SKKN Kinh nghiệm triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào nhà trường góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và quản lý

Phải có nguồn lực tài chính thì mới có thể thực hiện được. Các nguồn lực tài chính có thể khai thác huy động được là: nguồn thu của nhà trường, nguồn XHHGD của phụ huynh hoặc các nhà hảo tâm đóng góp, ngân sách giáo dục, khoa học của phường-xã, huyện-thành phố, của tỉnh, trung ương.

Nguồn thu của trường (học phí), trích từ phần dành mua thiết bị và tổ chức hoạt động không nhiều nhưng có thể mua sắm được một số thiết bị hoặc hỗ trợ đào tạo một vài phần mềm và Hiệu trưởng phải chủ động dành kế hoạch chi trong học phí. Thực tế 2 năm chúng tôi dành được xấp xỉ 25 triệu để lắp hệ thống mạng Internet cho tất cả 70 máy, mạng LAN cho 2 phòng máy, một số thiết bị khác, tập huấn Tin văn phòng, sử dụng Internet cho tất cả CB, GV, NV.

Nguồn XHHGD của phụ huynh hoặc các nhà hảo tâm đóng góp rất quan trọng. Trường phải tuyên truyền để phụ huynh thấy rõ lợi ích của chương trình ứng dụng CNTT đối với việc học tập của con em mình, nêu kế hoạch rõ ràng để phụ huynh xem xét và tự nguyện ủng hộ (chủ yếu qua họp vận động phụ huynh đóng góp đầu năm học). Bằng cách này 2 năm qua chúng tôi đã tạo được kinh phí mua mới 50 bộ bàn ghế, 5 máy tính, 2 máy chiếu, 3 màn hình cho 2 phòng dạy giáo án điện tử mới với tổng giá trị gần 120 triệu đồng và còn hơn 110 triệu đồng nữa để lắp đặt phòng học tương tác.

Khai thác nguồn ngân sách giáo dục hoặc khoa học của xã, huyện, tỉnh là việc làm khó, chỉ có thể thực hiện khi ta tham mưu đưa được vào nội dung kế hoạch năm của địa phương. Chúng tôi đã tham mưu và được UBND thành phố chi ngân sách 150 triệu đồng hỗ trợ sắm 11 máy tính, 1 máy chiếu, 2 màn chiếu, 1 máy in A3, 1 ổn áp LIOA 10KVA, lưu điện, . Tham mưu được tỉnh đưa vào ngân sách khoa học hỗ trợ hơn 100 triệu đồng tổ chức tham quan học tập, mua 7 phần mềm ứng dụng, thuê chuyên gia tập huấn cán bộ giáo viên được 3/4 tổng số chương trình đào tạo đã lập, bồi dưỡng công làm hàng chục giáo án điện tử và tổ chức thảo luận góp ý, sắm 1 camera KTS, 1 máy ảnh KTS, 1 ổ cứng di động 1000GB và một số thiết bị phụ trợ khác.

 

doc21 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 08/03/2024 | Lượt xem: 33 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu SKKN Kinh nghiệm triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào nhà trường góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và quản lý, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cạnh việc làm cho cán bộ, giáo viên có nhận thức đúng thì nhất thiết phải có hạt nhân đi đầu xây dựng phong trào, lôi kéo mọi người vào việc học tập, sử dụng các phần mềm tin học.
Đối tượng được chọn vào nhóm cốt cán là những giáo viên giỏi về chuyên môn, nhiệt tình tìm hiểu ứng dụng công nghệ mới, có trình độ đào tạo cao càng tốt. Mỗi môn có 1 người, có GV Tin học. Trong nhóm cốt cán phải vận động để có một số giáo viên lớn tuổi vừa làm gương cho lớp trẻ, vừa lôi kéo số giáo viên lớn tuổi khác vào cuộc.
Chúng tôi đã chọn đối tượng vào nhóm cốt cán như sau:
TT
Họ và tên
Tuổi
Trình độ dào tạo
Nhiệm vụ cốt cán
1
Nguyễn Trùng Dương
47
Đại học Toán + CN Tin
Xây dựng hệ thống thiết bị tin học
2
Nguyễn Mạnh Cường
34
Cao đẳng Tin học
Chủ trì xây dựng GAĐT Tin học
3
Nguyễn Thị Kim Dung
31
Thạc sĩ Toán
Chủ trì xây dựng GAĐT Toán
4
Tràn Mậu Sâm
49
Đại học Vật lý
Chủ trì xây dựng GAĐT Vật lý
5
Nguyễn Bá Hùng
49
Đại học Hóa học
Chủ trì xây dựng GAĐT Hóa học
6
Nguyễn Thị Tuyết
52
Đại học Sinh học
Chủ trì xây dựng GAĐT Sinh học
7
Lê Thi Phương
46
Thạc sĩ Văn
Chủ trì xây dựng GAĐT Văn
8
Nguyễn Thị Hoa
39
Đại học Lịch sử
Chủ trì xây dựng GAĐT Lịch sử
9
Cao Thị Hương
39
Cao đẳng Địa lý
Chủ trì xây dựng GAĐT Địa lý
10
Phan Thị Hải Yến
39
Đại học Tiếng Anh
Chủ trì xây dựng GAĐT Tiếng Anh
11
Đặng Thanh Hải
33
Đại học Tài chính
Chủ trì ứng dụng vào hành chính

Hiệu trưởng ra quyết định thành lập nhóm GV nòng cốt, giao trách nhiệm và nội dung công việc cho các nhóm trưởng, đồng thời tạo cơ chế hỗ trợ hoạt động (cho đi tham quan, có chế độ bồi dưỡng trách nhiệm, chế độ bồi dưỡng làm giáo án điện tử, ..)
BP3. Tổ chức tham quan để tìm hiểu mô hình, học tập cách làm, kích thích tinh thần.
3.1. Xác định mục tiêu, nội dung tham quan:
	Mục tiêu đề ra là sau chuyến tham quan cần đạt được:
- Đội ngũ CB, GV nòng cốt trực tiếp thấy được mô hình ứng dụng CNTT tiêu biểu trong một nhà trường và những ưu điểm của nó. Từ đó nghĩ ra các ý tưởng ứng dụng, làm công tác tham mưu và chủ trì thực hiện ở từng bộ môn, đồng thời làm công tác tuyên truyền lôi kéo các giáo viên khác cùng phấn đấu triển khai ứng dụng CNTT.
- Học tập được một số kinh nghiệm triển khai ứng dụng CNTT, các kỹ năng cơ bản trong việc tổ chức xây dựng giáo án điện tử, sử dụng phần mềm tin học để soạn đề thi trắc nghiệm, tính điểm, tổng kết xếp loại học sinh, ... xin một số công nghệ cụ thể.
	Nội dung tham quan bao gồm:
- Tìm hiểu mô hình ứng dụng và hiệu quả của việc ứng dụng tin học vào nhà trường.
- Tìm hiểu kinh nghiệm triển khai ứng dụng CNTT vào nhà trường.
- Tìm hiểu cách thức chuẩn bị, xây dựng và sử dụng giáo án điện tử. 
- Tìm hiểu việc sử dụng các phần mềm soạn đề thi, đề kiểm tra. 
- Tìm hiểu việc sử dụng các phần mềm tính điểm, xếp loại học sinh.
- Tìm hiểu việc sử dụng các phần mềm để quản lý thư viện, thiết bị.
3.2. Chuẩn bị các điều kiện để chuyến tham quan có hiệu quả:
Chọn địa điểm: Tham khảo ý kiến của đ/c có kinh nghiệm của ngành giáo dục, chúng tôi chọn Trường THPT Lê Quý Đôn-TP Đà Nẵng, là trường phổ thông chuyên, có bề dày ứng dụng CNTT, có hiệu quả đào tạo cao.
Chọn thời điểm, thời gian: Phải tham quan vào khoảng đầu năm học, trường có đầy đủ mọi hoạt động, thể hiện rõ ứng dụng trên mọi lĩnh vực để tham quan và trao đổi kinh nghiệm. Thời gian tham quan hợp lý là 2 ngày cộng với thời gian đi về. Thực tế chúng tôi đi tham quan 4 ngày từ 29/9 đến 03/10/2008.
Đoàn tham quan gồm: Ban Giám hiệu + Toàn bộ 11 cán bộ nòng cốt
Lập chương trình tham quan bao gồm các phần chính: 
- Nghe Lãnh đạo nhà trường báo cáo về các lĩnh vực ứng dụng CNTT của trường, quá trình và những bài học kinh nghiệm triển khai ứng dụng CNTT vào nhà trường.
- Đi thăm thực tế CSVC, thiết bị và hoạt động của trường, tập trung vào tìm hiểu ứng dụng CNTT vào dạy học, quản lý thư viện, thiết bị, quản lý học sinh, ....
- Giáo viên từng bộ môn trực tiếp với giáo viên trường bạn để trao đổi kinh nghiệm làm và sử dụng giáo án điện tử, xin dự giờ có giáo án điện tử để học tập, xin copi các sản phẩm nếu được phép.
Qua điện thoại và email, chúng tôi đã chủ động đặt hàng nội dung, lịch trình tham quan với Lãnh đạo, giáo viên bộ môn của trường sẽ đến tham quan.
Nêu rõ yêu cầu tìm hiểu và nội dung thu hoạch phải hoàn thành cho từng cán bộ, giáo viên được đi tham quan dưới dạng bản báo cáo tham quan đã để sẵn các yêu cầu phải tìm hiểu và điền vào chỗ trống. Sau chuyến tham quan, cán bộ, giáo viên phải nạp thu hoạch cho hiệu trưởng.
Chuẩn bị kinh phí, phương tiện và chỗ nghỉ thuận lợi để cán bộ, giáo viên có đủ sức khỏe, vui vẻ tinh thần thực hiện tốt công việc tìm hiểu, học tập.
	Thực tế chuyến đi đã thành công tốt đẹp, tất cả các mục tiêu đều đạt được, tạo được một không khí hào hứng vào cuộc học tập, tìm tòi ứng dụng CNTT vào nhà trường.
BP4. Xây dựng mô hình ứng dụng CNTT của nhà trường bao gồm các lĩnh vực ứng dụng, hệ thống thiết bị, trình độ cán bộ, giáo viên, các hoạt động và sản phẩm. 
	Trên cơ sở mục tiêu ứng dụng, điều kiện về thiết bị, con người, tài chính, tìm hiểu thực tế một số trường khác, tham quan học tập, tham khảo ý kiến các chuyên gia ứng dụng CNTT, trao đổi bàn bạc với các đ/c trong lãnh đạo, tôi đã tiến hành xây dựng mô hình ứng dụng CNTT của nhà trường như sau: 
4.1. Xác định các lĩnh vực sẽ ứng dụng CNTT và các hệ thống sẽ tạo lập: 
- Sử dụng phần mềm tin học vào các lĩnh vực: xếp thời khoá biểu, xây dựng và sử dụng giáo án điện tử (chủ yếu), xây dựng chương trình ngoại khóa- câu lạc bộ - các cuộc thi tìm hiểu, tạo đề thi, tư vấn hướng học, đánh giá-xếp loại học sinh, quản lý cán bộ, quản lý thư viện, thiết bị, quản lý tài chính. 
- Tạo các phòng và hệ thống thiết bị ứng dụng tin học vào dạy học: Hệ thống đa phương tiện để xây dựng giáo án điện tử; Các phòng dạy giáo án điện tử; Phòng thực hành tin học; Phòng học song ngữ. Tạo mạng LAN để quản lí-phục vụ dạy học.
- Nối mạng Internet, lập Website để khai thác, công khai thông tin phục vụ hoạt động dạy học-giáo dục. 
4.2. Xác định hệ thống phần mềm cần mua sắm đủ đáp ứng nhu cầu dạy học, quản lý cán bộ công chức, học sinh, thư viện, thiết bị, cơ sở vật chất, tài chính:
+ Đã có các phần mềm: 
 Xếp thời khoá biểu; Powerpoint; Geometer Sketchpad; MISA; Quản lý cán bộ.
+ Phải mua và cài đặt thêm các phần mềm: 
- Các phần mềm hỗ trợ soạn giáo án điện tử: Violet; Dynamic English Tool (Tiếng Anh); Camtasia Studio 4 (tạo, chỉnh sửa các Video Clip)
- Phần mềm “Tư vấn hướng học” cho học sinh lớp 9.
- Phần mềm “Tạo đề thi trắc nghiệm khách quan”. 
- Phần mềm “Tư liệu dạy học điện tử”. 
- Phần mềm “Quản lí nhà trường SchoolAssist”. 
- Phần mềm “Quản lí thư viện”
4.3. Xác định hệ thống các thiết bị cần phải thiết kế, mua sắm, lắp đặt:
+ Tạo 1 phòng đa phương tiện để xây dựng giáo án điện tử gồm:
- 1 máy vi tính cấu hình cao để xây dựng giáo án điện tử. 
- Một số USB để ghi, chuyển dữ liệu.
- UPS (lưu điện) 1kVA để duy trì hoạt động các máy tính khi đột ngột mất điện.
- ổ cứng di động (HDD box) cỡ 500 – 1000 GB để làm thư viện tư liệu điện tử.
- Camera kĩ thuật số để quay các đoạn phim thí nghiệm.
- Máy ảnh kĩ thuật số để chụp ảnh minh họa. 
- Máy quét ảnh để quét các văn bản, hình ảnh tĩnh.
- Máy in Canon LBP 3500 để in được cỡ giấy A3.
- Internet để khai thác tài nguyên ảnh, video clip, tư liệu dạy học trên mạng.
- ổn áp Lioa 220V-5-10kVA (dải rộng) đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của các thiết bị.
+ Tạo 3 phòng để dạy giáo án điện tử mỗi phòng có đủ thiết bị tối thiểu:
- 1 máy vi tính cấu hình CPU Pentium IV trở lên để dạy giáo án điện tử. 
- 1 máy chiếu đa năng Projector 2200 – 3000 Lumens
- 1 màn hình máy chiếu khung treo 
- 1 giá treo máy chiếu cố định
- 1 hệ thống bộ chia và dây truyền tín hiệu cho máy chiếu Projector.
- 1 Webcam (1-3Mpixel) để thu trực tiếp hình ảnh, thí nghiệm kích thước nhỏ trên bàn giáo viên chuyển qua máy chiếu lên màn hình.
- 1 bộ tăng âm, micro, loa thùng để phát âm thanh.
- Nguồn điện 220V đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của các thiết bị.
+ Lắp phòng học đa năng có mạng LAN để ngoại ngữ, học song ngữ, tin học. 
+ Tạo mạng nội bộ qua Internet cho phòng học-thực hành Tin học
+ Lắp thêm máy vi tính cho các phòng: văn thư lưu trữ, thư viện, thiết bị dạy học.
+ Kết nối Internet cho tất cả các máy vi tính của trường.
4.4. Xác định trình độ tin học cần có của giáo viên, cán bộ và kế hoạch đào tạo:
	Chúng tôi xác định trình độ tin học ứng dụng cần có của cán bộ, giáo viên:
- GV biết soạn thảo, trình bày và in văn bản bằng máy vi tính.
- GV biết sử dụng Internet để khai thác thông tin, tài nguyên dạy học trên mạng.
- GV biết sử dụng một số phần mềm, thiết bị phụ trợ để làm giáo án điện tử: Powerpoint, Violet, Thư viện tư liệu dạy học điện tử. GV Tiếng Anh biết thêm Dynamic English Tool. GV Toán biết thêm Geometer Sketchpad. Một số GV biết sử dụng camera, máy ảnh kỹ thuật số, máy quét ảnh, phần mềm Camtasia Studio 4 để tạo, sửa Videoclip.
- GV biết sử dụng máy chiếu Projector để trình chiếu, webcam để thu hình trực tiếp thí nghiệm, hình ảnh trên bàn giáo viên.
- GV biết sử dụng phần mềm “Tư vấn hướng học”, “Tạo đề thi trắc nghiệm”
- Cán bộ biết sử dụng phần mềm “Quản lí nhà trường SchoolAssist”
- Nhân viên thư viện biết sử dụng phần mềm “Quản lí thư viện”
	Từ đó lập chương trình đào tạo tin học cho cán bộ, giáo viên 2 năm như sau:
TT
Nội dung đào tạo
(Phần mềm/chương trình)
Số lượng đào tạo 
Thời gian
đào tạo
1
Tin học văn phòng
45 giáo viên, cán bộ
1 tháng
2
Sử dụng Internet khai thác thông tin
45 giáo viên, cán bộ 
1 ngày
3
Powerpoint
45 giáo viên, cán bộ
4 ngày
4
Violet
45 giáo viên, cán bộ
4 ngày
5
Dynamic English Tool
6 giáo viên Tiếng Anh
3 ngày
6
Geometer Sketchpad
12 giáo viên Toán
3 ngày
7
Thư viện tư liệu dạy học điện tử
45 giáo viên, cán bộ
2 ngày
8
Camera, máy ảnh KTS, máy quét
9 giáo viên, cán bộ
4 ngày
9
Camtasia Studio 4
9 giáo viên, cán bộ
3 ngày
10
Tư vấn hướng học
45 giáo viên, cán bộ
2 ngày
11
Tạo đề thi trắc nghiệm khách quan
45 giáo viên, cán bộ
2 ngày
12
Quản lí nhà trường SchoolAssist. 
45 cán bộ, giáo viên
3 ngày
14
Quản lí thư viện
2 cán bộ, 1 nhân viên
3 ngày

4.5. Xác định hệ thống sản phẩm của các hoạt động ứng dụng CNTT:
Về lĩnh vực dạy học, giáo dục:
- Cố gắng xây dựng mới một hệ thống giáo án điện tử ở tất cả các môn học. 
- Giáo viên tự khai thác trên Internet, chỉnh sửa được nhiều giáo án điện tử đưa vào sử dụng thường xuyên tại phòng dạy giáo án điện tử. 
- Tất cả học sinh được học chương trình Tin học tại phòng Tin học.
- Các giờ học Ngoại ngữ được thực hiện tại phòng máy tính đa chức năng.
- Đề kiểm tra, đề thi được làm bằng phần mềm tin học. 
- Tất cả học sinh lớp 9 được tư vấn hướng học tại trường.
- Tố chức một số câu lạc bộ, ngoại khóa nhờ hệ thống máy tính và phần mềm.
- Xếp và điều chỉnh Thời khóa biểu bằng máy vi tính.
- Quản lí số lượng, chất lượng học sinh toàn trường bằng máy vi tính.
- Cập nhật điểm kiểm tra định kỳ, khảo sát, thi học kì của học sinh.
- Xử lí kết quả, đánh giá, xếp loại học sinh theo từng học kỳ.
- Công bố kết quả học tập theo cá nhân học sinh, theo đơn vị lớp. 
- Tiến tới công bố thông tin trên mạng để phụ huynh có thể truy cập theo dõi khi hội đủ các điều kiện cần thiết.
	Về các lĩnh vực khác của quản lí nhà trường:
- Số liệu về cán bộ công chức: Các số liệu cá nhân của CBCC; Tình hình hồ sơ công chức; Thống kê số liệu về các mặt của CBCC trong đơn vị.
- Số liệu về thư viện: Các số liệu về sách, tài liệu tham khảo; Tình hình sử dụng và tình trạng sách, tài liệu; Thống kê mức độ sử dụng sách, thiết bị của từng giáo viên, học sinh.
- Số liệu về thiết bị phục vụ dạy học: Số liệu về thiết bị dạy học; Tình hình sử dụng, tình trạng thiết bị; Thống kê mức độ sử dụng thiết bị của giáo viên.
- Số liệu về CSVC, tài chính: Số liệu về CSVC, xây dựng; Tình trạng hồ sơ CSVC, xây dựng; Số liệu về thu, chi; Tình hình hồ sơ tài chính.
BP5. Tìm hiểu để chuẩn bị, mua sắm, lắp đặt thiết bị, phần mềm.
Để có được sản phẩm thiết bị, máy móc tin học tốt, được bảo hành, bảo trì, có đầy đủ cơ sở pháp lí trong thanh toán tài chính thì phải tìm hiểu lựa chọn thiết bị và đơn vị cung ứng. Các đơn vị này phải có đầy đủ tư cách pháp nhân hoạt động kinh doanh, chuyên doanh về thiết bị CNTT, có thương hiệu trên thị trường. Ta có thể hỏi các chuyên gia CNTT nhờ họ giới thiệu và tìm hiểu trên mạng Internet để có nhiều thông tin mà lựa chọn. Chọn khoảng vài ba đơn vị cung ứng, lấy đầy đủ các thông tin về địa chỉ, điện thoại, giám đốc, ưu thế về các loại thiết bị, phần mềm,  để liên hệ hợp tác. 
Ví dụ về cung ứng, lắp đặt thiết bị chúng tôi chọn:
- Công ty cổ phần Công nghệ Thông tin&Truyền thông Phương Đông 
- Công ty TNHH Đào tạo & Dịch vụ tin học Tân kỷ nguyên 
Về cung ứng, cài đặt phần mềm ứng dụng CNTT chúng tôi chọn:
- Công ty cổ phần Thiết bị & Phần mềm giáo dục – Hà Nội (chủ yếu).
- Công ty TNHH Tin học Hoàng Gia. 
BP6. Tìm chuyên gia để chuẩn bị đào tạo và đào tạo.
Có thể tìm chuyên gia đào tạo tập huấn từ các cơ quan, công ty chuyên trách, cũng có thể hợp tác cá nhân. Nên chọn các cơ quan, công ty chuyên đào tạo, tập huấn phần mềm ứng dụng có đầy đủ đội ngũ chuyên gia và tư cách pháp nhân hoạt động. Sau khi tìm hiểu, lựa chọn thì lấy đầy đủ các thông tin về địa chỉ, điện thoại, giám đốc, ưu thế về tập huấn loại phần mềm,  của cơ quan để liên hệ hợp tác, đặt vấn đề tập huấn nội dung cụ thể. Ví dụ:
- Trung tâm Thông tin Khoa học Công nghệ và Tin học Nghệ An chúng tôi thuê tập huấn sử dụng phần mềm Camtasia Studio 4, Dynamic English Tool, “Tư liệu dạy họcđiện tử”, “Quản lí nhà trường SchoolAssist”
- Công ty TNHH Đào tạo & Dịch vụ tin học Tân kỷ nguyên chúng tôi thuê tập huấn sử dụng phần mềm Powerpoint, Violet, “Tư vấn hướng học”, “Tạo đề kiểm tra, thi trắc nghiệm”, sử dụng mạng Internet, mạng LAN, ...
Qua điện thoại hoặc trực tiếp tìm hiểu, đặt hàng chương trình đào tạo, chọn chuyên gia, trao đổi về chế độ cho chuyên gia, thời gian, cách thức kiểm tra,  Trực tiếp tiến hành kí văn bản hợp tác đào tạo (chương trình, thời gian, số lượng người được đào tạo, tài liệu tập huấn, số tài liệu phải in ấn phát cho học viên, cung ứng thiết bị, cách thức kiểm tra công nhận, chế độ cho báo cáo viên, người kiểm tra, .). Trên sở sở đó nhà trường làm kế hoạch tài chính, lập lịch đào tạo, tập huấn.
BP7. Huy động các nguồn lực tài chính để mua sắm thiết bị, đào tạo tập huấn.
Phải có nguồn lực tài chính thì mới có thể thực hiện được. Các nguồn lực tài chính có thể khai thác huy động được là: nguồn thu của nhà trường, nguồn XHHGD của phụ huynh hoặc các nhà hảo tâm đóng góp, ngân sách giáo dục, khoa học của phường-xã, huyện-thành phố, của tỉnh, trung ương.
Nguồn thu của trường (học phí), trích từ phần dành mua thiết bị và tổ chức hoạt động không nhiều nhưng có thể mua sắm được một số thiết bị hoặc hỗ trợ đào tạo một vài phần mềm và Hiệu trưởng phải chủ động dành kế hoạch chi trong học phí. Thực tế 2 năm chúng tôi dành được xấp xỉ 25 triệu để lắp hệ thống mạng Internet cho tất cả 70 máy, mạng LAN cho 2 phòng máy, một số thiết bị khác, tập huấn Tin văn phòng, sử dụng Internet cho tất cả CB, GV, NV.
Nguồn XHHGD của phụ huynh hoặc các nhà hảo tâm đóng góp rất quan trọng. Trường phải tuyên truyền để phụ huynh thấy rõ lợi ích của chương trình ứng dụng CNTT đối với việc học tập của con em mình, nêu kế hoạch rõ ràng để phụ huynh xem xét và tự nguyện ủng hộ (chủ yếu qua họp vận động phụ huynh đóng góp đầu năm học). Bằng cách này 2 năm qua chúng tôi đã tạo được kinh phí mua mới 50 bộ bàn ghế, 5 máy tính, 2 máy chiếu, 3 màn hình cho 2 phòng dạy giáo án điện tử mới với tổng giá trị gần 120 triệu đồng và còn hơn 110 triệu đồng nữa để lắp đặt phòng học tương tác. 
Khai thác nguồn ngân sách giáo dục hoặc khoa học của xã, huyện, tỉnh là việc làm khó, chỉ có thể thực hiện khi ta tham mưu đưa được vào nội dung kế hoạch năm của địa phương. Chúng tôi đã tham mưu và được UBND thành phố chi ngân sách 150 triệu đồng hỗ trợ sắm 11 máy tính, 1 máy chiếu, 2 màn chiếu, 1 máy in A3, 1 ổn áp LIOA 10KVA, lưu điện, .... Tham mưu được tỉnh đưa vào ngân sách khoa học hỗ trợ hơn 100 triệu đồng tổ chức tham quan học tập, mua 7 phần mềm ứng dụng, thuê chuyên gia tập huấn cán bộ giáo viên được 3/4 tổng số chương trình đào tạo đã lập, bồi dưỡng công làm hàng chục giáo án điện tử và tổ chức thảo luận góp ý, sắm 1 camera KTS, 1 máy ảnh KTS, 1 ổ cứng di động 1000GB và một số thiết bị phụ trợ khác. 
BP8. Tham mưu bổ sung giáo viên, cán bộ chuyên trách tin học.
	Khi triển khai chương trình ứng dụng CNTT vào nhà trường nhất thiết phải có giáo viên, nhân viên chuyên trách Tin học vì các lí do sau:
- Có giáo viên Tin học mới có thể triển khai dạy chương trình Tin học có chất lượng. 
- Có chuyên môn Tin học thì mới tham mưu đúng hướng, hỗ trợ kiểm tra khi mua sắm, lắp đặt thiết bị, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, chuẩn bị tập huấn, .... 
- Có nhân viên chuyên trách thì mới có thể phân giao trách nhiệm quản lí hệ thống máy, làm nhiệm vụ bảo trì thường xuyên, hỗ trợ cho giáo viên các môn khác triển khai sử dụng hệ thống máy móc vào dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục.
	Trên cơ sở có 1 GV Toán kiêm Tin học, đầu năm học 2008-2009 chúng tôi vẫn triển khai chương trình. Tuy nhiên, với 1 GV không chuyên, kiêm nhiệm nhiều việc khác (quản lí số liệu, xử lí phổ cập, ...) nên công tác tham mưu hạn chế, tốc độ triển khai ứng dụng chậm, công suất sử dụng các thiết bị tin học còn thấp. 
	Từ cuối tháng 10/2008, chúng tôi xin được 1 GV chuyên Tin học về bố trí chuyên trách dạy Tin kiêm phụ trách 2 phòng máy vi tính và hệ thống thiết bị tin học. Từ đó, công tác tham mưu, tổ chức mua sắm, bảo trì, sửa chữa và tổ chức tập huấn các phần mềm, dạy học Tin học, dạy ngoại ngữ tại phòng đa năng đều có bước tiến mạnh mẽ. Đầu năm học 2009 – 2010, thành phố cho thêm 1 giáo viên Tin học loại giỏi giúp chúng tôi triển khai dạy Tin học chính khóa cho học sinh trên diện rộng, thêm người để làm các nội dung ngoại khóa, các cuộc thi về tin học.
BP9. Triển khai phổ cập Tin học văn phòng, tạo phong trào soạn giáo án bằng máy vi tính.
	Tin học văn phòng được xác định là cửa vào để cán bộ, giáo viên có thể tiếp thu các phần mềm ứng dụng CNTT. Học tập, rèn luyện để có thể biết sử dụng máy vi tính, biết sử dụng bàn phím để soạn thảo văn bản đối với cán bộ, giáo viên lớn tuổi là một khó khăn lớn. Mắt đã kém, chân tay đã chậm, ngại ngùng, sĩ diện khi cùng ngồi với lớp trẻ để tiếp thu, học tập. Vì vậy, việc triển khai phổ cập Tin học văn phòng là bước đột phá khẩu cực kì khó khăn. Ban đầu, hiệu trưởng trực tiếp tổ chức tập huấn vài buổi nhưng số người tham dự không nhiều. Chúng tôi phải chuyển cách làm. 
	Nhân một cuộc họp Hội đồng thường kì, tôi mời đ/c Võ Thị Huệ, cán bộ giảng dạy Đại học Điện lực đến nói chuyện về cách vượt khó khăn để tự trang bị các kỹ năng sử dụng máy vi tính, các phần mềm khi đã bước sang tuổi 47 nhưng đến 53 tuổi thì đã thiết kế được phần mềm ! Cuộc nói chuyện chỉ không đầy 50 ph nhưng đã cho thấy một tấm gương vượt khó thực tế của nữ giáo viên lớn tuổi, giúp cho giáo viên nhiều bài học kinh nghiệm về tự học tin học văn phòng với sự giúp đỡ của chồng, con và đồng nghiệp. 
	Sau cuộc nói chuyện, công đoàn phát động phong trào GV phấn đấu soạn giáo án bằng máy vi tính. Dịp đó, ngành có chủ trương cho phép GV trình giáo án soạn thảo băng máy vi tính là một cơ hội tốt để thúc đẩy phong trào. Nhiều GV thấy rõ việc soạn, lưu giáo án bằng máy vi tính có nhiều tiện ích, vừa khỏe, vừa đẹp, nhưng ngại học vi tính đã đối phó bằng cách nhờ người khác copi giáo án, sửa sang và in giùm. Chúng tôi đặt điều kiện những GV nào muốn được chấp nhận giáo án soạn bằng máy vi tính thì phải được hiệu trưởng kiểm tra kỹ năng Tin học văn phòng cơ bản. Hiệu trưởng tổ chức thêm vài buổi tập huấn cho những ai có nhu cầu. Mỗi người phải tự học để đáp ứng yêu cầu soạn và trình bày được một giáo án theo mẫu của chương trình mới. Mẫu đơn giản nhưng đòi hỏi GV phải biết mở máy, biết chọn, đổi fon chữ, gạch chân, căn lề, kẻ bảng đơn giản, ... Chúng tôi công khai mẫu giáo án để tất cả GV biết và hướng tới đó mà tự trang bị kỹ năng. Nêu thời hạn 3 tuần để GV tự phấn đấu thì bắt đầu kiểm tra thực hành tr

File đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_trien_khai_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_vao.doc