SKKN Một vài kinh nghiệm tổ chức thực hành nghi thức Đội đạt hiệu quả cao trong trường Tiểu học

1.Tên sáng kiến: Một vài kinh nghiệm tổ chức thực hành nghi thức Đội đạt hiệu quả cao trong trường Tiểu học”.

2.Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác Đội.

3.Tác giả: Lê Thị Liên Nữ

Sinh: 02/02/1988

Trình độ chuyện môn: Giáo viên Tiểu học

Chức vụ: Giáo viên – Tổng phụ trách.

Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thất Hùng

Số điện thoại: 0984300429

4.Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Thất Hùng, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.

5.Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường Tiểu học Thất Hùng, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.

 

docx16 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 186 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu SKKN Một vài kinh nghiệm tổ chức thực hành nghi thức Đội đạt hiệu quả cao trong trường Tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1.Tên sáng kiến: Một vài kinh nghiệm tổ chức thực hành nghi thức Đội đạt hiệu quả cao trong trường Tiểu học”.
2.Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác Đội.
3.Tác giả: Lê Thị Liên Nữ
Sinh: 02/02/1988
Trình độ chuyện môn: Giáo viên Tiểu học
Chức vụ: Giáo viên – Tổng phụ trách.
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thất Hùng
Số điện thoại: 0984300429
4.Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Thất Hùng, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
5.Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường Tiểu học Thất Hùng, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
6.Điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Sự tâm huyết của giáo viên Tổng phụ trách, giáo viên chủ nhiệm
Sự ủng hộ của ban giám hiệu nhà trường, Hội đồng các cấp, phụ huynh học sinh
Tinh thần trách nhiệm tham gia của các em học sinh	
Một số trang thiết bị phụ vụ cho hoạt động Đội
7.Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2013-2014.
 HỌ TÊN TÁC GIẢ XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN 
 ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1.Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
Để nâng cao chất lượng hoạt động Đội thì việc làm không thể thiếu đó là nâng cao chất lượng nghi thức Đội. Bởi vì nghi thức Đội là một hoạt động giáo dục đặc trưng của Đội TNTP HCM. Thông qua hoạt động này tổ chức Đội được củng cố, phát triển và khẳng định vị trí vai trò của mình đối với xã hội.
Hoạt động nghi thức Đội tốt sẽ tạo thành thói quen, nề nếp tốt trong sinh hoạt hàng ngày cho tập thể và cá nhân đội viên như: Biết cách ăn mặc sạch đẹp, gọn gang, sạch sẽ, đi học đúng giờ, tạo cho các em mạnh dạn trong học tập và ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học, chăm sóc cây xanh tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp góp phần thực hiện tốt phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”,.
	Tuy nhiên, trong những năm qua việc thực hành nghi thức Đội của đội viên nói chung, đội viên trường Tiểu học Thất Hùng nói riêng chưa mang lại hiệu quả cao. Các em chỉ thực hiện theo hình thức bắt buộc hoặc thực hiện qua loa cho xong. Điều đó đã ảnh hưởng tới quá trình phát triển giáo dục toàn diện cho các em đội viên và người làm công tác phụ trách Đội sẽ gặp phải khó khăn trong khi triển khai hoạt động Đội, công tác Đội trong nhà trường sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.
2.Đối tượng áp dụng sáng kiến.
	Đối tượng áp dụng là những đội viên trường Tiểu học đặc biệt là trường Tiểu học Thất Hùng.
3.Nội dung sáng kiến.
	Đề tài: Một vài kinh nghiệm tổ chức thực hành nghi thức Đội đạt hiệu quả cao trong trường Tiểu học nhằm mục đích là đẩy mạnh hơn nữa phong trào công tác Đội và thanh nhiếu nhi trong trường Tiểu học; nâng cao hơn nữa chất lượng của nghi thức Đội nói riêng và hoạt động Đội nói chung. Tôi đã đi tìm hiểu về cơ sở lí luận của nghi thức Đội, sau đó tôi tìm hiểu về thực trạng việc thực hành nghi thức Đội của trường. Từ đó tôi đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng thực hành nghi thức Đội. Tôi đã đưa ra 3 biện pháp chính là: Giúp các em đội viên tìm hiểu nắm chắc nội dung nghi thức Đội; biện pháp rèn kĩ năng thực hành nghi thức Đội; tổ chức kiểm tra đánh giá việc thực hành nghi thức Đội. 
4.Kết quả.
	Sau khi áp dụng những phương pháp và yêu cầu này tại trường Tiểu học Thất Hùng đã đem lại hiệu quả cao trong việc thực hành nghi thức Đội nói riêng, chất lượng hoạt động Đội nói chung.
5.Đề xuất, kiến nghị.
	Do điều kiện nghiên cứu và phạm vi áp dụng hạn hẹp về không gian và thời gian nên đề tài có nhiều thiếu sót. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học các cấp, các đồng nghiệp và bạn đọc để đề tài hoàn thiện hơn trở thành “cẩm nang” cho người làm công tác Đội và mọi người.
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
	Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (Đội TNTP HCM) là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sang lập, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách. Trong những năm qua, Đội TNTP HCM ngày càng trưởng thành và lớn mạnh, đặc biệt Đội TNTP HCM có một vị trí rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường. Chính vì vậy nên việc nâng cao chất lượng hoạt động Đội là hết sức cần thiết.
	Để nâng cao chất lượng hoạt động Đội thì việc làm không thể thiếu đó là nâng cao chất lượng nghi thức Đội. Bởi vì nghi thức Đội là một hoạt động giáo dục đặc trưng của Đội TNTP HCM. Thông qua hoạt động này tổ chức Đội được củng cố, phát triển và khẳng định vị trí vai trò của mình đối với xã hội.
	Nghi thức Đội còn góp phần giáo dục toàn diện cho các em đội viên mà trước hết là giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm trước tập thể, tạo nên tình cảm gắn bó đoàn kết, thương yêu giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
	Hoạt động nghi thức Đội tốt sẽ tạo thành thói quen, nề nếp tốt trong sinh hoạt hàng ngày cho tập thể và cá nhân đội viên như: Biết cách ăn mặc sạch đẹp, gọn gang, sạch sẽ, đi học đúng giờ, tạo cho các em mạnh dạn trong học tập và ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học, chăm sóc cây xanh tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp góp phần thực hiện tốt phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”,.
	Tuy nhiên, trong những năm qua việc thực hành nghi thức Đội của đội viên nói chung, đội viên trường Tiểu học Thất Hùng nói riêng chưa mang lại hiệu quả cao. Các em chỉ thực hiện theo hình thức bắt buộc hoặc thực hiện qua loa cho xong. Điều đó đã ảnh hưởng tới quá trình phát triển giáo dục toàn diện cho các em đội viên và người làm công tác phụ trách Đội sẽ gặp phải khó khăn trong khi triển khai hoạt động Đội, công tác Đội trong nhà trường sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.
	Chính vì những lí do trên, bản thân tôi là một giáo viên – Tổng phụ trách (GV - TPT) trong trường Tiểu học, tôi đã đúc rút ra được một vài kinh nghiệm để nâng cao chất lượng nghi thức Đội nói riêng, nâng cao chất lượng hoạt động Đội nói chung. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một vài kinh nghiệm tổ chức thực hành nghi thức Đội đạt hiệu quả cao trong trường Tiểu học”.
2. Cơ sở lí luận:
	Để thực hiện tốt 7 yêu cầu đội viên và thực hành thành thạo các kĩ năng nghi thức Đội chúng ta cần phải hiểu rõ khái niệm, ý nghĩa, vai trò của nghi thức Đội.
2.1- Khái niệm
	Nghi thức Đội TNTP HCM là một phương tiện giáo dục của Đội. Đặc trưng của nghi thức Đội được thể hiện thông qua các biểu trưng, ngôn ngữ, lời nói và các nghi lễ, thủ tục để giáo dục đội viên.
	Nghi thức Đội được tiến hành thường xuyên nghiêm túc trong mọi hoạt động rèn luyện của Đội để tạo thành thói quen, nề nếp tốt cho đội viên trong tổ chức Đội.
	Cùng với sự phát triển của tổ chức Đội, nghi thức Đội ngày càng hoàn thiện, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và đáp ứng những nhu cầu của đội viên.
2.2 - Ý nghĩa, vai trò của nghi thức Đội TNTP HCM.
Nghi thức Đội là một hoạt động giáo dục đặc trưng cho Đội TNTP HCM. Thông qua hoạt động này, tổ chức Đội được củng cố, phát triển và khẳng định vị trí, vai trò của mình với xã hội.
	Nghi thức Đội góp phần mạnh mẽ vào việc xây dựng phương pháp giáo dục toàn diện cho các em đội viên. Trong đó, nổi bật là giáo dục ý thức kỷ luật, tư thế, tác phong và tinh thần tập thể cho đội viên tạo nên tình cảm đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
	Hoạt động nghi thức Đội giúp các em đội viên có một thể lực tốt và tạo thành thói quen, nề nếp tốt trong sinh hoạt hàng ngày cho tập thể và cá nhân đội viên.
	Vì vậy, việc tiến hành giáo dục nghi thức Đội đòi hỏi phải có tính thuyết phục cao, tính nghiêm túc, chính xác và thống nhất. Như vậy, nghi thức Đội mới trở thành nhu cầu thực sự của mỗi đội viên và tập thể Đội.
3. Thực trạng của vấn đề.
	Trong những năm gần đây phong trào hoạt động Đội và thực hành nghi thức Đội TNTP HCM đã và đang được các nhà trường quan tâm và đưa vào các hoạt động ngoại khóa. Song thực tế cho thấy việc thực hành nghi thức Đội của các em đội viên hiệu quả chưa cao. Phần lớn các em chưa nắm vững được 7 yêu cầu nghi thức Đội của đội viên. Một số em còn e dè, nhút nhát không dám thực hiện động tác, một số em ý thức chưa tốt, chưa có tinh thần tự giác luyện tập.
	Hơn nữa trường Tiểu học Thất Hùng là trường chuẩn quốc gia, học sinh học 2 buổi trên ngày nên không có thời gian để thực hành nghi thức Đội cũng như tham gia các hoạt động của Đội.
Mặt khác, GV-TPT là kiêm nhiệm chưa qua nghiệp vụ công tác Đội, phần lớn là tự tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, tự nghĩ, tự làm nên chất lượng thực hành nghi thức Đội nói riêng, hoạt động Đội nói chung đạt hiệu quả cao.
	Qua những thực trạng trên cho thấy việc tổ chức rèn kĩ năng thực hành nghi thức Đội cho đội viên ở trường Tiểu học hiện nay là rất quan trọng. Sau những năm làm GV-TPT Đội tôi đã tìm tòi nghiên cứu và đã tìm ra được giải pháp để khắc phục tình trạng trên.
4. Những biện pháp rèn luyện kĩ năng thực hành nghi thức Đội trong trường Tiểu học.
4.1 - Các yêu cầu để việc thực hành nghi thức Đội đạt hiệu quả.
4.1.1 - Đối với giáo viên Tổng phụ trách Đội.
	Để thực hiện tốt công tác rèn kĩ năng thực hành nghi thức Đội cho đội viên thì đòi hỏi người GV-TPT Đội cần phải có yếu tố sau:
+GV-TPT Đội cần phải có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu cho các em noi theo.
+GV-TPT Đội là người có tấm long yêu trẻ, say sưa với nghề, ưa thích hoạt động công tác xã hội.
+GV-TPT Đội phải nắm vững nghiệp vụ và phương pháp công tác Đội, có năng lực sư phạm vững vàng.
+GV-TPT Đội phải có năng lực về tổ chức và chỉ đạo các hoạt động Đội.
+GV-TPT Đội có năng khiếu trong công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục, nhạy bén trong giao tiếp, linh hoạt trong các tình huống.
4.1.2 - Đối với đội viên.
	Trong học tập phải có thái độ đúng đắn, nghiêm túc và kiên trì luyện tập.
	Đội viên phải có trang phục cá nhân gọn gàng, sạch sẽ, chuẩn mực; chấp hành tốt nội qui và qui chế đề ra trong Liên đội.
	Đội viên phải nắm chắc nội dung 7 yêu cầu của người đội viên, đó là:
	1.Thuộc và hát đúng Quốc ca, Đội ca và một số bài hát truyền thống.
	2.Thắt khăn, tháo khăn quàng đỏ.
	3.Chào kiểu đội viên Đội TNTP HCM.
	4.Cầm cờ, giương cờ, vác cờ, kéo cờ.
	5.Hô – đáp khẩu hiệu Đội.
	6.Thực hiện các động tác cá nhân tại chỗ và di động, các động tác trong đội hình đội ngũ và nghi lễ của Đội.
	7.Biết 3 bài trống qui định: Trống chào mừng, trống hành tiến, trống chào cờ.
	Đội viên phải tập trung chú ý ghi chép và tuân theo lệnh của người chỉ huy.
	Đội viên phải dành nhiều thời gian đề tự học, tự nghiên cứu.
4.2 - Các biện pháp, phương pháp rèn kĩ năng thực hành nghi thức Đội.
	Nghi thức là một phương tiện giáo dục của Đội TNTP HCM với những qui định biểu hiện bằng ngôn ngữ, hình thức tượng trưng, thủ thuật, nghi lễ và đội ngũ. Nghi thức cũng góp phần mạnh mẽ vào việc xây dựng phương pháp giáo dục toàn diện, mang nét đặc trưng của Đội. Trong đó nổi bật là giáo dục ý thức kỉ luật, tư thế và tác phong, tinh thần tập thể của đội viên. Vì thế nghi thức Đội được tiến hành thường xuyên trong mọi hoạt động rèn luyện của Đội để tạo thành thói quen, nề nếp tốt đối với đội viên trong tổ chức Đội.
	Do vậy, việc tiến hành giáo dục bằng nghi thức Đội đòi hỏi phải mang tính thuyết phục cao, tính nghiêm túc, chính xác và thống nhất. Có như vậy mới làm cho nghi thức Đội trở thành nhu cầu thực sự của mỗi đội viên.
4.2.1 - GV-TPT giúp các em đội viên tìm hiểu và nắm chắc nội dung nghi thức Đội.
	GV-TPT Đội tổ chức triển khai các nội dung cơ bản về nghi thức Đội. Đặc biệt giúp các em nắm rõ:
+Giúp các em đội viên hiểu rõ được các biểu trưng của nghi thức Đội như: Huy hiệu Đội, cờ Đội, khăn quàng đỏ, Đội ca, cấp hiệu chỉ huy, huy hiệu chuyên môn, đồng phục của đội viên, trống kèn, sổ sách Đội, phòng truyền thống, phòng Đội.
+Giúp các em hiểu rõ đội hình đội ngũ đơn vị, nghi lễ thủ tục.
+Đặc biệt phải giúp các em nắm rõ 7 yêu cầu đối với đội viên.
	Để giúp các em nắm rõ các nội dung cơ bản về nghi thức Đội thì GV-TPT phải có phương pháp giảng giải hay, có khả năng sư phạm cao.
	TPT yêu cầu các em phải có sổ sách ghi chép đầy đủ và trang bị cho mình cuốn Sổ tay đội viên.
	TPT phải nhắc nhở, giáo dục các em đội viên có ý thức tự giác học tập, ghi nhớ kiến thức.
4.2.2 - Những biện pháp, phương pháp rèn kĩ năng thực hành nghi thức Đội.
 a) Giáo viên làm mẫu.
	Yêu cầu GV-TPT làm mẫu phải thật chính xác. Thông thường GV làm mẫu như sau:
+Lần 1: Làm mẫu động tác chính xác cả về kĩ thuật cũng như tốc độ.
+Lần 2: Làm chậm kết hợp phân tích động tác.
+Lần 3: TPT làm chậm kết hợp phân tích động tác đồng thời yêu cầu HS làm theo.
+Lần 4: Làm như lần 1.
Ví dụ: Động tác cầm cờ, giương cờ, vác cờ
+Lần 1: TPT làm mẫu chính xác theo khẩu lệnh.
+Lần 2: TPT làm chậm kết hợp giảng giải, phân tích từng động tác:
	-Cầm cờ: Bàn tay phải nắm cán cờ cao ngang thắt lưng, đốc cán cờ đặt trên mặt đất, sát ngón út bàn chân phải.
+Cầm cờ ở tư thế nghiêm: Khi có khẩu lệnh “Nghiêm!”, kéo cán cờ áp sát vào thân mình, người ở tư thế nghiêm.
+Cầm cờ nghỉ: Khi nghe khẩu lệnh “Nghỉ”, chân trái chùng và ngả cờ ra phía trước, đốc cờ vẫn giữ nguyên vị trí.
	-Giương cờ: Được thực hiện khi chào cờ, lễ duyệt Đội, diễu hành và đón đại biểu.
+Từ tư thế cầm cờ nghiêm chuyển sang giương cờ: Tay phải cầm cờ giương lên trước mặt, tay thăng và vuông góc với thân người, cán cờ dựng thẳng đứng. Tay trái nắm cán cờ dưới bàn tay phải khoảng 20cm - 30cm, tay phải di chuyển xuống nắm sát đốc cán cờ, kéo sát vào ngang thắt lưng đưa về tư thế giương cờ. Cán cờ nghiêng với mặt đất một góc khoảng 45 độ.
+Từ tư thế vác cờ chuyển sang giương cờ: Tay phải kéo đốc cán cờ về sát thân người, tay trái đẩy cán cờ ra phía trước về tư thế giương cờ.
	-Vác cờ: Được sử dụng khi diễu hành, khi đưa cờ vào làm lễ chào cờ, lễ duyệt Đội, lễ đón đại biểu,
Từ tư thế cầm cờ nghiêm, tay phải cầm cờ giương lên trước mặt, tay thẳng và vuông góc với thân người, cán cờ dựng thẳng đứng. Tay trái nắm cán cờ dưới bàn tay phải khoảng 20cm - 30cm, tay phải di chuyển di chuyển xuống nắm sát đốc cán cờ, đưa thẳng ra phía trước nghiêng với mặt đất một góc khoảng 45 độ, tay trái kéo cán cờ đặt lên vai phải đưa về tư thế vác cờ.
+Lần 3: TPT làm chậm, phân tích và yêu cầu HS làm theo
+Lần 4: Làm như lần 1.
b) Đội viên luyện tập thực hành nghi thức Đội.
	Sau khi hướng dẫn TPT yêu cầu một vài HS sẽ mô tả và thực hiện lại động tác đó, HS khác nhận xét và yêu cầu HS đó thực hiện lại nếu chưa đạt.
	Đội viên tự luyện tập theo cá nhân và các nhóm nhỏ.
	GV-TPT sẽ giúp đỡ, chỉnh sửa cho các em còn làm sai. Những đội viên nào làm tốt sẽ chỉnh sửa giúp đỡ các bạn.
*Để đội viên luyện tập hiệu quả thì GV-TPT phải:
-Giáo dục các em ý thức tự giác, tinh thần tự học tập và biết giúp đỡ lẫn nhau.
-Hướng dẫn các em làm chỉ huy giỏi:
+Lựa chọn những em nhanh nhẹn, chững chạc, có năng lực tổ chức và nói trước đám đông.
+Hướng dẫn các em cách hô khẩu lệnh rõ ràng có động lệnh và dự lệnh.
+Hướng dẫn các em biết cách lựa chọn địa hình, vị trí tập hợp.
Ví dụ: Quay trái
	Người chỉ huy cần nắm rõ và hô: “Bên trái..quay” đồng thời phải quan sát các bạn thực hành đúng hay sai.
4.2.3 - Tổ chức kiểm tra, đánh giá thực hành nghi thức Đội.
	Có nhiều cách để kiểm tra, đánh giá việc thực hành nghi thức Đội nhưng theo tôi nên tổ chức thành một buổi sinh hoạt Đội kết hợp hoạt động ngoại khóa sẽ kiểm tra, đánh giá được các bài học nghi thức Đội mà còn mang tính giáo dục cao.
Ví dụ: Tổ chức Hội thi “Vẻ đẹp đội viên”, các em tham gia thi chia thành các đội, mỗi đội phải trải qua các vòng thi sau:
	Vòng 1: Màn chào hỏi
	Vòng 2: Thi hiểu biết về Đội
	Vòng 3: Thi thực hành nghi thức Đội
	Vòng 4: Thi kể chuyện về tấm gương tiêu biểu của Đội.
	Các vòng thi có thang điểm cụ thể, Ban giám khảo chấm điểm theo thang điểm từng câu hỏi, từng vòng mà Ban tổ chức đưa ra.
	Kết thúc Hội thi là phần công bố điểm và trao giải.
5. Kết quả đạt được.
	Sau khi áp dụng những phương pháp và yêu cầu này tại trường Tiểu học Thất Hùng đã đem lại hiệu quả cao trong việc thực hành nghi thức Đội nói riêng, chất lượng hoạt động Đội nói chung.
	Đối với đội viên khi học tập cũng như thực hành nghi thức Đội luôn có thái độ đúng đắn, nghiêm túc hơn và biết kiên trì học tập. Đội viên có tác phong nhanh nhẹn hơn, gọn gang và ngăn nắp. Các em đều hang hái, nhiệt tình tham gia luyện tập nghi thức Đội và các hoạt động của Đội.
	100% đội viên, nhi đồng biết tập hợp đội hình hàng dọc, hàng ngang, vòng tròn nhanh, khoảng cách đều và đúng quy định. Điều đó đã giúp cho việc tập trung đội hình các buổi chào cờ đầu tuần, tập thể dục, múa hát tập thể đảm bảo thời gian, đội hình đều và đẹp.
	100% đội viên hát đúng Quốc ca, Đội ca và thực hiện tốt các động tác về nghi thức Đội.
	Kết quả rõ nét nhất được thể hiện qua đợt khảo sát và kiểm tra, đánh giá về nghi thức Đội của các Chi đội đạt kết quả cao:
Tổng số Chi đội
Xếp loại
6
A
B
Số lượng
%
Số lượng
%
5
83,3
1
16,7
KẾT LUẬN
Kết luận.
	Sáng kiến kinh nghiệm về “Một vài kinh nghiệm tổ chức thực hành nghi thức Đội đạt hiệu quả cao trong trường Tiểu học” là sự cố gắng tìm tòi, học hỏi của bản thân tôi về công tác hoạt động Đội trong nhà trường.
	Việc tiến hành giáo dục bằng nghi thức Đội đòi hỏi phải có tính thuyết phục cao, tính nghiêm túc, tính chính xác và thống nhất. Có như vậy mới làm cho nghi thức Đội trở thành nhu cầu thực sự của mỗi đội viên và tập thể Đội.
	Vì vậy giáo viên Tổng phụ trách phải nắm chắc nội dung, hiểu biết về Đội cũng như kĩ năng thực hành nghi thức Đội; phải thường xuyên tham gia các lớp tập huấn về Đội; thường xuyên học hỏi để nâng cao kiến thức, có như vậy thì chất lượng thực hành nghi thức Đội nói riêng, chất lượng hoạt động Đội nói chung mới được nâng cao.
2.Kiến nghị.
Trong 5 năm liền làm GV kiêm TPT Đội tại trường Tiểu học Thất Hùng, bản thân tôi đã hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của nghi thức Đội và hiểu được tổ chức Đội TNTP HCM là tổ chức giáo dục không thể thiếu được trong các nhà trường. Vì vậy tôi xin được đưa ra một số kiến nghị như sau:
*Đối với Hội đồng Đội các cấp:
Tiếp tục duy trì việc tập huấn định kỳ các hoạt động Đội, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Thường xuyên tổ chức các chương trình giao lưu học tập cho đội ngũ TPT Đội.
*Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo :
 	Tăng cường sự chỉ đạo việc phối hợp hoạt động Đội với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, phổ biến thêm các tài liệu về hướng dẫn các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các mô hình hoạt động...và việc thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
*Đối với nhà trường:
 	Đầu tư thêm cho Liên đội về kinh phí cũng như cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động Đội, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; đầu tư thêm quỹ thời gian để học sinh được học nghi thức Đội nhằm phát huy tối đa tác dụng của các hoạt động Đội trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
TÀI LIÊU THAM KHẢO
- Cẩm nang cho người phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh - Bùi Sỹ Tùng - Nhà xuất bản Giáo dục 2003.
- Kĩ năng công tác phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh - Trần Quang Đức - Nhà xuất bản Thanh Niên 2006.
- Nghi thức và hướng dẫn thực hiện nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh – Nhà xuất bản Thanh Niên 2014.
- Phương pháp tổ chức công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh - Nguyễn Minh Quang - Tài liệu đào tạo giáo viên tiểu học- Nhà xuất bản Giáo dục.
- Một số tài liệu hướng dẫn công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh.
- Tạp chí giáo dục Tiểu học.
- Tạp chí thế giới trong ta.
- Tài liệu đào tạo giáo viên tiểu học: Đạo đức và phương pháp giáo dục đạo đức ở tiểu học.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_vai_kinh_nghiem_to_chuc_thuc_hanh_nghi_thuc_doi_dat.docx
Giáo án liên quan