Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm dạy giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Lớp 4

3. Thiết kế các hoạt động trong tiết dạy

 * Hoạt động 1 ; Giới thiệu bài

 - Gv gợi mở để học sinh nhớ lại kiến thức liên quan đến bài học hoặc cho học sinh tìm các câu thành ngữ,tục ngữ, ca dao cũng có thể cho học sinh hát một bài hát có nội dung liên quan đến bài học .

- Gv giới thiệu và ghi tên bài học .

* Hoạt động 2 :Nhận xét hành vi

- GV tổ chức cho học sinh xem một đoạn phim, đọc một câu chuyện (SHS) và tổ chức cho học sinh nhận xét các hành vi của nhân vật trong chuyện từ đó dẫn dắt học sinh nhận thấy sự cần thiết thực hiện các chuẩn mực hành vi cơ bản của nếp sống thanh lịch ,văn minh.

- Giáo viên liên hệ với chuẩn mực với hành vi vừa học với thực tế của học sinh.

* Hoạt động 3 : Bày tỏ ý kiến

- GV giúp học sinh được bày tỏ ý kiến trước những hành vi đúng, hành vi sai thông qua trao đổi nhóm hoặc trình bày ý kiến trước lớp.

* Hoạt động 4 : Trao đổi, thực hành

- GV giúp học sinh trao đổi và thực hiện những kĩ năng phù hợp với chuẩn mực hành vi vừa học thông qua việc xử lí tình huống hoặc sắm vai xử lí tình huống.

- GV liên hệ chuẩn mực hành vi vừa học với thực tế của học sinh

 

doc26 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 538 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm dạy giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Lớp 4, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ái, tôn trọng kỉ cương, luật lệ và phép nước
Tiếng nói Hà Nội tiêu biểu cho tiếng nói của dân tộc Việt Nam. Người Hà Nội không quen cách nói cộc lốc, trống không, xách mé, trịch thượng, chỏng lỏn, ngoa ngoắt, thô tục. Họ biết chọn những từ ngữ thanh thoát để nói những điều xấu nhất, bẩn nhất, thói quen tuỳ tiện nhất mà không làm “nhơ tai ” người nghe. Trong xưng hô giữ đúng trật tự, kỉ cương, trọng già quý trẻ, không tự đề cao mình cũng như không xun xoe, xu nịnh. Ai giúp đỡ việc gì biết cảm ơn, làm điều sai, lỡ va chạm biết xin lỗi. Không “đao to búa lớn” nơi công cộng, chốn chợ búa, khéo léo mềm mỏng dàn xếp mọi xích mích, tranh chấp không để “bé xé ra ro”. Một sự nhẫn là chín sự lành, nhẫn nhịn chứ đâu phải nhẫn nhục. Nói là làm, giữ chữ tín với khách hàng, tự trọng mình và tôn trọng người.
 Trong trang phục, người Hà Nội ưa gọn gàng, trang nhã, chỉnh tề. Họ biết diện, biết làm đẹp kín đáo mà không phô trương, khoe khoang lố lăng. Họ bảo tồn chất dân tộc phương Đông, lại biết cách tân lành mạnh, không hở hang, phơi bày tự do lộ liễu như người phương Tây.
 Tập quán ăn uống của người Hà Nội rất tế nhị. Ăn không gắp mãi miếng ngon, uống không dốc chén cả cặn. Tiếp cho khách, cho người bậc trên trước khi gắp cho mình. “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”. Coi trọng chất hơn là lượng, ăn để thòm thèm, nhớ mãi chứ không ăn đến quá no, quá chán. Người Hà Nội rất sành ăn nên cũng giỏi nấu nướng, chế biến, quan tâm từ chút gia vị đến cách trình bày món ăn sao cho đẹp mắt. Đâu phải cứ cao lương mĩ vị, đặc sản mới là ngon, dưa cà gia bản có khi quý hơn, ngon miệng hơn cả tiệc tùng cao lương mĩ vị. Đặc biệt, quà Hà Nội vừa thanh cảnh, vừa hấp dẫn thực khách bốn phương
+ Người Hà Nội họ rất tinh tế thanh cảnh trong ẩm thực: Thể hiện sự thành thạo trong việc lựa chọn, chế biến trình bày thưởng thức các món ăn nhiều màu sắc. Vì người Hà Nội luôn quan niệm ăn không chỉ bằng miệng mà bằng mắt bằng tailà đặc trưng ẩm thực mà người Hà Nội nâng lên thành nét đẹp văn hóa. Tạo nên những món ăn nổi tiếng trở thành đặc sản Hà Thành như: Phở, bún thang, chả cá Lã Vọng, cốm làng Vòng, bánh cuốn Thanh Trì, bánh tôm Hồ TâyNgười Hà Nội ăn uống thanh đạm, thanh cảnh, coi trọng chất lượng hơn coi trọng việc thưởng thức chứ không chỉ đáp ứng nhu cầu về vật chất. Ngay cả khi xơi bát cơm cũng không được xơi đầy, khi ăn phải từ tốn thưởng thức hương vị của từng món, vừa ăn vừa trò chuyện, nhai nuốt thong thả. Họ luôn coi trọng phép lịch sự trong ăn uống nên với người Hà Nội thì “ Lời chào cao hơn mâm cỗ” họ rất coi trọng nề nếp.
 +. Người Hà Nội luôn chỉnh tề, nền nã trong trang phục: Họ luôn thể hện sự am hiểu của mình trong trang phục hằng ngày. Cách ăn mặc đẹp phù hợp, lịch sự thể hiện thái độ vừa tự trọng vừa tôn trọng người khác trở thành nét đặc trưng của người Hà Nội. Trang phục của nam nữ của người già và trẻ emluôn giữ được vẻ đẹp trang nhã, hài hòa giản dị. Mỗi người đều ăn vận đúng với vị thế xã hội và nghề nghiệp của mình phù hợp với điều kiện làm việc và hoàn cảnh giao tiếp. Người Hà Nội bao giờ cũng cẩn trọng trong lựa chọn trang phục sao cho quần áo phù hợp với điều kiện thời tiết lại vừa có tính thẩm mĩ cao. Đặc điểm khí hậu bốn mùa đã góp phần giúp Hà Nội trở thành kinh đô thời trang Việt. Người thanh lịch Hà Nội biết ăn diện đổi mốt mà vẫn coi trọng sự tinh tế, kín đáo, tế nhị, không quá cầu kì, không để “cái đẹp” phủ nhận lấn lướt “ cái nết” mà vẫn toát lên vẻ đẹp tiêu biểu thanh lịch của mình.
 +. Người Hà Nội lịch thiệp tế nhị trong giao tiếp ứng xử: Họ luôn coi trọng giao tiếp ứng xử trước hết trong lời ăn tiếng nói. Qua tiếng nói người ta nhận ra tiếng nói “ Hồ Gươm”. Cái thanh lịch của tiếng nói người Hà Nội là ở chỗ phát âm hay, dùng từ chuẩn xác, diễn đạt hấp dẫn, dễ nghe. Người Hà Nội khi nói họ chọn lời hay ý đẹp, tránh thô lỗ tục tằn. Người Hà Nội xưa nay ứng xử tại nhà, trọng lễ nghĩa, cử chỉ từ tốn khiêm nhường, thái độ cởi mở, ân cần. biết tự trọng và tôn trọng, không khúm núm, nịnh bợ. Có cái nhìn thân thiện, tình cảm bao dung khi giao tiếp với mọi người. 
+. Người Hà Nội thể hiện nét thanh lịch, văn minh trong thưởng thức văn hóa, nghệ thuật, vui chơi giải trí, sắp xếp nơi ăn chốn ở tôn giáo và tín ngưỡng. Người Hà Nội biết giữ gìn sự tôn nghiêm ở lễ hội, nơi chùa chiền, đình miếu. Không chen lấn ồn ào, cười đùa ở nơi thờ tự, tôn trọng đời sống tâm linh nhưng không mê tín dị đoan. Biết ngả mũ nhường đường khi gặp đám tang trên đường. Không mặc cầu kì diêm dúa khi đi đến đám tang. Đi lại nhẹ nhàng ở nơi công cộng nhất là bệnh viện.
 +. Người Hà Nội ứng xử thanh lịch, văn minh ở nơi cộng cộng: Hà Nội là nơi diễn ra nhiều hoạt động chính trị- xã hội, văn hóa thể thao, những sự kiện trong nước và quốc tế, có sự tham gia của hàng trăm nghìn người. Người Hà Nội luôn chân thành, tận tình cởi mở, thân thiện hào hoa góp phần làm nên thành công trong các hội nghị quốc tế. Khi tham gia hoạt động tập thể, sinh hoạt văn hóa, trong rạp hát, trong hội nghị, trong thư viện ,trong bảo tàng không nói chuyện riêng, đi lại nhẹ nhàng, xin lỗi khi đi qua mặt người khác. Khi tham gia hoạt động vui chơi, thể dục thể thao như: đá cầu, đá bóng, chơi cầu lông họ luôn chơi hết mình, với tinh thần cao thượng, cổ vũ vô tư trong sáng, tôn trọng kỷ luật không làm phiền người khác. 
+. Người Hà Nội ứng xử văn minh với thiên nhiên và môi trường: Họ luôn yêu và gắn bó với thiên nhiên, gìn giữ và bảo vệ môi trương sống xanh- sạch- đẹp. Người Hà Nội luôn có kiến thức và ý thức tô điểm cho thiên nhiên thêm màu xanh của cây lá và rực rỡ sắc hoa suốt bốn mùa, tạo nên dáng vẻ một thành phố trầm mặc cổ kính và thơ mộng nên thơ. Những hàng cây trồng trên hè phố trong công viên, ven hồ, trên đường đi xòe bóng mát giữa những trưa hè oi ả. Lúc nào Hà Nội cũng như một rừng hoa với những sắc màu rực rỡ tạo nên một vẻ đẹp riêng mà không có một thành phố nào trên thế giới có những nét giống . 
+. Người Hà Nội rất hiếu khách" Vui lòng khách đến,vừa lòng khách đi ."nhất là các vị khách nươc ngoài .Trong thời kì hội nhập khách nước ngoài đến với Hà Nội ngày càng đông. Họ đến với Hà Nội không chỉ vì công việc,làm ăn mà vì con người Hà Nội rất thanh lịch, văn minh. 
2. NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN TRONG VIỆC GIÁO DỤC Ý THỨC HIỂU VỀ NÉT ĐẸP THANH LỊCH, VĂN MINH CỦA NGƯỜI HÀ NỘI .
 Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh là dựa trên những tri thức về những nét đẹp, truyền thống văn hóa nghìn năm của Hà Nội mà hình thành thái độ, ý thức, trách nhiệm và kĩ năng sống cho HS, nhằm khơi dậy niềm tự hào được kế thừa truyền thống thanh lịch, giữ gìn nét văn hóa đặc trưng của Hà Nội. Qua đó tạo sự chuyển biến từng bước về nhận thức, hành vi cho học sinh, góp phần đào tạo, xây dựng thế hệ người Hà Nội thanh lịch, văn minh, xây dựng Thủ đô và đất nước phồn vinh giàu mạnh. Đây là một vấn đề hết sức cần thiết là một quá trình lâu dài, không phải chỉ ở học sinh Tiểu học mà ở mọi lứa tuổi, là người dân Thủ đô Hà Nội thì đều phải hiểu để xây dựng thói quen giao tiếp thanh lịch, văn minh là cho Hà Nội thực sự trở thành một không gian văn hóa xứng đáng với truyền thống văn hiến, anh hùng. Thông qua một số bài học liên quan đến nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội, tôi đã cung cấp, gửi gắm các thông điệp phong phú về giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa của Hà Nội. Nhằm giúp học sinh lĩnh hội kiến thức nếp sống văn hóa thanh lịch, văn minh của người Hà Nội .
+ Bản thân mỗi người giáo viên là một tấm gương sáng để học sinh noi theo.Tất cả mọi hành động, cử chỉ, lời nói, cách ăn mặc, tác phong của giáo viên đều có ảnh hưởng tới các em học sinh.Các em còn nhỏ rất hiếu động, hay bắt trước người lớn vì thế để giáo dục các em trở thành những học sinh thanh lịch,văn minh thì giáo viên phải là người thanh lịch,văn minh . 
3 . TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH ,VĂN MINH. 
1. Xác định về mục tiêu 
2. Xác định về tài liệu, phương tiện dạy học 
3. Thiết kế các hoạt động trong tiết dạy 
 * Hoạt động 1 ; Giới thiệu bài 
 - Gv gợi mở để học sinh nhớ lại kiến thức liên quan đến bài học hoặc cho học sinh tìm các câu thành ngữ,tục ngữ, ca dao cũng có thể cho học sinh hát một bài hát có nội dung liên quan đến bài học . 
- Gv giới thiệu và ghi tên bài học .
* Hoạt động 2 :Nhận xét hành vi 
- GV tổ chức cho học sinh xem một đoạn phim, đọc một câu chuyện (SHS) và tổ chức cho học sinh nhận xét các hành vi của nhân vật trong chuyện từ đó dẫn dắt học sinh nhận thấy sự cần thiết thực hiện các chuẩn mực hành vi cơ bản của nếp sống thanh lịch ,văn minh.
- Giáo viên liên hệ với chuẩn mực với hành vi vừa học với thực tế của học sinh.
* Hoạt động 3 : Bày tỏ ý kiến 
- GV giúp học sinh được bày tỏ ý kiến trước những hành vi đúng, hành vi sai thông qua trao đổi nhóm hoặc trình bày ý kiến trước lớp.
* Hoạt động 4 : Trao đổi, thực hành 
- GV giúp học sinh trao đổi và thực hiện những kĩ năng phù hợp với chuẩn mực hành vi vừa học thông qua việc xử lí tình huống hoặc sắm vai xử lí tình huống.
- GV liên hệ chuẩn mực hành vi vừa học với thực tế của học sinh 
* Hoạt động 5 : Tổng kết 
- GV yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung phần Lời khuyên hoặc tóm tắt lời khuyên bằng sơ đồ tư duy để hệ thống hóa những việc nên làm, những việc không nên làm. 
- Hướng dẫn để học sinh tự giác , chủ động thực hiện nội dung Lời khuyên. 
 4. VÍ DỤ MINH HỌA BÀI DẠY GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH,VĂN MINH 
 Tiết 2 Bài 1 Chia sẻ với ông bà,cha mẹ 
I. MỤC TIÊU : 
1. Học sinh nhận thấy nên chủ động chia sẻ niềm vui, nỗi buồn của mình cùng ông bà, cha mẹ.
2. Học sinh có kĩ năng : 
- Biết chủ động trò chuyện với ông bà, cha mẹ với thái độ lễ phép, vui vẻ.
- Trò chuyện đúng lúc, đúng chỗ.
- Không nói chen ngang khi ông bà, cha mẹ đang nói chuyện.
3. Học sinh có ý thức chủ động dành thời gian để chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cùng ông bà, cha mẹ.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
- Bài giảng powerpoint
 - Lồng tiếng truyện kể Hai bố con
 - 2 Clip ở bài tập 2
III.TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
 Hoạt động 1 : Giới thiệu bài ( 3 phút )
* Mục tiêu: Giúp HS nhớ lại kiến thức liên quan và định hướng về nội dung sẽ học
* Các bước tiến hành:
- Bước 1: Yêu cầu HS đọc các câu ca dao, tục ngữ nói về sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ. 
- GV nhận xét câu trả lời của HS
-HS nêu: 
- Bước 2: giới thiệu bài học, ghi tên bài “ Chia sẻ với ông bà, cha mẹ „
- HS ghi bài vào vở
Hoạt động 2 : Nhận xét hành vi ( 6 phút )
* Mục tiêu: Giúp HS nhận thấy nên chủ động chia sẻ niềm vui, nỗi buồn của mình cùng ông bà, cha mẹ.
* Các bước tiến hành:
- Bước1:-Kể chuyện “Hai bố con”(lồng tiếng)
- HS lắng nghe
- Yêu cầu HS đọc lại câu chuyện.
 - HS đọc 
- Bước 2: Tìm hiểu nội dung truyện
- Khi có chuyện vui, bạn Nguyên muốn chia sẻ niềm vui của mình với ai?
- Khi có chuyện vui, Nguyên muốn nói ngay với bố mẹ, ông bà.
- Bạn Minh khác bạn Nguyên ở điểm gì?
-... Minh không chia sẻ niềm vui với ông bà, cha mẹ.
- Con thích cách ứng xử của bạn nào? Vì sao?
- ...bạn Nguyên, vì bạn đã biết chia sẻ niềm vui của mình với ông bà, cha mẹ 
- Chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với ông bà, cha mẹ thì có lợi gì?
- ... làm cho tình cảm gia đình thêm gắn bó.
- Bước 3: GV chốt kiến thức rút ra ý 1 của lời khuyên và ghi bảng 
- Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ? 
- Chủ động chia sẻ niềm vui, nỗi buồn của mình với ông bà, cha mẹ.
- Bước 4: Liên hệ:
- Trong lớp mình những bạn nào đã biết chủ động chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với ông bà, cha mẹ?
- HS giơ tay
- Các con thường chia sẻ với ông bà, cha mẹ những chuyện gì? vào lúc nào?
- HS nêu
Hoạt động 3 : Bày tỏ ý kiến ( 6 phút )
* Mục tiêu: Giúp HS biết bày tỏ ý kiến trước những hành vi đúng hay hành vi sai khi chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với ông bà, cha mẹ.
* Các bước tiến hành:
- Tổ chức cho HS thực hiện BT1 1. 
- Yêu cầu HS đọc bài tập 1
- HS đọc y/c BT1 (SHS trang 7)
- Bước 1: Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi: Kể cho bạn nghe những việc mình đã làm được trong các việc ở BT1
- HS thảo luận nhóm đôi
- Bước 2: HS trình bày kết quả
- Trong những việc đã nêu ở BT1, con đã làm được những việc gì?
- HS nêu các việc mà mình làm được
- Bước 3: Mở rộng, liên hệ, khắc sâu
+ Con vui vẻ trò chuyện, đọc báo cho ông bà nghe vào lúc nào?
+ Con chúc mừng ông bà, cha mẹ nhân ngày gì?
- HS nêu: những lúc ông bà,cha mẹ rảnh rỗi.
- HS nêu: ngày Tết, ngày 8/3 chúc mừng bà và mẹ 
- Vì sao khi ông bà, cha mẹ nói chuyện, chúng ta không nói chen ngang?
- HS nêu; không nói chen ngang khi ông bà cha mẹ đang nói chuyện là thể hiện sự tôn trọng ông bà,cha mẹ 
- Vui vẻ trò chuyện, đọc báo cho ông bà nghe. Ân cần thăm hỏi khi ông bà, cha mẹ đau ốm. Chúc mừng ông bà, cha mẹ nhân ngày lễ, ngày Tết là thể hiện điều gì?
- HS nêu ; Thể hiện sự quan tâm,kính trọng và biết ơn của con cháu đối với ông bà,cha mẹ.
- Bước 4: GV chốt kiến thức rút ra ý 3 lời 
-HS nhắc lại khuyên ( trang 7)- Ghi bảng
Hoạt động 4 : Trao đổi, thực hành ( 7 phút )
* Mục tiêu: Giúp HS nhận biết và thực hiện các hành vi đúng khi chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với ông bà, cha mẹ.
* Các bước tiến hành:
- Tổ chức cho HS thực hiện BT 2
- Yêu cầu HS đọc bài tập 2
a/ Tình huống 1:
- HS đọc BT 2
Bước 1: Xem clip
- HS xem clip 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi nhận xét về thái độ ứng xử của bạn Mai trong tình huống 1
- HS thảo luận
- Bước 2: Các nhóm báo cáo kết quả
- HS trình bày kết quả.
- Mai nên thể hiện thái độ như thế nào cho đúng? 
- HS nêu
- GV nhận xét và kết luận :
* Mai nên cảm ơn mẹ đã mua hộp bút cho mình, nên thể hiện sự vui mừng khi nhận được món quà. - Nếu như muốn bày tỏ nguyện vọng về hộp bút có thể nói sau khi đã cảm ơn và thể hiện sự vui mừng với mẹ.
b/ Tình huống thứ 2:
 Bước 1: Xem clip
- Cả lớp xem clip 2.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi nhận xét về cách ứng xử của bạn Nam trong tình huống thứ hai? 
- Bước 2: Các nhóm báo cáo kết quả 
- Nam đã ứng xử như thế nào khi nhận quà ông cho?
- Cách ứng xử của Nam là đúng.
- HS nêu.
- GV nhận xét và kết luận:
* Cách ứng xử của bạn Nam thể hiện được sự trân trọng đối với món quà mình nhận được, khiến ông rất vui.
- Bước 3: Chốt KT rút ra lời khuyên : 
 - Các tình huống trên muốn khuyên chúng ta điều gì?
- Trò chuyện cùng ông bà, cha mẹ với thái độ lễ phép, vui vẻ.
GV chốt và ghi bảng lời khuyên ý 2
- Bước 4: Liên hệ 
Con đã được ông bà, cha mẹ tặng quà bao giờ chưa? Vào dịp nào? Khi đó con có thái độ như thế nào?
- HS nêu
Hoạt động 5:Trao đổi, thực hành ( 10 phút )
* Mục tiêu: Giúp HS thực hành giao tiếp, ứng xử với ông bà, cha mẹ.
* Các bước tiến hành:
- Bước 1: Tổ chức cho HS thực hiện BT 3
- Yêu cầu HS đọc bài tập 3
 - HS đọc bài tập 3
- GV chia nhóm và yêu cầu HS sắm vai để thể hiện tình huống và xử lí tình huống
 Tình huống 1 
 - HS thảo luận và sắm vai
- Bước 2: Yêu cầu các nhóm lên thể hiện tình huống
- HS trình bày kết quả. 
- GV nhận xét theo từng tình huống và động viên HS.
- Bước 3: - GV liên hệ với thực tế của HS.
Hoạt động 6 : Tổng kết bài ( 3 phút)
- GV yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung lời khuyên 
- GV hệ thống nội dung lời khuyên bằng sơ đồ 
- 2 HS nhắc lại nội dung lời khuyên
- HS hát bài “ Cả nhà thương nhau”
- Dặn HS chuẩn bị bài 2 “Trò chuyện với anh chị em”.
-Chủ động chia sẻ niềm vui,nỗi buồn với ông bà,cha mẹ. 
-Thái độ lễ phép,vui vẻ.
Sơ đồ tư duy phần lời khuyên bài Chia sẻ với ông bà, cha mẹ 
- Không nói chen ngang khi ông bà,cha mẹ đang nói chuyện. 
ĐỐI VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ
 Nên 
 Không nên 
- Với việc đưa sơ đồ tư duy vào phần củng cố bài giúp học sinh nắm vững phần lời khuyên. Học sinh nhận thấy rõ bản thân nên làm gì và cần tránh điều gì. Qua đó khắc sâu nội dung bài học.
- Khi vẽ bản đồ tư duy trên bảng giáo viên cần chú ý những việc học sinh nên làm trình bày vào một nửa bảng còn những việc không nên làm thì trình bày vào nửa còn lại của bảng . 
Tiết 6 :Bài 5 : NÓI CHUYỆN VỚI THẦY, CÔ GIÁO
I. MỤC TIÊU :
1. HS nhận thấy cần chủ động nói chuyện với thầy, cô giáo để bày tỏ lòng yêu quý, kính trọng, biết ơn của mình đồng thời để thầy, cô thêm hiểu và giúp đỡ mình mau tiến bộ.
2. Học sinh có kĩ năng : 
- Biết chọn thời gian, hoàn cảnh thích hợp để trò chuyện. Không nói chen hay làm phiền khi thầy, cô đang bận việc.
- Biết hỏi thăm, quan tâm khi thầy, cô mệt hay gặp chuyện không may.
- Biết chúc mừng thầy cô nhân ngày lễ, ngày Tết, những ngày đặc biệt hoặc khi thầy cô đạt thành tích cao trong công việc.
3. Học sinh có thái độ lễ phép, tin cậy, cởi mở khi nói chuyện với thầy cô giáo.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : 
- Tranh minh hoạ trong sách HS. 
- Video clip có nội dung bài học (nếu có).
- Đồ dùng bày tỏ ý kiến, sắm vai.
III.TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
 Hoạt động 1 : Giới thiệu bài ( 3 phút )
* Mục tiêu: Giúp HS nhớ lại kiến thức liên quan và định hướng về nội dung sẽ học
* Các bước tiến hành:
- Bước 1: Yêu cầu HS đọc các câu ca dao, tục ngữ nói về sự quan tâm, dạy bảo của thầy cô đối với học sinh 
- Học sinh hát bài nói về tình thầy trò 
- GV nhận xét 
-HS nêu: 
- Bước 2: giới thiệu bài học, ghi tên bài “ Nói chuyện với thầy,cô giáo .
- HS ghi bài vào vở
Hoạt động 2 : Nhận xét hành vi ( 6 phút )
* Mục tiêu: Giúp HS nhận thấy nên chủ động nói chuyện với thầy cô giáo để bày tỏ lòng yêu quý,đồng thời để thầy cô thêm hiểu và giúp mình mau tiến bộ 
* Các bước tiến hành:
- Bước1:- Tổ chức cho học sinh xem đoạn phim Chuyện của Giang 
- HS chú ý xem 
- Yêu cầu một HS đọc lại câu chuyện.
 - HS nghe bạn đọc 
- Bước 2: Tìm hiểu nội dung truyện
- Giang đã gặp ai ở bể bơi ? 
 -Giang gặp thầy Quang - dạy thể dục ở bể bơi.
- Cuộc trò chuyện diễn ra như thế nào ? 
 -Giang gặp thầy giáo ở bể bơi và được thầy hướng dẫn cách khởi động trước khi xuống nước.
 Nhận xét thái độ của Giang khi trò chuyện với thầy giáo. 
 -Khi nói chuyện bạn có thái độ lễ phép, kính trọng, cởi mở với thầy
 - Nhờ có cuộc trò chuyện giữa mình và thầy giáo, bạn Giang đã biết thêm những điều gì ?
 -Bạn đã biết thêm cách khởi động trước khi bơi, những điều lưu ý khi bơi và những kiểu bơi mới.
- Bước 3: GV chốt kiến thức rút ra ý 1 của lời khuyên và ghi bảng 
- Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ? 
- Chủ động nói chuyện với thầy cô giáo 
- Bước 4: Liên hệ:
- Trong lớp mình những bạn nào đã biết chủ động nói chuyện với thầy cô giáo ?
- HS giơ tay
- Các em nói chuyện gì với thầy cô giáo ? Nói vào lúc nào ?
- HS nêu
Hoạt động 3 : Nhận xét hành vi ( 6 phút )
* Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết và thực hiện những hành vi phù hợp khi trò chuyện với thầy,cô giáo .
* Các bước tiến hành:
- Tổ chức cho HS thực hiện BT1 1. 
- Yêu cầu HS đọc bài tập 1
- HS đọc y/c BT1 (SHS trang 9) 
- Bước 1: Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi nhận xét hành vi của bạn nhỏ trong tình huống 
- HS thảo luận nhóm đôi
- Bước 2: HS trình bày kết quả
 Tình huống 1 : 
 - Bạn hành động như vạy là chưa phù hợp ,cô và mẹ sẽ bị lời nói của bạn cắt ngangcuộc trao đổi .
- Tình huống 2 
Bạn Hoa làm như vậy thể hiện sự quan tâm ,tình cảm quý mến của mình đối với thầy cô.
+ Các em trò chuyện với thầy cô giáo vào lúc nào ? 
+ Con em thường chúc mừng thầy cô giáo nhân dịp nào ? 
- HS nêu: 
- HS nêu: ngày 20 /11 , ngày 8/3 chúc  
- Vì sao không nói chen ngang khi thầy cô đamng bận việc 
- HS nêu; không nói chen ngang khi thầy cô đang nói chuyện là thể hiện sự tôn trọng thầy cô giáo. 
- Vui vẻ trò chuyện hỏi thăm khi thầy cô giáo đau ốm hoặc chúc mừng thầy cô nhân ngày lễ, ngày Tết là thể hiện điều gì?
- HS nêu ; Thể hiện sự quan tâm,kính trọng và biết ơn thầy cô giáo.
- Bước 4: GV chốt kiến thức rút ra ý 3 lời 
-HS nhắc lại khuyên 
Hoạt động 4 : Bày tỏ ý kiến ( 6 phút )
* Mục tiêu: Giúp HS nhận xét những hành vi giao tiếp mà mình đã thực hiện được khi giao tiếp với thầy cô giáo..
* Các bước tiến hành:
- Tổ chức cho HS thực hiện BT 2
- Yêu cầu HS đọc bài tập 2
- HS đọc BT 2 trang 20 
Bước 1 Học sinh trao đổi nhóm đôi những việc mình đã làm. 
- HS trao đổi nhóm 
- Yêu cầu HS trao đổi , kể lại mình làm việc đó như thê nào ? 
- HS kể cho nhau nghe
- Bước 2: Các nhóm báo cáo kết quả
- HS trình bày kết quả.
- GV gọi 

File đính kèm:

  • docbai_nep_song_thanh_lich.doc