Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng violet 1.8 kết hợp với một số phần mềm trong thiết kế bài giảng môn Anh Văn

1.1.6.3 Sử dụng các module cắm thêm (Plugin)

Với khả năng về đồ họa và Multimedia mạnh mẽ, Violet tập trung vào các bài tập dạng

trò chơi, kiểu như các bài tập trong các chương trình Violympic hoặc IOE. Khi giáo viên dùng

các game này, thay vì làm các bài tập theo kiểu truyền thống, học sinh sẽ như được tham gia

vào các trò chơi sinh động hấp dẫn, hoặc các game show truyền hình, giúp cho việc học tập

hứng thú hơn rất nhiều.

Các bài tập dạng này được xây dựng rất nhiều (hiện có hàng trăm trò chơi) và được

đưa lên trên mạng để người dùng có thể cập nhật về. Nội dung sẽ gồm có mô phỏng của

khoảng 20 trò chơi trong Violympic và IOE, các trò chơi truyền hình như: Ai là triệu phú,

Rung chuông vàng, Đấu trường 100, Đuổi hình bắt chữ, v.v đều có trên hệ thống kho phần

mềm của Violet.

Bên cạnh các mẫu game, Violet còn cung cấp thêm các ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm

và người dùng có thể sử dụng các ngân hàng này trong các game trò chơi trắc nghiệm. Vì vậy

việc soạn bài sẽ đỡ công hơn rất nhiều (vì không phải nhập liệu các câu hỏi và trả lời), hơn

nữa việc chọn lọc vào xáo trộn ngẫu nhiên các câu hỏi từ một ngân hàng lớn cũng làm cho bài

giảng hấp dẫn hơn nhiều.

pdf48 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1308 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng violet 1.8 kết hợp với một số phần mềm trong thiết kế bài giảng môn Anh Văn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g, chẳng hạn có thể copy các vùng ảnh được chọn từ các phần 
mềm xử lý ảnh, copy bảng, hình vẽ và các WordArt từ MS Word, các biểu đồ trong MS 
Excel, thậm chí có thể copy được hầu hết các dữ liệu từ mọi phần mềm thông dụng như MS 
Visio, Rational Rose, 
1.1.4 Phục hồi (undo) và làm lại (redo) 
Chức năng Undo (phục hồi) và Redo (làm lại) là các chức năng rất quan trọng đối với 
bất cứ phần mềm soạn thảo nào, giúp cho người dùng có thể hủy bỏ các thao tác chỉnh sửa 
không hợp lý, hoặc là thực hiện lại các thao tác sau khi đã hủy bỏ. 
Cũng giống như các ứng dụng Windows khác, undo và redo có thể được thực hiện một 
cách rất dễ dàng bằng cách nhấn các phím tắt Ctrl+Z (undo) và Ctrl+Y (redo). Ví dụ sau khi 
lỡ tay xóa đi một đề mục, hoặc xóa đi một bức ảnh, ta chỉ cần nhấn Ctrl+Z thì đề mục hoặc 
bức ảnh đó sẽ được khôi phục trở lại. Nếu lại thấy đề mục hoặc bức ảnh đó đúng là cần xóa, ta 
nhấn Ctrl+Y thì thao tác xóa sẽ được làm lại. 
1.1.5 Tạo các siêu liên kết 
Chức năng “Siêu liên kết” (Hyperlink) cho phép 
người sử dụng đang ở mục này có thể nhanh chóng 
chuyển đến một mục khác bằng cách click chuột vào 
một đối tượng nào đó (ảnh, chữ,...). Không những thế, 
chức năng “Siêu liên kết” còn cho phép kết nối từ bài 
giảng tới một file EXE bên ngoài. Với các bài giảng 
chạy online, chức năng này còn cho phép liên kết đến 
một địa chỉ website (khi click vào đối tượng thì website 
đó sẽ được mở ra). 
Cách tạo siêu liên kết: Trên trang màn hình soạn thảo, 
click chuột vào đối tượng cần liên kết, 3 nút tròn sẽ xuất 
hiện ở phía trên bên phải của đối tượng, click vào nút 
thứ ba ( ) để xuất hiện một thực đơn, chọn mục “Siêu 
liên kết” lúc này sẽ xuất hiện một bảng nhập liệu như 
hình bên. 
Nếu muốn liên kết với một file bên ngoài, người dùng click chuột vào lựa chọn “Liên 
kết với file bên ngoài” rồi click tiếp vào nút “...” để chọn file EXE cần thiết. Nếu muốn liên 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Cẩm Tú Trang 15 
kết với đề mục khác trong cùng bài giảng thì click chuột vào lựa chọn “Liên kết với đề mục” 
sau đó chọn mục cần liên kết. Cuối cùng, click chuột vào nút “Đồng ý” để kết thúc. 
1.1.6 Sử dụng các công cụ chuẩn 
1.1.6.1 Văn bản nhiều định dạng 
Văn bản nhiều định dạng được sử dụng cho các trang trình chiếu mà nội dung của 
trang đó thể hiện văn bản là chính. Ở đây, trong cùng một ô nhập text, người dùng có thể định 
dạng văn bản của mình theo nhiều kiểu khác nhau, giống như khi trình bày trong các công cụ 
của Microsoft Office. 
Cách tạo văn bản nhiều định dạng 
Nhấn nút "Công cụ" ở cửa sổ soạn thảo trang trình chiếu rồi chọn mục "Soạn thảo văn 
bản", cửa sổ nhập liệu tương ứng sẽ hiện ra như sau: 
Soạn thảo văn bản nhiều định dạng 
Các chức năng của các nút thuộc tính ở đây gồm có: font chữ, kích thước chữ, màu 
sắc, chữ đậm, chữ nghiêng, chữ gạch chân, căn lề trái, căn lề giữa, căn lề phải, đánh dấu gạch 
đầu dòng, khoảng cách dòng. Công cụ thước kẻ phía trên hộp nhập liệu dùng để tạo lề cho văn 
bản giống như trong Microsoft Word. 
Khi thực hiện những chức năng này thì chỉ những vùng chữ đang được chọn trong hộp 
soạn thảo mới được tác động mà thôi. Do đó để thay đổi thuộc tính của những chữ nào, trước 
tiên phải lựa chọn (bôi đen giống như trong Word), rồi mới nhấn nút chức năng. 
Các thao tác xử lý đối tượng ảnh trong văn bản 
Trang 16 Người thực hiện: Nguyễn Thị Cẩm Tú 
 Chèn ảnh: Nhấn vào nút "Chèn ảnh" ở góc trên bên trái để chọn và đưa ảnh vào văn 
bản. Vị trí ảnh mới được chèn sẽ ở ngay dưới dòng văn bản mà đang có con trỏ nhấp 
nháy. Có thể chèn được cả file ảnh JPG hoặc file Flash SWF. 
 Thay đổi kích thước ảnh: Click vào ảnh để chọn, sau đó kéo các điểm nút ở các góc để 
điều chỉnh kích thước ảnh (phóng to, thu nhỏ,...). Tuy nhiên, ta không thể dịch chuyển 
được ảnh, muốn dịch chuyển ảnh đến chỗ khác thì phải xóa ảnh ở chỗ này và chèn lại 
vào chỗ khác. 
 Căn vị trí ảnh: Chọn đối tượng ảnh, nhấn vào các nút căn lề trái hoặc căn lề phải để 
đưa ảnh vào các vị trí bên trái hoặc bên phải. Lưu ý là Violet không cho phép căn giữa 
đối với ảnh. 
 Xóa ảnh: Chọn đối tượng ảnh, rồi nhấn nút Delete trên bàn phím. 
1.1.6.2 Sử dụng các mẫu bài tập 
Các bài tập là những thành phần không thể thiếu trong các bài giảng, giúp học sinh 
tổng kết và ghi nhớ được kiến thức, đồng thời tạo môi trường học mà chơi, chơi mà học, làm 
cho học sinh thêm hứng thú đối với bài giảng. 
Để tạo một bài tập, ta nhấn nút "Công cụ" ở cửa sổ soạn thảo trang trình chiếu rồi chọn 
một trong các loại bài tập được hiện ra trong menu ("Bài tập trắc nghiệm", "Bài tập ô chữ", 
"Bài tập kéo thả chữ"). Sau đó, cửa sổ nhập liệu cho loại bài tập được chọn sẽ hiện ra. Phần 
dưới đây sẽ mô tả chi tiết về việc nhập liệu cho các bài tập thông qua một số ví dụ tương ứng. 
1.1.6.2.1 Tạo bài tập trắc nghiệm 
Violet cho phép tạo được 4 kiểu bài tập trắc nghiệm: 
 Một đáp án đúng: chỉ cho phép chọn 1 đáp án 
 Nhiều đáp án đúng: cho phép chọn nhiều đáp án một lúc 
 Đúng/Sai: với mỗi phương án sẽ phải trả lời là đúng hay sai 
 Câu hỏi ghép đôi: Kéo thả các ý ở cột phải vào các ý tương ứng ở cột trái để được kết 
quả đúng. 
Ví dụ 1: Tạo một bài tập trắc nghiệm như sau: 
Read the passage again and decide whether the statements are true or false? 
1. In 1750 the world population was 625 million. 
2. All scientists agree that the earth has enough resources to support all of the people. 
3. The water we can use is unlimited. 
4. We can use 20 percent of the earth’s land to raise animals. 
5. Not all women on the Third World want to have many children. 
Nhập liệu cho bài tập trên như sau: 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Cẩm Tú Trang 17 
Để thêm phương án, ta nhấn vào nút “+” ở góc dưới bên trái, để bớt phương án thì 
nhấn vào nút “”. Sau khi nhập xong, ta nhấn nút "Đồng ý" sẽ được màn hình bài tập trắc 
nghiệm như sau: 
Ví dụ 2: Tạo kiểu bài trắc nghiệm“Ghép đôi”. 
Hãy kéo mỗi ý ở cột trái đặt vào một dòng tương ứng ở cột phải để có kết quả đúng. 
We’ll buy a new car soon If I spoke English well 
If you had told me about the problem, I would have helped you 
I would find a job in London If we can afford it 
Ta thực hiện các bước làm như bài tập trên, song phải chọn kiểu bài tập là “Ghép đôi”, 
và chú ý khi soạn thảo phải luôn đưa ra kết quả đúng đằng sau mỗi phương án. Sau đó, Violet 
sẽ trộn ngẫu nhiên các kết quả để người làm bài tập sắp xếp lại. 
Nhấn nút đồng ý ta được bài tập hiển thị lên màn hình như sau: 
Trang 18 Người thực hiện: Nguyễn Thị Cẩm Tú 
Khi làm bài tập loại này, học sinh phải dùng chuột kéo giá trị ở cột phải đặt vào cột trả 
lời, rồi nhấn vào nút kết quả để nhận được câu trả lời là đúng hay sai. 
1.1.6.2.2 Tạo bài tập ô chữ 
Ví dụ 3: Tạo một bài tập ô chữ. Khi tạo bài tập này, người soạn thảo phải biết trước về 
ô chữ cột dọc và các câu trả lời hàng ngang. 
Trò chơi giải ô chữ 
1. What is the biggest animal on the earth?. 
2. What belongs only to you, and yet is used more by others than by yourself?. 
3. What word is pronounced, even by the best of scholars?. 
4. What is it that larger the more you take from it?. 
5. When I eat, I live but when I drink, I die. What am I?. 
6. Welcome Halloween, let's move on with a Halloween riddle: What is the best subject 
of a witch in school?. 
7. Who was he? He was called the “King of Pop ” 
Các câu trả lời hàng ngang lần lượt là: 
1. Blue whale; 2. Your name; 3. Wrong; 4. A hole; 
5. Fire; 6. Spelling; 7. Michael Jackson. 
Chữ ở cột dọc là: English 
Ta lần lượt nhập bảy câu hỏi và bảy câu trả lời trong đề bài vào các hộp nhập liệu. 
Hình sau thể hiện việc nhập liệu của hai câu hỏi hàng ngang đầu tiên. 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Cẩm Tú Trang 19 
Trong đó: 
 "Từ trả lời" là đáp án đúng của câu hỏi 
 "Từ trên ô chữ" là tập hợp các chữ cái sẽ được hiện lên ô chữ, thường là giống từ 
trả lời, nhưng viết hoa và không có dấu cách. Nếu không nhập gì vào đây thì Violet 
sẽ tự động sinh ra từ “Từ trả lời”. Vì vậy, nếu không có gì đặc biệt, ta có thể bỏ qua 
phần này để nhập liệu cho nhanh. 
 "Vị trí chữ" là vị trí của chữ cái trong "Từ trên ô chữ" mà sẽ thuộc vào ô dọc. Ví dụ 
với câu hỏi 2, do từ hàng dọc là “ENGLISH” nên ta cần có chữ “E” thuộc vào ô 
chữ dọc, trong khi từ hàng ngang lại là “BLUE WHALE” nên sẽ lấy vị trí chữ là 4. 
Cuối cùng, nhấn nút “Đồng ý” ta sẽ thu được một trang bài tập ô chữ. Khi giải ô chữ 
học sinh sẽ click chuột vào câu hỏi, rồi gõ câu trả lời tương ứng vào hộp, nhấn Enter thì sẽ có 
kết quả trên ô chữ như sau: 
1.1.6.2.3 Tạo bài tập kéo thả chữ 
Trên một đoạn văn bản có các chỗ trống (...), người soạn có thể tạo ra 3 dạng bài tập 
như sau: 
1. Kéo thả chữ: nhiệm vụ của học sinh là kéo các từ tương ứng thả vào những chỗ 
trống. Ngoài các từ phương án đúng của đoạn văn bản còn có thêm những phương 
án nhiễu khác. 
2. Điền khuyết: Không có sẵn các từ phương án, học sinh phải click chuột vào ô trống 
để gõ (nhập) phương án của mình vào. 
3. Ẩn/hiện chữ: Khi click chuột vào chỗ trống thì đáp án sẽ hiện lên (nếu đang ẩn), 
hoặc ẩn đi (nếu đang hiện). 
Ví dụ 4: Tạo bài tập kéo thả chữ vào đoạn văn dựa trên “After you read” SGK Tiếng Anh 11, 
trang 126. 
Complete the summary of the reading passage by filling each blank with a suitable word 
from the box 
Trang 20 Người thực hiện: Nguyễn Thị Cẩm Tú 
We need enery to live and work. Our major source of (1)  is oil. Oil is (2)  kind of 
fossil fuel. The amount of fossil (3)  in the world is (4)  .Therefore, we must save it, 
and at the same time, we must find new sources of energy. Geothermal heat and nuclear 
power are (5)  sources of energy. They can give us electricity. Other alternative (6)  
are the sun, waves and water. These sources are not only (7)  and available but also clean 
and safe for the (8)  People should develop and use them more and more in the future. 
Các từ 
one, enviroment, alternative, limited, unlimited, source, 
energy, fules. 
Nhập liệu cho bài tập trên như sau: 
Màn hình soạn thảo bài tập Kéo thả chữ 
Khi nhập liệu, ta sẽ gõ câu hỏi và toàn bộ nội dung văn bản (có cả các từ mà sau này sẽ 
được ẩn đi) vào ô nhập liệu. Sau đó, chọn các từ ẩn này (bôi đen từ) rồi nhấn nút "Chọn chữ". 
Hoặc đơn giản hơn, để chọn một từ ta gõ 2 cặp ký hiệu xổ dọc cạnh nhau ở 2 đầu của từ đó: 
||||. 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Cẩm Tú Trang 21 
Sau khi chọn từ bằng bất kỳ cách nào, trên ô nhập liệu từ đó sẽ có màu đỏ nên rất dễ 
nhận ra. Nếu thôi không chọn từ đó nữa, ta chỉ việc xóa các cặp ký hiệu || đi là được. 
Trong các dạng bài tập này, ta cũng có thể chèn thêm hình ảnh vào phía dưới câu hỏi 
giống như trong phần tạo bài tập trắc nghiệm, và cũng có thể gõ các công thức giống như 
trong phần nhập văn bản bình thường, với mẫu LATEX(...). 
Riêng đối với bài tập kéo thả chữ, ta có thể nhập thêm các phương án nhiễu bằng cách 
nhấn nút “Tiếp tục”. Nếu không cần phương án nhiễu hoặc với các bài tập điền khuyết và 
ẩn/hiện chữ thì ta có thể nhấn luôn nút “Đồng ý” để kết thúc quá trình nhập liệu. Dưới đây là 
màn hình nhập phương án nhiễu cho loại bài tập kéo thả chữ. 
Trong đó: 
 Nút "Thêm chữ" dùng để thêm một phương án nhiễu, sau khi click nút này ta sẽ gõ trực 
tiếp nội dung phương án lên danh sách đối tượng. 
 Nút "Quay lại" để trở về màn hình nhập liệu trước. 
 Nút "Đồng ý" để kết thúc quá trình nhập liệu và tạo bài tập. 
Với cách nhập liệu như trên Violet sẽ sinh ra một bài tập kéo thả chữ giống như hình 
dưới đây: 
Bài tập kéo thả chữ 
Ví dụ 5: Bài tập điền khuyết 
Trang 22 Người thực hiện: Nguyễn Thị Cẩm Tú 
Ta có thể sửa lại bài tập trên thành dạng bài tập "Điền khuyết" bằng cách vào menu Nội 
dung  mục Sửa đổi thông tin  Nhấn “Tiếp tục”  click đúp vào bài tập kéo thả  Chọn 
kiểu “Điền khuyết”  Nhấn nút “Đồng ý”. 
Học sinh khi click chuột vào các ô trống ... thì ngay tại đó sẽ xuất hiện một ô nhập liệu 
như hình trên, cho phép nhập phương án đúng vào đó. 
Khi kiểm tra độ chính xác của các phương án, máy tính sẽ bỏ qua sự khác biệt về chữ 
hoa, chữ thường và số lượng dấu cách giữa các từ. 
Để tạo ra loại bài tập "Ẩn/hiện chữ" thì cũng thao tác hoàn toàn tương tự như trên. 
1.1.6.3 Sử dụng các module cắm thêm (Plugin) 
Với khả năng về đồ họa và Multimedia mạnh mẽ, Violet tập trung vào các bài tập dạng 
trò chơi, kiểu như các bài tập trong các chương trình Violympic hoặc IOE. Khi giáo viên dùng 
các game này, thay vì làm các bài tập theo kiểu truyền thống, học sinh sẽ như được tham gia 
vào các trò chơi sinh động hấp dẫn, hoặc các game show truyền hình, giúp cho việc học tập 
hứng thú hơn rất nhiều. 
Các bài tập dạng này được xây dựng rất nhiều (hiện có hàng trăm trò chơi) và được 
đưa lên trên mạng để người dùng có thể cập nhật về. Nội dung sẽ gồm có mô phỏng của 
khoảng 20 trò chơi trong Violympic và IOE, các trò chơi truyền hình như: Ai là triệu phú, 
Rung chuông vàng, Đấu trường 100, Đuổi hình bắt chữ, v.v đều có trên hệ thống kho phần 
mềm của Violet. 
Bên cạnh các mẫu game, Violet còn cung cấp thêm các ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm 
và người dùng có thể sử dụng các ngân hàng này trong các game trò chơi trắc nghiệm. Vì vậy 
việc soạn bài sẽ đỡ công hơn rất nhiều (vì không phải nhập liệu các câu hỏi và trả lời), hơn 
nữa việc chọn lọc vào xáo trộn ngẫu nhiên các câu hỏi từ một ngân hàng lớn cũng làm cho bài 
giảng hấp dẫn hơn nhiều. 
1.1.7 Các chức năng khác của Violet 
1.1.7.1 Chức năng chọn trang bìa 
Về nội dung, trang bìa là trang giới thiệu bài giảng (chứa tiêu đề bài giảng, thông tin 
giáo viên, thông tin trường lớp,...). Về hình thức, đây là màn hình không có giao diện ngoài 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Cẩm Tú Trang 23 
(nội dung phóng to toàn màn hình). Khi mới bắt đầu tiết học, phần mềm bài giảng chỉ hiện 
trang bìa. Khi giáo viên bắt đầu dạy bằng phần mềm thì chỉ cần click chuột, lúc đấy nội dung 
bài giảng mới hiện ra. 
Cách dùng: Vào menu Nội dungChọn trang bìa, sau đó soạn thảo trang bìa giống 
như tất cả các trang nội dung khác. 
Ví dụ để tạo ra một trang bìa như hình trên ta làm như sau: 
 Vào menu Nội dung Chọn trang bìa 
 Nhấn nút “Thêm ảnh” để đưa bức ảnh nền vào, click vào ảnh, click tiếp nút để hiện 
bảng thuộc tính của ảnh, và điều chỉnh độ trong suốt lên cao để cho tấm ảnh trông mờ 
đi (với mục đích làm nổi rõ chữ lên). 
 Sau đó “Thêm chữ” và thay đổi vị trí, định dạng và các thuộc tính của chữ để được 
màn hình trang bìa như trên. 
 Nhấn “Đồng ý”. 
1.1.7.2 Chọn giao diện bài giảng 
Vào menu Nội dungChọn giao diện. Cửa sổ chọn giao diện cho bài giảng hiện ra 
như sau: 
Trang 24 Người thực hiện: Nguyễn Thị Cẩm Tú 
Kéo thanh trượt ngang phía dưới để xem và lựa chọn toàn bộ các giao diện. Hiện tại 
chương trình cung cấp khoảng 10 giao diện khác nhau và sẽ được cập nhật thêm nhiều hơn 
qua mạng Internet. 
Đặc biệt Violet cho phép tạo ra giao diện rất hấp dẫn như giao diện hình quyển sách 
các hiệu ứng lật trang sách như thật khi chuyển slide. Mẫu này giống như các ứng dụng đọc 
sách của Apple trên iPhone, iPad. Tính năng này hỗ trợ cho việc xây dựng sách điện tử trên 
máy tính bảng và bảng tương tác rất dễ dàng và hiệu quả. 
Ngoài ra, Violet còn cho phép sử dụng các hiệu ứng chuyển động để chuyển đổi từ 
trang này sang trang khác (page transition), làm cho bài giảng sinh động hơn nhiều. Đặc biệt 
là khi trình chiếu trên các thiết bị màn hình cảm ứng (như máy tính bảng hay bảng tương tác), 
Violet còn cho phép vuốt tay để lật trang (touch scroll), tương tự như trên iPhone, iPad,... và 
sẽ rất trực quan khi kết hợp với hiệu ứng lật trang. 
Vào menu Nội dung  Chọn giao diện (hoặc nhấn phím tắt F8), bảng chọn giao diện 
và các thuộc tính hiện ra, đánh dấu chọn hộp “Hiệu ứng lật trang”, sau đó chọn một loại hiệu 
ứng lật trang và hiệu ứng con của nó, cuối cùng nhấn nút “Đồng ý”. Kiểm tra việc lật trang 
của bài giảng bằng cách nhấn nút Next trên phần giao diện. 
1.1.7.3 Soạn thảo hình nền cho các trang bài giảng 
Để soạn thảo trang nền, bạn vào menu Nội dung  Soạn thảo hình nền, cửa sổ sau sẽ 
hiện ra. Có thể click vào nút để thêm một hình nền, click vào nút “-“ để xóa đi hình nền 
đang được lựa chọn. 
Sau khi soạn thảo các hình nền xong, click vào nút “Đóng lại” để kết thúc quá trình 
soạn thảo. 
1.1.7.4 Chức năng đồng bộ audio/video 
Khi trình chiếu một đoạn phim hoặc file âm thanh, có thể bạn cần đến đoạn nào thì sẽ 
hiện ra những đoạn văn bản minh họa, đến đoạn nào thì lại mất đi để hiện các nội dung khác. 
Việc này bạn có thể thực hiện bằng cách gắn hiệu ứng xuất hiện và biến mất cho các đối 
tượng văn bản, rồi khi video/audio chạy đến đoạn nào thì click chuột để hiệu ứng được thực 
hiện. 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Cẩm Tú Trang 25 
Tuy nhiên, để công việc này được tự động thì ta có thể sử dụng chức năng “Đồng bộ 
video/audio”, tức là khi đoạn phim (hoặc file âm thanh) chạy đến đâu thì sẽ có nội dung tương 
ứng hiển thị đến đó. Violet cung cấp hai chế độ thực hiện đồng bộ: Đồng bộ trong một mục và 
đồng bộ cả một chủ đề. 
Đồng bộ mục: Chèn file phim (hoặc âm thanh) vào mục này, đặt các hiệu ứng xuất 
hiện và biến mất cho các đối tượng minh họa. Trở về màn hình chính, vào menu “Nội dung → 
Đồng bộ video/audio”. Bảng đồng bộ hiện ra như sau: 
Theo dõi đoạn phim ở màn hình bên phải (đã bị che mờ), khi đoạn phim chạy đến chỗ 
nào cần minh họa thì nhấn nút “Click” để đối tượng minh họa hiện ra, thời gian click sẽ được 
lưu lại. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi hiện hết tất cả các nội dung cần thiết. Nhấn “Đồng ý” 
và theo dõi đề mục đã được đồng bộ trình chiếu một cách tự động. 
Đồng bộ chủ đề: là hình thức mà đoạn phim cần trình chiếu sẽ tồn tại trong tất cả các 
mục của chủ đề, và việc đồng bộ sẽ chuyển qua liên tiếp giữa các mục đó. 
- Vào menu “Nội dung → Soạn thảo hình nền”, nhấn nút “+” để tạo một hình nền mới, 
chèn một video vào đây, rồi nhấn “Đồng ý”, nhấn nút “Đóng lại” để trở về giao diện 
chính. 
- Chọn chủ đề cần đồng bộ (trên menu bên trái), nhấn F6 để sửa đổi, chọn “Hình nền” 
vừa tạo cho chủ đề này. Nhấn “Đồng ý” để trở về giao diện chính. 
- Vào menu “Nội dung → Đồng bộ video/audio” để hiện bảng Đồng bộ, sau đó phim 
chạy đến đâu thì nhấn “Click” đến đó. 
1.1.7.5 Chức năng cập nhật modules mới 
Đây là chức năng nổi bật nhất của Violet có từ phiên bản 1.8, thực sự thay đổi cơ bản 
xu hướng phần mềm. Từ đây, các chức năng mới (dưới dạng các plugin) sẽ không cần phải bổ 
sung phụ thuộc theo từng phiên bản mới của phần mềm, mà có thể cập nhật trực tiếp qua 
mạng Internet bằng chính chức năng của Violet. 
- Vào menu Tùy chọn  Cập nhật chức năng mới, bảng nhập liệu hiện ra 
- Click chọn vào phần “Các chức năng mới trên Violet Store” 
Trang 26 Người thực hiện: Nguyễn Thị Cẩm Tú 
- Chọn một hoặc nhiều, hoặc toàn bộ các chức năng mới (nhấn phím Ctrl hoặc Shift khi 
click chọn), rồi nhấn nút “Cập nhật” và trở về màn hình giao diện chính. 
- Vào Trang soạn thảo Slide, nhấn nút Công cụ, ta sẽ thấy các chức năng vừa cập nhật 
về sẽ xuất hiện trên đó, và có thể sử dụng được luôn. 
Trong bảng cập nhật chức năng mới, người dùng cũng có thể quản lý được các chức 
năng đã có như sắp xếp, xóa bỏ, phân chia, để thuận tiện cho việc sử dụng sau này. 
Đặc biệt, việc “Cập nhật chức năng mới” tác dụng cho cả VioletTools trong 
Powerpoint, tức là sau khi cập nhật các plugin mới về bằng Violet, ta mở lại Powerpoint thì 
các module mới cũng sẽ xuất hiện luôn trong menu Violet của Powerpoint như sau. 
1.1.7.6 Chức năng cập nhật template 
Tương tự như các bài tập, mô phỏng, trò chơi (plugin), các mẫu giao diện (template) 
cũng có thể cập nhật về thường xuyên từ Internet bằng chức năng của Violet. Cách cập nhật 
thêm mẫu giao diện như sau: 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Cẩm Tú Trang 27 
- Vào menu Tùy chọn  Cập nhật giao diện, bảng giao diện hiện ra 
- Click chọn vào phần “Các mẫu mới trên Violet Store” 
- Chọn một (hoặc nhiều) giao diện cần lấy về (giữ Ctrl hoặc Shift khi click chọn), sau đó 
nhấn nút “Cập nhật”

File đính kèm:

  • pdfSang_kien_kinh_nghiem.pdf