Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1

1.Tên sáng kiến: “Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1”.

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Tiếng Việt

3. Tác giả:

 Họ và tên: Nguyễn Thị Nụ Nữ

 Ngày tháng/năm sinh: 14 / 7 / 1976

 Trình độ chuyên môn: Đại học Tiểu học

 Chức vụ, đơn vị công tác: Tổ trưởng Tổ 1-2- 3, Giáo viên Trường Tiểu học Lê Ninh

 Điện thoại: 0912547432

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Lê Ninh- Kinh Môn - Hải Dương

5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường Tiểu học Lê Ninh - Kinh Môn - Hải Dương

6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

 - Giáo viên nghiên cứu, nắm vững nội dung chương trình dạy Tiếng Việt và phân môn dạy Tập viết lớp 1, nắm vững đối tượng học sinh để lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp.

7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Tháng 9 năm 2015

 

doc31 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 110 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u tay và cánh tay. Bàn tay cầm bút nhẹ nhàng. Cán bút nghiêng so với mặt giấy 45 độ.
 Qua thời gian kiên trì tập luyện này đa số học sinh lớp tôi đã cầm bút đúng quy định điều đó làm cho các em khi viết bài không có cảm giác co cứng, mỏi tay, góp phần cho chữ đúng và đẹp hơn.
* Tư thế ngồi viết:
Khi học sinh lớp tôi ngồi viết tôi luôn nhắc nhở các em phải ngồi ngay ngắn không tì ngực vào cạnh bàn; đầu hơi cúi, hai mắt cách vở khoảng 25-30 cm. Chính điều này giúp các em không bị vẹo cột sống không mỏi cổ. Khi ngồi viết tôi luôn nhắc nhở học sinh cánh tay trái đặt trên bàn bên trái vở bàn tay giữ mép vở để không xê dịch vở khi viết. Cánh tay phải cũng ở trên mặt bàn; với cách để tay như vậy khi viết bàn tay và cánh tay dịch chuyển dễ dàng hơn.
* Vị trí đặt vở khi viết:
 Việc đặt vở đúng vị trí cũng rất quan trọng đối với học sinh. Tôi hướng dẫn học sinh đặt vở viết nghiêng so với mặt bàn một góc khoảng 30 độ (nghiêng về bên phải) (Theo hướng dẫn về y tế học đường). Sở dĩ phải đặt vở như vậy vì chiều thuận của vận động tay khi viết chữ Việt là vận động từ trái sang phải. Để giữ cho vở sạch tránh tình trạng tay các em bẩn hay vô ý dây mực ra tay mà bẩn vở tôi còn yêu cầu HS kê 1 tờ giấy lên trang cần viết và khi tay trái giữ vở thì tì lên đó và viết đến đâu tay trái dịch chuyển xuống đến đó.
* Việc điều chỉnh vở.
 Việc điều chỉnh vị trí của vở vô cùng quan trọng. Có những em khi viết phía trên của trang vở và phía cuối của trang vở vẫn để quyển vở ở cùng một vị trí khiến cho khi viết phía trên trang vở khoảng cách giữa mắt, tay với vị trí viết quá xa khiến các em khó điều chỉnh hoặc khi viết xuống phía cuối trang vở vị trí của tay với vở quá hẹp nên điều chỉnh sự linh hoạt của cánh tay sẽ bị hạn chế. Chính vì vậy là người giáo viên cần hướng dẫn cho các em cách điều chỉnh vở sao cho phù hợp để cánh tay viết được thoải mái, mềm dẻo.
4.2.2. Yêu cầu việc sử dụng bút của học sinh .
 Sử dụng bút cũng góp phần làm cho chữ viết đúng, đều vì vậy ở giai đoạn HS sử dụng bút chì giáo viên cần yêu cầu phụ huynh mua loại bút chì 2B, khi vót không nên vót nhọn quá nét chữ sẽ bị gầy; không để tù quá nét chữ sẽ to. Ở giai đoạn viết bút mực để viết đẹp dần đi đến việc viết chữ nét thanh nét đậm thì không nên cho các em sử dụng bút bi mà cho các em sử dụng cùng một loại bút máy ngòi mài.
4.3. Dạy viết chữ theo yêu cầu kỹ thuật:
Trong quá trình tập viết của năm học tôi hướng dẫn học sinh viết chữ theo 2 giai đoạn: Giai đoạn đầu viết chữ cỡ nhỡ; giai đoạn tiếp theo viết chữ cỡ nhỏ.
Giai đoạn 1: Từ tuần 1 đến tuần 24 hướng dẫn các em viết chữ cỡ nhỡ.
Giai đoạn 2: Từ tuần 25 đến hết năm học tôi hướng dẫn các em viết chữ cỡ nhỏ.
Học sinh luyện tập viết chữ dưới 2 hình thức chủ yếu: Luyện tập viết chữ trong các tiết học âm - chữ ghi âm, vần và tập viết theo các yêu cầu kỹ thuật trong các tiết tập viết. Trước tiên muốn dạy tốt tiết tập viết cần nắm vững các nhiệm vụ cụ thể và yêu cầu cơ bản của dạy tập viết lớp 1.
Viết chữ trong phân môn tập viết thuộc giai đoạn đầu của kĩ năng viết, hiểu theo nghĩa rộng. Các giai đoạn của quá trình viết trong phân môn này dồn trọng tâm vào việc viết chữ cái và liên kết các chữ cái ghi tiếng. Ởgiai đoạn cuối lớp 1 và những lớp trên song song với việc rèn chữ hoa, học sinh được rèn viết văn bản. Viết văn bản ở đây thực chất là viết chính tả ở các thể loại tập chép, nghe, đọc và trí nhớ. Quá trình hình thành kĩ năng viết chữ nói chung thường trải qua 2 giai đoạn chính: giai đoạn nhận biết, hiểu về chữ viết (xây dựng biểu tượng) thông qua hoạt động của các giác quan mắt (nhìn), tai (nghe) và hoạt động của vùng ngôn ngữ bộ não ( óc - suy nghĩ, ghi nhớ); giai đoạn điều khiển vận động (cơ, xương bàn tay). Nhận thức rõ tầm quan trọng của giai đoạn điều khiển vận động trong quá trình học tập viết của trẻ. Chương trình Tiểu học Pháp từ năm 1991 đã xác định: tập viết - môn học của bàn tay và cơ thể, đòi hỏi sự chính xác của nét bút, sự khéo léo trong trình bày, sự nhạy cảm về mĩ thuật khi viết chữ... Do đó việc nhắc nhở học sinh thực hiện một số nội quy khi viết chữ luôn được các thầy, cô giáo quan tâm trong quá trình dạy học tập viết.
Để HS viết đúng kĩ thuật mà lại nhớ lâu nhớ một cách logic với nhau giáo viên cần:
4.3.1. Phân loại các nét cơ bản về cùng một nhóm để rèn .
*Các nét cơ bản.
- Trước hết giáo viên cần phân biệt hai khái niệm:
 + Nét viết: là đường viết liền mạch không phải dừng lại để chuyển hướng ngòi bút hay nhấc bút (thường được gọi cụ thể là nét 1, nét 2, nét 3).
 + Nét cơ bản: là nét bộ phận, dùng để tạo thành nét viết có thể trùng với nét viết hoặc chỉ là bộ phận của nét viết. Nét cơ bản trong bảng chữ cái có bốn loại: Nét thẳng, nét cong, nét móc, nét khuyết. Mỗi loại nét cơ bản có thể gồm các dạng khác nhau. Trong từng dạng có thể có các kiểu khác nhau song tên gọi có dạng kiểu chỉ dùng khi giáo viên mô tả cấu tạo hình dạng chữ viết cho cụ thể, không yêu cầu học sinh học thuộc.
Ví dụ: Khi viết chữ cái b giáo viên cần chú ý: Chữ cái b được viết bởi 1 nét viết nhưng được cấu tạo bởi 2 nét cơ bản đó là nét khuyết xuôi và nét móc ngược (phải) có biến điệu (cuối nét kéo dài rồi lượn vào, tạo vòng xoắn nhỏ).
Chúng ta thấy rất rõ rằng các nét trong các chữ cái được chia làm 5 loại nét cơ bản. Cho HS rèn các nét cơ bản và tập nối các nét để tạo thành chữ - tập viết các chữ mà tôi đã phân loại - rèn luyện dứt điểm. Có thể quy về một số loại cơ bản như sau :
* Loại 1 : Nét thẳng
 - Nét thẳng đứng 
- Nét thẳng ngang 
- Nét thẳng xiên 
* Loại 2 : Nét cong 
- Nét cong kín
- Nét cong hở 
+ Cong phải
+ Cong trái
* Loại 3 : Nét móc
- Nét móc xuôi (móc trái)
 - Nét móc ngược (móc phải)
- Nét móc hai đầu 
* Loại 4 : Nét khuyết 
- Nét khuyết xuôi
- Nét khuyết ngược
 * Loại 5: Nét hất
Với 5 loại nét cơ bản trên chúng ta chỉ cần thay đổi độ cao, thấp là tạo được chữ viết của các chữ cái .
Học sinh đã nắm rõ các nét cơ bản, viết đúng chuẩn những nét cơ bản đó thì sẽ tạo đà viết được các con chữ và chữ trong hệ thống chữ viết Tiếng Việt.
 Không dừng lại ở việc viết đúng các nét cơ bản, tôi còn chia chữ ra từng loại và rèn dứt điểm .
Tôi định ra mỗi tuần rèn một loại chữ nhất định. Rèn viết đúng loại chữ này mới chuyển sang rèn loại chữ khác. Tôi đặt ra một kế hoạch rèn chữ hàng tuần, hàng tháng một cách cụ thể. Cứ như thế, loại này viết đẹp mới chuyển sang loại chữ khác nên HS rất phấn khởi và say mê rèn luyện .
Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo nét và mối quan hệ về cách viết mẫu chữ cái tôi chia ra các nhóm để rèn như sau :
4.3.2. Phân loại chữ thành các nhóm có cấu tạo giống hoặc gần giống nhau: 
* Nhóm các chữ : n , m , i , u , ư , r , v , t ( 8 chữ cái ) 
Trọng tâm rèn luyện là nét móc: nét móc 2 chấm, móc ngược, móc xuôi và móc hai đầu .
Từ các nét cơ bản trên nếu ta viết được 8 chữ cái ở nhóm 1 thì sẽ dễ dàng viết được các chữ cái khác .
Ví dụ : Khi dạy viết chữ n , m 
- Chữ n gồm 2 nét cơ bản là: Nét móc xuôi kết hợp với nét móc hai đầu. 
- Chữ m gồm 3 nét cơ bản là: Hai nét móc xuôi kết hợp với nét móc hai đầu
 Giáo viên cần lưu ý cho HS điểm bắt đầu của nét móc xuôi trong chữ cái n , đồng thời hướng dẫn cách nối nét viết tiếp nét móc hai đầu. Nét móc hai đầu phải đưa nối liền từ chân nét móc xuôi, không được nhấc bút giữa hai nét. Nếu nét móc hai đầu mà nối từ trên đầu nét móc xuôi thì chữ n và chữ m không cân đối, không đẹp. Giáo viên cần hướng dẫn cách lia bút để tách giữa nét 1,2,3 sao cho phù hợp và khoảng cách các nét trong một con chữ. Khi dạy viết n, m giáo viên chỉ cần hướng dẫn HS viết thật đúng chữ n thì chữ m các em sẽ viết dễ dàng và đẹp hơn. Đó cũng là cơ sở để viết đẹp các chữ trong nhóm 2 .
* Nhóm các chữ : l , b, h , k , p , y, g ( 7 chữ cái )
 Các chữ cái : l , b , h , k , y, g đều giống nhau ở một nét cơ bản là nét khuyết. Tôi chú ý rèn viết bắt đầu từ nét sổ thẳng trong chữ p. Học sinh viết được nét sổ ngay ngắn mới tiến hành viết nét khuyết.
Ví dụ : Hướng dẫn viết chữ l , h 
Muốn viết được chữ này trước hết giáo viên phải hướng dẫn HS viết nét khuyết trên thật thẳng và đẹp rồi mới nối tiếp các nét còn lại để tạo thành chữ. Vậy khi hướng dẫn học sinh phải hướng dẫn tỉ mỉ từ điểm đặt bút đến điểm kết thúc cho HS luyện viết nhiều lần, nếu không các em sẽ viết nét khuyết trên gãy, gù hoặc khoảng cách các nét không cân đối . 
* Nhóm các chữ : o , ô , ơ , a , ă , â , d , đ , q , c , x , e , ê , s ( 14 chữ cái ) 
Trọng tâm rèn luyện là nét cong khép kín và chủ yếu là điểm bắt đầu của các nét cong đó . 
Trong thực tế giảng dạy tôi thấy rất nhiều HS cảm thấy khó khăn khi viết chữ có nét cong và có rất nhiều HS viết không đẹp do đặt bút điểm bắt đầu sai. Tôi đã đi sâu vào hướng dẫn cách viết một con chữ o.
Khi viết được chữ o chuẩn từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc HS dễ dàng viết được chữ cái khác trong nhóm 3; tôi lưu ý HS khi viết chữ cái o phải có 2 tác dụng : 
1- Ghi dấu nét xuất phát (điểm đặt bút- dưới dòng kẻ ngang thứ 3)
2- Là điểm " thêm râu " để thành chữ ơ, điểm dừng để nối chữ khi viết từ 
4.4. Chia các giai đoạn học chữ cơ bản để luyện
4.4.1. Luyện chữ trong giai đoạn học hình thành chữ cái, âm và vần .
Đặc điểm chung trong mỗi tiết học Tiếng Việt phần âm vần là cuối mỗi tiết đều có phần luyện viết. Muốn viết được tốt thì các em phải đọc tốt. Khi dạy đọc các âm, vần cần giúp các em nắm cấu tạo của âm, vần đó thật chắc; cách đọc âm, vần đó như thế nào, như sử dụng môi miệng, lưỡi kết hợp khi đọc phân biệt đúng sai, giống và khác nhau một số âm vần để khi viết không bị nhầm lẫn.
	Ví dụ: Đọc r, d, gi, l, n, ch, tr.
	Khi đọc 3 âm: r, d, gi là khác nhau hoàn toàn: đọc âm r thì chú ý uốn đầu lưỡi về phía vòm, hơi thoát ra xát có tiếng thanh; gi khi đọc tròn miệng, âm d đọc như bình thường.
 Khi đọc cần phân biệt l, n: đọc âm l lưỡi cong lên chạm lợi hơi đi ra phía hai bên rìa lưỡi, xát nhẹ; âm n đọc đầu lưỡi chạm lợi trên, hơi thoát ra qua cả miệng lẫn mũi. Khi đã nhận biết được chữ cái, âm vần các em thường có thói quen trực giác toàn bộ hình dáng chữ. Cho nên trước khi viết bao giờ tôi cũng cho các em nhận xét cấu tạo từng chữ cần viết: Tôi đã gợi ý đặt câu hỏi để học sinh nhận biết và phân tích cấu tạo của chữ cần luyện so sánh để tìm điểm tương đồng; khác biệt giữa chữ cái cần luyện với những chữ cái đã luyện trước đó: ví dụ: Có thể đặt câu hỏi về độ cao của chữ, cấu tạo của chữ (được tạo bởi những nét cơ bản nào...) sự tương đồng khác biệt giữa chữ đang luyện với chữ đã luyện; điểm đặt bút; dừng bút đồng thời phải tập hợp được những chữ khó HS hay viết sai để củng cố và luyện tập nhiều.
Trong khi luyện viết thì khâu viết mẫu của giáo viên là vô cùng quan trọng. Trong khâu này giáo viên cần phân tích và minh hoạ cách viết: điểm đặt bút, chiều hướng nét chữ, thứ tự viết nét, liên kết các chữ cái, liên kết chữ thành các tổ hợp chữ ghi âm, vần tiếng, điểm dừng bút cần chú ý cả quy trình viết dấu phụ ... Sau đó tôi lại giúp các em nắm một lần nữa quy trình viết bằng cách vừa viết mẫu chậm, điểm bắt đầu, điểm kết thúc của từng con chữ. Trước khi viết bằng phấn, bằng bút tôi còn cho các em viết biểu tượng (viết " bóng" bằng tay) từng bước. Qua nhiều lần luyện viết biểu tượng về vị trí điểm đặt bút, điểm kết thúc đúng chỗ sẽ làm cho hình dáng chữ sau này rõ ràng, cân đối và đẹp hơn 4.4.2 Luyện chữ trong giai đoạn viết ứng dụng chữ ghi vần, tiếng.
Trong quá trình dạy HS tập viết ứng dụng các chữ ghi vần, ghi tiếng chứa các âm và thanh đã học, giáo viên thường hướng dẫn các em về kĩ thuật nối chữ (nối nét) viết liền mạch và đặt dấu thanh để vừa đảm bảo yêu cầu liên kết các chữ cái, tạo vẻ đẹp của chữ viết, vừa nâng dần tốc độ viết chữ, phục vụ cho kĩ năng viết chính tả hoắc ghi chép thông thường.
* Các trường hợp nối chữ: Ta phân ra thành 4 trường hợp nối nét như sau:
Trường hợp 1: Nét móc của chữ cái trước nối với nét móc hoặc nét hất đầu tiên của chữ cái sau, ví dụ: a-n= an; i-m= im...Trường hợp này nối dễ dàng và thuận lợi khi nối nét móc ở hai chữ cái cần điều tiết về “độ doãng” của chữ cái trước sao cho vừa phải, hợp lí để chữ viết đều nét và có tính thẩm mĩ, ví dụ: am; an... “độ doãng” của nét móc trước cần đưa rộng sang bên phải một chút để nối với nét móc của của chữ cái sau như vậy chữ viết sẽ mềm mại hơn.
Trường hợp 2: Nét cong cuối cùng của chữ cái trước nối với nét móc hoặc nét hất đầu tiên của chữ cái sau, ví dụ: e – m = em; ơ - n= ơn; o-i= oi. Cần điều chỉnh khoảng cách sao cho hai chữ cái không gần quá hay xa quá hoặc chuyển hướng ngòi bút ở cuối nét cong kín để nối sang nét móc hoặc nét hất sao cho hình dạng hai chữ vẫn rõ ràng, khoảng cách hợp lí.
Trường hợp 3: Nét móc hoặc nét khuyết của chữ cái trước nối với nét cong của chữ cái sau, ví dụ: a-c= ac (ác); g-a=ga (gà); y-ê = yê (yêu)... Đây là trường hợp nối chữ tương đối khó vừa đòi hỏi kĩ thuật lia bút, vừa yêu cầu việc ước lượng khoảng cách sao cho vừa phải hợp lí. Trường hợp này cần lưu ý với HS :
 + Xác định điểm kết thúc (dừng bút) ở chữ cái trước để lia bút viết tiếp chữ cái sau sao cho liền mạch, tạo thành một khối hai chữ cái, ví dụ: ác; gà...
+ Điều chỉnh phần cuối của nét móc của chữ cái trước hơi doãng rộng một chút để khi viết tiếp chữ cái sau sẽ có khoảng cách vừa phải (không quá gần), ví dụ: ao- điều chỉnh phần cuối nét móc của chữ cái a để khi viết tiếp chữ cái o sẽ có khoảng cách giữa a và o không quá gần (bằng khoảng cách giữa a-i)
Trường hợp 4: Nét cong của chữ cái trước nối với nét cong của chữ cái sau, ví dụ: o - e = oe; o - a= oa; e - o = eo,...Đây là trường hợp nối chữ khó nhất, vừa đòi hỏi kĩ thuật rê bút, lia bút, chuyển hướng bút để tạo nét nối, vừa yêu cầu việc ước lượng khoảng cách hợp lí, trên cơ sở thói quen và kĩ năng viết khá thành thạo. Khi thực hiện ở trường hợp này cần lưu ý với HS:
 + Rê bút từ điểm cuối của chữ cái o chúc xuống để gặp điểm bắt đầu của chữ cái e sao cho nét vòng ở đầu chữ cái o không quá to (oe). Rê bút từ điểm cuối của chữ cái o sang ngang rồi lia bút viết tiếp chữ cái a (hoặc c) để thành oa (oc) sao cho khoảng cách giữa o và a (c) hợp lí (không quá gần hoặc không quá xa).
 + Lia bút từ điểm cuối của chữ cái x (hoặc e) để viết tiếp o, cần ước lượng khoảng cách giữa hai chữ cái vừa phải (không quá gần)
* Hướng dẫn học sinh đặt dấu thanh đúng vị trí:
Khi dạy học vần giáo viên cần hướng dẫn HS nhận biết trong một vần âm nào là âm chính, âm đệm, âm cuối.... để khi viết HS nắm được cách viết dấu thanh do giáo viên hướng dẫn.
- Ở đầu lớp 1 các em còn viết dấu thanh sai quy trình, dấu thường quá to nên trong bài dạy về các dấu thanh tôi thường cho học sinh quan sát rất kĩ cấu tạo, cách viết, và viết mẫu cho học sinh quan sát sau đó cho học sinh viết bảng và viết vào vở. Với những học sinh viết dấu quá to tôi cho học sinh quan sát các chữ viết mẫu phân tích và trong bài viết tôi nhận xét, sửa lỗi thật cụ thể, dành thời gian cho các em luyện lại tránh sai sót ở những lần viết sau.
 - Khi dạy Tiếng Việt ta cần lưu ý dạy các em đánh dấu thanh theo nguyên tắc khoa học, tức là ghi dấu thanh vào âm chính của tiếng. Cách đặt dấu thanh trong chữ Tiếng Việt cũng cần đảm bảo sự hài hoà cân đối và mang tính thẩm mĩ. Do đó các dấu thường được đặt vào vị trí khoảng giữa (trên, dưới) đối với các chữ cái: a; o; ơ; e; i/y; u; ư...ví dụ: bài; hỏi; bé; nặng... riêng đối với các chữ cái có dấu mũ: ă; â; ô; ê các dấu huyền sắc được đặt về phía bên phải của dấu mũ ví dụ: huyền; chấm; xuống...
Thông thường các em đánh dấu thanh đúng, ít sai sót. Tuy vậy khi gặp các tiếng có các vần gồm 2,3 chữ ghi nguyên âm đi liền nhau như: oa, oe, uê, uy, ia, ua, ưa, ao, eo, au, âu, ui.  thì không phải em nào cũng dễ dàng xác định được đúng vị trí đánh dấu thanh. Để hiểu nguyên tắc khoa học, có tính đến nguyên tắc thẩm mĩ, nói chung là phải diễn giải dài và không phải là dễ, vì thế tôi đưa ra một ví dụ: Nên đánh dấu thanh ở các trường hợp sau, cách nào là chính xác:
Muá hay múa
Khoẻ hay khỏe
Đùa hay đuà 
Tôi hướng dẫn cho các em thêm một phụ âm cuối (như n, m, nh, ng, c, t) tạo thành tiếng mới mà đọc được thì dấu thanh được ghi vào chữ ghi nguyên âm sau cùng của âm tiết. 
Ví dụ: Khoẻ +n = khoẻn (đọc được) nên viết đúng là khoẻ
Ngược lại, khi thêm bất kỳ phụ âm cuối nào vào sau tiếng mà tạo thành một tiếng mới mà không đọc được thì dấu thanh sẽ đánh vào chữ ghi nguyên âm thứ hai tính từ phía sau âm tiết:
Ví dụ: Mía+ n = mían (không đọc được) nên viết là mía
 Đùa +n = đùan (không đọc được) nên viết là đùa
* Giúp học sinh nắm chắc quy tắc chính tả:
- Học sinh lớp 1 mới làm quen với chữ viết nên khi viết các em còn mắc lỗi do không nắm chắc quy tắc chính tả. Nhiều em không phân biệt được lúc nào ghi g - gh; ng - ngh; c - q - k: Ví dụ có một số em viết tiếng “nghỉ” lại viết là “ngỉ”; “quà” viết thành “coà”; “kẻ” viết thành “cẻ”.
- Để khắc phục được những lỗi này tôi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “ Ai nhanh - Ai đúng”. 
 Nội dung là làm các bài tập dạng:
Nối: 
c
k
êu
ao
eo
Hoặc cho học sinh làm các bài tập dạng điền vào chỗ chấm:
VD: g hay gh
Nhà .a
.i nhớ
ế gỗ
à gô
ng hay ngh
ỉ hè
.ỉ ơi
é ọ
à voi
* Tôi hướng dẫn học sinh rèn chữ qua phân môn Tập viết theo các bước sau
	Bước 1: Giới thiệu bài tập viết (Riêng học sinh lớp 1 phần giới thiệu chính là giúp các em đánh vần những tiếng khó của bài)
	Bài ví dụ: Bài 4: mơ, do, ta, thơ, thợ mỏ
	Học sinh đọc trơn, đánh vần các chữ.
	Bước 2: Phân tích cấu tạo chữ và cách viết.
	Bước này giúp các em nắm được chữ mẫu gồm những nét gì, con chữ nào; sự liên kết các nét, các con chữ ấy ra sao? Điểm đặt bút, dừng bút ở vị trí nào trên dòng kẻ? Ngoài ra giúp các em phát hiện chữ đã học với chữ đang học để so sánh được cách viết. Điều cần chú ý là cho học sinh quan sát chữ viết mẫu.
Giáo viên khắc sâu biểu tượng về chữ cho các em bằng nhiều con đường: kết hợp mắt nhìn, tai nghe, tay luyện tập. Điều này giúp các em chủ động phân tích hình dáng, kích thước và cấu tạo theo mẫu chữ, tìm sự giống nhau và khác nhau của chữ cái đã học trước đó trong cùng một nhóm bằng thao tác so sánh tương đồng.
Đối với bài số 4: Học sinh phân tích và nắm được cấu tạo chữ ''mơ'' gồm 2 con chữ m và ơ, các con chữ có độ cao 2 li, điểm đặt bút đầu tiên từ giữa đường kẻ 2 và 3, viết các nét xuôi, dừng bút ở đường kẻ 1. Từ điểm dừng bút của nét 1, rê bút lên viết tiếp nét 2, từ điểm dừng bút của nét 2 rê bút lên viết nét móc móc 2 đầu , đến đường kẻ 2 thì dừng lại, lia bút sang phải để viết tiếp chữ ơ (viết o xong, nhớ ghi nét râu bên phải để thành chữ ơ). Chữ còn lại hướng dẫn viết tương tự. Đặc biệt lưu ý học sinh cách ghi dấu thanh. 
Bước 3: Giáo viên viết mẫu
Viết mẫu là thao tác trực quan trên bảng lớp của giáo viên, giúp học sinh nắm được quy trình viết từng nét chữ, từng con chữ. Chữ mẫu của giáo viên viết trên bảng sẽ giúp học sinh nắm được thứ tự các nét chữ của từng chữ cái, cách nối các chữ cái trong một chữ nhằm đảm bảo yêu cầu viết liền mạch, viết nhanh. Do vậy giáo viên phải viết chậm đúng theo quy tắc viết chữ. Khi viết mẫu trên bảng lớp, giáo viên phải tạo điều kiện để học sinh theo dõi giáo viên viết từng nét chữ.
Đối với nét chữ viết khó (hoặc nét nối) giáo viên cần kết hợp giảng giải về cách viết hoặc có thể phân tích và viết mẫu nét chữ đó ra phần bảng phụ.
Bước 4: Tập viết chữ vào bảng con của học sinh
Ở bước này học sinh dựa vào mẫu chữ và tự tay viết lại.
Hình thức tập viết trên bảng có tác dụng kiểm tra sự tiếp thu cách viết và bước đầu đánh giá kĩ năng viết chữ của học sinh. Hình thức này dùng để kiểm tra sau bước giải thích cách viết chữ. Từ đó giáo viên phát hiện những chỗ sai của học sinh để uốn nắn (sai về kích cỡ, hình dáng, thứ tự các nét viết)
Muốn thực hiện tốt bước này yêu cầu học sinh cần nắm chắc nét cơ bản, quan sát mẫu và dùng phấn bảng phải thật tốt, không cho học sinh viết phấn cứng quá hoặc phấn có sạn, kém phẩm chất. Bảng phải ăn phấn. Nếu không các em rất vất vả mà nét phấn không rõ ràng. Khi sử dụng bảng giáo viên phải hướng dẫn học sinh cả cách lau bảng, cách giơ bảng, cách sử dụng và bảo quản phấn...
Bước 5: Luyện viết trong vở
Muốn cho học sinh sử dụng có hiệu quả vở tập viết, giáo viên cần hướng dẫn tỉ mỉ nội dung và yêu cầu về kĩ năng của từng bà

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_chu_viet_cho_hoc.doc
Giáo án liên quan