Tiểu luận Một số biện pháp quản lý việc tự làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học ở Trường PTDTBT THCS Sàng Ma Sáo

1.1. Khái niệm cơ sở vật chất và thiết bị dạy học: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học là tất cả các phương tiện vật chất được huy động vào việc giảng dạy, học tập và các hoạt động mang tính giáo dục khác để đạt được mục đích giáo dục.

1.2. Nội dung cơ sở vật chất và thiết bị dạy học: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy và học bao gồm các thiết bị dùng chung, các thiết bị trực quan, các thiết bị thực nghiệm bộ môn, các thiết bị nghe nhìn và các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho việc dạy và học.

Thiết bị dạy học được sản xuất, cung cấp hàng loạt, đồng bộ theo những tiêu chuẩn kỹ thuật xác định của quốc tế hoặc trong nước là các thiết bị dạy học chính quy. Ngoài ra còn có các thiết bị dạy học không chính quy do giáo viên và học sinh tự làm hoặc sưu tầm, tận dụng cũng góp phần không nhỏ trong việc dạy học.

1.3. Vị trí của cơ sở vật chất và thiết bị dạy học: Quá trình dạy học, giáo dục cấu thành bởi nhiều thành tố có liên quan chặt chẽ và tương tác với nhau. Các thành tố cơ bản cấu thành quá trình dạy học là: Mục tiêu - Nội dung - Phương pháp - Giáo viên - Học sinh - Thiết bị giáo dục. Các yếu tố cơ bản này giúp thực hiện quá trình dạy học và mối quan hệ giữa chúng.

Mối quan hệ giữa các thành tố cấu thành quá trình dạy học trong đó cơ sở vật chất và thiết bị dạy học là một thành tố không tách rời. Theo sơ đồ, các cặp thành tố có quan hệ tương hỗ hai chiều. Việc điều khiển tối ưu các mối quan hệ của các thành tố có thể coi là một nghệ thuật về mặt sư phạm. Cơ sở vật chất và thiết bị có mặt trong quá trình nêu trên có vai trò như các thành tố khác không thể thiếu một thành tố nào.

Như vậy, cơ sở vật chất và thiết bị là một bộ phận cấu thành không thể thiếu của quá trình giáo dục, dạy học.

 

doc24 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 437 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tiểu luận Một số biện pháp quản lý việc tự làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học ở Trường PTDTBT THCS Sàng Ma Sáo, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ử dụng và bảo quản thiết bị dạy học đáp ứng mục tiêu, chương trình giáo dục.
Thực trạng của vấn đề:
1. Đặc điểm tình hình nhà trường:
1.1. Thuận lợi:
Trường thường xuyên nhận được sự quan tâm chỉ đạo của ngành, của các cấp, chính quyền địa phương. Nhà trường có đủ phòng học, bàn ghế để học một ca và được trang bị một số đồ dùng, thiết bị phục vụ giảng dạy.
Có nhân viên phụ trách riêng về công tác thiết bị.
Đa số đội ngũ giáo viên trẻ khoẻ, (65% dưới 30 tuổi), nhiệt tình, năng động, 95,6% được tham gia tập huấn thay sách giáo khoa mới, đã bước đầu có kinh nghiệm. Một số có giáo viên có ý thức tự làm, biết cách sử dụng vào bảo quản đồ dùng.
1.2. Khó khăn:
Thiết bị dạy học của nhà trường đã được trang bị nhưng chưa đồng bộ. Một số thiết bị được trang cấp từ những năm trước đã kém chất lượng. Nhà trường còn thiếu các phòng học chuyên dụng nên thiết bị dạy học sắp xếp chưa khoa học, việc sử dụng chưa phát huy hết hiệu quả của thiết bị dạy học.
Nguồn kinh phí dành cho mua sắm, bổ sung thiết bị dạy học còn hạn hẹp. Đội ngũ giáo viên trẻ, thiếu kinh nghiệm công tác. Một số giáo viên chưa
có ý thức làm đồ dùng, chưa biết sử dụng và bảo quản đồ dùng.
Nhân viên thiết bị chưa có kinh nghiệm trong việc sắp xếp, theo dõi và bảo quản thiết bị dạy học.
Điều kiện kinh tế của nhân dân ở địa phương còn nhiều khó khăn nên việc huy động các nguồn lực từ nhân dân còn hạn chế.
Một số kết quả đạt được trong quản lý việc tự làm, sử dụng và bảo quản đồ dùng dạy học:
Nhà trường đã thực hiện đúng quy trình giao nhận nghiệm thu thiết bị dạy học, đã kiểm tra về số lượng, chủng loại và chất lượng thiết bị đã được cấp, có biên bản giao nhận đầy đủ.
Việc quản lý công tác tự làm đồ dùng: Nhà trường đã phát động phong trào thi đua tự làm đồ dùng dạy học trong cán bộ giáo viên và học sinh nhằm bổ sung các thiết bị thiếu hoặc đã cũ, không phù hợp.
Việc quản lý công tác sử dụng đồ dùng: Nhà trường đã cử giáo viên đi tham gia tập huấn sử dụng thiết bị dạy học các bộ môn. Sau khi tập huấn, các giáo viên đó đã vận dụng khá tốt những kiến thức, kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học và trở thành những hạt nhân trong nhóm, tổ chuyên môn về kỹ năng sử dụng đồ dùng dạy học.
Việc quản lý công tác bảo quản đồ dùng: Các thiết bị đã được sắp xếp vào
các phòng để đưa vào phục vụ dạy và học tập kịp thời theo yêu cầu môn học. Việc quản lý đầu tư nguồn ngân sách nhằm tăng cường cơ sở vật chất,
thiết bị đã được nhà trường quan tâm.
Một số tồn tại trong quản lý việc sử dụng và tự làm TBDH:
3.1. Tồn tại:
Việc tham mưu cho cấp trên để bổ sung nguồn kinh phí để mua sắm, sửa
chữa, cải tiến thiết bị dạy học còn gặp nhiều khó khăn; tính toán mua sắm số lượng thiết bị dạy học chưa sát với thực tế, không đủ cơ số phục vụ việc dạy học.
Chất lượng một số thiết bị dạy học cho các đơn vị sản xuất cung ứng về chưa đảm bảo như bộ mẫu, chẳng hạn: nẹp tranh, ảnh; cân hiện số chưa chính xác, thiết bị thủy tinh đa dạng ống không có bảo vệ, một số hoá chất không đảm bảo chất lượng...
Về việc bảo quản sử dụng thiết bị dạy học: Phòng chứa thiết bị dạy học đúng loại, hiện đang lấy phòng học để chứa tạm thiết bị dạy học nên chưa đúng quy cách, các thiết bị dạy học sắp xếp chưa khoa học, khi lấy để sử dụng rất khó khăn gây tâm lý ngại ngùng khi sử dụng. Công tác bảo quản, bảo trì chưa được thực hiện tốt. Tỉ lệ hư hỏng của đồ dùng và thiết bị năm học 2011 - 2012 là 10%.
Việc chỉ đạo công tác tự làm đồ dùng dạy học còn hạn chế. Chất lượng của đồ dùng dạy học tự làm chưa đảm bảo, còn chồng chéo, nghèo nàn về chủng loại, đơn điệu về hình thức, tính thẩm mỹ và tính sư phạm chưa cao, chưa thuận tiện trong việc sử dụng, hiệu quả hỗ trợ giảng dạy còn thấp. Kết quả xếp loại đồ dùng tự tạo năm học 2011 - 2012 như sau:
Xếp loại
Tổng số
Tổng số
Tốt
Khá
Trung bình
Kém
giáo viên
đồ dùng
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
23
45
9
20,0
11
24,4
18
40,0
7
15,6
Với số lượng là 23 giáo viên, ta thấy rằng số đồ dùng tự tạo của giáo viên còn ít, đồ dùng xếp loại khá tốt chưa đạt 50%, vấn còn nhiều đồ dùng chất lượng thấp.
Nhà trường chưa vận động được sự ủng hộ của phụ huynh trong việc mua sắm đồ dùng.
3.2. Nguyên nhân:
Việc xây dựng kế hoạch mua sắm thiết bị còn nhiều hạn chế do nguồn kinh phí của nhà nước cấp cho trường còn hạn hẹp. Kinh phí để chi lương và các khoản phụ cấp theo lương đã chiếm trên 90 % nguồn kinh phí.
Do chưa có kinh nghiệm nên việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác tự làm thiết bị dạy học còn nhiều bất cập, thiếu khoa học.
Nhà trường chưa có các biện pháp hữu hiệu, cụ thể, thiết thực để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, kỹ năng cho cán bộ giáo viên về việc sử dụng và tự làm thiết bị dạy học.
Một số bộ phận giáo viên chưa thấy hết được vai trò của thiết bị, đồ dùng trong việc giảng dạy, chưa có kỹ năng sử dụng, chưa có trách nhiệm trong việc bảo quản đồ dùng, đồ dùng tự làm mang tính chiếu lệ, hình thức.
Công tác xã hội hoá thiết bị dạy học chưa được đẩy mạnh. Địa phương nơi trường đóng có ít các cơ sở kinh tế, doanh nghiệp. Mặt khác, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn nên việc tranh thủ các nguồn lực xã hội đầu tư cho thiết bị dạy học còn hạn chế.
Qua việc phân tích thực trạng nói trên, tôi đã nhận thấy rằng: Đối với Trường PTDTBT THCS Sàng Ma Sáo, để thực hiện được nhiệm vụ chính trị, thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục thì nhiệm vụ quan trọng là phải nâng cao chất lượng dạy học. Muốn nâng cao chất lượng giảng dạy, một trong những biện pháp hữu hiệu là phải nâng cao chất lượng quản lý việc tự làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học.
III. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề:
Để quản lý việc tự làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học có hiệu quả, tôi xin đề xuất một số biện pháp chính như sau:
Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong việc làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học:
Việc nâng cao nhận thức về công tác tự làm, sử dụng, bảo quản đồ dùng
và thiết bị dạy học là một việc vô cùng quan trọng. Các cán bộ, giáo viên, nhân viên có nhận thức đúng đắn thì mới có tinh thần tự giác, có trách nhiệm cao trong công việc.
Vì vậy, ngay từ đầu năm học, tôi đã phổ biến các văn bản pháp lý của nhà nước về công tác sử dụng thiết bị dạy học: Luật Giáo dục, Điều lệ trường trung học, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo Trong các cuộc họp, tôi thường xuyên tuyên truyền về vai trò của đồ dùng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Tôi đã chỉ đạo các đạo các tổ chuyên môn thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở các giáo viên trong tổ mình. Ngoài ra, tôi còn thường xuyên động viên, khích lệ tinh thần tự giác học hỏi, lòng say mê sáng tạo trong công tác tự làm đồ dùng; ý thức, trách nhiệm trong việc bảo quản đồ dùng và thiết bị dạy học của cán bộ, giáo viên.
Nhờ vậy, đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên trong nhà trường hiểu được tác dụng của đồ dùng trong công tác dạy học. Từ đó, có ý thức, trách nhiệm hơn trong việc tự làm, sử dụng và bảo quản đồ dùng.
Bồi dưỡng kỹ năng làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học cho giáo viên:
Thực hiện kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc tập huấn việc sử dụng thiết bị dạy học, tôi đã cử giáo viên cốt cán tham gia các lớp bồi dưỡng đầy đủ, đúng thành phần. Các cán bộ, giáo viên mà tôi lựa chọn để cử đi tập huấn là các cá nhân có năng lực, có trách nhiệm trong công việc với mục đích nhằm tạo ra những hạt nhân trong các tổ chuyên môn về việc sử dụng và tự làm thiết bị dạy học. Sau khi tập huấn, các giáo viên nòng cốt đó có nhiệm vụ truyền đạt, hướng dẫn các giáo viên trong tổ về phương pháp, kỹ năng sử dụng đồ dùng, thiết bị.
Mạng internet là một kho kiến thức khổng lồ cho đối với những người có lòng say mê khám phá và có trách nhiệm trong công việc. Cách làm đồ dùng dạy học cũng được các giáo viên đăng trên mạng rất nhiều. Vì vậy, tôi chỉ đạo giáo viên tích cực truy cập mạng internet để tìm hiểu và học tập cách làm đồ dùng, trong đó đặc biệt chú ý đến việc thiết kế đồ dùng bằng flash để ứng dụng
vào giảng dạy các bài về hiện tượng vật lý, các thí nghiệm về hoá học, sinh học... Đồ dùng được thiết kế dưới dạng này, không những gây được hứng thú mà khả năng tiếp thu bài của học sinh cũng tăng lên rất nhiều so với việc giáo viên chỉ giảng bằng lời hoạc minh hoạ bằng những hình ảnh tĩnh. Đây là một việc làm không dễ dàng bởi không phải giáo viên nào cũng có khả năng tin học, lòng say mê và sự kiên nhẫn. Vì vậy, tôi động viên các giáo viên có năng lực về tin học tập thiết kế trước, sau đó nhờ các giáo viên này hướng dẫn các giáo viên trong trường.
Song song với việc chỉ đạo giáo viên tự làm đồ dùng thì việc bồi dưỡng cho giáo viên kỹ năng sử dụng đồ dùng cũng được tôi chú trọng. Tôi đã chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức cho giáo viên xây dựng giáo án mẫu, dạy mẫu một số giờ thực hành các môn vật lý, hoá học, sinh học, công nghệ... Sau khi dạy, cùng với nhận xét góp ý các nội dung khác phải chú ý dành một thời gian thoả đáng để nhận xét về việc chuẩn bị, khai thác và sử dụng thiết bị trong giờ dạy mẫu nhằm làm cho giáo viên thấy được những ưu điểm, tồn tại trong việc chuẩn bị và sử dụng đồ dùng. Qua đó, các giáo viên cùng dự cũng rút ra được những bài học để giờ sau giảng dạy tốt hơn.
Ngoài ra, tôi phân công những giáo viên sử dụng đồ dùng thành thạo hướng dẫn những giáo viên còn yếu, giáo viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm trong việc sử dụng đồ dùng.
Tôi cũng thường xuyên động viên cán bộ, giáo viên tăng cường sưu tầm các sách báo, tạp chí hướng dẫn việc tự làm, sử dụng thiết bị dạy học phục vụ cho việc tự bồi dưỡng của giáo viên.
Qua việc chỉ đạo bồi dưỡng từ tổ đến các cá nhân, tất cả cán bộ và giáo viên trong trường đã có kỹ năng cơ bản về việc sử dụng đồ dùng, không còn tình trạng thao tác với đồ dùng lúng túng trong giờ giảng. Các giáo viên tự tin hơn với những loại tiết có sử dụng đồ dùng trực quan.
Kế hoạch hoá công tác tự làm TBDH:
3.1. Xây dựng kế hoạch:
Sau khi cùng nhân viên thiết bị kiểm tra, phân loại và thống kê các đồ
dùng, thiết bị của năm học trước, tôi đã tiến hành để xây dựng kế hoạch cho cả năm học. Căn cứ để xây dựng kế hoạch là văn bản chỉ đạo của các cấp, kế hoạch về việc cung cấp đồ dùng của Sở Giáo dục, đề nghị, yêu cầu về thiết bị của các tổ chuyên môn, khả năng tự làm của giáo viên (nguồn vật liệu, vật tư, dụng cụ, kỹ thuật), nguồn kinh phí mà nhà trường có thể đáp ứng cho việc mua sắm, hỗ trợ, thuê mượn... Để bản kế hoạch mang tính khả thi, tôi yêu cầu các tổ chuyên môn bàn bạc, đăng ký các thiết bị tự làm hoặc cải tiến.
Dựa vào các căn cứ trên, tôi đã chia kế hoạch chung thành các kế hoạch từng phần như sau:
Kế hoạch tự làm đồ dùng dạy học.
Kế hoạch sửa chữa, cải tiến đồ dùng, thiết bị.
Kế hoạch mua bổ sung đồ dùng, thiết bị.
Các kế hoạch trên được xây dựng và tiến hành ngay từ đầu năm học. Ngoài ra, trong quá trình tổ chức, kiểm tra việc thực hiện, có thể điều chỉnh kế hoạch phù hợp với khả năng kinh phí, điều kiện lao động, kỹ thuật.
Nhờ dựa trên các căn cứ khoa học và điều kiện cụ thể của nhà trường mà bản kế hoạch tôi xây dựng chặt chẽ, khoa học, sát với thực tế, có tính khả thi cao.
3.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch:
Trong buổi họp hội đồng đầu năm học, tôi đã triển khai kế hoạch đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường và yêu cầu thực hiện nghiêm túc theo kế hoạch đề ra. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phải báo cáo kịp thời để có hướng khắc phục.
Nhằm khuyến khích công tác tự làm đồ dùng dạy học, dựa trên nguồn kinh phí của nhà trường, tôi cùng các đồng chí trong Ban liên tịch và nhân viên kế toán bàn bạc và đưa ra cơ chế hỗ trợ như sau: các thiết bị tự làm hoặc sửa chữa đơn giản: tranh vẽ, nối dây điện... giáo viên tự lo nguyên vật liệu; các thiết bị có chất lượng được nhà trường đánh giá cao hoặc các thiết bị được giải trong Hội thi thiết bị dạy học tự làm cấp trường, ngoài tiền thưởng, nhà trường hỗ trợ 100% vật liệu của thiết bị.
Để có căn cứ chính xác cho việc đánh giá chất lượng đồ dùng, tôi cùng các tổ chuyên môn bàn bạc và thống nhất xây dựng tiêu chuẩn của đồ dùng tự làm hoặc cải tiến như sau:
Đảm bảo tính thẩm mỹ: Là những đồ dùng có kích thước phù hợp, hình dáng và màu sắc đẹp, hài hoà.
Đảm bảo sư phạm: Là những đồ dùng an toàn, phù hợp với lứa tuổi, có tác dụng giáo dục học sinh.
Hiệu quả, thiết thực: Là đồ dùng dễ sử dụng, phải phục vụ hiệu quả cho một hoặc nhiều bài dạy, là thiết bị nhà trường chưa có hoặc đã hỏng, không phù hợp, bền, dễ vận chuyển, dễ sửa chữa và cải tiến, sử dụng các vật liệu rẻ tiền, sẵn có, có khả năng làm mẫu để làm các thiết bị khác.
Khi đã xây dựng xong, tôi thông qua tiêu chuẩn của đồ dùng đến cán bộ, giáo viên nhà trường và yêu cầu khi đánh giá về đồ dùng, phải căn cứ vào các tiêu chuẩn đã đưa ra. Tôi cũng đã chỉ đạo các đoàn thể trong nhà trường và các tổ chuyên môn bố trí thời gian thích hợp thích hợp để giáo viên có thể thực hiện được kế hoạch, tạo điều kiện cho giáo viên liên hệ với các cơ sở kinh tế, các đơn vị bạn để tranh thủ nguồn vật tư, kỹ thuật, kinh nghiệm ... giúp giáo viên có điều kiện tốt nhất để thực hiện việc làm đồ dùng có hiệu quả.
3.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch:
Tôi đã chỉ đạo các tổ chuyên môn căn cứ vào kế hoạch chung của trường để xây dựng kế hoạch tuần, tháng trong việc tự làm và cải tiến thiết bị dạy học, tôi cũng thu nhập các thông tin phản hồi từ tổ chuyên môn đến từng cá nhân để có biện pháp điều chỉnh kế hoạch của nhà trường.
Tôi đã đề ra thời gian nghiệm thu thiết bị: cấp tổ: 1 lần/ tháng, cấp trường: 1 lần/ học kỳ. Trước khi nghiệm thu, các thiết bị phải được kiểm tra qua việc sử dụng trong bài dạy có đại diện nhà trường, giáo viên bộ môn dự giờ, lấy
kiến của cán bộ, giáo viên để đưa ra các quyết định điều chỉnh, thay đổi phù hợp để có thể sử dụng rộng rãi. Các thiết bị sau khi nghiệm thu được coi là tài sản của nhà trường, được bảo quản và bố trí sử dụng như các thiết bị khác.
Nhằm vận động, thu hút giáo viên vào việc làm và sử dụng đồ dùng dạy
học, nhà trường đã tổ chức cuộc thi đồ dùng dạy học tự làm cấp trường và các đợt hội giảng để tạo phong trào, động viên khích lệ giáo viên và khen thưởng bằng vật chất đối với những thiết bị hiệu quả, chất lượng.
Ảnh 1: Đồ dùng tự tạo của giáo viên môn Hoá học
Ngoài ra, tôi là người chủ đạo trong việc tổ chức các chuyên đề gắn với việc tự làm thiết bị để tạo động cơ, nhu cầu cũng như kỹ năng cho giáo viên. Nhà trường dự kiến tổ chức tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm việc tự làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học vào tháng 5/2013 để điều chỉnh, thay đổi hợp lý cho công tác lập kế hoạch và tổ chức chỉ đạo thực hiện cho những năm học sau.
3.4. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch:
Kế hoạch hóa việc tự làm thiết bị dạy học sẽ đảm bảo cho công tác tự làm thiết bị dạy học trở thành một nhu cầu của giáo viên, một yêu cầu đối với việc đổi mới phương pháp dạy học trong tình hình cơ sở vật chất và thiết bị dạy học còn thiếu hiện nay. Làm tốt công tác tự làm thiết bị dạy học không những bổ sung cho nhà trường qua các năm học các thiết bị dạy học để ngày càng đảm bảo hơn yêu cầu về thiết bị mà quan trọng hơn là rèn luyện cho giáo viên kỹ
năng, thói quen sử dụng thiết bị, thực hành.
Kiểm tra cũng là biện pháp quan trọng trong công tác quản lý bằng kế hoạch. Vì vậy, tôi chỉ đạo các tổ chuyên môn kiểm tra công tác tự làm thiết bị dạy học phải tập trung vào các nội dung sau:
Kiểm tra chủng loại đồ dùng tự làm.
Kiểm tra thời gian hoàn thành đồ dùng: Việc kiểm tra này đảm bảo cho thiết bị tự làm phục vụ trực tiếp cho bài giảng. Với những đồ dùng này, thời gian hoàn thành phải trước thời gian giáo viên giảng bài đó.
Kiểm tra về chất lượng, hiệu quả của đồ dùng: Đây là việc kiểm tra tương đối phức tạp, cần phải có thời gian để thử nghiệm thiết bị qua việc sử dụng trong giảng dạy và tranh thủ ý kiến của giáo viên, học sinh.
Kiểm tra các tiêu chuẩn của thiết bị, có những ý kiến kịp thời cho việc điều chỉnh về cách bố trí, màu sắc, kích thước đảm bảo cho thiết bị mang tính sư phạm cao vì tôi thấy đây là vấn đề mà một bộ phận không nhỏ giáo viên còn hạn chế.
Để trách việc đánh giá không đúng thực chất của các tổ chuyên môn, ngoài việc kiểm tra định kỳ, tôi còn tiến hành kiểm tra đột xuất xem tổ chuyên môn có đánh giá đúng thực chất hay không.
Việc kiểm tra vấn đề bảo quản thiết bị cũng được tôi thường xuyên quan tâm. Tôi thường xuyên chỉ đạo tổ chuyên môn kiểm tra, nhắc nhở giáo viên, nhân viên bảo quản đồ dùng. Với nhân viên thiết bị, tôi trực tiếp kiểm tra nhân xem sắp xếp đồ dùng có ngăn nắp và khoa học không, cách lập sổ ghi chép và theo dõi việc mượn và trả đồ dùng của giáo viên như thế nào, có trách nhiệm trong việc bảo quản thiết bị hay không. Thấy nhân viên thiết bị còn lúng túng và trong công việc, tôi tận tình hướng dẫn, chỉ bảo kịp thời. Khi nhân viên chưa có trách nhiệm trong công việc, tôi nhắc nhở và có hình thức kỷ luật phù hợp nếu nhân viên vi phạm. Tôi chỉ đạo giáo viên thường xuyên giúp nhân viên thiết bị sắp xếp, lau chùi đồ dùng trong kho.
Ảnh 2: Hướng dẫn giáo viên sắp xếp đồ dùng trong phòng thiết bị
Qua việc kiểm tra sát sao của các tổ chuyên môn, của nhà trường, các cán bộ, giáo viên, nhân viên đều có ý thức hơn trong công việc. Các đồ dùng tự làm đều đảm bảo theo tiêu chuẩn mà nhà trường đã đưa ra. Các giáo viên và nhân viên đều có trách nhiệm cao trong việc bảo quản thiết bị.
Sử dụng biện pháp hành chính và biện pháp thi đua trong quản lý việc tự làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học.
4.1. Biện pháp hành chính:
Việc xây dựng quy chế cụ thể về việc tự làm, sử dụng và bảo quản đồ dùng dạy học sẽ giúp cho cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện công tác này nghiêm túc, giúp người hiệu trưởng căn cứ vào nội dung của quy chế để quản lý vấn đề này chặt chẽ và hiệu quả hơn. Vì vậy, đầu năm, tôi đã xây dựng dự thảo quy chế và tổ chức một cuộc họp hội đồng để các cán bộ, giáo viên, nhân viên bàn bạc, góp ý kiến xây dựng. Sau khi đã chỉnh sửa, quy chế đã được thông qua toàn thể nhà trường. Quy chế có những nội dung cơ bản như sau:
Nhân viên thiết bị phải sắp xếp đồ dùng khoa học, ngăn nắp, có trách nhiệm cao trong việc bảo quản thiết bị, có sổ theo dõi việc mượn và trả của giáo viên đầy đủ, rõ ràng. Nến để xảy ra tình trạng hư hỏng, mất mát do thiếu trách
nhiệm sẽ phải đền và không được bình xét thi đua trong năm học.
16
Mỗi tổ chuyên môn cử ra một giáo viên hỗ trợ phụ trách thiết bị dạy học của bộ môn mình, giáo viên này có nhiệm vụ giúp nhân viên thiết bị kiểm tra việc sắp xếp, phân loại thiết bị theo lớp, bài, cùng với các giáo viên khác chuẩn bị thí nghiệm.
Mỗi tổ bộ môn trong một năm học phải tổ chức được ít nhất một chuyên đề có bàn về các giải pháp và kinh nghiệm sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học, tự làm đồ dùng dạy học. Dành một lượng thời gian thích hợp trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn để bàn về nội dung thiết bị dạy học.
Trong các tiết dạy thao giảng, kiểm tra đánh giá chuyên môn, ngoài việc đánh giá các mặt khác nếu giáo viên đó không sử dụng thiết bị dạy học mà nhà trường có hoặc có thể tự làm được thì xếp loại yếu; có sử dụng nhưng không thành thạo, hiệu quả thí nghiệm không cao thì xếp loại trung bình; sử dụng tương đối thành thạo đồ dùng thì xếp loại khá; sử dụng thành thạo và hướng dẫn học sinh sử dụng tốt đồ dùng thì được xếp loại giỏi. Khuyến khích việc cải tiến, sưu tầm, huy động thiết bị dạy học phục vụ cho việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Giáo viên mượn, trả thiết bị đúng quy định, tự bảo quản thiết bị trong khi mượn, tránh để mất hỏng. Việc sử dụng thiết bị dạy học là bắt buộc đối với tất cả các giáo viên. Mỗi giáo viên trong một năm học phải tự làm ít nhất bốn đồ dùng dạy học có chất lượng hoặc đề xuất sáng kiến cải tiến thiết bị dạy học nhằm tăng cường thiết bị dạy học cho nhà trường. Tăng cường việc hướng dẫn cho học sinh các kỹ năng sử dụng thiết bị thí nghiệm. Đảm bảo giảng dạy đúng yêu cầu các giờ thực hành, ngoại khoá.
Để quy chế có hiệu lực và là công cụ hữu hiệu trong việc quản lý, Ban Giám hiệu nhà trường phối hợp với các tổ chuyên môn thường xuyên kiểm tra và thực hiện nghiêm túc theo quy chế trên.
Do vậy, cán bộ, giáo viên và nhâ

File đính kèm:

  • doctieu_luan_mot_so_bien_phap_quan_ly_viec_tu_lam_su_dung_va_ba.doc
Giáo án liên quan