Sáng kiến kinh nghiệm - Sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tư duy của học sinh trong dạy học Lịch sử ở trường THCS - Trần Dũng Tiến

Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử, từ thực tế giảng dạy, tôi đã viết một số những suy nghĩ của mình về vấn đề “ Sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tư duy của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THCS"

Mỗi người giáo viên đều thấy được mục đích của quá trình dạy học trong hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và trong nhà trường nói riêng là nhằm giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản cần thiết để từ đó làm cơ sở cho việc hình thành thế giới quan khoa học, góp phần giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, giáo dục truyền thống văn hoá của dân tộc.v.v. Để đạt được mục đích đó đòi hỏi người giáo viên phải có phương pháp giáo dục phù hợp với đối tượng học sinh nhằm phát huy tính tích cực.

 Vậy thế nào là tình tích cực?

Theo quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu giáo dục và các nhà tâm lý học, giáo dục chỉ đạt được hiệu quả khi con người tiếp nhận một cách tích cực những ảnh hưởng khách quan nhằm làm biến đổi về mặt tâm lý và hành vi của người được giáo dục. Đó còn gọi là quá trình tự giáo dục. Quá trình này được diễn ra theo ba cấp độ: Tự giác, tích cực và độc lập hoạt động.Như vậy suy rộng ra tính tích cực của học sinh trước hết được biểu hiện ở các mặt quan sát, chú ý theo dõi vào bài giảng của người thầy để hình thành tư duy ghi nhớ. Trên cơ sở đó học sinh hứng thú hơn trong học tập bằng các hoạt động của mình tự tìm tòi kiến thức lịch sử một cách chính xác khoa học và biết vận dụng thành thạo những kiến thức đó vào cuộc sống. Hoạt động này được diễn ra với sự say mê, đầy ý thức trách nhiệm của người học. Học sinh làm việc với tinh thần tự giác, đầy sáng tạo. Tuy vậy hoạt động của người học dù say mê sáng tạo đến đâu đi chăng nữa thì vẫn đặt dưới sự định hướng giúp đỡ của người thầy. Vấn đề ở chỗ người thầy có phát huy được tính tích cực của học sinh hay không?

 

doc8 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 647 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tư duy của học sinh trong dạy học Lịch sử ở trường THCS - Trần Dũng Tiến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Phần mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
  Trong giai đoạn hiện nay đổi mới giáo dục theo hướng căn bản và toàn diện đang được Đảng và Nhà nước ta thực hiện hết sức mạnh mẻ. Giáo dục đang được quan tâm hơn đúng với vị trí của nó trong xã hội hiện nay. Xu thế hiện nay đã và đang đặt ra nhiều thách thức đối với các quốc gia dân tộc, nhất là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Trong bối cảnh đó một vấn đề được đặt ra đối với mỗi quốc gia là làm thế nào để hiểu rỏ hơn về dân tộc mình, gìn giữ và phát huy được bản sắc văn hoá của dân tộc . Muốn làm được điều này đòi hỏi các quốc gia cần có một chiến lược đào tạo và phát triển nhân tố con người. Vai trò đó thuộc về giáo dục và đào tạo.  Đảng ta luôn xác định mục tiêu của giáo dục là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao đông trí thức có tay nghề cao Giáo dục và đào tạo được Đảng ta coi là quốc sách hàng đầu. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển bền vững. Nhiệm vụ giáo dục mà Đảng và nhà nước ta đặt ra là phải phát huy được nhân tố con người Việt Nam, con người phát triển toàn diện cả về trí tuệ, thể lực, tâm hồn đạo đức tư tưởng..v.v. Để hoàn thành được nhiệm vụ cao cả này người giáo viên cần phải luôn đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao hiệu quả bài học.
Trong nhà trường , bộ môn lịch sử vốn có nhiều những ưu thế để giáo dục truyền thống, giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức lối sống.. Học lịch sử, học sinh không chỉ tiếp nhận những kiến thức về lịch sử của dân tộc mình mà còn hiểu được lịch sử thế giới, thấy được những tấm gương cần cù trong lao động sản xuất, anh dũng trong chiến đấu. Lịch sử cung cấp cho các em học sinh có được cái nhìn toàn diện, tổng thể về những quy luật về sự phát triển của xã hội, những bài học kinh nghiệm được rút ra từ lịch sử. Qua những kiến thức các em lĩnh hội được, người thầy đã tạo cho các em được một thế giới quan khoa học, một sự tin tưởng lạc quan vào công cuộc xây dựng CNXH ở đất nước ta từ đó học sinh sẽ góp một phần không nhỏ vào việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc Việt.
 1.2. Phạm vi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
              Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy lịch sử ở Trường TH –THCS Hưng Trạch, từ việc tìm hiểu lí luận dạy hoc, tham khảo những kinh nghiệm giảng dạy của bạn bè đồng nghiệp tôi đã viết sáng kiến kinh nghiệm này nhằm giải quyết các vấn đề sau:
              - Tìm hiểu một số các vấn đề có tính chất lí luận dạy học.
              - Tìm hiểu tính tích cực của học sinh trong học tập lịch sử.
  - Phát huy tình tích cực tư duy của học sinh bằng hệ thống câu hỏi
              - Rút ra một số kinh nghiệm cho bản thân
2. Nội dung
2.1. Thực trạng
 Trong thực tế nhiều năm trước đây, việc dạy học lịch sử nói chung chưa được quan tâm đúng mức, dạy học không mang tính tích cực. Không ít những giáo viên dạy học theo cách truyền thụ một chiều, Thầy đọc- trò ghi. Người thầy chỉ cần tóm tắt sách giáo khoa và trang bị cho học sinh những sự kiện cơ bản, những kiến thức tối thiểu cần thiết để học sinh đối phó với việc thi cử kiểm tra đánh giá. Cách dạy học như vậy sẽ không phát huy được tính tích cực của học sinh trong học tập nói chung và học tập bộ môn lịch sử nói riêng. Vì thế vị thế của bộ môn lịch sử trong nhà trường THCS chưa được coi trọng như vị trí vốn có của nó. Học sinh quan niệm đó là những môn phụ nên không cần thiết, ít quan trọng. Tại sao lại như vậy? Có thể giải thích bằng nhiều nguyên nhân khác nhau như: Sự lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai của học sinh, nhiều mốc thời gian khó nhớ, những quan niệm của xã hội nhìn từ góc độ kinh tế. . v. v
 2.2. Giải pháp
 Tuy nhiên trong một vài năm gần đây, việc dạy và học lịch sử đã và đang được sự quan tâm của Đảng và nhà nước . Bộ môn lịch sử trong nhà trường đã dần dần lấy lại vị trí vốn có của nó. Học sinh học tập với thái độ nghiêm túc hơn, hiệu quả hơn và ngày càng có nhiều học sinh yêu thích bộ môn lịch sử. Có được những kết quả đó chính là nhờ quá trình đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách dạy để đạt được hiệu quả bài học cao nhất.
              Thực tế giảng dạy lịch sử ở Trường TH – THCS Hưng Trạch trong một vài năm gần đây có nhiều những chuyển biến tích cực, Bản thân luôn chú ý đến việc đổi mới phương pháp dạy học bằng nhiều hình thức như khác nhau như: Tổ chức các hoạt động tìm hiểu lịch sử thông qua các buổi sinh hoạt đầu giờ, hoạt động ngoài giờ lên lớp. Khai thác có hiệu quả đồ dùng dạy học, tham gia các buổi tập huấn, sinh hoạt chuyên đề về đổi mới dạy học lịch sử của nghành cấp trên tổ chức, tham gia sinh hoạt trao đổi chuyên môn với các trường trong cụm. Cho học sinh sưu tầm các tài liệu lịch sử nhất là lịch sử địa phương, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử..v..v. Bản thân tích cực hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm, khai thác có hiệu quả các phương tiện dạy học.
Những biên pháp đó đã phát huy tác dụng tích cực bằng việc: Đa số học sinh chú ý nghe giảng, tập trung suy nghĩ trả lời các câu hỏi mà giáo viên đưa ra, việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh chu đáo hơn. Kết quả học tập của học sinh được nâng cao hơn, quá trình lĩnh hội kiến thức tốt hơn. Một số học sinh trước đây có kết quả học tập chưa cao nay đã hứng thú hơn. Năm học 2015 – 2016 nhà trường đã có học sinh đạt giải Huyện môn Lịch sử tuy kết quả không cao. Kết quả này là một minh chứng cho chất lượng dạy và học tập môn Lịch sử của nhà trường ngày càng được cải thiện. Vấn đề đặt ra ở đây là cần phải tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực của học sinh trong Dạy- Học lịch sử. Muốn phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học Lịch sử có nhiều phương pháp, biện pháp, cách thức ví dụ như: khai thác sử dụng có hiệu quả đồ dùng trực quan . . Trong số các phương pháp đó không thể không kể đến phương pháp sử dụng câu hỏi trong dạy học lịch sử để phát huy tính tích cực của học sinh.
              Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử, từ thực tế giảng dạy, tôi đã viết một số những suy nghĩ của mình về vấn đề “ Sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tư duy của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THCS"
Mỗi người giáo viên đều thấy được mục đích của quá trình dạy học trong hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và trong nhà trường nói riêng là nhằm giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản cần thiết để từ đó làm cơ sở cho việc hình thành thế giới quan khoa học, góp phần giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, giáo dục truyền thống văn hoá của dân tộc..v..v. Để đạt được mục đích đó đòi hỏi người giáo viên phải có phương pháp giáo dục phù hợp với đối tượng học sinh nhằm phát huy tính tích cực.
              Vậy thế nào là tình tích cực?
Theo quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu giáo dục và các nhà tâm lý học, giáo dục chỉ đạt được hiệu quả khi con người tiếp nhận một cách tích cực những ảnh hưởng khách quan nhằm làm biến đổi về mặt tâm lý và hành vi của người được giáo dục. Đó còn gọi là quá trình tự giáo dục. Quá trình này được diễn ra theo ba cấp độ: Tự giác, tích cực và độc lập hoạt động.Như vậy suy rộng ra tính tích cực của học sinh trước hết được biểu hiện ở các mặt quan sát, chú ý theo dõi vào bài giảng của người thầy để hình thành tư duy ghi nhớ. Trên cơ sở đó học sinh hứng thú hơn trong học tập bằng các hoạt động của mình tự tìm tòi kiến thức lịch sử một cách chính xác khoa học và biết vận dụng thành thạo những kiến thức đó vào cuộc sống. Hoạt động này được diễn ra với sự say mê, đầy ý thức trách nhiệm của người học. Học sinh làm việc với tinh thần tự giác, đầy sáng tạo. Tuy vậy hoạt động của người học dù say mê sáng tạo đến đâu đi chăng nữa thì vẫn đặt dưới sự định hướng giúp đỡ của người thầy. Vấn đề ở chỗ người thầy có phát huy được tính tích cực của học sinh hay không?
              Để giúp học sinh phát huy được tính tích cực trong học tập một số người cho rằng “vấn đề đặt ra cho mỗi người giáo viên là phải hình thành ở học sinh tâm trạng tích cực đối với học tập và khêu gợi những kích thích bên trong của tư duy của não bộ để chủ thể học tập tự giác nhận thức” . Tính tích cực của học sinh chỉ diễn ra trong mối quan hệ với giáo viên thông qua quá trình dạy- học. Việc phát huy tính tích cực của học sinh được diễn ra bằng nhiều hình thức, nhưng có một số hình thức chủ yếu sau:  
              Thứ nhất: Học sinh chủ động trong việc nắm kiến thức, tự chọn những kiến thức phù hợp, những kiến thức yêu thích để khắc sâu, ghi nhớ từ đó hiểu được bản chất của sự vật hiện tượng lịch sử.
              Ví dụ khi dạy bài Nước Đại việt thời Lý – Lịch sử 7. Khi nói vê giáo dục khoa cử nước ta trong các thế kỳ X-XV, học sinh tìm hiểu về Văn Miếu- Quốc Tử Giám để biết được: Thời gian xây dựng; Hiểu được vị trí của Văn Miếu đối với sự phát triển của giáo dục Việt Nam; Biết được tại sao ông cha ta lại dựng bia Tiến sĩ? Tác dụng của việc làm này? Qua việc làm của học sinh các em dễ dàng thấy được việc dựng bia Tiến sĩ là để tôn vinh đạo học phát triển giáo dục đề cao nhân tài.
    Thứ hai: Biết vận dụng những kiến thức đã học để giải thích các sự kiện hiện tượng và biết vận dụng để hiểu thực tế cuộc sống. Ví dụ ở Lịch sử 6 học về Nhà nước Văn Lang- Âu Lạc học sinh sẽ hiểu được các đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người Việt cổ. Đó là các phong tục tập quán trong cách ăn, cách ở, đi lại trang phục. Với các kiến thức có được, học sinh sẽ giải thích được một số các hiện tượng trong đời sống tinh thần hiện nay như: các lễ hội và các lễ hội này mang tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Tục thờ Thần Hoàng làng, các tập tục trong cưới hỏi, ma chay Từ đó học sinh biết gìn giữ những nét đẹp văn hoá trong đời sống như thờ cúng tổ tiên, biết phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo.. Như vậy không những học sinh hiểu được sự kiện, biết vận dụng những kiến thức của mình để có thái độ đúng đắn đối với các chuẩn mực đạo đức xã hội 
              Tóm lại phát huy tính tích cực trong dạy- học Lịch sử là một trong các cơ sở để hình thành kiến thức cho học sinh.
  2.2.1. Sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực trong dạy học lịch sử.
              Sử dụng hệ thống câu hỏi nhằm phát huy tính tích cực trong dạy học lịch sử, xét đến cùng cũng là để nâng cao hiệu quả bài học. Theo một số nhà nghiên cức giáo dục cho rằng tư duy của con người thường bắt nguồn từ những trở ngại về mặt trí tuệ. Hay nói một cách khác đó là những thắc mắc, những ngạc nhiên những rào cản buộc con người phải suy nghĩ để tìm ra câu trả lời. Đây chính là tình huống có vấn đề đặt ra tạo động lực kích thích hoạt động tư duy của học sinh. Ví dụ khi giáo viên đưa ra câu hỏi: Vì sao Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến? Hay câu: Hãy nêu những đóng góp của phong trào Tây Sơn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc? Các câu hỏi đưa ra học sinh phải suy nghĩ để tìm ra câu trả lời. Thông qua hoạt động tư duy, qua những hướng dẫn gợi mở của giáo viên, học sinh sẽ dần lĩnh hội được các kiến thức. Khi ấy quá trình dạy học đã đạt được hiệu quả bài học
a).Xây dựng một hệ thống câu hỏi cho bài học.             
   - Trong suốt quá trình tổ chức dạy học, người thầy cần phải biết đặt ra và giúp học sinh giải quyết được các câu hỏi để tiếp thu kiến thức của bài học. Một hệ thống câu hỏi tốt trong suốt quá trình giảng dạy có nghĩa là phải phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh phải kích thích được học sinh tham gia vào quá trình học tập. Câu hỏi đưa ra, giáo viên phải thấy được vì sao học sinh trả lời được, vì sao học sinh không trả lời được? Các sự kiện giáo viên đưa ra đã đủ để học sinh tìm ra câu trả lời chưa?     
- Xây dựng một hệ thống câu hỏi tốt không nhất thiết tất cảc các câu hỏi giáo viên phải tự nghĩ ra trong khi soạn bài mà giáo viên có thể kết hợp giữa các câu hỏi trong sách giáo khoa với các câu hỏi do mình nghĩ ra. Cái chính là sử dụng câu hỏi đó như thế nào. Ví dụ như:
-         Nguyên nhân của các cuộc phát kiến địa lý?
-         Nguyên nhân của cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc điạ Anh ở Bắc Mỹ?
-         Nguyên nhân nào gây nên tình trạng khổ cực của nhân dân ta dưới thời Nguyễn?
b) Câu hỏi yêu cầu học sinh sử dụng kiến thức đã học để hiểu kiến thức mới và vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.
Kiến thức chỉ thực sự trở thành kiến thức khi học sinh biết vận dụng và biến những kiến thức đó thành công cụ, thành phương tiện để tiếp nhận kiến thức mới. Loại câu hỏi bao gồm các nội dung so sánh, đối chiếu đánh giá các sự kiện hiện tượng, vận dụng kiến thức đã học để hiểu kiến thức mới hoặc liên hệ với thực tiễn cuộc sống. Câu hỏi thuộc loại này có yêu cầu tương đối cao so với học sinh vì thế đối tượng mà nó hướng tới là những học sinh khá, giỏi.
Ví dụ: Ở Lịch sử 7
-         Em biết gì về Quang Trung- Nguyễn Huệ? Hãy đánh giá vai trò của Quang Trung- Nguyên Huệ trong hai cuộc kháng chiến chống quân Xiêm và chống quân Thanh?
 - GV đa ra câu hỏi mở rộng nhằm nhớ lại kiến thức đã học:
Em có hiểu biết gì về nho giáo?
- GV giới thiều ngắn gọn vắn tắt về nho giáo.
Đưa ra nhận định về nho giáo: Ưu điểm duy trì một trật tự xã hội ổn định
Nhược điểm: Kìm hãm sự phát triển của xã hội.
- Bắt nhân dân ta phải theo phong tục tập quán của người Hán
GV đưa ra những dẫn chứng
- Mở rộng các lớp dạy chữ nho, - Đưa người Trung Quốc vào sống cùng người Việt
-  GV hỏi: Chính quyền phương Bắc đặt ra những chính sách trên nhằm mục đích gì?
Þ  Mục đích: Nhằm đồng hóa dân tộc ta.
-         GVđưa ra câu hỏi mở rộng:
Các triều đại phương Bắc có đạt được mục đích không? vì sao?
.....
Trên đây là những ví dụ cụ thể trong quá trình sử dung hệ thống câu hỏi để kích thích tính tích cực trong tư duy của học sinh.
3. Kết luận
Việc sử dụng hệ thống câu hỏi trong giảng dạy lịch sử của người thầy có vai trò hết sức quan trọng đến kết quả dạy và học. Thông qua sử dụng các câu hỏi giáo viên có thể điều khiển học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình tiếp thu và lĩnh hội tri thức. Qua đó học sinh sẽ tự đánh giá được khả năng của mình. Để làm được điều này thì câu hỏi phải mang tính khoa học, ngắn gọn, dễ hiểu. Hệ thống câu hỏi phải phong phú có thể áp dụng với từng đối tượng học sinh. Đặc biệt hơn là người giáo viên phải biết sử dụng các câu hỏi một cách hợp lí, đúng lúc và kịp thời trong mỗi tình huống của quá trình dạy học.
3.1 Kết quả đạt được
- Trong quá trình giảng dạy và áp dụng phương pháp này, tôi nhận thấy đã thu được một số kết quả khả quan giúp tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học.
* Đối với giáo viên: 
 + Từng bước hoàn thiện và nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của mình. Biết lựa chọn những phương pháp phù hợp vào những kiểu bài, những đối tượng học sinh khác nhau để có hiệu quả.
* Đối với học sinh: 
+ Tích cực và chủ động hơn trong tìm tòi và lĩnh hội tri thức mới và trong làm bài tập
+ Kết quả học tập ngày càng tiến bộ hơn, các em ngày càng quan tâm và yêu quý môn học hơn
 Kết quả trong năm học 2014- 2015 tôi đạt được như sau
Khối
Sĩ số lớp
Loại Giỏi
Loại Khá
Loại TB
Loại Yếu
Loại Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6
7
8
9
Bố Trạch,ngày 05.tháng 5 năm 2016.
NGƯỜI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
(Ký và ghi rõ họ, tên)
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC 
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docSKKN_lich_su_Tien.doc