Đề thi chọn học sinh giỏi huyện môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2015-2016 (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1 (2,0 điểm):

 Trình bày nội dung chính của những bản Hiệp ước triều đình nhà Nguyễn đã kí với thực dân Pháp từ năm 1858 đến năm 1884. Qua đó, em có nhận xét gì về thái độ nhượng bộ và từng bước đầu hàng của triều đình nhà Nguyễn.

Câu 2 (1,0 điểm):

 Những ¬ưu điểm và hạn chế của phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. Sự thất bại của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX đặt ra yêu cầu gì cho cách mạng Việt Nam?

Câu 3 (2,0 điểm):

Nêu những biểu hiện của sự đối đầu giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa về kinh tế, chính trị-quân sự từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1991.

Câu 4 (3,0 điểm):

 Nêu những biến đổi lớn ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Trong các năm 1945, 1967, 1976, có những sự kiện nào tác động đến sự phát triển của các quốc gia Đông Nam Á?

Câu 5 (2,0 điểm):

Bằng kiến thức đã học, hãy làm rõ những thắng lợi tiêu biểu của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ La-tinh trong các năm 1945, 1949, 1959, 1960.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 199 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi huyện môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2015-2016 (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN KINH MÔN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: LỊCH SỬ LỚP 9 
Thời gian làm bài: 120 phút
(Đề thi gồm: 01 trang)
Câu 1 (2,0 điểm): 
	Trình bày nội dung chính của những bản Hiệp ước triều đình nhà Nguyễn đã kí với thực dân Pháp từ năm 1858 đến năm 1884. Qua đó, em có nhận xét gì về thái độ nhượng bộ và từng bước đầu hàng của triều đình nhà Nguyễn. 
Câu 2 (1,0 điểm):
	Những ưu điểm và hạn chế của phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. Sự thất bại của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX đặt ra yêu cầu gì cho cách mạng Việt Nam? 
Câu 3 (2,0 điểm):
Nêu những biểu hiện của sự đối đầu giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa về kinh tế, chính trị-quân sự từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1991. 
Câu 4 (3,0 điểm):
	 Nêu những biến đổi lớn ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Trong các năm 1945, 1967, 1976, có những sự kiện nào tác động đến sự phát triển của các quốc gia Đông Nam Á?
Câu 5 (2,0 điểm):
Bằng kiến thức đã học, hãy làm rõ những thắng lợi tiêu biểu của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ La-tinh trong các năm 1945, 1949, 1959, 1960. 
---------------- Hết----------------
Họ và tên thí sinh.......Số báo danh...
UBND HUYỆN KINH MÔN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN
 NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 9
 (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
Câu
Đáp án
Điểm
1
(2,0 đ)
a. Nội dung của các bản Hiệp ước: 1,0 điểm
- Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) gồm 12 điều khoản: nhượng hẳn cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn; bồi thường chiến phí cho Pháp; mở ba cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho thương nhân Pháp, Tây Ban Nha vào buôn bán
0,25
- Hiệp ước Giáp Tuất (1874): Pháp rút khỏi Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì; nhà Nguyễn chính thức thừa nhận chủ quyền của Pháp ở sáu tỉnh Nam Kì
0,25
- Hiệp ước Hác-măng (1883): triều đình nhà Nguyễn đã chính thức thừa nhận sự bảo hộ của Pháp trên đất nước ta, mọi công việc chính trị, kinh tế, ngoại giao của Việt Nam đều do người Pháp nắm
0,25
- Hiệp ước Pa tơ nốt (1884): gồm 19 điều khoản, căn bản dựa trên Hiệp ước Hác-măng, nhưng trả lại các tỉnh Bình Thuận,Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh cho triều đình Huế quản lí nhằm xoa dịu sự công phẫn của nhân dân ta, mua chuộc, lung lạc quan lại triều đình nhà Nguyễn.
0,25
b. Nhận xét: 1. 0 điểm
-Từ 1858-1884, bằng thủ đoạn gặm nhấm, ăn dần, thực dân Pháp lần lượt ép triều đình Huế phải kí các hiệp ước bất bình đẳng với các điều khoản ngày càng nặng nề hơn để từng bước hoàn thành quá trình xâm lược VN. 
0,25
-Do thiếu đường lối chỉ đạo đúng đắn và quyết tâm kháng chiến của triều đình nhà Nguyễn, để bảo vệ quyền lợi của giai cấp phong kiến, triều đình Huế đã can tâm thỏa hiệp đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ, kí các văn kiện bán nước, thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ đất nước ta. 
0,5
-Nhà Nguyễn phải chịu trách nhiệm chính trong việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp. 
0.25
2
(1,0 đ)
a- Những ưu điểm và hạn chế của phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX
1 đ
- Ưu điểm: Phong trào diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ, rộng khắp khiến Pháp phải lo lắng đối phó. Hình thức đấu tranh phong phú, được tiếp xúc với trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản
0,25
- Hạn chế: Lãnh đạo phong trào chưa thấy được mâu thuẫn cơ bản, kẻ thù chính và lực lượng cơ bản của cách mạng VNĐường lối và phương pháp cách mạng chưa đúng đắn
0,25
b- Yêu cầu cho cách mạng Việt Nam: 
-Yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam là phải tìm ra một con đường cứu nước mới, phương pháp cách mạng đúng đắn, do một giai cấp tiến bộ lãnh đạo
0,5
3
(2,0 đ)
a. Biểu hiện đối đầu về kinh tế: 1,0 điểm
- Phe XHCN: Ngày 8/1/1949, Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) được thành lập...đã đẩy mạnh sự hợp tác, giúp đỡ nhau giữa các nước XHCN, đánh dấu sự hình thành hệ thống XHCN. 
- Phe TBCN: “Kế hoạch Mác san” với khoản viện trợ 17 tỉ USD cho các nước Tây Âu từ 1948-1951 giúp kinh tế phục hồi nhanh nhưng ngày càng lệ thuộc vào Mĩ 
0,5
0,5
b. Biểu hiện đối đầu về chính trị-quân sự 1,0 điểm 
- Phe XHCN: Tháng 5/1955, Liên Xô và các nước Đông Âu đã thoả thuận cùng thành lập Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va. Đây là một liên minh phòng thủ quân sự, chính trị của các nước XHCN, nhằm bảo vệ công cuộc xây dựng CNXH, góp phần to lớn trong việc duy trì hoà bình, an ninh của châu Âu và thế giới.
- Phe TBCN: Tháng 4-1949, Mĩ lôi kéo các nước Tây Âu thành lập khối quân sự Bác Đại Tây Dương (NATO), nhằm chống Liên Xô và các nước Đông Âu
0,5
0,5
4
(3,0 điểm)
a. Biến đổi của các nước Đông Nam Á: 1,5 điểm
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân nhiều nước ĐNA đã nổi dậy giành chính quyền. Sau đó, nhiều nước ĐNA tiếp tục kháng chiến chống sự xâm lược trở lại của các nước đế quốc, đến giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước trong khu vực đã lần lượt giành được độc lập
- Sau khi giành độc lập, các nước Đông Nam Á bước vào thời kỳ xây dựng đất nước theo các mô hình kinh tế, xã hội khác nhau và nhanh chóng đạt nhiều thành tựu, tiêu biểu như Sin-ga-po, Malayxia, Thái Lan ..... 
- Cùng với quá trình phát triển, các nước Đông Nam Á đã thực hiện quá trình liên kết khu vực, hợp tác để phát triển. hướng tới xây dựng khu vực ĐNA hòa bình, ổn định, phát triển phồn vinh
0, 5
0,5
0,5
b. Các sự kiện tác động: 1,5 điểm
- Năm 1945: Xuất hiện của thời cơ thuận lợi, các nước Việt Nam, Inđônêxia, Lào đã giành được độc lập, thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á phát triển mạnh mẽ ....
- Năm 1967: Thành lập của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đã mở ra một hướng phát triển mới cho khu vực, tạo nền tảng cho quá trình liên kết, hợp tác toàn diện khu vực
- Năm 1976: Ký Hiệp ước thân thiện hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là hiệp ước Bali) quan hệ giữa các nước Đông Dương với ASEAN được cải thiện, Hiệp ước Bali xác định nguyên tắc cơ bản trong quan hệ của các nước ĐNA, đã thúc đẩy sự phát triển hợp tác, tạo ra một thời kỳ phát triển mới cho Đông Nam Á...
0,5
0,5
0,5
5
(2,0 điểm)
Những thắng lợi tiêu biểu
-Thắng lợi trong năm 1945: Tháng 8 – 1945, khi phát xít Nhật đầu hàng, các dân tộc Đông Nam Á đã nổi dậy giành chính quyền, lật đổ ách thống trị thực dân. Tiêu biểu là thắng lợi của nhân Inđônêxia, Việt Nam, Lào 
0,5
-Thắng lợi trong năm 1949: Từ năm 1946 đến năm 1949, ở Trung Quốc diễn ra cuộc nội chiếnNgày 1 – 10 – 1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời. Đây là một thắng lợi có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với Trung Quốc và thế giới.
0,5
-Thắng lợi trong năm 1959: Nhân dân Cu ba đã đứng lên đấu tranh lật đổ chế độ độc tài Batixta. Ngày 1 – 1 – 1959, chế độ độc tài Batixta bị lật đổ, cuộc cách mạng giành được thắng lợi. Đây là thắng lợi to lớn của nhân dân Cu ba, có ảnh hưởng sâu sắc tới các nước khu vực Mĩ la tinh và thế giới..
0,5
-Thắng lợi trong năm 1960: Năm 1960, 17 nước ở châu Phi đã tuyên bố độc lập và được lịch sử ghi nhận là “Năm châu Phi”. Thắng lợi của nhân dân châu Phi trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc đã góp phần làm tan rã hệ thống chủ nghĩa thực dân cũ ở lục địa này cũng như trên thế giới
0,5
-----------------------Hết..

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_huyen_mon_lich_su_lop_9_nam_hoc_20.doc