SKKN Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phép cộng, trừ trong phạm vi 10

 1. Tên sáng kiến: "Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phép cộng, trừ trong phạm vi 10"

 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Toán lớp 1.

 3. Tác giả:

Họ và tên: Nguyễn Thị Huyền Nữ

Ngày tháng/năm sinh: 22/3/1973

Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Tiểu học

Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường Tiểu học Lê Ninh

Điện thoại: 01693376755

 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Lê Ninh- Kinh Môn- Hải Dương

 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường Tiểu học Lê Ninh - Kinh Môn - Hải Dương

 6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

 Giáo viên nắm chắc kiến thức, nắm vững phương pháp giảng dạy.

 7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Áp dụng sáng kiến ngay từ đầu năm học 2017 - 2018

 

doc25 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 845 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu SKKN Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phép cộng, trừ trong phạm vi 10, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
án lớp 1 ở nước ta, khắc phục một số tồn tại của dạy học toán 1 trong những năm học trước đây. Do thực tế hiện nay chúng ta đang thực hiện đổi mới giáo dục trên quy mô lớn, trong đó có sự đổi mới về giảng dạy Toán học ở lớp 1 nói riêng và ở Tiểu học nói chung để đáp ứng nhu cầu của Giáo dục và Đào tạo trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ở thế kỷ 21. Cụ thể là chúng ta cần thiết đổi mới phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh có một số kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về phép đếm, về các số tự nhiên trong phạm vi 100; phép cộng, phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 100; về độ dài và đo độ dài trong phạm vi 20 cm; về tuần lễ và ngày trong tuần, đọc giờ đúng trên mặt đồng hồ, một số hình học (điểm, đoạn thẳng, hình vuông, hình tam giác, hình tròn); bài toán có lời văn. Từ đó hình thành và rèn luyện các kỹ năng thực hành: Đọc, viết, đếm; so sánh các số trong phạm vi 100; cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100 ... ; giải một số dạng toán đơn giản về cộng trừ, bước đầu biết diễn đạt thành lời nói, bằng ký hiệu một số nội dung cơ bản của bài học và bài tập thực hành. Trong những kiến thức cơ bản trên của môn Toán lớp 1 tôi muốn lựa chọn một phần kiến thức có nội dung: "Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phép cộng, trừ trong phạm vi 10" để chất lượng dạy và học được nâng lên, đáp ứng việc tiến hành đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp nội dung - chương trình sách giáo khoa Toán 1.
 Trong định hướng đổi mới phương pháp dạy và học với phương châm "lấy học sinh là nhân vật trung tâm". Người thầy giữ vai trò chủ đạo, tổ chức và hướng dẫn, còn học sinh giữ vai trò chủ đạo tích cực, chủ động học tập có kết quả. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, khi giảng dạy vẫn còn có những giáo viên vận dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10 còn nhiều hạn chế, chưa đạt hiệu quả cao. 
Ví dụ: Khi dạy bài: "Phép trừ trong phạm vi 4"
Ở hoạt động: Thành lập phép trừ trong phạm vi 4, giáo viên chỉ dừng lại ở chỗ: Hướng dẫn học sinh phát hiện ra vấn đề: Có 4 quả táo, hái 1 quả. Hỏi còn lại mấy quả táo? Chứ chưa chú trọng đến việc giải quyết vấn đề của học sinh, mà việc giải quyết vấn đề giáo viên lại làm thay học sinh (nghĩa là giáo viên đưa ra phép trừ 4 - 1 = 3). Học sinh chỉ thụ động lĩnh hội kiến thức do giáo viên truyền thụ, chứ không phát huy được khả năng tư duy sáng tạo, tự phát hiện được kiến thức mới và tự lĩnh hội được kiến thức ở học sinh. Vậy làm thế nào để mỗi giờ học Toán đều diễn ra thật sôi nổi, có kết quả mà tất cả học sinh háo hức mong đợi, hào hứng tham gia học tập và hiểu bài? Làm thế nào để phát huy được tính ham hỏi và gây được hứng thú cho học sinh trong mỗi giờ học, làm sao mỗi giờ học tạo ra nhiều cơ hội để thầy trò được rút ra những điều cần học, cần biết, rèn kĩ năng, kĩ xảo trong học Toán.
Xuất phát từ những lý do trên, là một giáo viên Tiểu học tôi mạnh dạn nghiên cứu về: “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phép cộng, trừ trong phạm vi 10" hy vọng góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy Toán cũng như góp phần làm học sinh thích học Toán, phát triển được tư duy sáng tạo, độc lập suy nghĩ của học sinh.
3. Thực trạng của vấn đề
Do điều kiện có hạn về khả năng và thời gian nên tôi mới tiến hành tìm hiểu việc dạy Toán ở lớp 1 ở trường tôi. Qua quá trình tìm hiểu thực trạng tôi thấy một số vấn đề sau:
 - Giáo viên nhiệt tình, say mê nghiên cứu sách giáo khoa, sách hướng dẫn chương trình, tích cực đổi mới phương pháp dạy theo bồi dưỡng học hè, có tổ chức.
 - Thường xuyên trao đổi, bàn luận, dự giờ, rút kinh nghiệm để giờ dạy tốt hơn.
Song do chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy đổi mới thay đổi nên giáo viên còn nhiều bỡ ngỡ, lúng túng trong việc thực hiện.
3.2. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng:
 - Một số học sinh ý thức học chưa cao, chưa chú ý trong việc học toán.
 - Học sinh lớp 1ở độ tuổi dễ nhớ nhưng rất chóng quên, nên việc thuộc và nhớ các bảng cộng trừ ở các em không có tính bền vững, nhất là ở giai đoạn đầu, do đó đã gây không ít khó khăn cho việc học toán của các em 
 - Học sinh còn chưa biết cách xác định phép tính của bài toán, cách trình bày đặt tính còn chưa chính xác, nhiều học sinh thực hiện cho phù hợp. Học sinh thường làm sai và lúng túng trong dạng bài tập:
 Điền số thích hợp vào chỗ chấm:     2 + ... = 3    ;    ...+ 4 = 4    ;    
5 - ... = 1  ;   2 + 3 = 3 + ... 
        - Ngoài ra, do các em chưa quen, chưa hiểu được yêu cầu bài tập nên thực hiện sai yêu cầu ở một số dạng toán: 
 Điền dấu ( , =  ) vào chỗ chấm :                   
1 + 2 .... 4    ;   4 + 3 ... 3 + 4   ;    2 + 2 ... 5 - 2
        HS điền cùng một dấu vào vì :
                + Ở dạng 1 + 2 ... 4 , HS điền dấu < vì tưởng so sánh 2 với 4.
                + Ở các dạng còn lại, HS cũng có sự nhầm lẫn tương tự .
      Hoặc HS sử dụng sai dấu   do các em chưa nhớ phân biệt được hai dấu  này . 
         Tính giá trị biểu thức có hai phép tính:          
 2 + 1 + 4 =      2 + 4 - 1 =          5 - 1- 2 =
Một số HS lúng túng chỉ tính 2 + 1 hoặc 2 + 4 , hoặc 5 - 2 ,....  do thiếu sự thành thạo .
- Giáo viên chưa sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học, còn phụ thuộc nhiều vào sách giáo khoa và sách hướng dẫn của giáo viên.
- Giáo viên chưa trú trọng đến việc hướng dẫn học sinh khi thực hiện phép tính. Do đó việc rèn luyện tư duy của học sinh còn hạn chế.
- Mới làm quen với môn toán, với các phép tính cộng, trừ. 
- Một số gia đình các em còn khó khăn chưa quan tâm đến việc học tập của các em, có em còn thiếu đồ dùng học tập. Để khắc phục tình trạng trên, tôi có các giải pháp, biện pháp như sau:
4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện
4. 1. Các giải pháp
	Xuất phát từ SGK Toán 1 được biên soạn như phiếu học tập và phiếu luyện tập thực hành. Với sự hướng dẫn của giáo viên trong quá trình dạy học, học sinh sử dụng sách giáo khoa để thực hiện hoạt động học tập.
	Nội dung Toán 1 trong sách giáo khoa được thể hiện bằng hình vẽ. Phần bài học trong mỗi bài thường không nêu kiến thức có sẵn mà thường chỉ nêu các tình huống (bằng hình ảnh) để học sinh hoạt động và tự phát hiện ra kiến thức mới theo hướng dẫn của giáo viên.
	Khi dạy các phép cộng, trừ trong phạm vi 10 tôi muốn áp dụng một số phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để học sinh tự phát triển kiến thức và tự giải quyết vấn đề của bài học.
4.2. Các biện pháp
 a) Giúp học sinh tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề của bài học
	- Giáo viên hướng dẫn học sinh tự phát hiện vấn đề bằng cách:
	+ Quan sát hình vẽ, nêu đề toán ứng với hình vẽ.
	- Giáo viên chỉ rõ bản chất của khái niệm (chú ý: Tên gọi - ký hiệu)
	Ví dụ: "Một thêm một bằng hai"
	Ta viết như sau: 1 + 1 = 2
- Bài học có nội dung là kiến thức mới, hình thành các phép cộng, phép trừ phải thông qua các từ: "Thêm, bớt". Sau đó học sinh sử dụng đồng bộ đồ dùng học toán thực hành, chọn các số và dấu lập các phép tính cộng, trừ tương ứng. Học sinh ghi nhớ các phép tính cộng, trừ và luyện tập.
b) Dạy học sinh chiếm lĩnh kiến thức mới
- Do sách giáo khoa chia nội dung kiến thức thành các mạch bài giống nhau nên khi dạy giáo viên cần chú ý:
+ Giúp học sinh phát hiện, tự nêu vấn đề thông qua các hình vẽ (mô hình)
+ Học sinh giải quyết vấn đề bằng khái niệm "thêm, bớt" trả lời cho đề toán với hình vẽ (mô hình)
+ Học sinh chiếm lĩnh kiến thức mới bằng cách tự chọn các số, các dấu lập các phép tính cộng, trừ (kiến thức vừa mới học) vận dụng làm bài tập thực hành.
c) Dạy học sinh cách thức phát hiện kiến thức mới và chiếm lĩnh kiến thức mới.
- Học sinh nêu vấn đề thông qua việc quan sát các hình vẽ (mô hình)
- Học sinh giải quyết vấn đề trên cơ sở: Giáo viên đặt vấn đề ... Học sinh rút ra kết luận.
- Học sinh ghi nhớ phần bài học và áp dụng vào thực hành, luyện tập.
Lưu ý: Giáo viên cần hiểu rõ hơn bản chất của phép cộng, phép trừ.
* Phép cộng: Là phép hợp của hai tập hợp hữu hạn không giao nhau.
- Khi dạy các phép cộng trong phạm vi 10 cần tiến hành theo 3 bước:
+ Quan sát hình vẽ (mô hình, nêu vấn đề toán).
+ Trả lời cho đề toán đã nêu (giải quyết vấn đề).
+ Hình thành các phép tính cộng.
* Phép trừ: Bản chất của phép trừ là phép tính ngược của phép cộng.
(Theo quan niệm toán học là: Đi tìm phần bù của một tập hợp)
- Khi dạy các phép trừ trong phạm vi 10 cũng cần tiến hành theo 3 bước:
+ Quan sát hình vẽ (mô hình, nêu vấn đề toán).
+ Trả lời cho đề toán đã nêu (giải quyết vấn đề).
+ Hình thành các phép tính trừ.
4.3 Hình thức tổ chức dạy học sinh thành lập các phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10
*Dạy các phép cộng, trừ trong phạm vi 5
	A - Dạy các phép cộng, trừ trong phạm vi 5
	Khi dạy hình thành các số hiển nhiên học sinh nhận biết được các số từ 1 đến 5. Do vậy, các số từ 1 đến 5 là các số trực giác. Vậy lên khi dạy các phép cộng, trừ trong phạm vi 5 cũng là trực giác thông qua số đếm.
	1) Dạy phép cộng trong phạm vi 3
	a) Giới thiệu phép cộng 1 + 1 = 2
	- Đây là phép cộng đầu tiên giáo viên giới thiệu với học sinh biết và hình thành phép cộng. Do đó giáo viên cần chỉ rõ bản chất của khái niệm.
	- Giáo viên giới thiệu hình vẽ gồm hai con thỏ.
	+ Tổ chức học sinh quan sát, nêu đề toán ứng với hình vẽ.
	+ Yêu cầu học sinh trả lời cho đề toán nêu.
	+ Giới thiệu cho học sinh tên gọi và ký hiệu của phép tính.
"Một thêm một bằng hai" ta viết như sau: 1 + 1 = 2
+ Giáo viên giới thiệu dấu +, phép cộng.
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc, cách viết phép tính cộng: 
1 + 1 = 2.
+Hướng dẫn học sinh chọn các số, dấu, lập phép tính: 1 + 1 = 2.
b) Giới thiệu phép cộng 2 + 1 = 3, 1 + 2 = 3
- Giới thiệu hình vẽ (mô hình) gồm 3 hình vuông.
+ Quan sát hình vẽ (mô hình) nêu đề toán. (Hai hình vuông thêm một hình vuông là mấy hình vuông ?)
+ Trả lời đề toán vừa nêu.
+ Chọn các số và dấu lập phép tính ứng với đề toán vừa nêu: 2 + 1 = 3
- Giáo viên yêu cầu học sinh: Vẫn sử dụng hình vẽ (mô hình) 3 hình vuông đó: Hãy nêu đề toán khác ứng với mô hình. (Một hình vuông thêm hai hình vuông là mấy hình vuông ?)
+ Chọn các số và dấu lập phép tính cộng ứng với đề toán vừa nêu:
1 + 2 = 3.
2) Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trừ trong phạm vi 4
a) Giới thiệu phép cộng 3 + 1 = 4, 1 + 3 = 4
- Giới thiệu hình vẽ (mô hình) gồm 4 hình vuông.
+ Yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét:
Phía bên trái có mấy hình vuông ? 
Phía bên phải có mấy hình vuông ? 
Tất cả có mấy hình vuông ?
+ Yêu cầu học sinh nêu đề toán ứng với hình vẽ (mô hình) trên ?
(Có ba hình vuông, thêm một hình vuông là mấy hình vuông?)
+ Yêu cầu học sinh trả lời cho đề toán vừa nêu.
+ Yêu cầu học sinh chọn các số, dấu lập phép tính ứng với hình vẽ 3 + 1 = 4
- Giáo viên yêu cầu học sinh căn cứ vào hình vẽ (mô hình) trên nêu đề toán khác ứng với mô hình (Có một hình vuông, thêm ba hình vuông nữa là mấy hình vuông?)
+ Yêu cầu học sinh chọn các số và dấu lập phép tính ứng với đề toán vừa nêu: 1 + 3 = 4.
3) Dạy phép cộng trong phạm vi 5
Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 5.
a) Giới thiệu phép cộng 4 + 1 = 5, 1 + 4 = 5
- Giáo viên giới thiệu hình vẽ gồm 5 con cá.
Yêu cầu học sinh:
+ Quan sát hình vẽ (mô hình) nêu đề toán ứng với hình vẽ.
(Có bốn con cá thêm một con nữa là mấy con cá ?)
+ Yêu cầu học sinh chọn các số và dấu lập phép tính ứng với đề toán vừa nêu: 4 + 1 = 5.
- Giáo viên yêu cầu học sinh căn cứ vào hình vẽ (mô hình) 5 con cá trên: Nêu đề toán khác ứng với hình vẽ (mô hình). (Có một con cá, thêm bốn con cá là mấy con cá ?)
+ Yêu cầu học sinh chọn các số và dấu lập phép tính: 1 + 4 = 5
- Sau khi giới thiệu xong các phép trừ trong phạm vi 3. Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết bước đầu về mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
2) Dạy phép trừ trong phạm vi 4
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thành lập các phép tính trừ:
	4 - 1 = 3
	4 - 2 = 2
	4 - 3 = 1
- Lập mỗi phép trừ đều tiến hành theo 3 bước tương tự như phép trừ trong phạm vi 3. Khuyến khích hướng dẫn học sinh tự nêu vấn đè (bài toán) tự giải bài toán bằng phép tính thích hợp.
3) Dạy phép trừ trong phạm vi 5
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thành lập các phép tính trừ:
5 - 3 = 2
	5 - 4 = 1
5 - 1 = 4
	5 - 2 = 3
- Lập phép trừ 5 - 1 - 4; 5 - 2 = 3 giáo viên hướng dẫn theo 3 bước như dạy phép trừ trong phạm vi 3.
- Lập phép trừ 5 - 3 = 2: Giáo viên thay đổi hình thức tổ chức dạy học bằng cách:
+ Giới thiệu hình vẽ rồi yêu cầu học sinh nêu phép tính ứng với hình vẽ.
+ Vì sao em nêu được phép tính đó ?
- Lập phép tính 5 - 4 = 1: Giáo viên tiến hành như sau:
+ Giới thiệu hình vẽ rồi yêu cầu học sinh viết phép tính thích hợp với hình vẽ.
+ Vì sao em viết được phép tính đó ?
* Dạy các phép cộng, trừ trong phạm vi 6, 7, 8, 9 , 10.
B- Dạy các phép cộng trong phạm vi 6, 7, 8, 9 , 10.
1) Dạy phép cộng trong phạm vi 6
Hướng dẫn học sinh thành lập các phép cộng trong phạm vi 6.
a) Hướng dẫn học sinh lập phép tính 5 + 1 = 6, 1 + 5 = 6
+ Vì sao em lập được các phép trừ đó ?
- Giới thiệu hình vẽ (mô hình) gồm 6 hình tam giác
+ Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ, nhận xét: Bên phải (bên trái) hình vẽ có mấy hình tam giác ?
+ Yêu cầu học sinh nêu đề toán ứng với hình vẽ. (Có năm hình tam giác, thêm một hình tam giác là mấy hình tam giác ?)
+ Yêu cầu học sinh chọn các số và dấu lập phép tính: 5 + 1 = 6
- Giáo viên yêu cầu nêu đề toán khác ứng với hình vẽ 6 hình tam giác.
+ Yêu cầu học sinh chọn các số và dấu làm phép tính: 1+ 5 = 6
b) Hướng dẫn học sinh lập các phép tính: 4 + 2 = 6; 2 + 4 = 6
- Giáo viên giới thiệu hình vẽ ( mô hình) gồm 6 hình tròn.
- Quan sát hình vẽ, lập các phép tính ứng với hình vẽ:
	4 + 2 = 6
	2 + 4 = 6
+ Vì sao em lập được phép tính đó ?
c) Hướng dẫn học sinh lập các phép tính: 3 + 3 = 6
- Giáo viên giới thiệu hình vẽ (mô hình) gồm 6 hình vuông.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu các phép tính ứng với mỗi hình vẽ: 3 + 3 = 6.
+ Vì sao em nêu được các phép tính 3 + 3 = 6.
2) Dạy phép cộng trong phạm vi 7
a) Hướng dẫn học sinh lập các phép tính: 6 + 1 = 7; 1 + 6 = 7
- Giáo viên giới thiệu hình vẽ (mô hình) gồm 7 hình tam giác.
+ Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ, nêu bài toán.
+ Chọn các số và dấu lập phép tính: 6 + 1 = 7; 1 + 6 = 7
+ Vì sao em lập được phép tính: 6 + 1 = 7; 1 + 6 = 7.
- Giáo viên giới thiệu hình vẽ (mô hình) gồm 7 hình vuông.
+ Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ, lập các phép tính cộng ứng với hình vẽ: 5 + 2 = 7; 2 + 5 = 7.
+ Vì sao em lập được các phép tính đó ?
- Giáo viên giới thiệu hình vẽ (mô hình) gồm 7 hình tròn.
 + Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ, lập các phép tính cộng ứng với hình vẽ: 4 + 3 = 7; 3 + 4 =7.
+ Vì sao em lập được phép tính: 4 + 3 = 7; 3 + 4 = 7 ?
3) Dạy phép cộng trong phạm vi 8; 9; 10
Quy trình tương tự như dạy phép cộng trong phạm vi 6; 7.
a) Giáo viên giới thiệu hình vẽ (mô hình) gồm 8 (9; 10) hình vuông.
- Yêu cầu học sinh quan sát, lập phép cộng ứng với hình vẽ.
- Yêu cầu học sinh chọn các số và dấu lập 2 phép cộng ứng với hình vẽ.
b) Giáo viên giới thiệu hình vẽ (mô hình) gồm 8 (9; 10) bông hoa.
- Yêu cầu học sinh quan sát, lập phép cộng ứng với hình vẽ.
- Vì sao em lập được các phép cộng đó ?
c) Giáo viên giới thiệu tiếp hình vẽ (mô hình) gồm 8 (9; 10) ngôi sao.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ, nêu các phép tính cộng ứng với hình vẽ.
- Vì sao em lập được các phép cộng đó ?
d) Giáo viên giới thiệu tiếp hình vẽ (mô hình) gồm 8 (9; 10) hình tròn.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ, viết các phép tính cộng ứng với hình vẽ vào bảng con (một học sinh lên bảng viết các phép cộng).
- Vì sao em lập được các phép tính đó ?
Qúa trình hình thành các phép tính cộng trong phạm vi 10 nếu giáo viên biết cách tổ chức, thay đổi các hình thức tổ chức dạy học để học sinh tự tìm ra kiến thức, các em sẽ thấy hứng thú học tập hơn, tiết học trở nên nhẹ nhàng và học sinh nắm kiến thức sâu hơn.
C- Dạy các phép trừ trong phạm vi 6, 7, 8, 9, 10
- Hình thức tổ chức học sinh lập các phép trừ trong phạm vi 6, 7, 8, 9, 10 tương tự như dạy các phép cộng trong phạm vi 6, 7, 8, 9, 10.
- Chỉ khác là: Phép trừ là phép tính ngược của phép cộng.
Hình vẽ (mô hình) để học sinh quan sát, nêu đề toán cần thể hiện các phần tử của một tập hợp: Vì bản chất của phép trừ là đi tìm phần bù của một tập hợp.
	- Trong tiết học: Học sinh chủ động nắm kiến thức thông qua các hoạt động học tập của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Do đó việc thay đổi các hình thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh để lập các phép tính cộng, 
trừ trong phạm vi 10 bằng nhiều hình thức khác nhau là rất cần thiết và nên thực hiện để tiết học nhẹ nhàng hơn mà học sinh lại tiếp thu được kiến thức mới thuận tiện hơn.
Sau hoạt động hướng dẫn học sinh lập được các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 10 giáo viên cần luyện cho học sinh đọc và ghi nhớ các bảng cộng, trừ trong phạm vi 10. Từ đó học sinh vận dụng kiến thức mới vừa học vào thực hành, luyện tập.
4.4 - Hình thức tổ chức hướng dẫn học sinh thực hành – luyện tập
Phần thực hành thường được gắn liền sau phần hình thành kiến thức mới ở các tiết toán lớp 1. Những bài tập thực hành nhằm luyện kỹ năng làm tính, kỹ năng tính toán cho học sinh.
Trong quá trình học tập: Học sinh tự tìm ra kiến thức rồi áp dụng kiến thức vào thực hành. Ngược lại, những bài tập thực hành giúp học sinh khắc sâu kiến thức. Vậy nên khi hướng dẫn học sinh phần thực hành giáo viên cần sử dụng nhiều hình thức để trong khoảng thời gian nhất định của tiết học học sinh cần phải giải quyết hết các bài tập trong bài học.
- Các hình thức tổ chức học sinh làm bài tập thực hành:
+ Học sinh thực hiện trên bảng con: Viết phép cộng, trừ theo hàng ngang, cột dọc.
+ Học sinh tính nhẩm.
+ Học sinh lên bảng làm bài (Học sinh dưới lớp tính nhẩm, nhận xét).
+ Học sinh thực hành làm bài trong sách giáo khoa (Học kỳ 1)
+ Học sinh thực hành làm bài tập vào vở ô ly (Học kỳ 2).
- Khi học sinh làm xong bài tập trong sách giáo khoa hoặc trong vở ô ly, giáo viên có thể yêu cầu học sinh đổi vở cho nhau theo cặp để các em tự kiểm tra kết quả bài làm của bạn, nhằm giúp học sinh tự đánh giá được kiến thức của bạn.
	Tuỳ theo trình độ học sinh của lớp mà giáo viên áp dụng các hình thức tổ chức giúp các em giải quyết hết các bài tập theo yêu cầu của bài học.
*Bài soạn: Tiết 58: Phép cộng trong phạm vi 10
A - MỤC TIÊU: HỌC SINH THÀNH LẬP VÀ GHI NHỚ BẢNG CỘNG TRONG PHẠM VI 10
- Học sinh biết làm tính cộng trong phạm vi 10.
- Học sinh có ý thức chăm chỉ học tập để thuộc bảng cộng trong phạm vi 10 và làm tính cộng nhanh, đúng.
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên: Mô hình 10 hình vuông, 10 hình tròn, 10 hình tam giác, 10 quả táo, 10 bông hoa, sách giáo khoa, bảng phụ, que chỉ.
- Học sinh: Bảng con, sách giáo khoa, bộ đồ dùng học toán thực hành.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Kiểm tra bài cũ: Hai học sinh lên bảng làm bài:
	8 + 1 = 	9 - 2 =
	9 - 4 = 	6 + 3 =
- Học sinh ở dưới lớp đọc thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 9 (2 - 3 học sinh)
2. Bài mới:
1) Hình thành và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 10
a) Hình thành bảng cộng trong phạm vi 10
- Giáo viên giới thiệu mô hình gồm 10 hình vuông:
Lập phép tính: 9 + 1 = 10; 1 + 9 = 10
+ Quan sát mô hình, nêu đề toán.
+ Chọn các số và dấu lập các phép cộng ứng với mô hình.
+ Đọc các phép tính lập được
- Học sinh quan sát hình vẽ, nêu đề toán rồi chọn các số và dấu lập các phép cộng tương ứng.
- Giáo viên giới thiệu mô hình gồm 10 hình tròn:
Lập phép tính: 8 + 2 = 10; 2 + 8 = 10
+ Quan sát mô hình, nêu đề toán.
+ Chọn các số và dấu lập các phép tính cộng.
+ Đọc các phép tính.
- Học sinh quan sát hình vẽ làm tương tự.
- Giáo viên giới thiệu mô hình gồm 10 hình tam giác:
Lập phép tính: 7 + 3 = 10; 3 + 7 = 10
+ Quan sát mô hình, lập các phép cộng ứng với mô hình.
+ Đọc các phép cộng vừa lập được.
+ Vì sao em lập được phép tính đó?
- Học sinh quan sát hình vẽ nêu các phép tính rồi giải thích cách làm.
- Giáo viên giới thiệu mô hình gồm 10 quả táo:
Lập phép tính: 6 + 4 = 10; 4 + 6 = 10
+ Quan sát mô hình, nêu các phép tính ứng với mô hình.
+ Vì sao em nêu được phép tính 6 + 4 = 10 ? 
	 4 + 6 = 10 ?
+ Đọc các phép tính.
- Học sinh quan sát hình vẽ nêu các phép tính rồi giải thích cách làm.
- Giáo viên sử dụng mô hình g

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot_phep_cong_tru_tr.doc
Giáo án liên quan