Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng trường chuẩn quốc gia

3. Những giải pháp tiến hành:

3.1. Công tác xây dựng kế hoạch:

Để đạt được các nội dung trên tôi đã tiến hành các bước như sau:

 Bước 1: Lập Kế hoạch xây dựng Thư viện thân thiện, gồm các nội dung cụ

thể sau:

 Mua sắm bổ sung đầy đủ giá, tủ sách, sách, báo theo chuẩn Thư viện xuất sắc;

 Triển khai Thư viện lớp học: Mỗi lớp có tủ sách riêng;

 Xây dựng "Vườn tri thức" tại phòng đọc của giáo viên và học sinh: mua 07 máy vi tính và kết nối mạng Internet;

 Xây dựng Thư viện xanh: ngoài sân trường (nơi cây đã khép tán) có tủ sách, có bàn ghế đọc; lắp đặt tủ sách ở sảnh tầng 1 và tầng 2 nhà lớp học.

 Bước 2: Họp Chi bộ, Ban giám hiệu, Ban lãnh đạo mở rộng (mời Ban đại

diện CMHS cùng dự họp) và triển khai họp Hội đồng sư phạm.

 Nội dung: Phổ biến kế hoạch, thảo luận kế hoạch như sau:

 Thảo luận kế hoạch xây dựng Thư viện thân thiện của hiệu trưởng dự thảo, bàn bạc vận động ủng hộ kinh phí, sách;

 Phân công cho các thành viên: các Phó hiệu trưởng cùng giáo viên phụ trách khu vực tổ chức họp phụ huynh khu vực để thảo luận kế hoạch cho khu vực;

 Nhân viên Thư viện: Kiểm tra và rà soát lại toàn bộ sách, lập kế hoạch mua sắm trình Ban giám hiệu, xếp lịch luân chuyển sách về các khu vực và các lớp, lịch truy cập mạng (khi xây dựng được Vườn tri thức); Lịch đọc sách ở ngoài trời (khi xây dựng hoàn thành Thư viện xanh).

 

doc8 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 409 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng trường chuẩn quốc gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
 Xây dựng Thư viện thân thiện là một trong những giải pháp góp phần thực hiện tốt cuộc vận động "Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực" góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. 
 G.V.Leibniz đã viết: "Thư viện là kho tàng chứa tất cả của cải tinh thần của loài người" hay " Một cuốn sách hay cho ta một điều tốt, một người bạn tốt cho ta một điều hay" (Gustavơ Lebon), cho thấy đọc sách là bồi bổ trí tuệ, giúp con người biết nhiều điều bổ ích.
 Là hiệu trưởng ở trường thuộc xã đặc biệt khó khăn, có nhiều điểm trường, nơi đời sống nhân dân vẫn còn khó khăn, hầu hết các gia đình đều không có tủ sách. Trong hoàn cảnh đó làm thế nào để tổ chức cho tất cả học sinh được đọc sách? làm cơ sở cho "xây dựng xã hội học tập" trong giai đoạn tiếp theo, đó là câu hỏi lớn, là niềm trăn trở của người hiệu trưởng. Chính vì thế tôi chọn đề tài này để nghiên cứu, tìm tòi, thử nghiệm với mục tiêu phải chỉ đạo xây dựng được Thư viện thân thiện trong thời gian ngắn nhất.
2. Điểm mới trong nghiên cứu: 
 Giải pháp để xây dựng Thư viện thân thiện trên địa bàn vùng cao đặc biệt khó khăn.
3. Mục đích nghiên cứu:
 Việc chọn đề tài "Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng Thư viện thân thiện ở trường Tiểu học có nhiều điểm trường" để nghiên cứu, thực hiện và rút ra được những bài học kinh nghiệm từ thực tế nhằm mở rộng không gian nghiên cứu, học tập qua đọc sách, báo, truy cập thông tin trên mạng Iternet cho giáo viên và học sinh đáp ứng với yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, như E.Xuy đã nói "Sách là con thuyền chở tri thức đến cho mọi người" hay A.Puskin đã kết luận "Đọc sách là cách học tốt nhất". 
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
 Phạm vi nghiên cứu: xây dựng Thư viện thân thiện ở trường Tiểu học 
 Đối tượng nghiên cứu: Trường Tiểu học tôi làm hiệu trưởng. 
II. PHẦN NỘI DUNG 
 	1. Thực trạng:
 Trường Tiểu học tôi hiệu trưởng thuộc xã đặc biệt khó khăn, với diện tích 11736 km2 chủ yếu là đồi núi, đất bạc màu. Dân số: có 1566 hộ với 6116 người. Xã có 6 thôn cách xa nhau; tuy hộ nghèo đã giảm so với những năm trước nhưng vẫn còn hộ cận nghèo tỷ lệ cao. Nguồn thu của địa phương chủ yếu dựa vào kinh phí huyện cấp;
 Trường được tách ra từ trường PTCS năm 1999, có 4 điểm trường, cách xa nhau từ 4 đến 7 km (có 01 điểm trường thuộc vùng công giáo); Mỗi điểm trường có cơ cấu đủ lớp 1 đến lớp 5 và có khuôn viên riêng, quy mô trường lớp hàng năm có 24 lớp và trên 500 học sinh; Sau 5 năm thành lập trường, trường được dự án 135 đầu tư xây dựng 8 phòng học kiên cố ở Trung Tâm, 10 phòng học cấp 4 ở 2 điểm trường lẻ. Chỉ có 14/24 lớp học 2 buổi trên ngày. Số lượng giáo viên, nhân viên nội trú tại trường trên 50%(22/41).
 Tóm lại: Cơ sở vật chất trường học còn thiếu, ở 3 khu vực lẻ chưa đủ phòng học để dạy học 2 buổi/ngày, nên chưa có phòng chức năng vì vậy việc xây dựng Thư viện ở khu vực lẻ lại càng khó khăn. 
 Những khó khăn trên đã tạo ra sự thiếu công bằng trong giáo dục đối với học sinh ở Trung Tâm và khu vực lẻ. 
 Trong lúc đó, nhiều trường trên địa bàn huyện đã xây dựng đạt Thư viện tiên tiến, Thư viện xuất sắc;
 Đây là trăn trở mà người hiệu trưởng ở trường vùng khó khăn phải suy ngẫm.
 2. Những cơ sở lý luận có liên quan:
Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Đầu tư cho Giáo dục là đầu tư phát triển; Nghị quyết Trung ương 2 Khóa VIII của Đảng đã xác định “Giáo dục Đào tạo là quốc sách hàng đầu”; Trong giáo dục, cơ sở vật chất trường học là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần quyết định chất lượng, hiệu quả giáo dục. 
 Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, chăm lo học sinh về mọi mặt là trách nhiệm của toàn xã hội.
 Trong Điều lệ trường Tiểu học quy định nhiệm vụ và quyền hạn của trường Tiểu học ngoài công tác tổ chức, quản lý dạy học, quản lý giáo viên và học sinh, còn "phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện hoạt động giáo dục". Nhà trường phối hợp với chính quyền, các tổ chức đoàn thể ở địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh, các tổ chức và cá nhân có liên quan với mục đích:
 Thống nhất quy mô, kế hoạch phát triển nhà trường; tìm các biện pháp giáo dục học sinh và quan tâm, giúp đỡ học sinh khó khăn.
 Huy động mọi nguồn lực của cộng đồng góp phần xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị giáo dục cho nhà trường, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, tạo điều kiện để học sinh được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao phù hợp với lứa tuổi và xây dựng phong trào xã hội học tập.
 Thư viện trường học là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, là trung tâm sinh hoạt văn hóa và khoa học của nhà trường. Thư viện hoạt động tốt sẽ có tác dụng thiết thực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đồng thời góp phần xây dựng và duy trì văn hóa đọc cho đông đảo bạn đọc.
3. Những giải pháp tiến hành:
3.1. Công tác xây dựng kế hoạch:
Để đạt được các nội dung trên tôi đã tiến hành các bước như sau:
 Bước 1: Lập Kế hoạch xây dựng Thư viện thân thiện, gồm các nội dung cụ 
thể sau:
 Mua sắm bổ sung đầy đủ giá, tủ sách, sách, báo theo chuẩn Thư viện xuất sắc; 
 Triển khai Thư viện lớp học: Mỗi lớp có tủ sách riêng;
 Xây dựng "Vườn tri thức" tại phòng đọc của giáo viên và học sinh: mua 07 máy vi tính và kết nối mạng Internet;
 Xây dựng Thư viện xanh: ngoài sân trường (nơi cây đã khép tán) có tủ sách, có bàn ghế đọc; lắp đặt tủ sách ở sảnh tầng 1 và tầng 2 nhà lớp học.
 Bước 2: Họp Chi bộ, Ban giám hiệu, Ban lãnh đạo mở rộng (mời Ban đại
diện CMHS cùng dự họp) và triển khai họp Hội đồng sư phạm. 
 Nội dung: Phổ biến kế hoạch, thảo luận kế hoạch như sau: 
 Thảo luận kế hoạch xây dựng Thư viện thân thiện của hiệu trưởng dự thảo, bàn bạc vận động ủng hộ kinh phí, sách;
 Phân công cho các thành viên: các Phó hiệu trưởng cùng giáo viên phụ trách khu vực tổ chức họp phụ huynh khu vực để thảo luận kế hoạch cho khu vực; 
 Nhân viên Thư viện: Kiểm tra và rà soát lại toàn bộ sách, lập kế hoạch mua sắm trình Ban giám hiệu, xếp lịch luân chuyển sách về các khu vực và các lớp, lịch truy cập mạng (khi xây dựng được Vườn tri thức); Lịch đọc sách ở ngoài trời (khi xây dựng hoàn thành Thư viện xanh).
 3.2. Công tác phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong trường và phụ huynh học sinh: 
 3.2.1. Với Chi bộ và các BCH đoàn thể:
 Vai trò lãnh đạo của Chi bộ Đảng, BCH các đoàn thể là hết sức quan trọng, như huy động nguồn lực và định hướng đầu tư cơ sở vật chất cho Thư viện đảm bảo khoa học và có hiệu quả; tham gia ủng hộ và cùng làm công tác vận động; các Ban chấp hành đoàn thể vận động đoàn viên ủng hộ để xây dựng Thư viện. 
 3.2.2. Với phụ huynh học sinh: Căn cứ vào thực tế nhà trường, tôi xây dựng kế hoạch và cho phụ huynh thảo luận, đăng ký thời gian hoàn thành. 
 3.3. Căn cứ vào thống nhất của các hội nghị, hiệu trưởng bổ sung kế hoạch hoàn chỉnh từng giai đoạn, phù hợp với thực tế nhà trường. 
Xây dựng kế hoạch là việc khởi đầu và rất quan trọng trong công tác của người hiệu trưởng. Trên cơ sở thực tế nhà trường, từng khu vực, thấy được thuận lợi, khó khăn để xây dựng kế hoạch mang tính khả thi, đảm bảo sự thành công cho kế hoạch đã đề ra. 
 3.4. Tổ chức triển khai chỉ đạo thực hiện: 
 Để xây dựng Thư viện, ngoài việc vận động nguồn kinh phí để mua sắm cơ sở vật chất cho Thư viện, hàng năm nhà trường phát động phong trào “Góp cuốn sách nhỏ để đọc nghìn cuốn sách hay” thu được kết quả khả quan. Để phát động phong trào chung, nhà trường tổ chức phát động cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia ủng hộ ngày đầu tiên, với số tiền 4 triệu đồng (năm 2013). Sau đó tổ chức phát động phong trào ủng hộ xây dựng Thư viện trong các tổ chức đoàn thể, trong phụ huynh học sinh, với phương châm: tự nguyện, nhẹ nhàng, vừa sức và hiệu quả.
 Trong những năm học qua, với cách làm như trên, mọi kế hoạch của nhà trường đều nhận được sự ủng hộ, đồng thuận của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cũng như phụ huynh. Vì vậy trong hoàn cảnh khó khăn, nhưng mọi người vui vẻ, sẵn lòng ủng hộ, làm cho phong trào xã hội hóa giáo dục ngày càng phát triển tốt và hiệu quả.
 Thực tế trong những năm qua, CSVC nhà trường đã có những chuyển biến tích cực, trường lớp ngày càng khang trang, khuôn viên ngày càng xanh - sạch - đẹp. Những thay đổi đó tác động tích cực đến chất lượng dạy học của nhà trường, phụ huynh rất phấn khởi vì sách đã đến với tất cả các lớp ở các khu vực, việc đọc sách của học sinh dần đã trở thành nền nếp và nhu cầu không thể thiếu khi đến trường hoặc mượn sách về nhà đọc.
 Tổ chức Thi kể chuyện đã đọc hàng tuần vào đầu tiết chào cờ (lần lượt mỗi tuần 3 em), chọn học sinh kể hay để thi kể chuyện cấp trường.
3.5. Công tác kiểm tra, giám sát:
 Bác Hồ đã từng nói “Lãnh đạo mà không kiểm tra là không lãnh đạo”. Xác định rõ tầm quan trọng của công tác kiểm tra giám sát , trong quá trình quản lý tôi luôn đề cao công tác kiểm tra , giám sát chặt chẽ. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của nhân viên Thư viện, kiểm tra và nắm tình hình đọc sách ở các khu vực, tìm hiểu nhu cầu của học sinh, của phụ huynh. 
 4. Kết quả đạt được qua một số năm học: 
 Thư viện:
 1) Tổng diện tích: 120 m2 
2) Diện tích phòng đọc GV: 30 m2; PĐHS: 90 m2
3) Diện tích kho sách: 15 m2.
 4) Số bàn ghế trong 2 phòng đọc: phòng giáo viên 5 bộ: có 20 chỗ ngồi ; Bàn ghế đọc của học sinh: 6 bộ: 30 chỗ ngồi;
 5) Số tủ trưng bày, giá sách, mục lục: 6 chiếc 
 6) Giá sách, báo: 1 chiếc; bảng: 5 chiếc 
 7) Số máy tính 7 ; số thiết bị nghe nhìn: 01 bộ 
 8) Sách Giáo khoa: 6345 bản; mua mới 15 bản 
 9) Sách nghiệp vụ 1370 bản; mua mới: 24 bản 
 10) Sách Kim Đồng 3020 bản; mua mới 420 bản
 11) Sách tham khảo (STK): 1514 bản mua mới: 105 bản
 12) Băng đĩa giáo khoa: 60 chiếc
 13) Tủ sách ngoài sân trường: 02 chiếc; ở chân cầu thang tầng 1: 01 chiếc, sảnh tầng 2: 01 chiếc
 Bàn ghế ngoài sân trường(ốp gạch, ghế đá) và ở sảnh tầng 1, tầng 2: đảm bảo 100 chỗ ngồi cho học sinh.
Điều đáng nói là hàng ngày, không những giáo viên, học sinh đọc sách trong thư viện, truy cập thông tin trên mạng Internet ở Vườn tri thức, mà ở Thư viện thân thiện có hàng chục học sinh tham gia đọc sách, báo theo lịch được phân công. Đó là hiệu quả bước đầu rất quan trọng trong quá trình hoạt động của Thư viện. Đảm bảo quyền phát triển với môi trường học tập tích cực, tạo điều kiện cho các em có cơ hội khám phá mọi tiềm năng của mình.
 Cùng với việc củng cố trường chuẩn quốc gia, nâng cao chất lượng giáo dục, thì từ năm học 2012- 2013 đến nay, nhà trường đã huy động mọi nguồn lực và vận động xã hội hóa giáo dục xây dựng Thư viện, kết quả được như sau: 
 Năm học 2012-2013: Mua 20 tủ thư viện lớp học và sách thiếu nhi: tổng số 36 triệu đồng (sách: 10 triệu đồng); 
 Năm học 2013-2014: Mua 5 máy vi tính, tủ và sách: Tổng số 40 triệu đồng;
 Năm học 2014-2015: Mua 02 máy vi tính, xây dựng 02 tủ sách ngoài trời, bàn ghế (ốp gạch) ở 2/4 khu vực, lắp tủ và đặt bàn ghế ở sảnh tầng 2, mua thêm sách: 56 triệu đồng; 
 Năm học 2013-2014: Nhà trường đã được Sở GD-ĐT kiểm tra công nhận đạt Thư viện tiên tiến.
 Năm học 2014-2015: Nhà trường đã được Phòng GD-ĐT kiểm tra đề nghị Sở GD-ĐT kiểm tra công nhận đạt Thư viện xuất sắc.
 Giờ đây đến với trường, từ cảnh quan xanh, sạch, đẹp, đến trang trí trong các phòng học, phòng chức năng, Thư viện rất thân thiện, thì ngoài giờ học còn thấy từng nhóm học sinh vui vẻ đến với Vườn tri thức hay Thư viện xanh, Thư viện thân thiện, chắc mọi người sẽ có cảm tình lớn với một trường thuộc xã đặc biệt khó khăn nhưng đã có sự bứt phá, vươn lên để được như ngày hôm nay.
 Có được kết quả trên, trước tiên là người cán bộ quản lý phải biết phát huy sức mạnh tổng hợp từ đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên; từ sự quan tâm lãnh đạo của Phòng GD-ĐT, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự quan tâm của các đoàn thể trong và ngoài nhà trường, bên cạnh đó phải phát huy được sự đồng thuận của phụ huynh học sinh. Tất cả là sức mạnh sẽ làm thay đổi một cách toàn diện của một trường học dù ở địa bàn khó khăn. 
III. KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm
 Việc nghiên cứu và triển khai thực hiện sáng kiến kinh nghiệm đã giúp nhà trường phát huy được sức mạnh tổng hợp để xây dựng thành công Thư viện tiên tiến trong năm học 2013-2014 và xây dựng Thư viện xuất sắc trong năm học 2014-2015, tạo nên một sân chơi bổ ích cho cán bộ, giáo viên và đặc biệt là những học sinh trên địa bàn khó khăn, nó làm cho học sinh thân thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Nhờ trang bị máy vi tính kết nối mạng Internet tại Vườn tri thức mà việc bồi dưỡng học sinh giỏi Anh văn rất thuận lợi, đóng góp cho thành tích nhà trường có 01 giải nhì cấp huyện và 01 giải Ba cấp tỉnh trong hội thi Olympic Tiếng Anh và Hội thi Tài năng Tiếng Anh. 
 Việc thành công của sáng kiến kinh nghiệm khẳng định được rằng, dù trong hoàn cảnh khó khăn nào, nếu người hiệu trưởng biết nêu cao ý thức trách nhiệm, luôn có tinh thần vượt khó, sáng tạo, đổi mới, tích cực suy nghĩ, tâm huyết với trường thì sẽ tìm được kế hoạch và giải pháp hiệu quả để xây dựng Thư viện trường phát triển xứng tầm với trường Chuẩn quốc gia.
2. Những đề xuất, kiến nghị:
2.1. Với Phòng Giáo dục và Đào tạo: 
 Hàng năm có kế hoạch vận động ủng hộ sách cho các trường vùng khó khăn. 
2.2. Với Uỷ ban nhân dân huyện:
 Quan tâm đầu tư Thư viện ở các xã ở xa trung tâm.
2.3. Với địa phương: 
 Cấp ủy, chính quyền, đoàn thể cần quan tâm chỉ đạo tốt phong trào xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục để huy động mọi nguồn lực trong địa phương, góp sức cùng nhà trường để xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng với yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế./.

File đính kèm:

  • docSKKN_XD_truong_CQG.doc
Giáo án liên quan