cầu lồng ghép một cách tự nhiên, phù hợp không làm nội dung bị quá tải thì việc sử dụng hình ảnh trực quan để nâng cao hiệu quả giảng dạy và giáo dục kiến thức bảo vệ môi trường cho học sinh là vấn đề cần được quan tâm.
Trong dạy học, phương tiện dạy học là nguồn tri thức phong phú để học sinh lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ năng. Phương tiện dạy học có tác dụng với việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh, bởi vì khác với lời nói (thông tin đến với học sinh chậm, chủ yếu theo con đường thính giác một cách từ từ theo trình tự và ý nghĩa của từng từ, câu nói) việc sử dụng phương tiện dạy học thường phát huy đồng thời nhiều giác quan của học sinh tạo nên một hình ảnh tương đối trọn vẹn về một đối tượng nhận thức. Nhất là với sự trợ giúp cuả máy tính và các phương tiện nghe nhìn, giúp học sinh có thể quan sát được nhiều đối tượng mà trong thực tế không thể quan sát trực tiếp được.
Với yêu cầu điều khiển hoạt động học tập tích cực của học sinh, lĩnh hội được nội dung bài học, hình thành ý thức bảo vệ môi trường sống mà không làm quá tải nội dung khi dạy bài 9. “Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc mầu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá”. (SGK Công nghệ 10). Thì việc sử dụng hình ảnh trực quan để nâng cao hiệu quả giảng dạy và giáo dục môi trường là điều rất quan trong. Vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này.
2. Phạm vi và thời gian thực hiện
Phạm vi thực hiện: Tiết 10, bài 9. “Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc mầu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá”. (SGK Công nghệ 10). Theo phân phối chương trình. 
Lớp 10A12 lớp thí nghiệm
Lớp 10A11 lớp đối chứng
Thời gian thực hiện: Tiết 10, bài 9. “Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc mầu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá” môn công nghệ 10. Năm học 2009 - 2010.
III. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện
Với nội dung của bài 9. “Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc mầu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá” (SGK công nghệ 10 ). Chứa đựng nhiều kiến thức quan trọng mang tính thời sự cao. Với 70% diện tích đất tự nhiên phân bố ở vùng đồi núi chịu ảnh hưởng mạnh của xói mòn đất, mật độ dân số cao, trình độ canh tác còn nhiều hạn chế hiện tượng phá rừng làm giảm độ che phủ của đất, khi mưa xuống dẫn đến đất bị xói mòn, xạt lở đất, lũ quét lũ ống, làm lượng nước bề mặt chảy mạnh, nhanh, lượng nước ngấm xuống đất bổ xung nước ngầm ít… làm ảnh đến đời sống con người (mùa mưa thì lũ lụt, xạt lở đất… mùa khô thì hạn hán không có nước, lượng nước ngầm ngày càng hạ thấp, các dòng suối không có nước..) Đây đều là những hệ quả của việc sử dụng không hợp lý các nguồn tài nguyên trong đó có tài nguyên đất, tài nguyên rừng. Để khắc phục hiện tượng này đòi hỏi nghành giáo dục phải tăng cường giáo dục môi trường cho học sinh đặc biệt là làm tăng độ che phủ của thảm thực vật ở nơi đất dốc. Như vậy bài 9. “Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc mầu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá” là nội dung rất thích hợp để lồng ghép nội dung này. Tuy nhiên nếu chỉ dùng phương pháp truyền thống thì rất khó truyền đạt đủ trong 1 tiết dễ gây quá tải về nội dung, gây tâm lý căng thẳng cho học sinh. Mặc dù những thông tin về lũ lụt hạn hán đã được phản ánh nhiều trên các thông tin đại chúng như tivi, báo chí, mạng internet…
Do chúng ta chưa chú ý giáo dục môi trường cho học sinh nên nhận thức của các em chưa cao và ít chú ý đến vấn đề này.
Khi chưa thực hiện đề tài. Với việc dùng phương pháp thuyết trình, vấn đáp tái hiện để nêu nội dung và tái hiện lại những kiến thức, những thông tin về môi trường đã được đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng nhiều học sinh lại không biết, không nghe nói. Sự hứng thú của các em trong tiết học không cao, khả năng tiếp thu kiến thức không đồng đều. Nhiều học sinh tiếp thu một cách thụ động, ít phát biểu xây dựng bài. Hạn chế khả năng tư duy của học sinh.
2. Khảo sát thực tế
Tiến hành khảo sát trên 50 học sinh lớp 11, lớp tôi đã giảng dạy trong năm học 2008-2009 không được sử dụng nhiều hình ảnh trực quan khi học bài 9. “Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc mầu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá”. (SGK Công nghệ 10). Về mức độ ghi nhớ kiến thức và nhận thức về bảo vệ môi trường làm cơ sở nghiên cứu, đánh giá về tính cấp thiết thay đổi phương pháp và công nghệ khi dạy học môn công nghệ. Đây chính là cơ sở thực tiễn đã được trải nghiệm để đề ra các cải tiến phù hợp.
Phương pháp khảo sát: Để đảm bảo tính khách quan, không gây ảnh hưởng đến tâm lí của học sinh. Khi thu thập số liệu, học sinh trả lời vào phiếu có thể không cần ghi tên. giáo viên thu phiếu tổng hợp kết quả, phân loại và đánh giá bằng cách cho điểm rồi xếp loại. Kết quả thể hiện như sau:
Mức độ ghi nhớ kiến thức
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
Số lượng
1
8
25
12
4
Tỉ lệ (%)
2%
16%
50%
24%
8%
Nhận thức về môi trường
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
Số lượng
1
6
16
22
5
Tỉ lệ (%)
2%
12%
32%
44%
10%
Kết quả trên cho thấy, sử dụng ít các hình ảnh trực quan, giáo viên chủ động phát huy tính tích cực của học sinh bằng các phương pháp vấn đáp, thuyết trình, thảo luận… có tác dụng tốt trong việc truyền đạt nội dung, khắc sâu kiến thức nhưng kết quả chưa thực sự cao.
Số liệu được khảo sát vào tuần thứ 8 của năm học (Tháng 10 năm 2009). Đối tượng khảo sát là học sinh lớp 10, các em đã học nội dung được khảo sát qua một năm. Với nội dung chương trình THPT tương đối cao (Số tiết học chính khóa của khối 10 có thời điểm lên đến 31tiết/ tuần) thì tỉ lệ ghi nhớ kiến thức điều tra trên không phải là quá thấp và có thể chấp nhận được.
Đối với nhận thức của học sinh về bảo vệ môi trường so với tình hình thực tế thì kết quả này là khá thấp. Chúng ta đã nói rất nhiều đến môi trường, đến bảo vệ môi trường. Rất nhiều môn học trong trường phổ thông đã lồng ghép giáo dục môi trường vào giảng dạy.
Sử dụng máy chiếu làm phương tiện dạy học, giáo viên có thể khai thác nguồn tư liệu là tranh ảnh, đoạn phim trên mạng intenret để bổ xung, minh họa cho bài học. Kích thích sự nhận thứ của học sinh.
Lồng ghép Giáo dục môi trường vào giảng dạy môn công nghệ 10. Đặc biệt là bài 9. “Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc mầu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá”. (SGK Công nghệ 10), với nội dung khá dài và nhiều nội dung đòi hỏi học sinh phải liên tưởng, tưởng tượng nhiều. Bản thân tôi nhận thấy còn những hạn chế nhất định khi không sử dụng máy tính và máy chiếu vào dạy học.
3. Những biện pháp thực hiện
Tôi tiến hành theo dõi kết quả trên 2 lớp: Lớp 10A11 Và 10A12
Lớp 10A11. Lớp đối chứng, không sử dụng máy chiếu, chủ yếu sử dụng các hình ảnh trong sách giáo khoa để phát huy tính tích cực của học sinh.
Lớp 10A12: Lớp thí nghiệm, sử dụng máy chiếu để đưa các hình ảnh trực quan vào giảng dạy. Được tiến hành như sau:
Giáo viên soạn bài bằng chương trình powerpoint 2003. Sưu tầm các hình ảnh liên quan đến bài học và thực hiện soạn bài, giảng bài bằng máy chiếu kết hợp với viết bảng. Giáo viên tiến hành giảng bài mới như sau:
- Giáo viên nêu hình ảnh đất bị xói mòn:
Hỏi: Xói mòn đất ảnh hưởng như thế nào đến độ phì nhiêu của đất?
Học sinh quan sát hình ảnh để trả lời. Giáo viên làm rõ: Đất bị giảm độ phì nhiêu, đất bạc màu có thể dẫn đến trơ sỏi đát nếu xói mòn diễn ra mạnh. Khẳng định đây là nội dung cần tìm hiểu trong bài hôm nay.
Hoạt động 1:
Tìm hiểu đặc điểm của đất Việt Nam
Đây là phần kiến thức học sinh đã được tìm hiểu ở phần kiến thức môn địa lý. Giáo viên dùng máy chiếu nêu nội dung.
- Điều kiện khí hậu nóng ẩm ® Chất hữu cơ, mùa dễ bị khoáng hóa.
- Chất dinh dưỡng dễ bị hòa tan, rửa trôi.
- 70% đất tự nhiên phân bổ ở vùng đồi núi ® Xói mòn, thoái hóa.
Hoạt động 2:
 Tìm hiểu nguyên nhân, biện pháp cải tạo và hướng sử dụng đất xám bạc mầu.
Giáo viên ghi bảng: I. Cải tạo và sử dụng đất bạc mầu.
1. Nguyên nhân hình thành.
Hỏi: Những điều kiện và nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng đất xám bạc mầu?
Học sinh: Đọc SGK trả lời.
 (Kết hợp các hình ảnh minh họa cho từng nội dung)
Giáo viên nêu nội dung SGK. 
- Hình thành ở vùng giáp danh giữa đồng bằng và miền núi.
- Địa hình dốc thoải - rửa trôi mạnh
- Chặt phá rừng.
Giáo viên tiếp tục nêu câu hỏi: Đất xám bạc mầu có những tính chất nào cần chú ý? Học sinh trả lời.
Giáo viên ghi bảng 2: Tính chất của đất xói bạc mầu. Dùng máy chiếu nêu nội dung, kèm theo hình ảnh.
- Tầng đất mặt mỏng: (Hình 9.1 SGK công nghệ 10). (Bình quân 10 con)
- Thành phần cơ giới nhẹ.
- Môi trường khô hạn.
- Chua đến rất chua (pHKCl = 3,0 - 4,5)
- Nghèo dinh dưỡng, nghèo mùn (hàm lượng mùn 0,5 - 1,5%)
-Vi sinh vật hoạt động yếu 
Giáo viên thuyết trình. Chuyển tiếp: Từ những tính chất của đất xám bạc màu chúng ta có thể đề ra những biện pháp để cải tạo đất xám bạc màu.
Giáo viên ghi bảng: 3. Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng.
a. Biện pháp cải tạo:
Giáo viên dùng máy chiếu nêu mẫu phiếu học tập, học sinh nghiên cứu SGK và điền vào vở theo bảng mẫu.
Biện pháp
Tác dụng
Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ thảo luận điền vào bảng mẫu. Đại diện nhóm báo cáo và nhóm khác bổ sung.
Giáo viên tóm tắt: Nêu từng nội dung đã chuẩn bị bằng máy chiếu vào bảng mẫu.
1. Xây dựng bờ vùng, bờ thửa, tưới tiêu hợp lí ® khắc phục hạn hán tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển 
2. Cầy sâu dần ® tăng dần độ dày của tầng đất mặt
3. Bón vôi ® Giảm độ chua
4. Luân canh (chú ý cây họ đâu, cây phân xanh) ® tăng cường vi sinh vật cố định đạm, khắc phục tình trạng nghèo dinh dưỡng.
5. Bón nhiều phân hữu cơ, kết hợp phân hóa học hợp lí ® tăng lượng dinh dưỡng, lượng mùn, giúp vi sinh vật hoạt động phát triển mạnh.
Giáo viên ghi bảng: b. Sử dụng đất xám bạc màu.
Giáo viên thuyết trình nêu nội dung: Do được hình thành ở địa hình dốc, thoải dễ thoát nước, thành phần cơ giới nhẹ, dễ cày bừa vì vậy thích hợp với cây trồng cạn.
Hỏi: Em hãy kể tên một số loại cây trồng được trên đất xám bạc màu?
HS trả lời: Giáo viên sử dụng máy chiếu để bổ xung
Cây lương thực: Lúa, ngô, sắn
Công lâm nghiệp: Keo lá chàm
Cây màu: Lạc, đậu, vừng...
Giáo viên thuyết trình chuyển tiếp: Đất bị xói mòn gây bạc màu nếu không cải tạo, sử dụng hợp lí, đất sẽ bị xói mòn mạnh trở nên trơ sỏi đá. Đối với đất trơ sỏi đát, ta phải làm gì? Chúng ta nghiên cứu mục II.
Hoạt động 3:
Tìm hiểu biện pháp cải tạo và sử dụng đất sói mòn mạnh trơ sỏi đá.
Giáo viên ghi bảng: II. Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá.
1. Nguyên nhân gây xói mòn đất
Giáo viên dùng máy chiếu nêu nguyên nhân nào dẫn đến xói mòn đất?
Giáo viên cho học sinh xem 1 đoạn băng hình ghi hiện tượng xói mòn rửa trôi do mưa lũ.
Học sinh kết hợp tìm hiểu nội dung phần II.1 SGK để trả lời. Giáo viên tổng kết.
- Nước mưa rơi phá vỡ kết cấu đất, bào mòn lớp đất mặt, địa hình dốc làm xói mòn, rửa trôi.
- Chặt phá rừng làm giảm độ che phủ ® tốc độ dòng cháy lớn.
 Dùng máy chiếu, Giáo viên hỏi: Em hãy cho biết: Xói mòn đất thường xảy ra ở vùng nào?
Đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp, đất nào chịu tác dụng của quá trình xói mòn đất mạnh hơn? Tại sao?
HS trả lời: Giáo viên kết luận: Thường xảy ra ở vùng đồi núi, nơi có độ dốc lớn. Đất lâm nghiệp chịu tác động mạnh hơn vì đất lâm nghiệp thường ở vùng đồi núi có độ dốc lớn.
* Giáo viên: Chiếu lên một số tranh ảnh về lũ lụt, hạn hán, lũ quét. Hỏi: Nguyên nhân sâu xa dẫn tới lũ lụt hạn hán nhiều này là gì?
Giáo viên mở rộng khắc sâu kiến thức: Do chặt phá rừng, làm đất nghèo mùn, giảm độ che phủ ® tốc độ dòng chảy của nước mưa lớn, lượng nước thấm vào đất ít dẫn đến lũ lụt vào mùa mưa, hạn hán vào mùa khô.
Giáo viên cho HS xem một đoạn băng hình ngắn về các dòng suối đầy nước ở các rừng nguyên sinh có độ che phủ lớn và tầng thảm mục dày:
Giáo viên giải thích: Lớp thảm mục như tấm bọt biển thấm nước và giữ nước vào mùa mưa, mùa khô, nước thẩm thấu ra các sông suối tạo dòng chảy quanh năm.
2. Tính chất cả đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá.
- Giáo viên dùng máy chiếu nêu câu hỏi? Hãy cho biết tính chất của đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá?
HS trả lời, giáo viên tổng kết đưa nội dung.
- Hình thái phẫu diện đất không hoàn chỉnh
- Cát sỏi chiếm ưu thế
- Chua, nghèo mùn, nghèo dinh dưỡng
- Vi sinh vật ít, hoạt động yếu
Giáo viên chuyển tiếp: Từ các nguyên nhân và đặc điểm đã nêu có thể khắc phục xói mòn đất như thế nào?
3. Cải tạo và sử dụng đất xói mòn mạnh.
GV: Dùng máy chiếu nêu bảng mẫu. HS nghiên cứu SGK để hoàn thiện nội dung theo bảng mẫu vào vở.
Biện pháp
Tác dụng
Biện pháp công trình
Biện pháp nông học
HS: Báo cáo kết quả 
GV: Hướng dẫn hoàn thiện, nêu nội dung bảng mẫu
+ Biện pháp công trình: 
- Làm rộng bậc thang ® hạn chế dòng chảy, rửa trôi
- Thềm cây ăn quả ® Nâng độ che phủ, hạn chế dòng chảy
+ Biện pháp nông học: 
- Canh tách theo đường đồng mức ® hạn chế dòng chảy
- Bón phân hữu cơ kết hợp phân khoáng ® Tăng độ phì nhiêu, tạo môi trường cho vi sinh vật hoạt động, phát triển.
- Bón vôi ® Giảm độ chua
- Luân canh và xem canh gối vụ ® hạn chế sự bạc màu
- Trồng cây thành băng ® hạn chế dòng chảy, rửa trôi
- Nông lâm kết hợp ® tăng độ che phủ, hạn chế lũ lụt 
Giáo viên tổng kết bài học.
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN.
+ Kết quả trên lớp
- So với lớp đối chứng ở lớp thí nghiệm 10A12, lớp học sôi nổi hơn, học sinh hứng thú với tiết học. Các câu hỏi phát vấn trong bài học. Học sinh được quan sát các tranh ảnh, đoạn băng hình kết hợp với SGK nên câu trả lời được HS đưa ra nhanh hơn, chính xác hơn và đúng trọng tâm hơn, lĩnh hội được nhiều kiến thức hơn.
- Đối với giáo viên truyền đạt được nhiều nội dung đặc biệt là các nội dung về giáo dục môi trường qua các tranh ảnh đoạn băng hình so với lớp đối chứng 10A11 không thực hiện được.
+ Kết quả định tính
Sau khi học hết tiết Tiết 10, bài 9. “Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc mầu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá” môn công nghệ 10. Giáo viên tiến hành cho lớp thí nghiệm và lớp đối chứng làm 1 bài kiểm tra 15 phút về nội dung của bài học (trong đó có kiến thức kỹ thuật và kiến thức về bảo vệ môi trường). Với mức độ kiến thức và thời gian như nhau để lấy kết quả làm căn cứ so sánh đánh giá hiệu quả thực hiện đề tài. (Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm)
Kết quả: Sau khi thực hiện chấm và thống kê (kết quả làm cơ sở nghiên cứu, phân tích)
Lớp thí nghiệm: 10A12. Sĩ số 40 học sinh.
Điểm
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
Xếp loại SL
4
19
17
0
0
Tỉ lệ %
10%
47,5%
42,5%
0%
0%
Lớp đối chứng: 10A11. Sĩ số: 42 học sinh
Điểm
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
2
11
26
3
0
Tỉ lệ %
4,8%
26,2%
61,9%
7,1%
0%
Đồ thị: So sánh kết quả theo tỉ lệ phần trăm
Từ bảng (1) (2) thể hiện kết quả của lớp thí nghiệm và lớp đối chứng cho thấy.
- Sử dụng máy chiếu để làm tăng được hiệu qủa dạy học
- Diễn đạt được nhiều nội dung. Đặc biệt là nội dung giáo dục môi trường một cách trực quan, tự nhiên.
Qua quá trình nghiên cứu và thử nghiệm bản thân tôi nhận thấy với đặc thù bộ môn đặc biệt là đặc thù của một số bài học rất cần áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy để thay đổi một cách căn bản về hoạt động nhận thức của học sinh.
Để đạt được hiệu quả cao giáo viên cần chuẩn bị nội dung kỹ, có ý tưởng rõ ràng của việc sử dụng máy tính, sử dụng tranh ảnh trực quan hợp lí và phải cập nhật các thông tin hình ảnh một cách liên tục.
V. NHỮNG KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SAU QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.
1. Kêt luận
- Từ kết quả thu được sau khi thực hiện đề tài ở lớp thí nghiệm 10A12 so sánh với kết quả khảo sát ban đầu và kết quả ở lớp đối chứng 10A11 cho thấy
+ Sử dụng hình ảnh trực quan đã nâng cao được hiệu quả giáo dục môi trường và kết quả giảng dạy khi dạy tiết 10, bài 9. “Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc mầu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá” (SGK Công nghệ10) một cách rõ rệt, kiến thức không những được học sinh ghi nhớ một cách thông thường mà còn được khắc sâu và hiểu được vấn đề 
+ Nội dung bài học được thể hiện thể hiện một cách sinh động, kích thích được nhiều giác quan của học sinh giúp học sinh tiếp thu bài một cách chủ động, thoải mái, đem lại hiệu quả cao
+ Không khí lớp học được diễn ra thoải mái, giảm áp lực học, lọai bỏ được không khí căng thẳng, mệt mỏi trong giờ học
 2. Kiến nghị
- Ban giám hiệu:
+ Thường xuyên động viên giúp đỡ khuyến khích giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.
+ Hỗ trợ kinh phí cho giáo viên hoặc mở các lớp bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.
- Với tổ chuyên môn:
Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề trao đổi các thông tin, kinh nghiệm giảng dạy và các tư liệu dạy học để bài giảng được hiệu quả và sinh động hơn.
Trên đây là một số kinh nghiệm về việc sử dụng hình ảnh trực quan, qua thiết bị là máy chiếu để nâng cao tác dụng giáo dục môi trường và hiệu quả giảng dạy khi dạy bài 9. “Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc mầu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá” môn công nghệ 10, đã mang lại hiệu quả nhất định. Qua bài này kính mong hội đồng khoa học nhà trường, các đồng nghiệp trao đổi góp ý để bản thân có nhiều kinh nghiệm quý báu trong dạy học.
 Ý KIẾN ĐÓNG GÓP CỦA HĐKH CƠ SỞ
 Mỹ Đức, ngày 20 tháng 4 năm 2010
 Người viết sáng kiến
 Nguyễn Hữu Hanh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Minh Đường – Vũ Hài –Vũ Văn Hiển - Đỗ Nguyên Ban – Nguyễn Văn Tân - Nguyễn Thị Biếc: Công nghệ 10. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội - 2006.
2. Nguyễn Minh Đường – Vũ Hài –Vũ Văn Hiển - Đỗ Nguyên Ban – Nguyễn Văn Tân - Nguyễn Thị Biếc: Công nghệ 10. Sách giáo viên. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội - 2006.
 3. PGS.TS. Nguyễn Đức Thành - ThS. Vũ Thị Mai Anh: Dạy học công nghệ 10 - NXB Giáo dục Hà Nội - 2007.
4. Nguyễn Văn Khôi - Văn Lệ Hằng - Vũ Văn Hiển - Đỗ Ngọc Hồng: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK lớp 7 THTP môn Công nghệ 10 - NXB GD 2006.
5. GS. Lê Bá

File đính kèm:

  • docSKKN Cong nghe 10.doc
Giáo án liên quan