SKKN Một số kinh nghiệm vận dụng mô hình trường Tiểu học mới vào giảng dạy để nâng cao chất lượng môn Tin học

1. Tên sáng kiến:

 “Một số kinh nghiệm vận dụng mô hình trường Tiểu học mới vào giảng dạy để nâng cao chất lượng môn Tin học”

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Tin học khối 3, 4, 5.

3. Thời gian áp dụng sáng kiến:

Từ ngày 05 tháng 9 năm 2018 đến ngày 25 tháng 5 năm 2019

4. Tác giả :

Họ và tên: Phạm Thị Phượng

Năm sinh: 1987

Nơi thường trú: Số nhà 5, ngõ 93, đường Lương Thế Vinh, phường Trần Đăng Ninh, thành phố Nam Định.

Trình độ chuyên môn: Đại học

Nhiệm vụ được giao: Dạy Tin học khối 3,4,5

Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Mỹ Thuận

Địa chỉ liên hệ: Trường Tiểu học Mỹ Thuận – Mỹ Thuận – Mỹ Lộc – Nam Định

Điện thoại: 0392297687

Tỉ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%

 

doc57 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 259 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu SKKN Một số kinh nghiệm vận dụng mô hình trường Tiểu học mới vào giảng dạy để nâng cao chất lượng môn Tin học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hô “ Tôi cần công cụ vẽ đường cong” Các đội chơi phải tìm trong bộ thẻ tấm thẻ in hình công cụ đường cong mang lên cho quản trò. Đội nào mang lên nhanh, đúng, đủ là thắng. Cứ như vậy quản trò có thể gọi tên các công cụ khác ở các phần mềm Paint, Word. Trò chơi này áp dụng được cho học sinh các lớp 3,4,5. Lưu ý mỗi đội lần lượt cử một người chơi mang thẻ lên.
Hình ảnh một số thẻ công cụ được chuẩn bị trong trò chơi Tôi cần
Phần mềm Word
Quy tắc gõ dấu thanh
Quy tắc gõ chữ kiểu Telex
 Bước 2. Tổ chức cho HS trải nghiệm: 
* Yêu cầu cần đạt:
 Huy động vốn hiểu biết, kinh nghiệm có sẵn của HS để chuẩn bị học bài mới.
 HS trải qua tình huống có vấn đề, trong đó chứa đựng những nội dung kiến thức, những thao tác, kỹ năng để làm nảy sinh kiến thức mới.
* Cách làm: 
 Tổ chức các hình thức trải nghiệm thú vị, gần gũi với HS, phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp. 
 Với một số tiết tin học, tôi tìm kiếm tranh ảnh, video trên Internet cho học sinh quan sát, tìm hiểu thêm ngoài những hình ảnh được cung cấp trong sách giáo khoa để các em hiểu hơn về sự phát triển ngày càng nhanh của công nghệ máy tính.
 Ví dụ 1: khi giới thiệu về các loại máy tính (Tin học lớp 3), tôi hướng dẫn các em tìm kiếm hình ảnh các loại máy tính trên mạng (máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng) cho các em quan sát các hình ảnh khác nhau để các em hình dung được hình dạng, kích thước, mẫu mã, khả năng làm việc, giá thành của các loại máy tính đó. 
Một số hình ảnh về máy tính 
 Ví dụ 2: Khi hướng dẫn học sinh khối 3, 4, 5 luyện gõ bàn phím bằng 10 ngón tay, tôi giải thích với các em lợi ích của việc gõ phím bằng 10 ngón tay đồng thời cho các em quan sát hình ảnh các bạn học sinh đặt tay đúng cách trên bàn phím và các video gõ phím nhanh mà không cần nhìn vào bàn phím để tạo hứng thú, động lực cho các em luyện gõ.
Hình ảnh đặt tay đúng cách trên bàn phím
 Bước 3. Phân tích - Khám phá - Rút ra kiến thức mới
* Yêu cầu cần đạt:
 HS rút ra được kiến thức, khái niệm hay qui tắc lí thuyết, thực hành mới.
* Cách làm:  
 Dùng các câu hỏi gợi mở, câu hỏi phân tích, đánh giá để giúp HS thực hiện tiến trình phân tích và rút ra bài học.
 Sử dụng các hình thức thảo luận cặp đôi, thảo luận theo nhóm, hoặc các hình thức sáng tạo khác nhằm kích thích trí tò mò, sự ham thích tìm tòi, khám phá phát hiện của HS...
 Giáo viên nên soạn những câu hỏi thích hợp giúp HS đi vào tiến trình phân tích thuận lợi và hiệu quả.
 Các hoạt động trên có thể thực hiện với toàn lớp, nhóm nhỏ, hoặc cá nhân từng HS.
 Trong bước này, tôi thường nêu các câu hỏi liên quan đến kiến thức của bài học cho các em thảo luận theo nhóm (2-3HS/nhóm, mỗi nhóm gồm các em cùng ngồi thực hành chung 1 máy tính) sau đó để các em chia sẻ các kiến thức mà các em tự tìm hiểu, khám phá được. Kết quả tìm hiểu, khám phá của các em ban đầu có thể chưa đúng, đủ hoàn toàn với nội dung câu hỏi, khi đó tôi sẽ hướng dẫn chia sẻ thêm với cả lớp.
 Ví dụ: Khi dạy tiết Tin học lớp 5, Chương 4: Em học gõ 10 ngón, Bài 1: Những gì em đã biết(Tiết 1) (Tr 59,60), khi cho các em tự khám phá, tìm hiểu kiến thức tôi sẽ nêu ra hệ thống câu hỏi để các em tìm tòi, trả lời như sau:
Em hãy nêu cách đặt tay trên bàn phím? Các ngón tay sẽ gõ phím như thế nào?
Cách gõ phím cách như thế nào?
Quy tắc gõ phím Shift như thế nào?
 Trong quá trình các em làm việc cá nhân, làm việc nhóm, tôi quan sát, giúp đỡ những cá nhân/nhóm còn gặp khó khăn trong việc tìm hiểu kiến thức. Tôi thường cho các em dùng bút chì gạch chân vào các từ/cụm từ là câu trả lời cho các câu hỏi đã nêu, hoặc cho các nhóm ghi kết quả thảo luận của nhóm mình vào phiếu học tập. Sau khi các em chia sẻ kết quả làm việc của mình, nhận xét, bổ xung, tôi sẽ chốt lại kiến thức cơ bản của bài học thật ngắn gọn, dễ hiểu để các em có thể dễ dàng tóm tắt lại nội dung cần nhớ dưới dạng sơ đồ tư duy vào vở.
 Thực tế, khi để các em tự khám phá, tìm hiểu kiến thức của bài học, thì việc đầu tiên là các em tự tìm hiểu trong sách giáo khoa, các em phải tự đọc các nội dung trong sách sau đó đi tìm nội dung trả lời cho câu hỏi gợi ý mà giáo viên đưa ra bằng cách dùng bút chì gạch chân vào ý chính trong sách hoặc ghi nhanh câu trả lời ra vở nháp. Sẽ có tình trạng các em chưa thể tóm tắt nội dung vừa đọc trong sách để trả lời mà gạch hết nội dung của sách giáo khoa và phát biểu dài dòng thậm chí chưa trúng nội dung câu hỏi yêu cầu. 
Ví dụ khi trả lời cho câu hỏi “Cách gõ phím cách như thế nào?” ở trên, các em thường gạch chân hết nội dung trong sách và trả lời như sau:
 Khi đó, tôi sẽ vẫn khen ngợi học sinh đã có ý thức tự khám phá, tìm hiểu tốt và lưu ý các em cần tập trung vào những từ ngữ quan trọng, mấu chốt của vấn đề để trả lời ngắn gọn mà vẫn đủ nội dung.
 Nếu thực hiện tốt hoạt động này còn rèn luyện cho các em kỹ năng tóm tắt được văn bản đã đọc, ghi nhớ nhanh hơn những kiến thức của bài học, môn học ngay tại lớp – một kỹ năng cũng rất cần thiết cho các em trong học tập cũng như trong các lĩnh vực khác.
Một số hình ảnh học sinh ghi chép kiến thức tìm hiểu được dưới dạng sơ đồ tư duy
Bước 4. Thực hành - Củng cố bài học
* Yêu cầu cần đạt:
 HS nhớ được các kiến thức cơ bản một cách vững chắc; thực hành được các kĩ năng đã học trên máy tính.
 HS biết chú ý tránh những sai lầm điển hình thường mắc trong quá trình làm bài tập, thực hành.
 HS tự tin về khả năng của bản thân mình.
* Cách làm:
 Thông qua việc làm các bài tập, thực hành các thao tác trên máy tính để HS rèn luyện việc nhận dạng, áp dụng các kiến thức cơ bản đã học. GV quan sát HS làm bài và phát hiện xem HS gặp khó khăn ở bước nào. GV giúp HS nhận ra khó khăn của mình, nhấn mạnh lại quy tắc, thao tác, cách thực hiện.
 Tiếp tục ra các bài tập, kĩ năng vận dụng thực hành với mức độ khó dần lên phù hợp với khả năng của HS. GV tiếp tục quan sát và phát hiện những khó khăn của HS, giúp các em giải quyết khó khăn bằng cách liên hệ lại với các quy tắc, công thức, cách làm, thao tác cơ bản đã rút ra ở trên.
 Có thể giao bài tập áp dụng cho cả lớp, cho từng cá nhân, hoặc theo nhóm.
Bước 5. Ứng dụng
* Yêu cầu cần đạt:
 HS củng cố, nắm vững các nội dung kiến thức trong bài đã học.
 HS biết vận dụng kiến thức đã học trong hoàn cảnh mới, đặc biệt trong những tình huống gắn với thực tế đời sống hàng ngày.
 Cảm thấy tự tin khi lĩnh hội và vận dụng kiến thức mới.
* Cách làm:
 HS thực hành, vận dụng từng phần, từng đơn vị kiến thức cơ bản của nội dung bài đã học.
2.5. Sử dụng hiệu quả đồ dùng, thiết bị, tài liệu dạy - học:
 Đồ dùng, thiết bị, tài liệu dạy – học Tin học là một trong những công cụ rất cần thiết để mỗi tiết học đạt hiệu quả cao.
* Giáo viên:
 - Sách giáo khoa Cùng học Tin học quyển 1,2,3, Kế hoạch bài dạy (có thiết kế lại các hoạt động cho phù hợp với mô hình trường Tiểu học mới Vnen)
 - Với mỗi bài dạy giáo viên cần phải thiết kế phiếu học tập, các đồ dùng dạy học cần thiết.
 Hiện nay, trường tôi triển khai áp dụng Mô hình trường tiểu học mới VNEN, với các môn học như Toán, Tiếng việt, Khoa học, Lịch sử - địa lí đã được biên soạn đổi mới theo mô hình Vnen, riêng với bộ môn Tin học các khối 3,4,5 tài liệu của học sinh vẫn là sách giáo khoa theo chương trình Cùng học Tin học như mô hình trước đây. Tuy nhiên, để đảm bảo 10 bước học tập thì ở mỗi bài học, tôi sẽ hướng dẫn các em tự xác định mục tiêu bài học cho mình để các em định hướng được việc học tiết tin học đó sẽ giúp các em hiểu biết được điều gì, thực hành được thao tác gì trên máy tính. Thời gian đầu làm quen các em còn khá bỡ ngỡ vì các em đã quen với việc mở sách hướng dẫn học Toán, tiếng Việt của mình ra là thấy ngay mục tiêu của bài học, với Tin học tôi hướng dẫn các em xác định mục tiêu đơn giản, ngắn gọn bằng cách đọc kĩ tên bài học, xem bài học có mấy đề mục 1 2 3 các em sẽ dựa vào đó thêm các từ ngữ phù hợp vào để đề ra các mục tiêu của tiết học. Một số từ ngữ gợi ý cho các em là “ Em biết cách, em hiểu được khái niệm về, em thực hiện được thao tác., em nắm được cách
 Ví dụ 1: Bài Thủ tục trong Logo (Sách Cùng học Tin học quyển 3, lớp 5) có 3 đề mục như sau: 1. Thủ tục là gì?, 2. Thủ tục trong Logo, 3. Cách viết một thủ tục trong Logo. Khi các em đọc tên bài học và đề mục xong sẽ tự biết thêm các từ ngữ để nêu được mục tiêu của bài là mục tiêu 1. Em biết khái niệm thủ tục, mục tiêu 2. Em biết khái niệm thủ tục trong Logo, mục tiêu 3. Em biết cách viết một thủ tục trong Logo.
 Ví dụ 2: Bài Vẽ đường cong (Sách Cùng học Tin học quyển 1, lớp 3) không có các đề mục mà bài học giới thiệu các bước thực hiện vẽ đường cong luôn, với những bài học như vậy tôi hướng dẫn các em đọc kĩ tên bài học rồi thêm từ ngữ phù hợp để nêu luôn mục tiêu bài học là “Bài học có một mục tiêu đó là Em biết cách vẽ đường cong với phần mềm Paint” 
 Với cách làm này, mặc dù ban đầu các em còn gặp bỡ ngỡ ở một vài buổi học đầu tiên khi làm quen nhưng sau đó các em sẽ chủ động hơn, ghi nhớ được mục tiêu một cách ngắn gọn và sẽ chủ động hơn trong việc tìm hiểu kiến thức lý thuyết cũng như luyện các kỹ năng thực hành trên máy tính.
* Học sinh:
 Tài liệu của học sinh vẫn là sách giáo khoa Cùng học Tin học. Tuy nhiên, tôi khuyến khích các em tự làm đồ dùng, tài liệu học tập như vẽ sơ đồ tư duy sau mỗi bài học sau đó treo tại vị trí góc học tập để giúp các em nhớ lại và nắm vững kiến thức của bài học, chuẩn bị các câu hỏi liên quan tới bài đã học cho các trò chơi học tập, vẽ mô hình bàn phím máy tính trên giấy để ghi nhớ vị trí các phím,
Một số hình ảnh sơ đồ tư duy môn Tin học do học sinh vẽ
2.6. Vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học:
 Đặc điểm của phương pháp dạy học VNEN là học sinh được coi là trung tâm của quá trình dạy học, GV có vai trò hỗ trợ, thúc đẩy, hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập để các em phát triển
 Hoạt động học tập của HS diễn ra chủ yếu bằng hình thức tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên và dưới sự quản lí của Hội đồng tự quản: cá nhân tự học, tự học theo cặp và tự học theo nhóm. Trong đó việc học sinh tự học theo nhóm là vấn đề quan trọng
 Nhận thấy tầm quan trọng của việc dạy học theo nhóm trong mô hình trường học mới VNEN này, tôi đã xây dựng các nhóm học tập cho học sinh các lớp trong các giờ tin học theo hình thức các em học sinh ngồi chung một máy tính tạo thành nhóm (2 – 3 học sinh/nhóm). Và để thực hiện tốt phương pháp dạy học theo nhóm, giáo viên cần phải có các kĩ năng tổ chức sau:
- Kĩ năng chia nhóm.
- Kĩ năng giao nhiệm vụ.
- Kĩ năng tổ chức cho học sinh làm việc trong nhóm.
- Kĩ năng quan sát.
- Kĩ năng tổ chức cho học sinh trình bày kết quả học tập.
- Kĩ năng đánh giá kết quả học tập.
- Kĩ năng phản hồi.
Vai trò và trách nhiệm của các thành viên trong nhóm.
 Nhóm trưởng: Là một thành viên của nhóm giữ nhiệm vụ tổ chức, điều hành nhóm làm việc đồng thời cùng các thành viên trong nhóm trao đổi, đóng góp ý kiến về nhiệm vụ được giao.
 Thư kí: Cũng là một thành viên của nhóm giữ nhiệm vụ ghi chép, tổng hợp ý kiến, đồng thời cùng các thành viên trong nhóm trao đổi, đóng góp ý kiến về nhiệm vụ được giao của nhóm.
 Báo cáo viên Cũng là một thành viên của nhóm giữ nhiệm vụ báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình và giải trình ý kiến thắc mắc trước lớp và GV đồng thời cùng các thành viên trong nhóm trao đổi, đóng góp ý kiến về nhiệm vụ được giao qua từng hoạt động.
 Các thành viên Trao đổi, đóng góp ý kiến về nhiệm vụ được giao.
* Nguyên tắc làm việc trong nhóm: Tôn trọng sự tổ chức của nhóm trưởng, ghi chép trung thực ý kiến chung, báo cáo đầy đủ toàn bộ nội dung đã ghi chép, người nói phải có người nghe, tôn trọng ý kiến cá nhân, thiểu số phải tuân thủ theo đa số. Có nhận xét rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động
 Một nhóm muốn hoạt động hiệu quả cần phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ. Cơ cấu của nhóm gồm:
 - Một nhóm trưởng có trách nhiệm tổ chức, điều hành mọi hoạt động của nhóm, nhóm trưởng có thể do các thành viên trong nhóm bầu lên hoặc do giáo viên chỉ định.
 - Một thư ký để ghi chép nội dung thảo luận của nhóm, thư ký có thể được thay đổi theo từng nội dung học tập hoặc cố định từ đầu đến cuối. 
 Nhóm phải quy định rõ trách nhiệm cụ thể của từng vị trí trong nhóm, xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa các thành viên trong nhóm. 
 *Lưu ý: Để đạt hiệu quả cao trong học tập và rèn luyện, tôi đã để tất cả các thành viên trong nhóm luân phiên làm nhóm trưởng. Bên cạnh đó, tôi hướng dẫn các em nhóm trưởng cách điều hành các thành viên trong nhóm một cách hiệu quả, sao cho không có bất cứ học sinh nào ngồi chơi hay làm việc riêng. Để các nhóm trưởng nắm rõ hơn nhiệm vụ, công việc của mình, trong thời gian đầu, tôi để các nhóm trưởng ngồi lại và hướng dẫn các em từng bước một khi điều hành các thành viên trong nhóm làm nhiệm vụ, tôi hướng dẫn các em một số câu lệnh mẫu trong từng hoạt động. 
 Ví dụ 1: Khi tôi yêu cầu các nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm tìm hiểu mục tiêu, thì nhóm trưởng điều hành như sau: Mời các bạn tìm hiểu mục tiêu bài học. Bạn nào xong thì giơ tay báo cáo -> Mời bạn A nêu mục tiêu -> Mời bạn B nêu lại. 
 Ví dụ 2: Khi tôi yêu cầu các nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm tìm hiểu, khám phá kiến thức của bài học theo các câu hỏi gợi ý mà tôi đưa ra, thì nhóm trưởng điều hành như sau: Mời các bạn tìm hiểu kiến thức của bài học. Bạn nào xong thì giơ tay báo cáo -> Mời bạn A trả lời câu hỏi 1(2,3..) -> Mời các bạn nhận xét, Bạn nào có ý kiến khác không? các bạn đều đồng ý với câu trả lời này, mời bạn thư kí ghi chép lại kết quả thảo luận của nhóm mình.
 Khi các em làm việc nhóm, các em đã được mạnh dạn tự tin trình bày ý kiến của mình, và có sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm. Đối với những em còn chưa hiểu, chưa biết cách làm tôi sẽ quan sát và trực tiếp tới hướng dẫn, giúp đỡ. Tôi lưu ý cho các em trong khi điều hành thảo luận, các nhóm trưởng và các thành viên cần biết động viên, khích lệ kịp thời để giúp nhau cùng tiến bộ.
Vai trò của giáo viên trong hoạt động nhóm
 Trong thời gian học sinh làm việc, giáo viên cần phải đến hoặc đi xung quanh các nhóm để quan sát các hoạt động của nhóm, nếu có vấn đề gì thì kịp thời định hướng. Giáo viên cần: 
- Thực hành với một số nhóm học sinh cụ thể.
- Đặt câu hỏi gợi mở và trợ giúp cho nhóm.
- Khen ngợi và động viên học sinh nói về kết quả làm việc.
 Trong quá trình giao việc cho các nhóm sẽ xảy ra tình trạng thấy các nhóm làm việc trầm lắng, hay nhốn nháo  giáo viên cần nghĩ ngay tới các lí do như phiếu học tập chưa phù hợp với trình độ hay các thành viên trong nhóm chưa thực hiện đúng vai trò của mình. Do đặc điểm phòng máy tính, các nhóm ngồi theo vị trí máy nên sẽ ngồi sát cạnh nhau và các nhóm cũng liền kề nhau nên cũng hay xảy ra tình trạng một số học sinh cá biệt lợi dụng trao đổi nhóm để làm việc riêng hoặc không tích cực thảo luận nội dung liên quan tới bài học. Ngay lúc đó giáo viên phải có mặt kịp thời và giải quyết vấn đề mà nhóm hoặc một vài cá nhân trong nhóm gặp phải, nhắc nhở các em làm đúng nhiệm vụ được phân công. 
Một số hình ảnh học sinh làm việc nhóm trong giờ Tin học
2.7. Nội dung dạy học theo mô hình VNEN
 Phần lớn nội dung dạy học môn Tin học đều được thiết kế theo nguyên tắc học cái mới trên cơ sở cái học sinh đã biết, học sinh huy động kinh nghiệm của bản thân và của nhóm để tiếp cận và hình thành kiến thức, kĩ năng mới. Trên cơ sở tiếp nhận cái mới, học sinh vận dụng những kiến thức, kĩ năng mới vào giải quyết nhiệm vụ các em thường gặp trong thực tế cuộc sống, trong học tập. Nội dung dạy học được tổ chức theo một quy trình sau:
Trải nghiệm -> học cái mới ( kiến thức, kĩ năng, thái độ) -> Thực hành cái mới -> Vận dụng cái mới vào thực tế
 Quy trình này đã làm cho việc học hành trở thành một hoạt động tích cực bởi học sinh biết những kiến thức và kĩ năng mới hấp dẫn khiến cho các em hứng thú và có nhu cầu học, các em có thể học được và vận dụng được những kiến thức và kĩ năng đó vào thực tế cuộc sống của mình ở cộng đồng, ở nhà trường.
 Ví dụ: Sau khi các em trải nghiệm, khám phá, tìm hiểu các kiến thức về phần mềm Soạn thảo văn bản (Chương 5: Em tập soạn thảo – Cùng học tin học quyển 2 – Lớp 4), các em có thể vận dụng các kiến thức đã học về căn lề, chọn cỡ chữ, phông chữ, trình bày chữ đậm, nghiêng, gạch chân, sao chép văn bản để soạn thảo cho mình hoặc mọi người trong gia đình một văn bản với nội dung và hình thức theo yêu cầu.
Một số bài thực hành soạn thảo của học sinh lớp 4
2.8. Nhận xét, đánh giá quá trình học tập của học sinh 
2.8.1 Mục đích của việc đánh giá:
* Giúp giáo viên:
 - Điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học, giáo dục, kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ.
 - Đưa ra nhận định đúng những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi học sinh để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học.
 * Giúp học sinh: Có khả năng tự đánh giá, tham gia đánh giá, tự học, tự điều chỉnh cách học, giao tiếp, hợp tác, có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ.
 * Giúp cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của con em mình, tích cực hợp tác với giáo viên và nhà trường trong các hoạt động giáo dục học sinh.
 * Giúp cán bộ quản lí giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục.
2.8.2 Nguyên tắc đánh giá
 - Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy tất cả khả năng; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan.
 - Đánh giá toàn diện học sinh thông qua đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh theo mục tiêu giáo dục tiểu học.
 - Kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.
 - Đánh giá sự tiến bộ của học sinh, không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.
2.8.3 Hình thức đánh giá:
a) Đánh giá thường xuyên
 Đánh giá thường xuyên là đánh giá trong quá trình học tập, rèn luyện về kiến thức, kĩ năng, thái độ và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh, được thực hiện theo tiến trình nội dung của các môn học và các hoạt động giáo dục. 
* Đánh giá thường xuyên về học tập:
 Giáo viên dùng lời nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa; viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi cần thiết, có biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời.
 Học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét sản phẩm học tập của bạn, nhóm bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập để học và làm tốt hơn.
 Khuyến khích cha mẹ học sinh trao đổi với giáo viên về các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình thức phù hợp và phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện.
* Đánh giá thường xuyên về năng lực, phẩm chất:
 Giáo viên căn cứ vào các biểu hiện về nhận thức, kĩ năng, thái độ của học sinh ở từng năng lực, phẩm chất để nhận xét, có biện pháp giúp đỡ kịp thời.
 Học sinh được tự nhận xét và được tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn về những biểu hiện của từng năng lực, phẩm chất để hoàn thiện bản thân.
 Khuyến khích cha mẹ học sinh trao đổi, phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh rèn luyện và phát triển năng lực, phẩm chất.
 b) Đánh giá định kì
 Đánh giá định kì là đánh giá kết quả giáo dục của học sinh sau một giai đoạn học tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh so với chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và sự hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.
 * Đánh giá định kì về học tập: Vào giữa họ

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_van_dung_mo_hinh_truong_tieu_hoc_moi.doc
Giáo án liên quan