SKKN Một số biện pháp giúp học sinh luyện kỹ năng nói trong giờ học nói môn tiếng anh lớp 3
1. Tên sáng kiến:
Một số biện pháp giúp học sinh luyện kỹ năng nói trong giờ học nói môn tiếng anh lớp 3
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Tiếng Anh
3. Tác giả:
- Họ và tên: NGUYỄN THỊ GIANG Nữ
- Ngày, tháng, năm sinh: 14-02-1991
- Trình độ chuyên môn: Đại học
- Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên Trường Tiểu học Lê Ninh
- Điện thoại: 0983495864
4. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường Tiểu học Lê Ninh
5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Sách giáo khoa.
6. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2017 - 2018
được yêu cầu là học sinh phải sử dụng được ngữ liệu đã học vào các hoạt động giao tiếp một cách có hiệu quả hơn.Do vậy, trong chương trình giảng dạy tiếng Anh ở trường Tiểu học hiện nay, cùng với giáo trình tiếng anh 3 đã nhấn mạnh vào khả năng giao tiếp theo một hệ thống ngữ pháp có kiểm soát cẩn thận. Học sinh được lấy làm trung tâm và luôn được khích lệ giao tiếp với nhau. Qua nhiều năm dạy tiếng Anh cùng với sự trải nghiệm bản thân tôi đã vận dụng một số phương pháp trong việc rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh nhằm tạo cho các em hứng thú và tự tin trong giao tiếp. Tăng cường thời lượng thực hành như: nói, hoạt động giao tiếp của học sinh trong giờ học là điều cần thiết. 2.Điều kiện,thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến: Sáng kiến này có thể áp dụng vào dạy kĩ năng nói đối với học sinh lớp 3 hay các khối lớp khác như khối 4,5 mà không cần phải đòi hỏi phải có trang thiết bị day học hiện đại, phức tạp nào khác ngoài sách giáo khoa hoặc một số đồ dùng dạy học tự làm đơn giản. Thời gian tôi đã áp dụng sáng kiến này là học kì I năm học 2017 – 2018. Đối tượng áp dụng sáng kiến: Học sinh khối 3 trong trường. 3.Nội dung sáng kiến: 3.1. Tính mới: Luyện phát âm cho học sinh trong dạy học Tiếng Anh là đề tài đã được không ít các đồng chí giáo viên nghiên cứu và đã đưa được những kinh nghiệm giúp sử dụng hiệu quả hơn trong một giờ dạy Tiếng Anh. Trong đề tài này của mình tôi cũng nghiên cứu về một số biện pháp luyện phát âm trong dạy học Tiếng Anh lớp 3, tôi nhận thấy có một số điểm mới như: học sinh được giao tiếp nhiều hơn, vận dụng kiến thức một cách tự nhiên, chủ động phát huy vốn kiến thức của mình và đặc biệt là giúp học sinh phát âm chuẩn hơn khi nói tiếng anh 3.2. Khả năng áp dụng của SK: Sáng kiến Một số biện pháp giúp học sinh luyện kĩ năng nói trong giờ học nói Tiếng Anh lớp 3 có khả năng áp dụng rộng rãi vào giảng dạy và đạt hiệu quả cao do sáng kiến thiết thực, gần gũi với thực tế giảng dạy lại không đòi hỏi trang thiết bị kĩ thuật hiện đại, phức tạp. 3.3. Lợi ích thiết thực của SK: Trong quá trình học ngoại ngữ, muốn người khác hiểu nội dung mình nói gì trong khi giao tiếp bằng tiếng Anh, học sinh cần phải phát âm từ và câu một cách rõ ràng. Với học sinh vùng nông thôn do không có điều kiện tiếp xúc với người nước ngoài, ít nghe băng đĩa tiếng Anh nên có xu hướng phát âm tiếng Anh theo cách Việt hoá. -Vì vậy, ngay từ đầu giáo viên tiếng Anh phải phát âm thật chuẩn để các em bắt chước và đây là một trong những yếu tố cơ bản trong việc dạy nghe-nói, giáo viên kiên trì luyện tập phát âm cho học sinh để tạo cho các em có thói quen phát âm đúng và phải phát âm đúng. 4.Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến: Áp dụng sáng kiến Một số biện pháp giúp học sinh luyện kĩ năng nói trong giờ học nói tiếng anh lớp 3 vào giảng dạy giúp cho các em học sinh hào hứng hơn với nội dung học tập này và nâng cao được chất lượng giờ học cũng như kết quả học tập. Việc sửa lỗi phát âm, lỗi ngữ pháp cho học sinh trong khi nói là một việc làm quan trọng. Tuy nhiên, làm thế nào để sửa lỗi cho các em, sửa lỗi vào thời điểm nào cho thích hợp là một việc làm đòi hỏi sự tế nhị và mang tính sư phạm cao. Khi học sinh đang thực hành phát âm một câu nói nào đó cho đúng thì đây là thời điểm thích hợp để giáo viên sửa lỗi khi các em đọc sai.Đối với trường hợp khi HS đang tập trung suy nghĩ và tìm ý tưởng từ vựng để thể hiện một nội dung nào đó, giáo viên không nên ngắt lời để sửa lỗi vì điều này sẽ làm mất đi sự tự tin, tính hiếu động, thích tham dự vào các hoạt động rèn luyện giao tiếp của các em.Giáo viên cần có thái độ tích cực đối với lỗi ngôn ngữ của học sinh. Chấp nhận lỗi như một phần tất yếu trong quá trình học ngoại ngữ, giúp học sinh học tập được từ chính lỗi của bản thân và bạn bè. . Như vậy là các em có thể học Tiếng Anh một cách dễ dàng, chủ động và hiệu quả. 5.Đề xuất, kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến Nhà trường đầu tư thêm các tài liệu bổ trợ kỹ năng tổ nói cho giáo viên dạy Tiếng Anh lớp 3 nói riêng và giáo viên dạy Tiếng Anh nói chung. Nhà trường tạo điều kiện tổ chức các câu lạc bộ Tiếng Anh cho học sinh để các em có thêm cơ hội giao lưu, học hỏi, vận dụng Tiếng Anh ngoài giờ học trên lớp. Các cấp quản lý thường xuyên mở các đợt sinh hoạt chuyên môn để GV Tiếng Anh ở các trường có điều kiện giao lưu, chia sẻ, học hỏi lẫn nhau, nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới và mở rộng việc áp dụng sáng kiến sang các trường học khác. MÔ TẢ SÁNG KIẾN Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến: 1. 1. Một số căn cứ: Theo Quyết định 1400/ QĐ-TTg ngày 30/9/2008 về đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, nhằm đến năm 2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên. Kết thúc chương trình Tiếng Anh Tiểu học, học sinh có thể: - Giao tiếp đơn giản bằng Tiếng Anh thông qua 4 kĩ năng đọc hiểu, nói, đọc, viết trong đó chủ yếu là 2 kĩ năng nghe và nói. - Có kiến thức cơ bản và tối thiểu về ngôn ngữ Tiếng Anh: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và thông qua Tiếng Anh có những hiểu biết ban đầu về đất nước, con người và nền văn hóa của các nước nói Tiếng Anh. - Có thái độ tích cực đối với việc học Tiếng Anh, từ đó tăng thêm sự hiểu biết và tình cảm trân trọng với ngôn ngữ và văn hóa của dân tộc mình. - Hình thành các cách học Tiếng Anh có hiệu quả, tạo cơ sở cho việc học các ngoại ngữ khác trong tương lai. Từ năm học 2010- 2011, Bộ Giáo dục Đào tạo triển khai chương trình dạy môn Tiếng Anh 4 tiết/tuần (với những trường có giáo viên đạt chuẩn B2 đối với bậc Tiểu học) theo Đề án ngoại ngữ 2020 góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh trong cả nước. Dự án đề ra mục tiêu: Đổi mới toàn diện việc dạy và học Tiếng Anh trong hệ thống Giáo dục quốc dân, triển khai chương trình ở các cấp học, trình độ đào tạo nhằm đến năm 2015 đạt bước chuyển biến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng Tiếng Anh của nguồn nhân lực; đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học có năng lực sử dụng Tiếng Anh độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa văn hóa, làm sao biến Tiếng Anh trở thành thế mạnh của nguồn nhân lực Việt Nam, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Để đạt được mục tiêu đó thì việc vận dụng các hình thức dạy học Tiếng Anh nhằm làm tăng hứng thú học tập của các em học sinh cần được quan tâm đặc biệt. Nhưng trong thực tế tâm lý sợ học, ngại học của những người học Tiếng Anh nói chung và học sinh Tiểu học hiện nay nói riêng vân còn rất phổ biến. Trong đó ngoài các yếu tố khách quan như môi trường, điều kiện học tập thì yếu tố chủ quan như phương pháp dạy học cũng có ảnh hưởng lớn đến hứng thú học tập của người học. Chính vì vậy mà tôi đã chọn đề tài Một số biện pháp giúp học sinh luyện nói trong giờ học nói Tiếng Anh lớp 3 làm vấn đề nghiên cứu trong sáng kiến của mình. 1.2 làm thế nào để sửa lỗi phát âm cho học sinh ? – Việc sửa lỗi phát âm, lỗi ngữ pháp cho học sinh trong khi nói là một việc làm quan trọng. Tuy nhiên, làm thế nào để sửa lỗi cho các em, sửa lỗi vào thời điểm nào cho thích hợp là một việc làm đòi hỏi sự tế nhị và mang tính sư phạm cao. – Khi học sinh đang thực hành phát âm một câu nói nào đó cho đúng thì đây là thời điểm thích hợp để giáo viên sửa lỗi khi các em đọc sai. – Đối với trường hợp khi HS đang tập trung suy nghĩ và tìm ý tưởng từ vựng để thể hiện một nội dung nào đó, giáo viên không nên ngắt lời để sửa lỗi vì điều này sẽ làm mất đi sự tự tin, tính hiếu động, thích tham dự vào các hoạt động rèn luyện giao tiếp của các em. – Giáo viên cần có thái độ tích cực đối với lỗi ngôn ngữ của học sinh. Chấp nhận lỗi như một phần tất yếu trong quá trình học ngoại ngữ, giúp học sinh học tập được từ chính lỗi của bản thân và bạn bè. 1.3. Tính ưu việt của sáng kiến: Phát âm đúng là một nhân tố quan trọng quyết định chất lượng và hiệu quả của việc học nói , do đó khi các em phát âm đúng thì các em mới tự tin nói tiếng anh trong các giờ học Tiếng Anh thì các em đã tự mình sử dụng Tiếng Anh như là ngôn ngữ giao tiếp của chính bản thân mình. Như vậy là các em có thể học Tiếng Anh một cách dễ dàng, chủ động và hiệu quả. Cơ sở lý luận của vấn đề: Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO là một bước ngoặt rất lớn đánh dấu sự trưởng thành của nước ta. Việc giao lưu buôn bán, hợp tác giữa các nước ngày càng được mở rộng, và ngoại ngữ, đặc biệt là Tiếng Anh được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống: khoa học, thương mại, y tế Do vậy, học Tiếng Anh là rất cần thiết và hữu ích đặc biệt là thế hệ trẻ. Ngày nay việc học ngoại ngữ rất phong phú và đa dạng song với bất kỳ đối tượng và hình thức nào thì mục đích cuối cùng đều là rèn cho người học bốn kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết. Trong mỗi đơn vị bài học cụ thể thì những kĩ năng này đều được rèn luyện phát triển nhằm mục đích giúp học sinh có đủ tự tin để sử dụng Tiếng Anh như ngôn ngữ của chính mình trong đời sống hằng ngày. Để đạt được mục tiêu đã đề ra đó đòi hỏi phải có sự nỗ lực hết sức của các cấp lãnh đạo và đặc biệt là sự nỗ lực trong giảng dạy và học tập của thầy và trò. Thực trạng phát âm của học sinh khi tham gia các hoạt động luyện nói trong giờ học Tiếng Anh: Qua thực tế giảng dạy học sinh lớp 3 ở trường, tôi nhận thấy một số học sinh hào hứng với việc luyện nói Tiếng Anh, nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều em vẫn còn sợ học, ngại học, nhiều em chưa hào hứng và rất thụ động khi tham gia các hoạt động luyện nói trong giờ học Tiếng Anh. Các hoạt động trong giờ học thường yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức linh hoạt, chính xác, dùng nhiều Tiếng Anh, hình thức tổ chức dạy học của giáo viên có thể chưa hấp dẫn và khả năng sử dụng Tiếng Anh của các em chưa tốt nên các em không hào hứng tham gia cáchoạt động học tập, như vậy càng ngày các em càng không có hứng thú với môn học. Điều đó khiến cho các em gặp rất nhiều khó khăn khi sử dụng Tiếng Anh. Như vậy thì chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh không thể nâng cao, và càng không thể đạt được mục tiêu là thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học có năng lực sử dụng Tiếng Anh độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa văn hóa, làm sao biến Tiếng Anh trở thành thế mạnh của nguồn nhân lực Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Để có biện pháp hiệu quả luyện phát âm cho học sinh trong dạy học Tiếng Anh nhằm làm tăng hứng thú học tập của các em, tôi đã tiến hành một tiết dạy thực nghiệm không sử dụng các phương pháp luyện phát âm để khảo sát thực trạng học sinh nói trong giờ học nói tiếng anh vào đầu học kì I năm học 2017-2018 và có biện pháp hiệu quả trong dạy học Tiếng Anh nhằm làm tăng hứng thú học tập của các em (Phụ lục 1). Sau khi tiến hành khảo sát, kết quả học sinh đạt như sau: Sĩ số HS tích cực tham gia vào các hoạt động học tập HS có ý thức tham gia vào các hoạt động học tập HS chưa tích cực tham gia vào các hoạt động học tập SL % SL % SL % 104 30 28,8 20 19,3 54 51.9 Các giải pháp, biện pháp thực hiện: Qua kết quả trên tôi nhận thấy còn nhiều học sinh chưa hào hứng khi tham gia các hoạt động trong giờ học Tiếng Anh, số lượng học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học nói đạt thấp (28,8 %), số lượng học sinh số lượng học sinh chưa tích cực tham gia vào các hoạt động học nói chiếm nhiều (51,9 %). Điều đó chứng tỏ rằng các em học sinh chưa hứng thú tham gia các hoạt động học nói trong giờ học Tiếng Anh, nhiều em vẫn có tâm lý sợ hoặc ngại học Tiếng Anh. Vậy làm thế nào để có biện pháp làm tăng hứng thú học tập của các em là điều mà giáo viên dạy môn Tiếng Anh cấp Tiểu học cần phải lưu tâm. Qua thực tế giảng dạy và hướng dẫn học sinh lớp 3 ở trường, tôi đưa ra sáng kiến Một số biện pháp giúp học sinh luyện nói trong giờ học tiếng anh lớp 3 như sau: 4.1Giáo viên nêu ra được Một số trường hợp khó khi phát âm và một số cách để phát âm đúng – Tập cho các em thói quen đọc nối: •VD: It’s a pen. • It is a book. • There is a cloud. • Look at him. – Cần chú ý luyện tập cho các em cách phát âm có các âm cuối như: + bat + notebook – Đối với hình thức số nhiều (plural) cần luyện tập cho các em phát âm: –+ s là /s/ khi đứng sau phụ âm vô thanh như: casettes, kites, notebooks –+ s phát âm là /z/ khi đứng sau nguyên âm hoặc phụ âm hữu thanh như: – robots, bats, tables –+ s phát âm là /iz/ khi đứng sau những âm như: -s-, -z-, -sh-,-tch VD: pencil cases – Ngoài ra,một số âm rất khó phát âm,ngay cả với học sinh nhỏ bản ngữ + Âm /r/ là âm khó ,học sinh chú ý môi thầy cô,chu môi ra sau đó mở tròn miệng: r r r + Âm /th/ chỉ cho học sinh đạt lưỡi giữa hai hàm răng.Chú ý cắn nhẹ đầu lưỡi khi đọc âm này. VD: this, they, these + Âm /l/ bắt đầu đặt đầu lưỡi đằng sau răng trên – Cần chú ý: dấu nhấn (Stress), nhịp điệu (Rhythm), ngữ âm, ngữ điệu (Intonation) là những yếu tố quan trọng trong khi nói Tiếng Anh. Nó giúp người nghe dễ hiểu nội dung cuộc nói chuyện. + Có ba mức độ nhấn: nhấn chính (The Primary Stress), nhấn phụ (The Secondary Stress), không nhấn (The None- Stress). Thông thường trong Tiếng Anh, dấu nhấn chính thường đặt vào những từ mang ý nghĩa nội dung quan trọng trong câu. + Âm điệu, ngữ điệu: thường lên giọng ở cuối câu hỏi Yes-No và hạ giọng ở câu hỏi Wh-questions. Trong quá trình dạy, nếu một HS gặp khó khăn khi phát âm một yếu tố nào đó, GV không nên bắt HS đó đứng dậy đọc đi đọc lại nhiều lần mà nên yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh mẫu đó vài lần. Sau đó học sinh tiếp tục luyện đôi và khi đó giáo viên có thể tiếp tục giúp đỡ những học sinh khó khăn. 4.2. Rèn luyện tín hiệu phi ngôn ngữ: – Kiểm soát tầm nhìn (nhìn xa, gần, nhìn vào người đang đối thoại, cần thể hiện ánh mắt linh hoạt, tập trung) tránh kiểu nhìn lơ đểnh, mông lung khi đangnói. – Chú trọng đến yếu tố cử chỉ điệu bộ (khuôn mặt, ánh mắt, nụ cười, body language, gật đầu, lắc đầu) – Giữ tác phong lịch sự khi giao tiếp (tóc, quần áo). – Giáo viên cần phải nhắc nhở học sinh rèn luyện các yêu cầu trên mỗi ngày. Cần chú ý rằng cung cấp cho HS ngữ liệu không khó bằng việc sử dụng ngữ liệu đó vào giao tiếp. Vì vậy giáo viên cần tạo điều kiện cho HS có thời gian thực hành nói thường xuyên giúp các em tự tin, mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình và cũng giúp HS phát hiện những hạn chế và tự sửa sai. 4.3. Luyện tín hiệu ngôn ngữ: – Phù hợp với cuộc nói chuyện, thể hiện sắc thái biểu cảm (vui, buồn, ngạc nhiên, tò mò) – Đủ âm lượng (cường độ, cao độ) giọng điệu gây sự chú ý, gây cảm tình với người đối diện. – Bỏ thói quen xấu thông thường trong khi nói (ờ.à). 4.4. Tập cho học sinh phản xạ nhanh bằng tiếng Anh: – Thay thế từ không biết bằng một cụm từ khác đã biết, không sợ mắc cỡ khi nói sai. – Không nên ngầm hiểu sang tiếng Việt rồi mới dịch sang tiếng Anh. VD : Khi được hỏi: Where do you go? Thì học sinh phải hiểu và trả lời ngay: I go tochứ không nên ngầm dịch sang tiếng Việt rồi mới trả lời. 4.5. Tổ chức hoạt động theo cặp- nhóm: – Đây là hoạt động đắc lực và lý tưởng nhất trong quá trình luyện nói. – Tất cả học sinh sẽ được làm việc cùng một thời gian. – Giúp chúng ta giải quyết được nhiều vấn đề. – Học sinh học tập lẫn nhau trong quá trình luyện tập, đó là cơ hội để chia sẻ thông tin và hỏi những điều mình chưa rõ, đồng thời người thầy cũng dễ dàng kiểm soát học sinh bắng cách đi đi lại lại trong lớp, lắng nghe và can thiệp khi cần thiết. * Chú ý: Vấn đề được đặt ra của giáo viên phải có nội dung kiến thức tương đồng nhau giữa các nhóm và việc quán xuyến của giáo viên trong quá trình hoạt động nhóm. •* Một số hoạt động theo cặp – theo nhóm được áp dụng: a. Find Someone Who: Với hoạt động nầy, sẽ giúp các em tự nhiên trong giao tiếp. Các em sẽ hỏi bất cứ bạn nào để lấy thông tin. b. Picture Story – Với hoạt động nầy, HS nhìn tranh để kể lại câu chuyện hoặc một đoạn hội thoại. Nếu thực hành thường xuyên, HS sẽ luyện được tính độc lập trong giao tiếp và sẽ sắp xếp được ý tứ khi trao đổi, kể chuyện hoặc giới thiệu về một hoạt động. •A: It is little. What is it? •B: Is it a ball? •A: No, It isn’t •B: Is it a yo-yo? •A:Yes It is. c. Mapped Diologue • Hoạt động nầy HS sẽ nhìn tranh hoặc từ gợi ý rồi các em sẽ nói chuyện, đốithoại với nhau. Với hoạt động nầy sẽ giúp các em nói chuyện thoải mái. – You : It’s sunny today – Your friend: Let’s play with a yo-yo. – You : No. Let’s jump rope. – Your friend : Ok. What time? – You : 4 p.m – Your friend : Ok. 4.6. Làm thế nào để sửa lỗi sai cho học sinh ? – Việc sửa lỗi phát âm, lỗi ngữ pháp cho học sinh trong khi nói là một việc làm quan trọng. Tuy nhiên, làm thế nào để sửa lỗi cho các em, sửa lỗi vào thời điểm nào cho thích hợp là một việc làm đòi hỏi sự tế nhị và mang tính sư phạm cao. – Khi học sinh đang thực hành phát âm một câu nói nào đó cho đúng thì đây là thời điểm thích hợp để giáo viên sửa lỗi khi các em đọc sai. – Đối với trường hợp khi HS đang tập trung suy nghĩ và tìm ý tưởng từ vựng để thể hiện một nội dung nào đó, giáo viên không nên ngắt lời để sửa lỗi vì điều này sẽ làm mất đi sự tự tin, tính hiếu động, thích tham dự vào các hoạt động rèn luyện giao tiếp của các em. – Giáo viên cần có thái độ tích cực đối với lỗi ngôn ngữ của học sinh. Chấp nhận lỗi như một phần tất yếu trong quá trình học ngoại ngữ, giúp học sinh học tập được từ chính lỗi của bản thân và bạn bè. 4.7. Tổ chức “Đôi bạn nói Tiếng Anh” hoặc “Nhóm bạn nói Tiếng Anh” – Ở trường qua quá trình tìm hiểu địa bàn cư trú của HS, các em ở gần nhà nhau rất nhiều, một xóm luôn có một số em học cùng lớp. VÌ vậy, GV nên tổ chức cho các em thành lập đôi bạn nói tiếng Anh hoặc nhóm bạn nói tiếng Anh ở nhà hoặc thời gian rảnh. – Sau mỗi tiết học trên lớp, giáo viên gợi ý đề tài, mẫu câu, mẫu hội thoại. Học sinh về nhà tự tìm ý tưởng và vốn từ vựng để nói với nhau. Mục đích giáo viên củng cố từ vựng, mẫu câu, giúp các em nói theo hướng “ Nói tiếng Anh tự nhiên”. – Trước mỗi tiết học giáo viên cho các đôi bạn hoặc nhóm bạn trình bày trước lớp. Giáo viên có nhiều hình thức khen thưởng để động viên tinh thần cho các em. 4.8. Các bước luyện nói cho HS: Trong qua trình luyện nói, phải tuân theo qui trình bao gồm: a. Chuẩn bị nói (Pre – Speaking) – Giới thiệu bài nói mẫu – Luyện đọc cho HS (Chú ý cách phát âm) – GV dùng câu hỏi gợi mở để HS tự rút ra cách sử dụng từ và cấu trúc câu. b. Luyện nói có kiểm soát (Controlled Practice) – HS dựa vào tình huống gợi ý (qua tranh vẽ, từ ngữ cấu trúc câu cho sẵn hoặc bài hội thoại mẫu) để luyện nói theo yêu cầu. – HS luyện theo cá nhân/cặp/nhóm dưới sự kiểm soát của GV (sửa lỗi phát âm, lỗi ngữ pháp, gợi ý từ ) – GV gọi cá nhân hoăc cặp HS trình bày phần thực hành nói theo yêu cầu. c. Luyện nói tự do (Free Practical Production) – HS sử dụng mẫu câu để nói về những đồ vật xung quanh chúng. – GV không nên hạn chế về ý tưởng cũng như ngôn ngữ, nên để HS tự nói, phát huy khả năng sáng tạo của bản thân. 4.9. Thời lượng cho một tiết học 40 phút: – Review: 5 minutes. – Presentation: 15 ms – Open your books: 10ms 5.Kết quả đạt được: Qua quá trình áp dụng vào thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy rằng một số biện pháp luyện phát âm trong dạy học Tiếng Anh lớp 3 nhằm làm tăng hứng thú học tập của học sinh đã thu được những kết quả đáng mừng, nhiếu em học sinh hào hứng tham gia vào các hoạt động học tập trong giờ học, đặc biệt là các giờ học nói. Tôi đã tiến hành một tiết dạy thực nghiệm trong đó có sử dụng các hoạt động luyện nói để để khảo sát hứng thú học tập khi tham gia các hoạt động học tập môn Tiếng Anh của các em học sinh lớp 3 lần 2 cuối học kì I năm học 2017-2018 sau 1 học kì áp dụng một số biện pháp sử dụng trò chơi trong dạy học Tiếng Anh lớp 3 nhằm làm tăng hứng thú học tập của học sinh . Sau khi tiến hành khảo sát, kết quả học sinh đạt như sau: Sĩ số HS tích cực tham gia vào các hoạt động học tập
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_luyen_ky_nang_noi_trong.doc