Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp đổi mới phương pháp dạy học môn Toán lớp 1

1. Tên sáng kiến: Một số giải pháp đổi mới phương pháp dạy học môn Toán lớp 1.

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Toán

3. Tác giả:

 Họ và tên: Nguyễn Thị Nụ Nữ

 Ngày tháng/năm sinh: 14 / 7 / 1976

 Trình độ chuyên môn: Đại học Tiểu học

 Chức vụ, đơn vị công tác: Tổ trưởng Tổ 1-2- 3, Giáo viên Trường TH Lê Ninh

 Điện thoại: 0912547432

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:

 Trường Tiểu học Lê Ninh- Kinh Môn - Hải Dương

 Điện thoại: 02203823181

5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu:

 Trường Tiểu học Lê Ninh - Kinh Môn - Hải Dương

6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

 - Giáo viên yêu nghề, mến trẻ, tâm huyết với công việc của mình. Nắm vững nội dung chương trình môn học, các phương pháp dạy học. Học sinh có thái độ đúng đắn trong việc học tập của mình.

7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2017 – 2018

 

doc31 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 131 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp đổi mới phương pháp dạy học môn Toán lớp 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dẫn tổ chức chơi.
Sau đây là một số trò chơi được thiết kế để dạy ở lớp 1
Ví dụ 1: Sau khi học xong các bài: Hình vuông, hình tròn; Hình tam giác tôi tổ chức cho các em chơi trò chơi “Bịt mắt chọn hình”.
Mục đích: Luyện kỹ năng nhận dạng hình
Chuẩn bị: 25 hình bằng bìa cứng (5 hình vuông, 5 hình tam giác, 5 hình tròn, 5 hình tứ giác không vuông, 5 hình có đường bao cong nhưng không tròn)
Cách chơi: 3 học sinh cùng chơi, đặt tên cho một em là “hình tam giác”, một em là “hình tròn”, một em là “hình vuông”. Sau khi bị bịt kín mắt, mỗi em phải lấy ra các miếng bìa có hình trùng với tên của mình. Ai lấy đủ 5 hình trước là người thắng cuộc.
Ví dụ 2: Để củng cố cho học sinh về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 5, tôi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Buộc dây cho bóng”
Chuẩn bị: 4 tờ bìa có hình vẽ, gồm 2 phần:
- Phần trên: vẽ hình các quả bóng bay, trên mỗi quả có ghi một phép tính cộng hoặc trừ trong phạm vi 5.
- Phần dưới: Vẽ một cụm các ô vuông ghi các kết quả của các phép tính trên.
Cách chơi: Học sinh nối bóng với ô, ghi kết quả thích hợp ở dưới. Mỗi em trong đội chỉ được nối một lần và chuyển cho bạn khác nối tiếp. Tổ nào xong trước, nối đúng là tổ đó thắng.
Ví dụ 3: Giúp học sinh ghi nhớ các bảng tính đã học và rèn luyện tính nhanh nhẹn, tôi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Đúng – sai” ; trò chơi “Truyền điện” ,
+Trò chơi: “Đúng - Sai” (Tiết 26, 28, 29, 30, 57)
1. Mục đích:
- Giúp học sinh nhớ các bảng tính đã học.
- Tạo không khí thoải mái sau giờ học.
2. Đối tượng chơi: Học sinh đại trà .
3. Chuẩn bị.
- Giáo viên chép bảng phụ.
Ví dụ:	3 + 1 = 4 	1 + 1 = 2 
	2 + 2 = 4 	1 + 3 = 3 
	2 + 1 = 4 	2 + 1 = 3 
4. Luật chơi
- Cử hai đội, mỗi đội 3 em chơi tiếp sức, hai đội phải nhanh chóng ghi đúng (Đ) hay sai (S) vào kết quả của các phép tính mà giáo viên đã ghi ở bảng phụ. Đội nào làm nhanh, đúng sẽ thắng.
5. Tổ chức chơi:
- Hai đội xếp hàng trước lớp. Giáo viên ra lệnh “Một, hai, ba, bắt đầu” Hai em đứng đầu của hai đội lên điền phép tính thứ nhất, quay về vỗ vào tay bạn đứng thứ hai và đứng vào cuối hàng. Em thứ hai của hai đội lại lên làm phép tính tiếp theo. Tương tự em thứ ba lên làm phép tính thứ ba.
6. Ứng dụng của trò chơi:
Trò chơi được ứng dụng vào dạy các phép tính cộng, trừ trong bảng.
 Trò chơi: “ Truyền điện” (Tiết 46, 58, 59, 60)
 1. Mục đích:
 + Luyện tập và củng cố kỹ năng làm các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 10.
 + Luyện phản xạ nhanh ở các em
2. Đối tượng chơi: Học sinh đại trà.
 3. Chuẩn bị : Không cần chuẩn bị bất kỳ đồ dùng nào
 4. Luật chơi : 
 Giáo viên hỏi, chẳng hạn “ 1 + 3 = ?”( hoặc 5 – 3 = ? hoặc “mấy cộng 0 bằng 5 ?” .) rồi chỉ một bạn bất kì trả lời. Bạn này trả lời xong, lại hỏi (tương tự như trên) rồi chỉ một bạn khác trả lời. Cứ tiếp tục nhưng vậy cho tới khi nào giáo viên ra hiệu lệnh dừng lại.
Bạn nào được chỉ định phải trả lời thật nhanh. Bạn nào trả lời sai phải nhảy lò cò.
5. Tổ chức chơi:
- Cả lớp cùng được tham gia chơi. Em số 1 hỏi rồi truyền điện cho em số 2, em số 2 trả lời rồi truyền điện cho em số 3Trò trơi cứ như vậy tiếp diễn.
	6. Ứng dụng
 Trò chơi này có thể áp dụng được vào nhiều bài (Ví dụ: Luyện tập các bảng cộng, trừ ) và có thể thay đổi hình thức “Truyền điện ”. Ví dụ : 1 em hô to 2 + 3 và chỉ vào em tiếp theo để truyền thì em này chỉ việc nói kết quả bằng 5 hay 8 – 2 chỉ vào em tiếp theo để truyền thì em này chỉ việc nói kết quả bằng 6.
Ví dụ 4: Để rèn luyện cho học sinh cách đặt một đề toán tôi tổ chức cho các em chơi trò chơi “Nhìn vật đặt đề toán”.
Tôi chia học sinh thành 2 đội, cử đại diện (mỗi đội khoảng 5 đến 7 em) và mang một số đồ vật của nhóm mình lên. Ví dụ: 5 cái bút hay 9 que tính (từ 1 đến 10) (Đồ vật cùng loại).
Cách chơi: Hai đội đứng quay mặt vào nhau: Một bạn của đội này cầm đưa lên một số bút (ví dụ 5 cái), đội kia phải nói được: “Có 5 cái bút” (hoặc “Bạn có 5 cái bút). Bạn đó tiếp tục cho đội bạn hoặc đội mình một số cái (ví dụ 2 cái), đội kia phải nói được: “Cho đi 2 cái”. Bạn đó đưa số bút còn lại lên. Đội kia phải nói: “Còn lại mấy cái bút?”. Sau đó lại đổi bên.
Đội nào mà không đặt đề toán đúng đội đó sẽ thua. Nếu cả hai đội đặt đúng, đặt hay. Tôi khen tất cả các em.
 4.2. Phương pháp trực quan: 
 Là phương pháp giảng dạy dựa trên cơ sở những hình ảnh cụ thể: hình vẽ, đồ vật và thực tế xung quanh để hình thành kiến thức cho học sinh.
Với phương pháp này tôi tổ chức, hướng dẫn các em học sinh hoạt động trực tiếp trên các sự vật cụ thể nhờ vậy học sinh nắm được chắc chắn kiến thức và kỹ năng tương ứng. 
Ví dụ: Khi dạy bài “Hình tam giác”, tôi chuẩn bị các hình tam giác bằng bìa có màu sắc, kích thước, hình dạng khác nhau và đặt ở những vị trí khác nhau cho học sinh quan sát. Qua các hình ảnh cụ thể đó, tôi hình thành cho các em biểu tượng về hình tam giác. Sau đó tôi lại cho học sinh tự nêu ví dụ về hình tam giác trong thực tế như: cái ê ke, lá cờ thi đua, biển báo,..
Khi dạy bài hình vuông có thể tiến hành các hoạt động như sau:
GV đưa ra tấm bìa hình vuông và giới thiệu tên hình “Đây là hình vuông nhằm giúp HS nhận ra vật mẫu sau đó GV dịch chuyển vật mẫu đến những vị trí khác nhau hoặc đưa ra một số hình vuông có màu sắc kích thước khác nhau giúp HS quan sát trả lời :”Đó cũng là những hình vuông”
Cho HS chọn trong bộ đồ dùng học toán một số hình vuông và tìm trong thực tế những đồ vật có dạng hình vuông như viên gạch hoa, khăn tay (mùi xoa), ô vuông trong quyển tập có thể đối chiếu với những hình không phải là hình vuông, nhằm giúp HS khắc sâu biểu tượng hình vuông.
Ví dụ: Để học sinh nắm được cấu tạo số, tôi thường tổ chức hoạt động chia một số que tính thành 2 nhóm một cách tùy ý, mỗi em chủ động chia theo cách của mình. Tập hợp tất cả các cách chia, tôi sẽ có được tất cả các trường hợp cần nắm về cấu tạo số. Có phân tích bằng hành động như vậy, dần dần học sinh mới phân tích thầm trong óc được.
Ví dụ: Khi dạy về Đoạn thẳng:
Tôi yêu cầu mỗi học sinh lấy ra một sợi dây. Tôi sẽ căng thẳng sợi dây của mình rồi yêu cầu cả lớp làm theo.
Sau đó cho cả lớp đồng thanh: “Đây là một đoạn thẳng”
Với cách dạy này 100% học sinh đều được trực tiếp tham gia hoạt động, học sinh dễ hiểu và nhớ lâu hơn.
Tuy nhiên, ta không nên lạm dụng phương pháp này và cần phải chuyển dần, chuyển kịp thời và đúng lúc từ dạng trực quan này sang dạng trực quan khác với mức độ trừu tượng tăng dần.
 4.3. Phương pháp thực hành luyện tập: 
 Là phương pháp dạy học thông qua các hoạt động thực hành - luyện tập của học sinh để giúp các em nắm được các kiến thức và kỹ năng mới. Khi luyện tập, nếu học sinh nhận ra kiến thức đã học trong mối quan hệ thì học sinh sẽ làm được bài. Nếu học sinh không tự nhận ra kiến thức đã học trong các dạng bài tập khác nhau thì giáo viên nên giúp học sinh bằng lời gợi ý hướng dẫn để học sinh nhớ lại kiến thức và cách làm, không vội làm thay cho học sinh. Phương pháp này có ưu thế là phát huy được tốt nhất tính độc lập của học sinh, là phương tiện tốt nhất để thực hiện nguyên lí giáo dục.
Phương pháp này được tôi sử dụng thường xuyên. Học sinh được thực hành, luyện tập liên tục. Thông qua hoạt động này mà học sinh luyện tập các kiến thức và kỹ năng cần thiết.
Tuy nhiên cần chú ý là phải chuẩn bị cho việc thực hành, luyện tập một cách chu đáo; động viên cả lớp hoạt động độc lập, mọi học sinh đều tự suy nghĩ, tự tìm biện pháp; nhất thiết phải tổng kết hoạt động độc lập của học sinh, điều chỉnh sai lầm, có sự bổ sung kiến thức cần thiết; các bài tập cần đi từ đơn giản đến phức tạp, cuối cùng nên có những bài tổng hợp để mức độ luyện tập được nâng cao dần; cần thay đổi hình thức luyện tập để gây hứng thú học tập cho học sinh; cần luyện tập nhiều, nhưng số lượng bài tập cần vừa phải, luyện tập ở lớp là chính. Giúp học sinh thực hành luyện tập theo khả năng cần đạt của học sinh.
 Bao giờ cũng yêu cầu học sinh phải làm các bài tập cần làm theo thứ tự sắp xếp. Không nên bắt học sinh chờ đợi nhau trong quá trình làm bài tập mà nên khuyến khích tạo điều kiện cho học sinh có khả năng có điều kiện giải quyết tất cả các bài tập trong SGK. Chủ động linh hoạt, sáng tạo trong sử dụng SGK khi dạy học nhằm phát triển năng lực của cá nhân học sinh, góp phần thực hiện dạy học phân hóa ở tiểu học. Sau mỗi tiết học, tiết luyện tập nên tạo cho học sinh niềm vui đã hoàn thành công việc được giao, niềm tin và sự tiến bộ của bản thân bằng cách khuyến khích tuyên dương.Tạo tiết học sinh động, học sinh tập trung học tập tích cực tránh khô khan, để lại sự hấp dẫn gây chú ý cho học sinh. 
 Giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ thiết bị dạy học, đồ dùng phải đảm bảo về kích thước, tính khoa học, thẩm mỹ,...Chọn hình thức tổ chức hướng dẫn trọng tâm kiến thức mới, luyện tập thực hành cần hợp lý phù hợp với yêu cầu trọng tâm của từng nội dung. Ví dụ : Toán luyện tập, tổ chức dưới nhiều hình thức như đố bạn, thực hành bảng con, làm phiếu bài tập,...Hình thức tổ chức, luyện tập thực hành cần thay đổi bổ sung cho nhau một cách phù hợp, tránh đơn điệu, khô khan gây nhàm chán cho người học.Tạo tình huống để lôi cuốn cả đối tượng học sinh tiếp thu bài nhanh và học sinh nhận thức chậm đều có cơ hội và đều thực hiện tham gia học tốt. 
 4.4. Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề:
Đây cũng là một phương pháp dạy học phát huy được tính tích cực của học sinh. Tôi sử dụng phương pháp này khi hình thành kiến thức mới, khi củng cố rèn luyện kỹ năng tính toán và khi vận dụng kiến thức.
Ví dụ 1: Hình thành cách so sánh độ dài: Tôi đặt vấn đề: Đối với bút, thước làm thế nào để biết cái nào dài hơn? Học sinh sẽ phát hiện phương pháp: so sánh độ dài các đồ vật cụ thể như thước và bút chì một cách trực tiếp. Tôi đặt vấn đề so sánh độ dài của hai vật cố định xa nhau không dời được, học sinh phải làm thế nào? Học sinh phải suy nghĩ và đề xuất phương pháp mới - so sánh với độ dài của một đối tượng thứ ba, sử dụng đơn vị đo.
Ví dụ 2: Với lớp 1, bài tập dạng dưới đây có tính vấn đề:
2 = 1 + 	6 =  + 3
5 = 4 + 	9 = .+ 1
 Ví dụ 3: Hình thành kĩ thuật cộng không nhớ
Vấn đề đặt ra: Thực hiện phép cộng 23 cộng 34 như thế nào?
Giải quyết vấn đề: Giáo viên tổ chức cho học sinh hình thành kĩ thuật tính thông qua các thao tác lấy que tính chục và que rời tương ứng với 23 và 34, điền số chục, đơn vị vào bảng, tiến hành gộp, sau đó ghi kết quả kĩ thuật tính.
 4.5. Phương pháp gợi mở vấn đáp:
Tôi thường sử dụng phương pháp vấn đáp để tiến hành gợi mở làm cho không khí lớp học sôi nổi, sinh động, kích thích hứng thú học tập và lòng tự tin của các em. Ngoài ra còn rèn luyện cho các em năng lực diễn đạt sự hiểu biết của mình bằng ngôn ngữ, làm cho các em nắm kiến thức nhanh chóng và sâu sắc.
Ví dụ: Khi dạy bài phép trừ trong phạm vi 7. sau khi HS thao tác trên các mẫu vật và quan sát tranh vẽ, Giáo viên hỏi, chẳng hạn: “Có 7 hình tam giác. Bớt đi 1 hình tam giác. Hỏi còn lại mấy hình tam giác” HS trả lời Bẩy bớt 1 còn 6. GV viết 7 – 1 =6.
Từ đó nhận biết được kết quả của phép tính 7- 6 = 1
Ngoài ra trong thực tế dạy học giáo viên nên thay đổi câu hỏi trực tiếp, chẳng hạn số 19 có phải số liền trước của số 20 không? Bằng câu hỏi: Số liền trước số 20 là số nào? Hoặc trong các số từ 0 đến 10: số 0 có phải là số bé nhất không? thay bằng câu hỏi: Số bé nhất là số nào?...
 4.6. Phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập:
Để đánh giá học sinh tôi sử dụng các hình thức đánh giá (viết, vấn đáp) Học sinh cũng có thể tự đánh giá kết quả học tập của mình, của bạn.
Để kiểm tra kiến thức học sinh nắm được tôi sử dụng phiếu kiểm tra chất lượng học tập của lớp mình vào các thời gian giữa học kì và cuối học kì để điều chỉnh phương pháp dạy học của mình. Bài kiểm tra cần ra đề theo đúng trình độ chuẩn, từ dễ đến khó, đủ các dạng bài đại diện cho những nội dung cơ bản của chương trình, mọi học sinh phát triển bình thường đều làm được bài nhưng không dễ dàng đạt điểm 10, phân loại chính xác trình độ học sinh. Không cho học sinh làm các bài có nội dung ngoài chương trình Toán 1.
Sau đây là ví dụ về đề kiểm tra vào giai đoạn giữa học kì I của tôi:
1.Viết số thích hợp vào ô trống: (1 điểm)
0
2
6
10
5
2.Tính: (3 điểm)
a)
+
	5
+
2
+
2
+
4
0
2
3
1
.
b) 1 + 2 + 1 = ... 2 + 1 + 0 = ...
3. (1 điểm)
>
 <
 =
 38	 3 2 + 1	
	62	3 + 2 3 + 1
	01	2 + 2.2 + 2
4. (1 điểm)
a.Có mấy hình tam giác?	b. Có mấy hình vuông?
5. Viết các số 4, 10, 6, 0, 1: (2 điểm)
a.Theo thứ tự từ bé đến lớn:
b.Theo thứ tự từ lớn đến bé:
6. Viết phép tính thích hợp: (1 điểm)
7. Sè? (1 điểm)
1 + 	= 3 + 	 +	= 5
Còn đây là ví dụ về đề kiểm tra vào giai đoạn cuối học kì I của tôi: 
Viết số thích hợp vào ô trống (1điểm)
a)
2
9
 b) 
 ¨¨¨ ¨¨ ¨¨¨
 ¨¨	 ¨ 	 ¨ ¨¨
 ¨¨	 ¨¨¨	 ¨¨¨
2. Viết số hoặc cách đọc số theo mẫu (1điểm)
 a) hai: 2 sáu: .. năm: . Ba: ..
 b) 7: bảy 5: .. 8: .. 2: 
3. Tính (1 điểm) 
 5
 7
 6
 10
+
+ 
+
 -
 4
 3
 2
 2
4. Tính (2 điểm)
a) 4 + 5 = .. b) 7 + 0 – 3 = .. 
 3 + 0 = 10 - 5 - 3 =
5. Đúng ghi đ, sai ghi s (1 điểm)
 Hình vuông Hình tròn Hình tam giác Hình vuông
6. Số? (1 điểm)
a) .... + 7 = 8 b) 9 - . = 5
 2 +  = 6  - 7 = 2
7. (>, <, =) (1điểm)
 5 + 3 . 7 10 – 5 . 6 2 + 7 .10 – 2
8) Điền số và dấu (+, -) thích hợp vào ô trống để được phép tính đúng (1điểm)
=
8
=
8
9. Viết phép tính thích hợp: (1 điểm)
Hà có: 3 cái kẹo
Lan có: 5 cái kẹo
Có tất cả: .cái kẹo? 
=
 4.7. Các phương pháp khác:
 Ngoài các phương pháp trên tôi cũng sử dụng các phương pháp sau:
 * Phương pháp thuyết trình:
 Phương pháp này tôi sử dụng để trình bày kiến thức mới, giải toán mẫu. Tuy nhiên phương pháp này tôi rất hạn chế sử dụng, chỉ sử dụng khi thật cần thiết: nhịp điệu chậm, phần nội dung thuyết trình ngắn và chiếm khoảng thời gian ngắn nhất trong một tiết học. Khi sử dụng phương pháp này tôi thường kết hợp với các phương pháp khác để học sinh thích thú và hào hứng hoạt động, ví dụ như phương pháp minh họa bằng vật thật, với đàm thoại,
 *Phương pháp đọc tài liệu:
Tôi tìm hiểu và đọc một số tài liệu về phương pháp giảng dạy Toán 1, về cách đổi mới phương pháp dạy học để giúp cho việc áp dụng đạt kết quả cao.
 * Phương pháp giảng giải minh họa:
Ở phương pháp này tôi sử dụng để giải thích nội dung toán kết hợp với việc dùng trực quan để hỗ trợ cho việc giải toán giúp học sinh hiểu, nhớ kiến thức, gây hứng thú học tập. Tuy nhiên phương pháp này cũng có mặt hạn chế của nó nên tôi ít sử dụng.
Ngoài ra muốn đổi mới phương pháp dạy học có kết quả ngay từ đầu năm tôi đã xác định được cần phải đổi mới cách thiết kế bài dạy, lập kế hoạch bài dạy và xây dựng mục tiêu bài học.
Tôi xác định kế hoạch bài học trong sách giáo viên dù đã được thiết kế chu đáo đến đâu cũng chỉ là phương án dự kiến để tạo thuận lợi cho giáo viên trong việc chuẩn bị dạy học. Một trong những yêu cầu quan trọng của dạy học là rất cần sát với đối tượng. Vì vậy, tôi cần xuất phát từ tình hình thực tiễn của lớp để có những điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp với đối tượng học sinh.
Đối với tôi kế hoạch bài dạy rất quan trọng nó giúp tôi tự tin khi lên lớp. Kế hoạch bài dạy theo tôi cần ngắn gọn, dễ sử dụng, dễ bổ sung, dễ điều chỉnh, nêu rõ và đầy đủ các hoạt động dạy học cụ thể.
Mỗi kế hoạch bài dạy của tôi thường có:
Mục tiêu: Tôi dựa vào yêu cầu cần đạt của Chuẩn kiến thức, kỹ năng; dựa vào tình hình thực tế của lớp, địa phương để xác định mục tiêu cho bài.
Đồ dùng dạy học: Đồ dùng dạy học là một thiết bị rất quan trọng trong quá trình chuẩn bị một tiết lên lớp. Lớp học có sinh động, có đạt hiệu quả hay không đòi hỏi người giáo viên và học sinh phải chuẩn bị tốt đồ dùng cho tiết học ấy.
Các hoạt động dạy học chủ yếu: Ở nội dung này cần nêu kế hoạch tổ chức và hướng dẫn từng hoạt động học tập của học sinh theo mục tiêu đã xác định. Cần xác định rõ tên từng loại hoạt động, cách tiến hành các hoạt động đó, dự kiến trình tự các hoạt động
Ví dụ:
Tiết 56: Phép trừ trong phạm vi 9
I. Mục tiêu:
- Học sinh thuộc bảng trừ. Biết làm tính trừ trong phạm vi 9. Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
 - Vận dụng làm đúng các bài tập. ( Bài tập cần làm: Bài 1; bài 2 (cột 1, 2, 3); bài 3 ( bảng 1); bài 4))
 - Ý thức thi đua trong học tập.
 II. Đồ dùng dạy học:
HS: Sử dụng bộ đồ dùng học Toán lớp 1.
GV: Các mô hình, vật thật phù hợp với nội dung bài học.
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1. Kiểm tra bài cũ: 
 - 2 học sinh làm bài tập trên bảng lớp:
4 + 5 =	8 + 1 =
4 + 2 + 3 =	1 + 2 + 6 =
 - Dưới lớp thi đua đọc bảng cộng trong phạm vi 9
 - Nhận xét bài làm.
 2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Ở tiết trước các em đã được học về phép cộng trong phạm vi 9. Hôm nay để các em có thể hiểu và làm được các phép tính trừ trong phạm vi 9. Cô cùng các em đi vào bài mới: Phép trừ trong phạm vi 9.
Giáo viên ghi tựa bài lên bảng, học sinh nhắc lại.
 * Hướng dẫn hình thành kiến thức
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 9:
* Thành lập 9 – 1 = 8 và 9 – 8 = 1
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ để nêu thành bài toán. 
- Giáo viên hỏi: “Tất cả có mấy bông hoa?”
- Giáo viên hỏi :” Có mấy bông hoa ở phần bên phải ?”
- Giáo viên: “Hỏi còn lại có mấy bông hoa ở phần bên trái ?”
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại bài toán.
- Giáo viên gọi học sinh nêu câu trả lời và hướng dẫn học sinh nêu đầy đủ.
- Giáo viên: “ 9 bớt 1 còn mấy?”
- Giáo viên nêu: “Ta viết 9 bớt 1 còn 8 như sau”.
GV viết 9 – 1 = 8
- Giáo viên chỉ vào phép tính 9 – 1 = , hướng dẫn học sinh điền.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại.
- Giáo viên hỏi học sinh: “9 – 1 = mấy ?”
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tự tìm kết quả phép trừ: 9 – 8 = 1 thông qua phép trừ 9 – 1 = 8.
* Thành lập phép trừ 9 – 2 = 7 và 
9 – 7 = 2 tương tự như đối với 9 – 1 = 8 và 9 – 8 = 1
* Thành lập phép trừ 9 – 3 = 6 và 9 – 6 = 3 tương tự như đối với 9 – 2 = 7 và 9 – 7 = 2
* Thành lập phép trừ 9 – 4 = 5 và 9 – 5 = 4 tương tự như đối với 9 – 3 = 6 và 9 – 6 = 3
- Giáo viên: “Chúng ta vừa lập xong bảng trừ trong phạm vi mấy?”
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc các phép tính vừa lập theo thứ tự khác nhau.
- Cho học sinh tái hiện số bị xóa hoặc che lấp:
+ Cho học sinh tái hiện một phần bảng tính.
+ Cho học sinh tái hiện toàn bộ bảng tính: GV bỏ bảng tính đi.
Lớp thư giãn.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thực hành 
Bài tập 1:- Giáo viên nêu phép tính : 
9 – 1 = ?, 9 – 2 = ?, 9 – 3 = ?, 9 – 4 = ?, 9 – 5 = ?, 9 – 6 = ?.
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bảng con, bảng lớp.
- Lưu ý học sinh các số viết phải thẳng cột.
Bài tập 2:
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở (cột 1, 2, 3). Cột 4 khuyến khích học sinh làm.
- Giáo viên nhận xét.
- Giáo viên: “Trong các phép tính trên có tất cả những số nào? Chúng có đứng ở các vị trí giống nhau không?” G/v cñng cè cho học sinh mèi quan hÖ gi÷a phÐp céng vµ phÐp trõ
Bài tập 3 (bảng 1):
- Giáo viên phát phiếu bài tập.
- Giáo viên thu phiếu bài tập.
- Nhận xét một số bài, nêu nhận xét.
Bài tập 4:
- Giáo viên chia lớp thành 2 dãy, mỗi dãy cử 1 học sinh thi viết phép tính tương ứng ( phù hợp với đề toán)
- Giáo viên nhận xét.
Trò chơi: Ai nhanh ai đúng
9 - = 8 9 - = 6 9 – 5 = 
- 7 = 2 9 -.= 9  -  = 7
Giáo viên nêu cách chơi: Từng em xung phong được trả lời 1 phép tính. Nếu đúng được cả lớp thưởng một tràng pháo tay.
- Học sinh quan sát hình vẽ và nêu: 
“Tất cả có 9 bông hoa”.
- Học sinh: “ Có 1 bông hoa ở phần bên phải”.
- Học sinh: “Còn lại 8 bông hoa ở phần bên trái”.
- Học sinh nêu: “9 bông hoa bớt đi 1 bông hoa còn 8 bông hoa”.
- Học sinh: 9 bớt 1 còn 8.
- Học sinh đọc: 9 trừ 1 bằng 8.
- Học sinh tự điền số 8 vào kết quả của phép tính 9 – 1 =.
- Học sinh đọc lại: 9 – 1 = 8
- Học sinh tự tìm ra kết quả phép trừ 9 – 8 = 1
- Ở phần này học sinh tự quan sát hình vẽ và nêu bài toán.
- Học sinh: “Chúng ta vừa lập xong bảng trừ trong phạm vi 9”.
- Học sinh đọc.
-Học sinh nêu toàn bộ phép trừ kể cả số bị che lấp ( hoặc bị xóa).
-Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Học sinh nêu nhanh kết quả: 9 – 1 = 8, 9 – 2 = 7, 9 – 3 = 6, 9 – 4 = 5, 9 – 5 = 4, 9 – 6 = 3.
- 1 học sinh làm bảng lớp, cả lớp làm bảng con:
-
9
-
9
-
9
-
9
7
8
9
0
2
1

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_doi_moi_phuong_phap_d.doc