Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm hình thành và phát triển năng lực cho học sinh lớp 5/10 trường Tiểu học Tân Phong B

* Những mâu thuẫn, những khó khăn cần giải quyết:

Năm học 2017-2018, tôi tiếp tục được phân công giảng dạy lớp 5. Mặc dù trong lớp có nhiều học sinh ngoan, năng lực tốt, song vẫn còn một số học sinh chấp hành chưa tốt nội quy của trường lớp, chưa tự giác hoàn thành các nhiệm vụ trong học tập, chưa chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Cụ thể:

- Học sinh nhận thức chậm, khả năng tự học, tự giải quyết vấn đề còn hạn chế, khi học cần nhiều sự giúp đỡ của bạn và thầy cô, do gia đình không kèm các em đó học ở nhà, em đó có lỗ hổng về kiến thức nên cảm thấy chán nản, lười không chuẩn bị bài: Mạnh Dũng, Nguyễn Khoa, Thái Tài,

- Một số em ý thức tự quản, tự phục vụ chưa cao đi học về là vứt sách vở lung tung, đến lớp thì thường xuyên quên sách vở, quên đồ dùng học tập: Thanh Nguyên, Nguyễn Khoa,

- Có vài em còn rụt rè nhút nhát khi giao tiếp với thầy cô và người lạ: Khánh Ly, Kiều Thư, Trí Dũng

- Một số em chưa biết làm hoặc ngại làm các việc như vệ sinh lớp học, tưới cây, nhặt rau, rửa ấm chén -Do ở nhà được nuông chiều: Quỳnh Hương, Khang.

- Em Mạnh Dũng có hoàn cảnh khó khăn, nhà ở mãi Hố Nai, bố mẹ đi làm ăn xa nên phải ở với bà, tuy gần trường nhưng bà đã già yếu nên thiếu sự quan tâm sâu sát của gia đình. Em Trung Kiên nhà nghèo, thiếu thốn,

- Nhuyên nhân học sinh chưa có ý thức tự quản, tự phục vụ và không biết làm những việc đơn giản phù hợp với khả năng của các em là do gia đình nuông chiều không khiến các em làm bất kể việc gì và các việc đó đều do ông bà, bố mẹ thường làm thay, làm hộ hoặc trẻ có những tính xấu mà bản thân gia đình chưa giáo dục được

 

doc16 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm hình thành và phát triển năng lực cho học sinh lớp 5/10 trường Tiểu học Tân Phong B, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i pháp hình thành và phát triển năng lực cho học sinh lớp 5 nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục toàn diện cho học sinh.
- Chia sẻ những giải pháp đã thực hiện để cùng đồng nghiệp suy ngẫm về kinh nghiệm hình thành và phát triển năng lực cho học sinh lớp 5 nói riêng, công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học nói chung.
PHẦN NỘI DUNG
I/ THỰC TRẠNG CỦA GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT, ĐÃ CÓ
1/ Phối hợp với các lực lượng giáo dục.
Đặc điểm của học sinh tiểu học là mau  nhớ nhanh quên, vì vậy việc rèn luyện cho các em ý thức tự quản, tự phục vụ cần được làm thường xuyên, liên tục ở mọi nơi, mọi lúc. Ngoài sự giáo dục của thầy cô ở lớp, việc cha mẹ giúp đỡ  rèn luyện  ở nhà là một việc quan trọng. Vì vậy, ngay buổi họp đầu tiên của năm học tôi đã trao đổi rất kĩ tầm quan trọng của việc hình thành và phát triển năng lực cho học sinh. Tôi trình bày cách đánh giá học sinh, các kế hoạch hoạt động trải nghiệm sáng tạo tới cha mẹ học sinh để họ cùng phối hợp thống nhất với giáo viên.
Trong buổi họp đầu năm, tôi triển khai kĩ các Thông tư Bộ Giáo dục & Đào tạo Quy định đánh giá học sinh tiểu học cho phụ huynh, trong đó nhấn mạnh nội dung đánh giá việc hình thành và phát triển năng lực của học sinh để họ biết con em mình cần rèn luyện những năng lực nào.
Sau đó thường xuyên gặp gỡ phụ huynh học sinh trao đổi về tình hình học tập, sinh hoạt ở nhà của học sinh như vệ sinh thân thể, ăn, mặc... Trao đổi với phụ huynh  một số việc phục vụ cho học tập như chuẩn bị đồ dùng học tập ở lớp, ở nhà, cách bố trí thời gian học tập ở lớp cũng như ở nhà... Khuyến khích cha mẹ tham gia nhận xét, hướng dẫn, giúp đỡ con em mình để bổ sung hoặc theo sát sự tiến bộ, hoặc chậm tiến của con em họ. 
Vào đầu năm học tôi cho mỗi học sinh chuẩn bị một quyển tập để ghi chép, trao đổi giữa giáo viên và phụ huynh học sinh. 
Tôi cũng tích cực phối hợp với Chi đoàn, Tổng phụ trách Đội tổ chức các hoạt động chung cho học sinh theo khối lớp hay toàn trường, ví dụ như các buổi hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ngoại khoá, hát múa sân trường, 
Vào giờ sinh hoạt lớp cuối tuần, tôi thường tổ chức cho học sinh tự đánh giá và đánh giá các bạn theo nhóm, theo tổ. 
Tôi cùng phụ huynh học sinh phối hợp thực hiện giáo dục con em họ ở nhà và trường, đồng thời luôn có sự thông tin kịp thời giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh về biểu hiện năng lực của các em.
Một số ưu điểm, thuận lợi khi thực hiện giải pháp: 
- Được sự chỉ đạo sâu sắc của Ban giám hiệu nhà trường, sự kết hợp, hỗ trợ kịp thời của Chi đoàn, Tổng phụ trách Đội, của giáo viên bộ môn, quan tâm từ phía phụ huynh.
Nhà trường luôn quan tâm tạo điều kiện cho các lớp có đầy đủ bàn ghế khang trang, phòng học thoáng mát, nhà vệ sinh sạch sẽ, từ đó giúp đa số học sinh tự phục vụ, tự quản, hợp tác tốt hơn.
- Trường cũng tổ chức các cuộc thi nhân ngày lễ lớn, tham quan dã ngoại, giúp cho học sinh có cơ hội rèn sự tự quản, tự phục vụ, giao tiếp, hợp tác
- Việc phối hợp với cha mẹ học sinh không chỉ giúp giáo viên có thêm nguồn thông tin bổ ích khi đánh giá các năng lực mà còn gắn kết trách nhiệm giữa nhà trường và gia đình.
- Nhiều học sinh đã nắm được các yêu cầu, chỉ báo về năng lực cần rèn luyện và thực hiện tốt. 
Một số nhược điểm, khó khăn khi thực hiện giải pháp: 
- Các chỉ báo khá nhiều nên học sinh hay quên, dễ vi phạm. Khi nhận xét bạn cuối tuần thường nhận xét chung chung hoặc không biết nhận xét gì. 
- Mặc dù cuối tuần giáo viên chủ nhiệm đã đánh giá cụ thể và yêu cầu học sinh ghi trong vở dặn dò, mang về cho cha mẹ xem, nhưng nhiều học sinh quên hoặc giấu cha mẹ, nên đôi lúc các em vẫn vi phạm tiếp như quên sách vở, đồng phục, tự học chưa hiệu quả,
- Nhiều phụ huynh do làm việc bận bịu không có thời gian rảnh, hoặc chủ quan giao hết việc giáo dục cho cô, công việc nhiều nên ít hoặc quên kiểm tra vở dặn dò hằng ngày để xem con em trong ngày đã làm tốt/ chưa tốt điều gì,..., nên nhiều em vẫn chưa thực hiện tốt
2/ Đổi mới phương pháp dạy học để rèn năng lực tự học và giải quyết vấn đề
Để làm được điều này, tôi nghiên cứu nắm vững nội dung cơ bản chương trình của lớp học, cấp học; mạnh dạn đổi mới cách thiết kế và tổ chức lớp học, thường xuyên thực hiện các hoạt động thực hành, chuyển quá trình thuyết giảng một cách hình thức, áp đặt của cô thành quá trình tự học, tự tìm tòi, khám phá của trò.
Tôi cố gắng vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, các kĩ thuật dạy học tích cực: Khăn trải bàn, Sơ đồ tư duy, Nhó, Công đoạn, Xoay ổ bi,... Đây là các phương pháp, kĩ thuật dạy học tương đối dễ áp dụng ở tiểu học, không đòi hỏi phải đầu tư nhiều phương tiện, đồ dùng học tập, song lại là cơ hội tốt để các em rèn tính hợp tác, kĩ năng chia sẻ, lắng nghe, óc tư duy, kĩ năng ra quyết định.
Trong quá trình dạy học trên lớp, tôi thường thực hiện theo trình tự:
- Gợi ý để học sinh nắm được mục tiêu nhiệm vụ học tập, tự chăm chỉ thực hiện nhiệm vụ học tập. 
- Học sinh trong nhóm trao đổi bài, kiểm tra cho nhau, nói cho nhau kết quả, cách làm của mình.
- Báo cáo kết quả học tập trước lớp để bạn và cô nhận xét, từ đó rút kinh nghiệm thực hiện nhiệm vụ mới tốt hơn.
Trong khi học sinh học, tôi chọn vị trí thích hợp quan sát thái độ, cử chỉ nét mặt để phát hiện em nào gặp khó khăn, kịp thời có biện pháp giúp đỡ. 
Ví dụ: Nhìn dáng ngồi, tay cầm bút viết không tự tin, là biết ngay em đó tiếp thu bài không nhanh bằng các bạn nên không hiểu, điệu bộ viết không tự tin, lúng túng khi làm bài. Tôi ân cần hướng dẫn thêm cho các em hoặc nhờ các bạn học nhanh hơn ngồi bên nêu gợi ý thêm cho bạn hiểu, 
Nếu có bài khó với đa số học sinh, tôi hướng dẫn chung với cả lớp. Để học sinh thuận lợi trong trao đổi, tương tác, thỉnh thoảng tôi cho kê bàn ghế theo nhóm, học sinh ngồi đối diện với nhau. Thường xuyên quan sát, theo dõi cá nhân học sinh, nhóm học sinh trong quá trình học tập để có nhận định, động viên hoặc gợi ý, hỗ trợ kịp thời đối với từng việc làm, từng nhiệm vụ của mỗi cá nhân hoặc của cả nhóm học sinh.
Đồng thời tôi còn quan sát từng học sinh để kịp thời đưa ra những nhận định về một số biểu hiện năng lực của học sinh, từ đó, động viên, khích lệ, giúp các em khắc phục khó khăn, phát huy ưu điểm và các tố chất riêng, sửa chữa khuyết điểm để ngày càng tiến bộ.
Đối với  học sinh nhận thức chậm, khả năng tự học, tự giải quyết vấn đề còn hạn chế, tôi đưa ra những câu hỏi từ dễ đến khó để học sinh có thể trả lời được nhằm tạo hứng thú và củng cố niềm tin ở các em. Thường xuyên kiểm tra các em trong quá trình học và hoạt động. Tổ chức cho học sinh học theo nhóm để học sinh học tốt giúp đỡ bạn tiến bộ, kể cả các nhóm tham quan, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như làm thiệp, 
Một số ưu điểm, thuận lợi khi thực hiện giải pháp trên: 
- Các cấp lãnh đạo từ Sở, Phòng Giáo dục- Đào tạo đến nhà trường liên tục tổ chức các đợt tập huấn các cấp về đổi mới phương pháp giảng dạy, bản thân cũng được tham gia nhiều cấp. 
- Có nhiều nguồn tư liệu tham khảo trên các trang Web, tạp chí,
- Trường có một số phòng được trang bị bảng tương tác, có máy chiếu, giáo viên thư viện, thiết bị nhiệt tình hỗ trợ giáo viên về trang thiết bị, tài liệu tham khảo, 
- Lãnh đạo nhà trường rất quan tâm đến vấn đề làm thêm đồ dùng dạy học, thường xuyên khuyến khích các tổ khôi chuyên môn làm thêm đồ dùng dạy học dự thi chương trình 6- cấp tỉnh, sử dụng hằng ngày.
Một số nhược điểm, khó khăn khi thực hiện giải pháp: 
* Nhược điểm
- Máy chiếu đã gần hết hạn sử dụng, ít máy trong khi trường rất nhiều lớp, nên không sử dụng thường xuyên được.
- Bàn ghế chật chội khó thay đổi hình thức nhóm học. 
II/ NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Mô tả các giải pháp:
1.1/ Giải pháp 1: Huy động sự tham gia tích cực của các lực lượng giáo dục khác 
- Không phải học sinh nào cũng nhớ hết nội dung năng lực cần rèn luyện, nhất là sau ba tháng nghỉ hè. Vì thế, ngay từ đầu năm học, căn cứ vào 3 tiêu chí cơ bản của phần năng lực, tôi soạn một số chỉ báo hành vi để các em nhớ và phấn đấu. Đồng thời cho in thành bảng để treo trong lớp học, hàng ngày các em đều tự đọc và tự đánh giá xem nội dung nào đã đạt, nội dung nào cần rèn luyện thêm, hoặc nhắc nhở các bạn cùng thi đua, 
Ngoài ra tôi cũng in cho mỗi phụ huynh một bản để phụ huynh nắm bắt nội dung, hướng dẫn họ cho con em dán ở ngay góc học tập, hàng ngày các em ngồi học sẽ đọc và ghi nhớ, thực hiện thường xuyên. Vì thế, 100% học sinh trong lớp đã thuộc các chỉ báo, biết cần biểu hiện gì về năng lực, đồng thời các em cũng luôn thi đua sôi nổi để thực hiện tốt.
Phiếu này cũng được in ra đề phụ huynh cùng con em tự tích vào cuối mỗi tháng, từ đó các em có hướng rèn luyện tiếp.
- Với tâm niệm rèn cho học sinh từ những cái nhỏ nhất, tôi chỉ dẫn nhắc nhở các em thường xuyên: từ tự vệ sinh cá nhân đến vệ sinh cá nhân sạch sẽ, từ cách đánh răng, rửa mặt; cách mặc quần áo, kể cả áo khoác suốt cả buổi học nóng nực, chuẩn bị đồ dùng học tập đến việc xếp đồ dùng học tập gọn gàng, ngăn nắp; cách bố trí thời gian học tập ở lớp cũng như ở nhà sao cho phù hợp, không để chai nước trên bàn học, không uống nước vặt trong giờ học, không để chiếc cặp to đùng ở ghế hết chỗ ngồi, chỉ để đồ dùng học tập cần thiết trên bàn cho từng môn học, 
- Lập nhóm Zalo của các phụ huynh trong lớp để trao đổi kịp thời các thông báo, hình ảnh, video, các hoạt động của học sinh giúp cho việc học tập, rèn luyện vui chơi của học sinh không trở nên xa lạ, mơ hồ với phụ huynh. Vì họ có thể mệt mỏi nên quên không kiểm tra sách vở của con vào mỗi tối, nhưng điện thoại thì hầu hết họ đều sử dụng.
Giúp cha mẹ học sinh có thói quen quan tâm: “Ở trường hôm nay có gì vui không?”; “Hôm nay con tham gia học tập thế nào?”; “Con có giúp đỡ bạn được việc gì không?”; “Ở trường con tự làm hết bài chứ ?”...
Khi tổ chức hoạt động trải nghiệm, tôi cùng phụ huynh lựa chọn những nội dung để học sinh cả lớp được tham gia; khuyến khích, động viên và tạo cơ hội để các em được tham gia bàn bạc từ khâu chuẩn bị đến khâu thực hiện và có tổng kết đánh giá sau mỗi hoạt động.
Ví dụ: Đầu tháng 4/2018, tôi cùng Ban đại diện Chi hội gửi thư ngỏ thông báo cụ thể kế hoạch tổ chức chuyến dã ngoại Vườn Xoài- Biên Hoà- Nhờ chu đáo mà ngày đó học sinh cả lớp tham gia, có thêm 8-9 phụ huynh hỗ trợ rất chu đáo.
BAN ĐẠI DIỆN CMHS LỚP 5/10
THƯ NGỎ
 (V/v tổ chức cho học sinh đi tham quan Khu du lịch Vườn Xoài- TP Biên Hoà)
Kính gửi quý phụ huynh lớp 5/10!
Được sự đồng ý của hiệu trưởng nhà trường;
Thực hiện nguyện vọng của PHHS trong cuộc họp cuối học kì I;
Với mục đích để các cháu HS trải nghiệm thực tế, qua đó có thêm những kiến thức, sự hiểu biết, rèn luyện những kĩ năng mềm, đề cao tinh thần đoàn kết, giúp các cháu thư giãn sau những ngày học. Đồng thời để các cháu lưu lại kỉ niệm lớp cuối cấp.
Chi hội CMHS lớp 5/10 tổ chức cho HS của lớp đi tham quan như sau:
1. Thời gian: 1 ngày, 21 tháng 4 năm 2018 (Thứ bảy)
(Thời gian đi- về cụ thể sẽ thông báo sau).
2. Ban tổ chức: Ban đại diện Chi hội, giáo viên chủ nhiệm lớp.
2. Kinh phí tham gia: Vé vào cổng gần 100 000/ đồng/ vé: Phụ huynh bạn Thành An đã liên hệ xin được miễn phí vé vào cổng, vé tắm hồ bơi cho các cháu và cả phụ huynh đi theo!!!
- Tiền ăn trưa và thuê xe ô tô: Trích từ quỹ Chi hội và Mạnh Thường Quân của lớp.
Vậy Chi hội lớp thông báo và kính mời phụ huynh đăng kí cho các cháu đi tham quan Chi hội CMHS lớp rất mong nhận được sự ủng hộ và cho các cháu tham gia nhiệt tình từ phía các bậc phụ huynh! Trân trọng cảm ơn!  
Đăng kí HS đi: Cha/ mẹ đi kèm: Không đi: 
(Xin gửi lại phiếu này trước 12/4/2018) PHHS kí tên
1.2/ Giải pháp 2: Hình thành và phát triển năng lực tự phục vụ, tự quản của học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm
Ngay đầu năm, tôi hướng dẫn các em sắp xếp gọn gàng trên mặt bàn học, ngăn bàn, cặp sách, nước uống, rồi cho các em tự ngắm lại thành quả. 
Trong một số tiết sinh hoạt lớp, tôi thường cho học sinh “sắm vai”, xử lí tình huống, ví dụ: “Biết từ chối, nói không với chất gây nghiện”, ; hoặc kể chuyện những tấm gương tốt trong việc giúp đỡ mọi người, những mẩu chuyện về những học sinh có năng lực tự thực hiện nhiệm vụ học tập, biết tìm kiếm sự trợ giúp kịp thời của bạn bè, thầy cô hoặc người lớn khi gặp khó khăn.
Với những chủ đề trên, các em trao đổi, thảo luận sôi nổi, được phép trình bày quan điểm riêng của mình về chủ đề đó. Giờ sinh hoạt trở nên hấp dẫn, hứng thú và qua đó, giáo viên chủ nhiệm nắm bắt được suy nghĩ và hành động của học sinh trên cơ sở đó có biện pháp giáo dục cho phù hợp.
Ví dụ: Các em Khánh Ly, Gia Huy, Cao Nhân đầu năm học thường làm bài rất chậm, nhút nhát, hầu như không trao đổi ý kiến trong nhóm bao giờ. Tôi đã gợi ý cho em, nhắc nhở các bạn trong nhóm đặt câu hỏi để bạn nêu ý kiến, hoặc “nhường” những phần dễ trả lời để bạn nêu trước,  
Hoặc em Trí Dũng, thường không tự nói lên suy nghĩ, yêu cầu, thắc mắc của mình mà hay nhờ bạn kế bên nói, hoặc em Bùi Đạt tự động nói giùm bạn. Biết vậy nên tôi thường chủ động hỏi em trước,. Tôi nói: “Cô muốn nghe con nói, con tự nói đi!”, nhắc em bên cạnh không nói giùm: “Phải để bạn tự nói chứ sao lại nói giùm bạn?”. Sau này, em đã mạnh dạn hơn trước nhiều, những học sinh nhanh miệng hơn cũng bỏ tật nói giùm bạn.
Phối hợp với Tổng phụ trách Đội tổ chức các hoạt động chung cho học sinh theo khối lớp hay toàn trường. Những hoạt động này huy động sự tham gia của phụ huynh để họ thêm hiểu và có những ý kiến đóng góp sát thực trong việc đánh giá học sinh. Tổ chức các hoạt động tập thể thường xuyên mang tính vừa sức để các em được hoạt động, vui chơi nhằm cải thiện tâm lí, tăng khả năng vận động.
Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm hình thành cho học sinh những năng lực cần thiết nhằm phát triển khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân trong tập thể. Thường xuyên trao đổi, trò chuyện với học sinh trong giờ học cũng như ngoài giờ lên lớp nhằm tạo cơ hội giao tiếp cho học sinh. Thông qua đó rèn các kĩ năng giao tiếp cơ bản như: biết chào hỏi thầy giáo, cô giáo, khách đến trường, đến nhà và người lớn tuổi, biết nói lời cảm ơn và xin lỗi,  một cách khéo léo, tự nhiên, không khiến học sinh cảm thấy đang phải học. 
Tập làm heo đất tại Nông trại vui vẻ 
Học sinh ngoại khoá ở Vườn Xoài- Phụ huynh lớp 5/10 tổ chức
Khi tiến hành tổng kết, đánh giá, tôi hướng dẫn để học sinh tự nêu nhận xét, tự đánh giá việc tham gia của bản thân, của các bạn, bình chọn các bạn, các nhóm thực hiện tốt bằng cách cho học sinh làm phiếu hỏi để các em tự nhận xét, nhận xét bạn, nêu sự mong muốn đối với cha mẹ, rồi phát cho phụ huynh vào các buổi họp.... (Có em ghi: “Con mong em mau lớn, mẹ có việc làm để mẹ đỡ khổ.”, “Con mong mẹ đừng cáu với con.”, ...) Nhiều phụ huynh vừa đọc vừa rơm rớm nước mắt, đa số rất ngạc nhiên, họ nói: “Tôi không ngờ là con lại mong như thế, chắc mình phải xem lại mình.”, ...
*Tôi mạnh dạn giao cho cán sự lớp thực hiện nhiệm vụ quản lí lớp, duy trì tổ chức sinh hoạt lớp, tự tham gia các giờ chào cờ đầu tuần; khuyến khích các em tích cực tham gia trang trí lớp, tự tổ chức các hoạt động vui chơi, không làm thay, làm hộ học sinh.
2. Những ưu, nhược điểm của giải pháp mới
2.1/ Giải pháp “Huy động sự tham gia tích cực của các lực lượng giáo dục khác”:
* Ưu điểm:
- Qua thực hiện tôi đã nhận được nhiều thông tin phản hồi của phụ huynh, nhờ đó mà tôi nhắc nhở, uốn nắn các em kịp thời và nhanh chóng. 
- Việc sử dụng nhóm Zalo giúp phụ huynh biết nhiều thông tin kịp thời hơn, từ đó động viên những biểu hiện tốt, nhắc nhở những lỗi vi phạm của con em mình kịp thời hơn.
- Ban đại diện Cha mẹ học sinh của lớp và hầu hết phụ huynh nhiệt tình tham gia hoạt động của lớp vì họ được thông tin đầy đủ, sinh động bằng hình ảnh, clip về các hoạt động học tập- vui chơi của con em.
* Nhược điểm, nguyên nhân, phương hướng khắc phục:
Cá biệt có phụ huynh không dùng Zalo nên phải thông tin riêng bằng gọi điện, nhắn tin. 
2.2/ Giải pháp “Hình thành và phát triển năng lực tự phục vụ, tự quản của học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm”:
* Ưu điểm, thuận lợi:
- Nhờ tổ chức các hoạt động trải nghiệm, trong đó cô giáo đóng vai trò là người tư vấn giúp đỡ, thực sự đẩy hoạt động về phía học sinh, giúp học sinh có cơ hội bộc lộ khả năng bản thân, hình thành được ở các em năng lực phán đoán, óc tổ chức, năng lực tổng kết đánh giá cũng như năng lực tự quản, tự phục vụ, tinh thần hợp tác chia sẻ, mạnh dạn trong giao tiếp, giúp bạn rèn luyện cùng năng lực cá nhân.
Ví dụ như sự hào hứng tự chuẩn bị đồ dùng cá nhân phù hợp cho buổi hoạt động, sự chu đáo từng chút trong công tác chuẩn bị chung, tự giải quyết hoặc cùng nhau giải quyết vấn đề.
- Trong các hoạt động đó, khoảng cách nhanh- chậm giữa các em được xoá mờ, không phân biệt bạn giỏi- tôi dở, tăng thêm tình đoàn kết, năng lực hợp tác trong làm việc nhóm. 
* Nhược điểm, nguyên nhân:
- Các hội thi do trường, Đội tổ chức nhân ngày lễ lớn đa phần chỉ dành cho một nhóm học sinh thi, nên nhiều em vẫn “đứng bên lề”, chưa có cơ hội hợp tác, giao tiếp trong một hoạt động lớn quy mô toàn trường.
Trong các hoạt động trải nghiệm cấp trường, học sinh mới chỉ tham gia vào khâu thực hiện với một số lượng nhỏ học sinh, còn đa số chưa được tham gia từ khâu chuẩn bị, dự đoán các tình huống nảy sinh và chưa có kết luận đánh giá về hoạt động đó.
Nguyên nhân chủ yếu do thời gian, không gian hạn hẹp trong khi học sinh của trường rất đông. Khối 5 có hơn 400 em, trong khi hội trường chỉ có khoảng 200 chỗ ngồi,
- Lớp tự tổ chức dã ngoại không nhiều do lo ngại về vấn đề an toàn cho học sinh khi di chuyển, kinh phí hạn chế,
* Hướng khắc phục:
- Trường, Đội nên giảm các hội thi mang tính chọn học sinh nổi trội, mà nên tạo điều kiện để tổ khối phối hợp tổ chức các hoạt động chung cho học sinh đều tham gia, chọn những hoạt động đơn giản nhưng vui, sao cho học sinh đều tham gia phù hợp khả năng các em. 
Ví dụ tổ chức ngày hội trò chơi dân gian: Bố trí nhiều khu vực chơi, giáo viên chia thành nhiều nhóm phụ trách, đồng loạt tiến hành, học sinh được tự do tìm trò chơi mà mình yêu thích, đơn giản như ném bóng vào rổ/ sọt, chuyền bóng bay, đi cà kheo chế từ ống lon, ném vòng cổ chai, vẽ tranh, làm thiệp,  Phần thưởng cho người thắng cuộc đơn giản là cái kẹo, chiếc bánh nho nhỏ, không thì chỉ cần được chơi, được chiến thắng bản thân các em cũng đã vui rồi, 
- Bản thân tích cực tham mưu, phối hợp tốt với phụ huynh để cùng tổ chức chu đáo cho học sinh có nhiều buổi hoạt động ngoại khoá hơn.
3. Đánh giá về sáng kiến được tạo ra
a/ Tính mới
Đây là một đề tài không mới đối với công tác chủ nhiệm, chỉ là đổi mới một phần giải pháp đã có, đó là:
- Gửi phiếu đánh giá biểu hiện về năng lực cho phụ huynh, học sinh. 
- Cho học sinh làm phiếu hỏi cuối mỗi tháng để các em tự nhận xét, nhận xét bạn, nêu sự mong muốn đối với cha mẹ, rồi phát cho phụ huynh vào các buổi họp...
- Thực hiện đúng vai trò tư vấn trong các hoạt động học tập trên lớp và ngoại khoá.
b/ Hiệu quả áp dụng
Qua quá trình thực hiện các biện pháp nêu trên vào việc hình thành và phát triển năng lực cho học sinh trong lớp 5/10, tôi thấy học sinh có chuyển biến rõ rệt, có ý thức cao trong học tập và rèn luyện, biểu hiện cụ thể như sau:
- Xác định được mục đích học tập tự giác chấp hành nội quy lớp học; cố gắng tự hoàn thành công việc được giao đúng hẹn; chủ động thực hiện các nhiệm vụ học tập; chuẩn bị tốt đồ dùng học tập để phục vụ cho bài học; 
- Luôn giúp đỡ nhau cùng học tập tiến bộ. Biết tự đánh giá, nhận xét kết quả học tập của bạn. Mạnh dạn trao đổi ý kiến, ứng xử thân thiện với bạn bè, thầy cô giáo;  Nhiều học sinh phát hiện tình huống mới liên quan đến bài học rất nhanh nhạy và tìm ra cách giải quyết tốt: Bảo Hân, Bảo Trí, Thuỳ An, Đức Dương,
- Đầu năm học trong lớp còn một số học sinh chưa thật sự tự giác trong học tập, học chưa đều, chưa mạnh dạn trong khi làm việc trong nhóm, tham gia các hoạt động còn chậm, hay ỷ lại vào bạn khác: 
- Các em biết chia sẻ với mọi người, sử dụng ngôn ngữ đúng mực trong giao tiếp. Biết tìm kiếm sự trợ giúp của người lớn khi gặp khó khăn. 
100% học sinh biết giữ vệ sinh cá nhân, giữ sạch đẹp trường lớp, tích cực tham gia các hoạt động, phong trào học tậ

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_hinh_thanh_va_phat.doc
Giáo án liên quan