Kế hoạch hoạt động tuần 13 - Chủ đề nhánh 1: Gia cầm

I/Yêu cầu

- Kiến thức: Trẻ biết bật liên tục bằng 2 chân qua các vòng ( CS 1)

- Kỉ năng: Phát triển khả năng khéo léo cho trẻ.

- Giáo dục: ý thức khi tham gia trò chơi.

II/Chuẩn bị

-Vòng thể dục

* Phương pháp: quan sát, thực hành, làm mẩu, đàm thoại.

III/Tiến hành

 

doc15 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 766 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch hoạt động tuần 13 - Chủ đề nhánh 1: Gia cầm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 13
Chủ đề nhánh 1: Gia Cầm
I/Yêu cầu
-Trẻ tìm hiểu,khám phá về tên gọi,đặc điểm nổi bật,nơi sống của một loại gia cầm gần gũi,lợi ích củng như tác hại của chúng đối với con người.
-Phát triển khả năng học hỏi hiểu biết của trẻ,óc quan sát khả năng phán đoán.
-Yêu quí các loại gia cầm,biết cách bảo vệ chúng.
II/Kế hoạch tuần
Thứ,ngày
 Hoạt động
Thứ hai (23/11/2015)
Thứ ba (24/11/2015)
Thứ tư (25/11/2015)
Thứ năm (26/11/2015)
Thứ sáu (27/11/2015)
Đón trẻ, trò 
chuyện, thể 
dục sáng, điểm danh
- Đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ để đồ dùng cá nhân vào đúng nơi quy định, trò chuyện với trẻ về những bức tranh vẽ trường mẫu giáo, gắn tranh lên các góc, giới thiệu về chủ đề: Trường mẫu giáo của bé.
- Nhắc trẻ mang đồ dùng đồ chơi mà trẻ sáng tạo hoặc tự tạo mang về các góc chơi.
- Trẻ ra sân đi các kiểu đi thành vòng tròn chạy nhanh, châm, sau đó về 3 hàng ngang tập BT thể dục sáng.
-Động tác hô hấp:Thổi nơ bay	
-Động tác tay-vai:Hai tay đưa ra trước,lên cao,sang ngang.
-Động tác bụng-lườn:Hai tay đưa lên cao cúi gập người về trước.
-Động tác chân:Ngồi xổm đứng lên ngồi xuống liên tục.
-Động tác bật nhảy:Nhảy tại chổ.
Hoạt động có chủ đích
Phát triển thể chất:Bật liên tục qua 5 vòng ( CS 1)
Phát triển nhận thức: Tìm hiểu 1 số loại gia cầm 
Phát triển thẩm mỹ:vẽ gà trống.
Phát triển nhận thức:so sánh,mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 7(CS 105)
Phát triển ngôn ngữ:thơ “Mèo đi câu cá”
Phát triển thẩm mỹ:Hát “Một con vịt”
Nghe:đàn gà trong sân
VĐ:vỗ tay theo tiết tấu chậm
Hoạt động ngoài trời
*Thứ 2,3:Trò chuyện về con vật nuôi trong gia đình
*Thứ 4,5,6:Quan sát con vật nuôi trong gia đình
I/Yêu cầu	
-Trẻ biết gọi tên,đặc điểm những con vật nuôi trong gia đình.
-Biết được lợi ích của chúng.
-Bảo vệ và chăm sóc chúng..
II/Chuẩn bị
-Mô hình con vật nuôi trong gia đình.
III/Tiến hành
*Thứ 2,3:Trò chuyện về con vật nuôi trong gia đình
-Hát “gà trống,mèo con và cún con”
-Bài hát có những con vật nào?
-Những con vật này được nuôi ở đâu?
-Thức ăn của chúng là gì?
-Chúng có lợi hay có hại?
-Các con bảo vệ chúng như thế nào?
*Thứ 4,5,6:Quan sát con vật nuôi trong gia đình
-Đọc thơ “mèo đi câu cá”
-Cô đọc cho các con nghe bài thơ nói về con gì?
-Con mèo được nuôi ở đâu?
-Ngoài con mèo ra con còn biết con vậ nào được nuôi trong gia đình nữa không?
-Cho trẻ quan sát từng con và nói đặc điểm của chúng.
-Tóm ý giáo dụ trẻ bảo vệ chăm sóc chúng.
IV/Trò chơi vận động
-Trò chơi:Mèo đuổi chuột	
-Cô nói luật chơi,cách chơi cho trẻ chơi.
V/Chơi tự do
-Cho trẻ chơi tự do cô quan sát và chú an toàn cho trẻ khi chơi
Hoạt động góc
*Phân vai:bác sĩ thú y
*Xây dựng:xây trang trại
*Học tập:tô màu tranh con vật sống trong gia đình
I/Yêu cầu
-Cho trẻ chọn vai chơi tùy ý.	
-Có ý thức chơi cùng bạn, không tranh giành, quăng ném đồ chơi với bạn, không la hét khi chơi.
-Trẻ yêu cái đẹp thích tạo ra cái đẹp.
- Qua hoạt động giúp trẻ giao tiêp tự tin hơn.
- Phát triển cơ tay, phối hợp tốt các giác quan.
II/chuẩn bị	
-Đồ dùng,đồ chơi phục vụ cho tất cã các góc chơi.
III/Tiến hành
A/Thõa thuận trước khi chơi.
*Phân vai:bác sĩ thú y
-Ai sẽ là bác sĩ?
-Trang phục của bác sĩ như thế nào?
-Bác sĩ làm công việc gì?
-Dụng cụ của bác sĩ là gì?
-Khi những con vật bệnh thì nhờ đến ai?
-Vậy phãi nhớ ơn bác sĩ không?
*Xây dựng:xây trang trại
-Xây trang trại như thế nào?
-To hay nhỏ?xây ở đâu?
-Bao nhiêu bạn xây?
-Xây như thế nào?
-Cần những nguyên vật liệu gì để xây?
-Cần những dụng cụ?
-Xây trang trại này dùng để làm gì?
*Học tập:tô màu tranh con vật sống trong gia đình
-cho trẻ quan sát bức tranh sẽ tô?
-Trong tranh có những con vật nào?
-Những con vật này được nuôi ở đâu?
-Nếu được tô màu chúng thì các con sẽ tô như thế nào?
-Dùng màu gì để tô?
-Tô xong các con sẽ làm gì?
B/Quá trình chơi
-Khi chơi giáo viên phải hướng cho trẻ chơi đúng góc.
-Trẻ phân chia được các vai chơi một cách hợp lí.
-Trẻ không tranh dành đồ chơi,vai chơi.	
C/Nhận xét sau khi chơi	
-Trẻ chơi đúng vai,đúng góc.
-Qua hoạt động góc cháu biết được một số nghề trong xã hội.
-Trẻ biết giữ trật tự và thể hiện vai chơi một cách rỏ ràng
Hoạt động 
cuối buổi
-Nhắc nhở trẻ nội qui của lớp,rèn 1 số kỷ năng cho trẻ.
-Cho trẻ hát “Cã tuần đều ngoan”
-Cho trẻ tự nhận xét hôm nay có ngoan không?
-Vệ sinh cá nhân cho trẻ
-Cô nêu gương,cho trẻ cắm cờ
-Trả trẻ tận tay phụ huynh.
Hoạt động chiều
Hoạt động cuối buổi
-Đón trẻ, điểm danh.
-Trò chuyện với trẻ về đặc điểm động vật nuôi trong gia đình
-Bình cờ.
-Vệ sinh,trả trẻ.
-Đón trẻ, điểm danh.
-Cho trẻ tập vẽ gà trống
-Bình cờ.
-Vệ sinh,trả trẻ.
-Đón trẻ, điểm danh.
-Làm quen bài thơ “mèo đi câu cá”
-Ss mối quan hệ hơn kém tr phạm vi 7
-Bình cờ.Vệ sinh,trả trẻ.
-Đón trẻ, điểm danh.
-Dạy tiết còn lại:Đề tài:Thơ “Mèo đi câu cá”
-Bình cờ.Vệ sinh,trả trẻ
Thứ hai, ngày 23 tháng 11 năm 2015
A/ĐÓN TRẺ-TRÒ CHUYỆN-THỂ DỤC-ĐIỂM DANH (7h30-8h)
 B/HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH (8h-8h35)
Lĩnh vực:Phát triển thể chất
Đề tài:Bật liên tục qua 5 vòng
I/Yêu cầu
- Kiến thức: Trẻ biết bật liên tục bằng 2 chân qua các vòng ( CS 1)
- Kỉ năng: Phát triển khả năng khéo léo cho trẻ.
- Giáo dục: ý thức khi tham gia trò chơi.
II/Chuẩn bị
-Vòng thể dục
* Phương pháp: quan sát, thực hành, làm mẩu, đàm thoại.
III/Tiến hành
Hoat động của cô
Hoạt động của trẻ
1/Hoạt động 1:Khởi động
-Cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi,đi thường,đi khiểng gót,đi thường,đi bằng mũi bàn chân,chạy chậm,chạy nhanh,làm máy bay bay nhẹ nhàng về chổ tập BTPTC.
2/Hoạt động 2:Trọng động
a. Bài tập phát triển chung:
 Cho trẻ xếp thành 3 hàng ngang và tập BTPTC
-Động tác tay - vai: Hai tay giang ngang gặp khuỷu tay lên vai.(2l/8n)
- Động tác chân: Ngồi khuỷu gối 2 tay đưa ra trước. (4l/8n) 
 -Động tác bụng- lườn: Cúi gặp người về phía trước tay chạm gót chân. (2l/8n)
- Động tác bật: Bật tại chỗ theo nhịp đếm của cô khoảng 10 lần.
- Cho trẻ trở về 2 hàng ngang đối diện nhau.
b. Vận động cơ bản:
-Lớp hát cùng cô “gà trống,mèo con và cún con”và về ngồi thành hai hàng đối diện.
-Nhìn xem trước mặt các con có gì?
-Đếm cùng cô xem có bao nhieu cái vòng?
-À với nhũng vòng này hôm nay cô dạy cho các con 1 vận động thể dục “bật liên tục qua 5 vòng”
-Lớp nhắc lại tên vận động cùng cô.
-Cô mời trẻ lên thực hiện mẫu
-Trẻ thực hiện lại lần 2 kết hợp lời giải thích của cô.
-Hai tay chống hông đứng trước vạch chuẩn,khi có hiệu lệnh của cô các con bật liên tục hai chân vào vóng thứ nhất chạm đất bằng 2 bàn chân và tiếp tục bật vào các vòng còn lại.
-Cho lần lượt từng trẻ lên thực hiện.
-Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
-gọi trẻ yếu lên thực hiện lại
-Mời cháu khá lên thực hiện
c/Trò chơi
-Trò chơi “mèo đuổi chuột
-Cô nói luật chơi,cách chơi cho trẻ chơi vài lần.
3/Hoạt động 3:hồi tĩnh
-Cho trẻ đi nhẹ nhàng hít thở sâu.
*HĐNT:Hát 1 con vịt ra ngoài
-Trẻ thực hiện
-Trẻ thực hiện các động tác theo hiệu lệnh của cô
-Có vòng
-5 cái vòng
-Trẻ thực hiện
-Trẻ chơi
C/HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: (8h35-9h15)
 -Thực hiện như kế hoạch tuần
 D/HOẠT ĐỘNG GÓC : (9h15-10h15)
 -Thực hiện như kế hoạch tuần	
 E/HOẠT ĐỘNG CUỐI BUỔI: (10h15-10h30)
 -Thực hiện như kế hoạch tuần
 F/HOẠT ĐỘNG CHIỀU: (13h30-16h30)
-Đón trẻ, điểm danh.
-Trò chuyện với trẻ về một số loại gia cầm.
-Tên gọi,đặc điểm,thức ăn của chúng
-Lợi ích của chúng,cách chăm sóc,bảo vệ
-Bình cờ.
-Vệ sinh,trả trẻ.
Thứ ba,ngày 24 tháng 11 năm 2015
A/ĐÓN TRẺ-TRÒ CHUYỆN-THỂ DỤC-ĐIỂM DANH (7h30-8h)
 B/HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH (8h-8h35)
Lĩnh vực:Phát triển nhận thức
Đề tài: trò chuyện về một số loại gia cầm
I/Yêu cầu 
-KT: Trẻ gọi tên,nói được đăc điểm của các loại gia cầm.
-KN: Phát triển khả năng quan sát,óc sang tạo của trẻ.
-Giáo dục: trẻ yêu quí,bảo vệ chúng,chăm sóc chúng.
II/Chuẩn bị
-Hình ảnh: con gà, con vịt, chim bồ câu
* Phương pháp: quan sát, thực hành,đàm thoại.
III/Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1/Hoạt động 1:gây hứng thú
-Hát “gà trống mèo con và cún con”
-Các con vừa hát bài hát gì?
-Trong bài hát có những con vật nào?
-Cho trẻ bắt trước tiếng kêu của các con vật.	
2/Hoạt động 2:Trò chuyện về một số loại gia cầm
-Trò chơi”nghe tiếng kêu đoán tên con vật”
-Cho trẻ đoán xem đó là con gì?
-Cho trẻ xem tranh con vịt
-Cho trẻ thảo luận và nói về đặc điểm của con vịt.
-Nhà bạn nào có nuôi vịt.
-Nuôi vịt để làm gì?
-Vịt ăn gì?
-Dáng đi của vịt như thế nào?cho trẻ bắt trước đang đi của con vịt.
-Vịt thuộc nhóm gì?
-Cô tóm ý giáo dục trẻ.
Cô cho trẻ xem tranh con gà
-Cho trẻ thảo luận và nói về đặc điểm của con gà.
-Con gà có đặc điểm gì
-Nuôi gà để làm gì?
-Vịt ăn gì?
-Dáng đi của gà như thế nào?cho trẻ bắt trước tiếng gáy của con gà.
-Gà thuộc nhóm gì?
-Cô tóm ý giáo dục trẻ.
-Con vịt và con gà giống nhau ở điểm nào
-giống nhau:Đều là gia cầm, ăn cơm, ăn cá
-Khác nhau ở điểm nào?
-Khác nhau: con gà chân không có màng bơi, con vịt màng bơi.
-Cô tóm ý giáo dục trẻ.
-Ở đây cô có tranh gì nữa?
-Vậy cc thấy chim bồ câu có đặc điểm gì?
-Cô tóm ý: chim bồ câu có: 2 cánh, 2 chân,có đầu, có mắt, có đuôi,.
-Ngoài những con này ra thì các con còn biết con vật nào là gia cầm nữa?
3/Hoạt động 3:Trò chơi
-Tạo dáng:cho trẻ bắt trươc dáng của các con vật.
-Trò chơi:kể nhanh về con vật nhà trẻ
-Mổi nhóm sẽ được phát tranh về các con vật khi cô nói đến con vật nào thì trẻ chọn và giơ lên trẻ sẽ kể về con vật đó cho lớp và cô cùng nghe nếu có thể trẻ bắt trước tiếng kêu của con vật.
*HĐNT:vẽ đàn gà.
-Trẻ hát
-Mèo,chó,gà trống
-Trẻ chơi
-ăn thịt
-ăn lúa
-Trẻ bắt trước
-Gia cầm
-Có đầu,2 chân có mắt có đuôi
-Ăn thịt
-Ăn cơm,ăn cá
-Gia cầm
-Cho gà ăn không đánh gà 
-Trẻ trả lời
-chim bồ câu
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời theo hiểu biết của trẻ
-Trẻ chơi trò chơi
C/HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: (8h35-9h15)
 -Thực hiện như kế hoạch tuần
 D/HOẠT ĐỘNG GÓC : (9h15-10h15)
 -Thực hiện như kế hoạch tuần	
 E/HOẠT ĐỘNG CUỐI BUỔI: (10h15-10h30)
 -Thực hiện như kế hoạch tuần
 F/HOẠT ĐỘNG CHIỀU: (13h30-16h30)
- Đón trẻ, điểm danh.
- Cho trẻ tập vẽ đàn gà 
- Trò chuyện về một số loại gia cầm theo sự hiểu biết của trẻ.
- Bình cờ.
- Vệ sinh,trả trẻ
Thứ tư,ngày 25 tháng 11 năm 2015
A/ĐÓN TRẺ-TRÒ CHUYỆN-THỂ DỤC-ĐIỂM DANH (7h30-8h)
 B/HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH (8h-8h35)	
Lĩnh vực:Phát triển thẩm mỹ
Đề tài:Vẽ gà trống
I/Yêu cầu
-KT: Trẻ biết dùng các kỷ năng đã học để vẽ đàn gà.
-KN: Phối hợp các nét để tạo thành con gà.
-GD: Trẻ yêu quí các con vật nuôi trong gia đình,chăm sác chúng 1 cách cẩn thận (cs 39)
II/Chuẩn bị
-Tranh các con vật,mẫu vẽ của cô.
-Vở tạo hình cho trẻ,bút chì,màu.
* Phương pháp: quan sát, thực hành,đàm thoại.
III/Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1/Hoạt động 1:gây hứng thú
-Trò chơi :nghe âm thanh đoán tên con vật.(trẻ chơi đoán từ 3-4 con vật)
-Nhìn xem cô có tranh vẽ con gì?
-Vậy nhà các con có nuôi gà không?
-Con có giúp mẹ chăm sóc chúng không?
-Cô tóm ý,giáo dục trẻ chăm sóc và yêu quí chúng.
2/Hoạt động 2:Giới thiệu hướng dẩn trẻ thực hiện
-Cô mở nhạc đàn gà trong sân cho trẻ vận động
-Bài hát nói đến con gì?
-Cô có tranh vẽ gì?
-Cho trẻ thảo luận nhóm nói về tranh của cô.
-Tranh vẽ này được vẽ như thế nào?
-Tranh này có bao nhiêu con gà?
-Con gà có những bộ phận nào?
-Để vẽ được gà trống cô dùng những nét gì?
-Tranh của cô tô màu như thế nào?
-Các con có thích vẽ gà trống giống cô không?
-Vậy thì con dự định sẽ vẽ gà trống của mình như thế nào?
-Để vẽ được con gà trống thì con sẽ dùng những nét gì để vẽ?
-Vẽ con gà trống có bao nhiêu bộ phận?
-Con sẽ vẽ bộ phận nào trước?
-Vẽ con gà có mấy chân?
-Cô vẽ mẫu vừa vẽ vừa giải thích cách vẽ cho trẻ.
-Vậy thì hôm nay lớp mình sẽ cùng cô tổ chức 1 hội thi nhe!hội thi có tên “bé khéo tay”
-Hỏi trẻ cách cầm bút,tư thế ngồi
-Cho trẻ thực hiện.
-Cô quan sát giúp đở những trẻ gặp khó khăn.
3/Hoạt động 3:trưng bày sản phẩm
-Tập trung sản phẩm của trẻ lại
-Cho trẻ chọn sản phẩm trẻ thích và nhận xét.
-Hỏi trẻ vì sao thích sản phẩm của bạn?
-Cô chọn sản phẩm hoàn chỉnh và đẹp nận xét tuyen dương.
-Chọn sản phẩm chưa hòa chỉnh nhận xét động viên trẻ lần sau cố gắng nhiều hơn.
*HĐNT:Mang sản phẩm về góc.
-Trẻ chơi
-Con gà
-Trẻ trả lời
-Con gà
-Vẽ đẹp,vẽ con gà trống
-Trẻ đếm cùng cô
-Đầu,mình,chân,cánh
-Nét cong tròn,nét thẳng
-Tô màu đều,đẹp
-Dạ thích
-Trẻ kể
-Nét cong tròn,nét thẳng
-Đầu,mình,chân
-trẻ trả lời
-2 chân
-Trẻ chọn và nhận xét
-Cô chọn và nhận xét.
C/HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: (8h35-9h15)
 -Thực hiện như kế hoạch tuần
 D/HOẠT ĐỘNG GÓC : (9h15-10h15)
 -Thực hiện như kế hoạch tuần	
 E/HOẠT ĐỘNG CUỐI BUỔI: (10h15-10h30)
 -Thực hiện như kế hoạch tuần
 F/HOẠT ĐỘNG CHIỀU: (13h30-16h30)
-Đón trẻ, điểm danh.
-Làm quen bài thơ “mèo đi câu cá”
-So sánh mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 7
-Bình cờ.
-Vệ sinh,trả trẻ.
Thứ năm,ngày 26 tháng 11 năm 2015
A/ĐÓN TRẺ-TRÒ CHUYỆN-THỂ DỤC-ĐIỂM DANH (7h30-8h)
 B/HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH (8h-8h35)	
Lĩnh vực:Phát triển nhận thức
Đề tài:so sánh mối quan hệ hơn kem trong phạm vi 7
I/Mục đích yêu cầu :
- Trẻ biết thêm bớt tạo nhóm trong phạm vi 7( CS 105)
- Biết phân biệt con vật nuôi trong gia đình, dưới nước, trong rừng
- Giáo dục trẻ hứng thú tham gia hoạt động
II.Chuẩn bị :
- Mỗi trẻ có số lượng gà và mèo là 7
- Các con vật trong gia đình, trong rừng có số lượng là 7
- Thẻ số
* Phương pháp: đàm thoại, quan sát, thực hành, làm mẩu.
III.Hướng dẫn hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Gây hứng thú
 - Cho trẻ hát một con vịt
 - Trò chuyện về một số loại gia cầm
1/Hoạt động 1: ôn SL 7
-cô đặt nhiều nhóm đồ dùng có SL 6,7 quanh các góc lớp, cho trẻ đi tim nhóm đồ dùng có sl 7.
2/ Hoạt động 2: Nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 7
- Cho xuất hiện 7gà.
-Cho trẻ đếm số gà.
- Cho xuất hiện 6 con vịt
-Cho trẻ đếm số vịt.
- Đố các con có mấy con gà và mấy con vịt?
- Hai nhóm như thế nào với nhau?
 -Nhóm nào nhiều hơn?nhiều hơn mấy?
-Nhóm nào ít hơn?ít hơn mấy?
- Cho trẻ tự so sánh hai nhóm với nhau
- Có cách nào giúp bạn vịtcó số lượng bằng bạn gà và bằng 7 không nào?
- Hai con vịt đã đi ngũ mất rồi vậy thì còn lại mấy con vịt?
- Vậy phải làm sao để nhóm vịt bằng gà và bằng 7?
- Cứ tương tự như thế cô cho trẻ thêm, bớt các đối tượng vịt, gà để tạo nhóm số lượng là 7
3/Hoạt động 3: Thả gà, vịt, chim về chuồng
- Trẻ chia 3 đội mỗi đội 1 cái chuồng (chuồng 1 có 2 gà, chuồng 2 có 1vịt, chuồng 3 có 1 chim) yêu cầu mỗi đội hãy thả các con gà, vịt, chim vào chuồng sao cho số lượng ở mỗi chuồng là 7.
- Cô nhận xét
* HDTN: tô tranh 
Trẻ hát
 - Trẻ thực theo yêu cầu
Trẻ đáp cùng cô
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu.
- 6 con vịt 7 con gà
- Không bằng nhau
-Gà nhiều hơn nhiều hơn 1.
- Vịt ít hơn,ít hơn 1.
- Thêm 1 con vịt nữa.
- Còn lại 6
-Thêm 2 con nữa..
- Trẻ thực hiện các hoạt động theo yêu cầu
C/HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: (8h35-9h15)
 -Thực hiện như kế hoạch tuần
 D/HOẠT ĐỘNG GÓC : (9h15-10h15)
 -Thực hiện như kế hoạch tuần	
 E/HOẠT ĐỘNG CUỐI BUỔI: (10h15-10h30)
 -Thực hiện như kế hoạch tuần
 F/HOẠT ĐỘNG CHIỀU: (13h30-16h30)
-Đón trẻ, điểm danh.
-Dạy tiết còn lại
Lĩnh vực:Phát triển ngôn ngữ
Đề tài:Thơ “Đàn gà con”
I/Yêu cầu
-KT: Trẻ thuộc và hiểu nội dung bài thơ ( CS 64)
-KN: Phát triển vốn từ cho trẻ 
-GD: trẻ tính siêng năng không ỷ lại
II/Chuẩn bị
-Bài thơ,tranh con gà
* Phương pháp: quan sát, đàm thoại, thực hành.
III/Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1/Hoạt động 1:Gây hứng thú
-Cho trẻ tham quan các con vật nuôi trong gia đình.
-Gia đình bạn búp bê có nuôi những con vật nào?
-Những con vật này được nuôi ở đâu?
-Ngoài nhũng con vật này ra con còn biết con vật nào được nuôi trong gia đình nữa?
2/Hoạt động 2:Dạy trẻ đọc diễn cảm bài thơ
a/Trẻ đọc thơ cùng cô
-Cô củng có 1 bài thơ nói về 1 con vật sống trong gia đình các con có biết bài thơ gì không?
-Trẻ đọc cùng co bài thơ.
-Giới thiệu tên bài thơ,tên tác giả.
-Cô cùng trẻ đọc diễn cảm lần 2.
b/Tìm hiểu nội dung bài thơ
-Cô và các con vừa đọc bài thơ gì?
-Do ai sáng tác?
-Bài thơ nói về ai?
-Mèo anh và mèo em cùng đi đâu?
-Thế mèo anh có câu được cá không?tại sao mèo anh lại không câu được cá?
-Đoạn thơ nào nói lên điều đó?(trích 10 câu đầu?
-Thế mèo em có câu được cá như mèo anh nghỉ không?
-Tại sau mèo em không câu được cá?
-Đoạn thơ nào nói lên điều đó?(trích 8 câu tiếp theo)
-Thế khi nào thì 2 anh em mèo mới về nhà?
-Và chuyện gì đã xãy ra?
-Trích 8 câu cuối.
-Nếu con là 2 anh em mèo con sẽ làm gì?
-Cô tóm ý,giáo dục trẻ.
c/Trẻ đọc diễn cảm bài thơ
-Tổ,nhóm,cá nhân đọc thơ.
-Lớp đọc 
-Cho trẻ đọc tên bài thơ
-Tìm chữ cái học rồi
3/Hoạt động 3:Trò chơi
-Giả tiếng kêu của các con vật theo yêu cầu của cô cho trẻ chơi 3-4 lần.
*HĐNT:bắt trước dáng đi của các con vật đi ra ngoài.
-Trẻ trả lời
-Trong gia đình
-Trẻ kể
-Trẻ đọc cùng cô
-Mèo đi câu cá,
-sáng tác Thái Hoàng Linh
-Anh em mèo
-Câu cá
-Không mèo anh mê ngủ,lười biến
-Trẻ đọc
-Không
-Mê chơi
-Khi ông mặt trời xuống núi đi ngủ
-2 anh em mèo không có gì ăn
-Không lười biến và không ỷ lại vào người khác
-Trẻ chơi trò chơi
-Chơi tự do
-Bình cờ, vệ sinh, trả trẻ.
Thứ sáu,ngày 27 tháng 11 năm 2015
A/ĐÓN TRẺ-TRÒ CHUYỆN-THỂ DỤC-ĐIỂM DANH (7h30-8h)
 B/HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH (8h-8h35)	
Lĩnh vực:Phát triển thẩm mỹ
Đề tài:Hát “một con vịt”
Nghe:đàn gà trong sân
VĐ:vỗ tay theo tiết tấu chậm
I/Yêu cầu
-KT: Trẻ hát đúng giai điệu bài hát,thuộc lời bài hát (cs 100).
-KN: trẻ biết vận động phù hợp với bài hát
-Giáo dục trẻ yêu thương và chăm sóc các loại gia cầm.
II/Chuẩn bị
-Trống lắc
* Phương pháp: đàm thoại, thực hành, làm mẩu.
III/Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1/Hoạt động 1:Gây hứng thú
- Hát : “ con gà trống”
-Bài hát nói đến con gì?
-Gà được nuôi ở đâu?
-Gà ăn gì?
-Người ta nuôi gà để làm gì? 
-Gà là loại vật nuôi nào?
-Ngoài gà ra cc còn biết loài gia cầm nào nửa không?
-Cô củng có bài hát nói về con vịt các con biết bài hát gì không?
2/Hoạt động 2:Dạy hát
a/Dạy hát
-Cô hát cùng với trẻ nghe lần 1
-Hát với trẻ lần 2 giới thiệu tên bài hát tên tác giả.
b/Vận động
-Bài hát này rất hay nếu được vận động thì bài hát trở nên sinh động hơn đó các con.
-Theo các con bài hát này mình sẽ vận động gì?
-Cho trẻ thực hiện vận động mà trẻ thích..
-Nảy giờ cô thấy các con kết hợp rất nhiều vận động nhưng theo cô bài hát này nếu vận động theo tiết tầu chậm thì thích hợp hơn.
-Cô vận động cùng với trẻ theo tiết tấu chậm..
-Cho lớp hát và vận động
-Tổ,nhóm,cá nhân hát và vận động.
-Lớp hát và vận động laị 1 lần.
c/Nghe hát
-Cô thấy các con học rất giỏi nên cô sẽ tặng cho các con bài hát “đàn gà trong sân”
-Cô mở nhạc cho trẻ nghe.
-Cho trẻ nghe lần 2 và cùng vận động theo giai điệu của bài hát.
3/ Kết thúc: 
-Làm đàn vịt đi ra ngoài.
-Con gà
-Gia đình
-Ăn cá, cơm
-Ăn thịt
-Gia cầm
-Trẻ trả lời
-Hát cùng cô
-Trẻ vận động
-Trẻ vận động cùng cô
-Vận động theo giai điệu bài hát
C/HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: (8h35-9h15)
 -Thực hiện như kế hoạch tuần
 D/HOẠT ĐỘNG GÓC : (9h15-10h15)
 -Thực hiện như kế hoạch tuần	
 E/HOẠT ĐỘNG CUỐI BUỔI: (10h15-10h30)
Thực hiện như kế hoạch tuần
 *Bình cờ cuối tuần
-Cho trẻ hát “Đi học về”	
-Gọi trẻ lên nhắc lại tiêu chuẩn bé ngoan đầu tuần.
-Cô nhận xét.
-Cô nhắc lại tiêu chuẩn bé ngoan tuyên dương những trẻ ngoan trong tuần.
-Vệ sinh cá nhân cho trẻ
-Dặn dò trẻ những công việc sắp làm trong tuần mới
-Bình cờ và trả trẻ.
KÝ DUYỆT TUẦN 13
..

File đính kèm:

  • docgiao_an_dong_vat.doc
Giáo án liên quan