Sáng kiến kinh nghiệm: Lồng ghép phương pháp “bàn tay nặn bột” đối với một số bài trong giảng dạy môn tự nhiên và xã hội lớp 2

Một số gợi ý để giáo viên áp dụng đánh giá học sinh trong dạy học theo phương pháp BTNB, tùy hoàn cảnh trong quá trình dạy học.

- Đánh giá học sinh qua quá trình thảo luận, trình bày, phát biểu ý kiến tại lớp học.

- Đánh giá học sinh trong quá trình làm thí nghiệm.

- Đánh giá học sinh thông qua sự tiến bộ nhận thức của học sinh trong phiếu dự đoán.

 Nói tóm lại, dạy học theo phương pháp BTNB là giúp cho học sinh rèn luyện các kỹ năng, tìm phương án giải quyết cho các vấn đề đặt ra, hiểu kiến thức hơn là việc làm rõ hay giúp học sinh ghi nhớ kiến thức. Chính vì vậy việc đánh giá học sinh cũng nên thay đổi theo hướng kiểm tra kỹ năng, kiểm tra năng lực nhận thức (sự hiểu) hơn là kiểm tra độ ghi nhớ kiến thức.

 

doc29 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 4433 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Lồng ghép phương pháp “bàn tay nặn bột” đối với một số bài trong giảng dạy môn tự nhiên và xã hội lớp 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h thích học sinh suy nghĩ, sáng tạo, đề xuất câu hỏi, thí nghiệm để kiểm chứng. Câu trả lời không do giáo viên đưa ra hay nhận xét đúng hay sai mà được xuất phát khách quan qua các thí nghiệm nghiên cứu.
- Giáo viên nên để một thời gian ngắn (5-10 phút) cho học sinh suy nghĩ trước khi trả lời để học sinh có thời gian chuẩn bị tốt các ý tưởng, lập luận, câu chữ. Khoảng thời gian này có thể giúp học sinh xoáy sâu thêm suy nghĩ về phần thảo luận hoặc đưa ra các ý tưởng mới.
- Cho phép học sinh thảo luận tự do, tuy nhiên giáo viên cần hướng dẫn học sinh tới các kết luận khoa học chính xác của bài học. 
 2.4. Kỹ thuật tổ chức hoạt động nhóm trong phương pháp “Bàn tay nặn bột”
Hoạt động nhóm giúp học sinh làm quen với phong cách làm việc hợp tác với nhau giữa các cá nhân. Trong việc dạy học theo phương pháp BTNB, hoạt động nhóm được chú trọng nhiều và thông qua đó giúp học sinh làm quen với phong cách làm việc khoa học, rèn luyện ngôn ngữ cho học sinh mà chúng ta sẽ phân tích kỹ hơn trong phần nói và rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ cho học sinh. 
Mỗi nhóm học sinh được tổ chức gồm một nhóm trưởng và một thư kí để ghi chép chung các phần thảo luận của nhóm. Nhóm trưởng sẽ là người đại diện cho nhóm trình bày trước lớp các ý kiến, quan điểm của nhóm mình. Mấu chốt quan trọng nhất là các học sinh trong nhóm cần làm việc tích cực với nhau, trao đổi, thảo luận sôi nổi, các học sinh tôn trọng ý kiến của nhau, các cá nhân biết lắng nghe, tạo cơ hội cho tất cả mọi người trong nhóm trình bày ý kiến của mình, biết chia sẻ đồ dùng thí nghiệm, biết tóm tắt các ý kiến thống nhất của nhóm, các ý kiến chưa thống nhất, có đại diện trình bày ý kiến chung của nhóm sau thảo luận trước tập thể lớp là một nhóm hoạt động đúng yêu cầu. 
Trong quá trình học sinh thảo luận theo nhóm, giáo viên di chuyển đến các nhóm, tranh thủ quan sát hoạt động của các nhóm. Giáo viên không đứng một chỗ trên bàn giáo viên hoặc bục giảng để quan sát lớp học. Việc di chuyển của giáo viên có hai mục đích cơ bản: quan sát bao quát lớp, làm cho học sinh hoạt động nghiêm túc hơn vì có giáo viên tới; kịp thời phát hiện những nhóm thực hiện lệnh thảo luận sai để điều chỉnh hoặc tranh thủ chọn ý kiến kém chính xác nhất của một nhóm nào đó để yêu cầu trình bày đầu tiên trong phần thảo luận, cũng như nhận biết nhanh ý kiến của nhóm nào đó chính xác nhất để yêu cầu trình bày sau cùng. 
 2.5. Kỹ thuật đặt câu hỏi của giáo viên
Trong dạy học theo phương pháp BTNB, câu hỏi của giáo viên đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của của phương pháp và thực hiện tốt ý đồ dạy học. Một câu hỏi tốt là một câu hỏi kích thích, một lời mời đến sự kiểm tra chăm chú nhiều hơn, một lời mời đến một thí nghiệm mới hay một bài tập mới Người ta gọi những câu hỏi này là câu hỏi "mở" vì nó kích thích một "hành động mở". Các câu hỏi "mở" khuyến khích học sinh suy nghĩ tới những câu hỏi riêng của học sinh và phương án trả lời những câu hỏi đó. Các câu hỏi dạng này cũng mang đến cho nhóm một công việc và một sự lập luận sâu hơn. Còn các câu hỏi "đóng" là các câu hỏi yêu cầu một câu trả lời ngắn. 
Câu hỏi "tốt" có thể giúp cho học sinh xác định rõ phần trả lời của mình, và làm tiến trình dạy học đi đúng hướng.Và các câu hỏi đặt ra để yêu cầu học sinh suy nghĩ hành động thì cần phải được chuẩn bị tốt và bắt buộc phải là những câu hỏi "mở". 
 2.5.1. Câu hỏi nêu vấn đề
Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi lớn của bài học hay môđun kiến thức. Là câu hỏi đặc biệt nhằm định hướng học sinh theo chủ đề của bài học nhưng cũng đủ "mở" để kích thích sự tự vấn của học sinh.
Câu hỏi nêu vấn đề thường là câu hỏi nhằm mục đích hình thành biểu tượng ban đầu của học sinh. Giáo viên phải đầu tư suy nghĩ và cẩn trọng trong việc đặt câu hỏi nêu vấn đề vì chất lượng của câu hỏi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ý đồ dạy học ở các bước tiếp theo của tiến trình phương pháp và sự thành công của bài học. 
 2.5.2. Câu hỏi gợi ý 
 	Câu hỏi gợi ý là các câu hỏi được đặt ra trong quá trình làm việc của học sinh. Câu hỏi gợi ý có thể là câu hỏi "ít mở" hơn hoặc là dạng câu hỏi "đóng". Vai trò của nó nhằm gợi ý, định hướng cho học sinh rõ hơn hoặc kích thích một suy nghĩ mới của học sinh. 
Khi đặt câu hỏi gợi ý, giáo viên nên dùng các cụm từ bắt đầu như "Theo các em", "Em nghĩ gì", "Theo ý em" vì các cụm từ này cho thấy giáo viên không yêu cầu học sinh đưa ra một câu trả lời chính xác mà chỉ yêu cầu học sinh giải thích ý kiến, đưa ra nhận định của các em mà thôi.
 2.6. Rèn luyện ngôn ngữ cho học sinh thông qua dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”
Vấn đề rèn luyện ngôn ngữ cho học sinh được phân thành hai mảng chính đó là rèn luyện ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Dạy học theo phương pháp BTNB là sự hòa quyện 3 phần gần như tương đương nhau đó là thí nghiệm, nói và viết. Học sinh không thể làm thí nghiệm mà không suy nghĩ và các em thể hiện suy nghĩ bằng cách thảo luận (nói) hoặc viết. 
- Nói: Phương pháp BTNB khuyến khích trao đổi bằng ngôn ngữ nói về những quan sát, những giả thuyết, những thí nghiệm và những giải thích. Một số học sinh có khó khăn về ngôn ngữ nói trong một số lĩnh vực nào đó đã phát biểu ý kiến một cách tự giác hơn khi các thao tác trong hoạt động khoa học bắt buộc chúng phải làm việc tập thể và phải đối mặt với các hiện tượng tự nhiên. Học sinh học cách bảo vệ quan điểm của mình, biết lắng nghe người khác, biết thừa nhận trên cơ sở của lí lẽ, biết làm việc cho mục đích chung của một khuôn khổ nhất định. 
- Viết: Văn phong (lối viết) là cách thức thể hiện ra ngoài những hoạt động suy nghĩ của mình. Nó cũng cho phép giữ lại dấu vết của các thông tin đã thu nhận được, tổng hợp và hình thức hóa để làm nảy sinh ý tưởng mới. Nó cũng làm cho thông báo được dễ dàng tiếp nhận dưới dạng đồ thị vì thông tin đôi khi khó phát biểu và cho phép ghi lại các kết quả tranh luận. 
- Chuyển từ nói sang viết: Chuyển từ một cách thức thông báo này sang một cách thức thông báo khác là một giai đoạn quan trọng. Phương pháp BTNB đề nghị dành một thời gian để ghi chép cá nhân, để thảo luận xây dựng tập thể những câu thuật lại các kiến thức đã được trao đổi và học cách thức sử dụng các cách thức viết khác nhau. 
 2.7. Kĩ thuật chọn ý tưởng, nhóm ý tưởng của học sinh 
Khi chọn ý tưởng và nhóm ý tưởng của học sinh giáo viên cần chú ý những điểm sau: 
- Cho học sinh phát biểu ý kiến tự do và tuyệt đối không nhận xét đúng hay sai các ý kiến đó ngay sau khi học sinh phát biểu. 
- Đối với những ý tưởng phức tạp hay có nhiều ý kiến khác biệt, giáo viên nên ghi chú lại ở một góc trên bảng để học sinh dễ theo dõi. 
- Đối với những biểu tượng ban đầu được học sinh trình bày bằng hình vẽ, sơ đồ thì giáo viên quan sát và chọn một số hình vẽ tiêu biểu, có những điểm sai lệch nhau rõ rệt để dán lên bảng, giúp học sinh dễ so sánh, nhận xét.
- Khi yêu cầu học sinh trình bày, nên cho những học sinh có ý tưởng sai lệch nhiều với kiến thức đúng trình bày trước, những học sinh có ý kiến tốt hơn trình bày sau. Giáo viên không nhận xét ý kiến của học sinh khi học sinh phát biểu. Từ các sự khác biệt của các ý tưởng sẽ giúp học sinh thắc mắc vậy ý tưởng nào là đúng, làm sao để kiểm chứng nó Đó là mâu thuẫn nhận thức để giúp học sinh đề xuất ra các thí nghiệm kiểm chứng hoặc các phương án tìm ra câu trả lời. 
- Khi yêu cầu học sinh phát biểu, nêu ý kiến (ý tưởng), giáo viên cần chú ý về mặt thời gian, hướng dẫn học sinh cách trả lời thẳng vào câu hỏi, không kéo dài, trả lời vòng vo mà cần trả lời gắn gọn đủ ý. Làm như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian của tiết học, đồng thời sẽ giúp học sinh rèn luyện được suy nghĩ, ý tưởng của mình về mặt ngôn ngữ. 
- Khi yêu cầu học sinh khác nhận xét ý kiến của học sinh trước, giáo viên nên yêu cầu học sinh nhận xét theo hướng "đồng ý và có bổ sung" hay "không đồng ý và có ý kiến khác" chứ không nhận xét "ý kiến bạn này đúng, bạn kia sai". 
- Giáo viên cần tóm tắt ý tưởng của học sinh khi viết ghi chú lên bảng.
 2.8. Hướng dẫn học sinh đề xuất thí nghiệm nghiên cứu hay phương án tìm câu trả lời 
Bước đề xuất thí nghiệm nghiên cứu hay các giải pháp tìm câu trả lời của học sinh cũng là một bước khá phức tạp, đòi hỏi giáo viên phải có kỹ năng sư phạm để điều khiển tiết học, tránh để học sinh đi quá xa yêu cầu nội dung của bài học. Tùy từng trường hợp cụ thể mà giáo viên có phương pháp phù hợp, tuy nhiên cần chú ý mấy điểm sau: 
 	- Đối với ý kiến hay vấn đề đặt ra đơn giản, ít phương án hay thí nghiệm chứng minh thì giáo viên có thể cho học sinh trả lời trực tiếp phương án mà học sinh đề xuất
- Phương án tìm câu trả lời hay thí nghiệm kiểm chứng đều xuất phát từ những sự khác biệt của các ý tưởng ban đầu (biểu tựong ban đầu) của học sinh, vì vậy giáo viên nên xoáy sâu vào các điểm khác biệt gây tranh cãi đó để giúp học sinh tự đặt câu hỏi thắc mắc và thôi thúc học sinh đề xuất các phương án để tìm ra câu trả lời. 
- Đối với học sinh tiểu học, giáo viên nên giúp các em suy nghĩ đơn giản với các vật liệu thí nghiệm thân thiện, quen thuộc, hạn chế dùng những thí nghiệm phúc tạp hay dùng những vật dụng thí nghiệm quá xa lạ đối với học sinh. 
 - Khi học sinh đề xuất phương án tìm câu trả lời, giáo viên không nên nhận xét phương án đó đúng hay sai mà chỉ nên hỏi ý kiến các học sinh khác nhận xét, phân tích. Nếu các học sinh khác không trả lời được thì giáo viên gợi ý những mâu thuẫn mà phương án đó không đưa ra câu trả lời được nhằm gợi ý để học sinh tự rút ra nhận 
xét và loại bỏ phương án. Giáo viên cũng có thể ghi chú trên bảng một lượt các ý kiến khác nhau rồi yêu cầu cả lớp cho ý kiến nhận xét. 
- Giáo viên cũng nên chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống học sinh không nêu được phương án tìm câu trả lời hoặc các phương án đưa ra quá ít, nghèo nàn về ý tưởng (đối với những trường hợp có nhiều phương án tìm câu trả lời). Với trường hợp này giáo viên chuẩn bị sẵn một số phương án để đưa ra hỏi ý kiến của học sinh.
 2.9 Hướng dẫn học sinh phân tích thông tin, hiện tượng quan sát khi nghiên cứu để đưa ra kết luận 
Khi làm thí nghiệm hay quan sát hoặc nghiên cứu tài liệu để tìm ra câu trả lời, giáo viên cần hướng dẫn học sinh biết chú ý đến các thông tin chính để rút ra kết luận tương ứng với câu hỏi. Đối với học sinh tiểu học vấn đề này hoàn toàn không đơn giản. Học sinh cần được hướng dẫn làm quen dần dần.
Giáo viên cần chú ý mấy điểm sau: 
 - Lệnh thực hiện phải rõ ràng, gắn gọn, dễ hiểu để giúp học sinh nhớ, hiểu và làm theo đúng hướng dẫn.
- Quan sát, bao quát lớp khi học sinh làm thí nghiệm. Gợi ý vừa đủ nghe cho nhóm khi học sinh làm sai lệnh hoặc đặt chú ý vào những chỗ không cần thiết cho câu hỏi. Không nên nói to vì sẽ gây nhiễu cho các nhóm học sinh khác đang làm đúng vì tâm lý học sinh khi nghe giáo viên nhắc thì cứ nghĩ là giáo viên đang hướng dẫn cách làm đúng và nghi ngờ vào hướng thực hiện mà mình đang làm. 
- Cùng một thí nghiệm kiểm chứng nhưng các nhóm khác nhau học sinh có thể sẽ bố trí thí nghiệm khác nhau với các vật dụng và cách tiến hành khác nhau theo quan niệm của các em, giáo viên không được nhận xét đúng hay sai và cũng không có biểu hiện để học sinh biết ai đang làm đúng, ai đang làm sai. Khuyến khích học sinh độc lập thực hiện giữa các nhóm, không nhìn và học theo nhau.
 2.10. So sánh kết quả thu nhận được và đối chiếu với kiến thức khoa học
Trong hoạt động học của học sinh theo phương pháp BTNB, học sinh khám phá các sự vật, hiện tượng trong thế giới tự nhiên theo con đường mô phỏng gần giống với quá trình tìm ra kiến thức mới của các nhà khoa học. Học sinh đưa ra dự đoán, thực hiện thí nghiệm, thảo luận với nhau và đưa ra kết luận như công việc của các nhà khoa học thực thụ để xây dựng kiến thức. 
 2.11. Đánh giá học sinh trong dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”
Một số gợi ý để giáo viên áp dụng đánh giá học sinh trong dạy học theo phương pháp BTNB, tùy hoàn cảnh trong quá trình dạy học. 
- Đánh giá học sinh qua quá trình thảo luận, trình bày, phát biểu ý kiến tại lớp học.
- Đánh giá học sinh trong quá trình làm thí nghiệm.
- Đánh giá học sinh thông qua sự tiến bộ nhận thức của học sinh trong phiếu dự đoán.
	Nói tóm lại, dạy học theo phương pháp BTNB là giúp cho học sinh rèn luyện các kỹ năng, tìm phương án giải quyết cho các vấn đề đặt ra, hiểu kiến thức hơn là việc làm rõ hay giúp học sinh ghi nhớ kiến thức. Chính vì vậy việc đánh giá học sinh cũng nên thay đổi theo hướng kiểm tra kỹ năng, kiểm tra năng lực nhận thức (sự hiểu) hơn là kiểm tra độ ghi nhớ kiến thức. 
3. Một số lưu ý khi áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào dạy học
- Liệt kê các bài học có thể áp dụng phương pháp BTNB.
- Giáo viên cần chuẩn bị trước các thí nghiệm dự kiến để có kết quả như mong muốn.
- Vận dụng tối đa những nguyên vật liệu sẵn có, dễ kiếm.
- Sử dụng CNTT cho bài dạy áp dụng phương pháp BTNB đúng lúc, đúng chỗ, hợp lí.
- Với một số thí nghiệm đơn giản, giáo viên có thể giao việc cho học sinh bằng những phiếu giao việc, tự học sinh chuẩn bị các vật liệu cho nhóm của mình.
* Xây dựng tiết học theo các gợi ý:
- Mục tiêu bài học.
- Hoạt động có thể áp dụng phương pháp BTNB.
- Phương pháp thí nghiệm sử dụng.
- Thiết bị cần có.
- Những thí nghiệm có thể thực hiện.
* Tổ chức lớp học:
- Sắp xếp bàn ghế cho phù hợp với số học sinh.
- Chia nhóm từ 4-6 em/nhóm.
- Có chỗ dành riêng để vật liệu lớp học.
* Trong quá trình giảng dạy
Lưu ý khi lựa chọn quan niệm ban đầu để đưa ra thảo luận:
- Không chọn hoàn toàn các quan niệm đúng
- Tuyệt đối không bình luận hay nhận xét gì về tính đúng sai của các ý kiến ban đầu
- Lựa chọn các quan niệm vừa đúng vừa sai
* Lựa chọn phương pháp thí nghiệm phù hợp:
- Phương pháp quan sát tranh ảnh, quan sát vật thật
- Phương pháp mô hình
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp thí nghiệm trực tiếp
- Sử dụng phương pháp thường xuyên để rèn thói quen cho học sinh. Rèn cho học sinh kĩ năng diễn đạt rõ ràng, ngắn gọn để đảm bảo thời gian. Sưu tầm tài liệu, sách, tranh ảnh . phục vụ cho bài học. 
IV. KHẢ NĂNG VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP “BÀN TAY NẶN BỘT” TRONG DẠY HỌC MÔN TN&XH LỚP 2 Ở TRƯƠNG TIỂU HỌC
1. Các bài trong môn TN&XH lớp 2 có thể áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột”
STT
LỚP
BÀI
TÊN BÀI DẠY
1  
2
1
Cơ quan vận động
2  
2
2
Bộ xương
3  
2
3
Hệ cơ
4  
2
5
Cơ quan tiêu hoá
5  
2
6
Tiêu hoá thức ăn
6  
2
24
Cây sống ở đâu?
7  
2
25
Một số loài cây sống trên cạn
8  
2
26
Một số loài cây sống dưới nước
9  
2
27
Loài vật sống ở đâu?
10  
2
28
Một số loài vật sống trên cạn
11  
2
29
Một số loài vật sống dưới nước
12  
2
31
Mặt trời
13  
2
32
Mặt trời và phương hướng
14  
2
33
Mặt trăng và các vì sao
2. Ví dụ minh họa một số tình huống xuất phát trong dạy học theo phương “Bàn tay nặn bột” đối với một số bài trong giảng dạy môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2
 Trong năm học vừa qua, tôi đã chọn được một số bài trong chương trình Tự nhiên và Xã hội lớp 2, để dạy học theo phương pháp BTNB và đã xây dựng được một số tình huống xuất phát cho các chủ đề đó, cụ thể như sau: 	
2.1. Bài 1 : Cơ quan vận động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tình huống xuất phát 
 Bước 1 Tình huống xuất phát:
- Vì sao chúng ta vận động được?
Bước 2 Dự đoán Làm bộc lộ các quan niệm ban đầu của học sinh về nội dung khoa học của bài học:
- Yêu cầu HS cử động tay (gập, duỗi tay); sờ nắn và cảm nhận xem trong cánh tay có gì thay đổi?
- GV tổng kết các ý kiến của HS rồi yêu cầu HS vẽ hình
Tưởng tượng theo suy nghĩ của mình xem trong cánh tay có gì để co duỗi được (Vẽ trong 5 phút)
- GV hướng dẫn HS sắp xếp các hình vẽ của các nhóm lên bảng.
Bước 3 Đề xuất câu hỏi - hướng giải quyết
HS nêu được vai trò của cơ và xương.
 Bước 4 Thực hành – Thí nghiệm
GV yêu cầu HS làm thí nghiệm trên ếch để quan sát “hình dạng của Bắp thịt (cơ) và xương, cơ được gắn với xương như thế nào?”
1. Hãy quan sát cái đùi để xác định hình dạng, vị trí của các  xương, các bắp thịt và những điểm nối giữa chúng.
2. Hãy vẽ lại hình cánh tay theo lời thuyết minh và đề mục về những gì quan sát được vào quyển vở ghi thí nghiệm của mình.
3. Hãy xem lại hình vẽ đầu tiên cánh tay em vẽ để chữa lại hình đó.
Cách thức tiến hành quan sát hay thí nghiệm; Tiến hành thực nghiệm kiểm chứng các giả thuyết.
 Bước 5 Kết luận
GV giúp HS So sánh và liên hệ các kết quả thu được trong các nhóm khác nhau, trong các lớp khác
Đối chiếu với kiến thức đã được thiết lập /trong sách giáo khoa.
Trình bày các kiến thức mới lĩnh hội được cuối bài học bằng hình vẽ của học sinh với sự giúp đỡ của giáo viên.
Tiếp nhận vấn đề. HS tư duy tìm câu trả lời.
HS ghi câu hỏi vào vở ghi chép khoa học
- HS cử động tay (gập, duỗi tay); sờ nắn cánh tay để cảm nhận sự thay đổi
HS quan sát các hình, tìm điểm khác nhau lần lượt về xương, cơ, khớp. Từ đó đặt câu hỏi đề xuất
HS lần lượt thực hiện các hoạt động như hướng dẫn
Cho học sinh xem các hình cơ, xương, khớp tay để các em có thể vẽ.
Mô tả thí nghiệm. Ghi chép cá nhân trong khi làm thí nghiệm.
1.HS quan sát hình cơ – xương cánh tay người:
2. HS quan sát các phim X quang chụp cánh tay ở trạng thái co gập và duỗi để hình dung trạng thái cơ tay.
3. Trình bày các kiến thức mới lĩnh hội được cuối bài học.
2.2. Bài 2 : Bộ xương
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tình huống xuất phát 
 Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề:
 Cơ thể chúng ta có các loại xương nào?
Bước 2: Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của HS:
- GV yêu cầu HS ghi hoặc vẽ những dự đoán ban đầu về xương vào giấy 
Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi:
- Các nhóm thảo luận đề xuất câu hỏi và phương án thực hiện
GV thống nhất và cho HS tiến hành thực hiện
Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi:
- Cho các nhóm thảo luận kết hợp phương án lựa chọn để ghi, vẽ vào bảng nhóm
- GV mở hình và chỉ các xương. Nhận xét
Bước 5: Kết luận kiến thức:
- GV hướng dẫn HS so sánh lại với dự đoán ban đầu của các em 
GV kết luận 
- HS thực hành viết hoặc vẽ vào giấy
- Các nhóm làm việc
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS chọn một câu hỏi và một phương án phù hợp.
Cả lớp cùng thống nhất
- Các nhóm thảo luận, thực hành ghi, vẽ vào bảng nhóm
- HS nêu tên các xương, kết hợp với đối chiếu sản phẩm của nhóm: Xương đầu, xương mặt, xương tay, xương sống, xương sườn, xương chậu, xương chân.
- HS đối chiếu với dự đoán ban đầu, sau đó chỉnh sửa lại cho phù hợp.
2.3. Bài 3 : Hệ cơ
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tình huống xuất phát 
 Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề: Trong cơ thể chúng ta, bộ xương được bao bọc bởi cái gì?
Bước 2: Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của HS:
- GV yêu cầu HS mô tả bằng lời những hiểu biết ban đầu của mình vào vở Ghi chép khoa học về hệ cơ trong cơ thể, sau đó thảo luận nhóm 4 để ghi chép vào bảng nhóm.
Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi:
-Từ việc suy đoán của HS, GV tập hợp thành các nhóm biểu tượng ban đầu rồi HD HS so sánh sự giống nhau và khác nhau của các ý kiến, sau đó giúp các em đề xuất các câu hỏi liên quan đến ND kiến thức tìm hiểu về các loại cơ trong cơ thể
- GV tổng hợp và chỉnh sửa các câu hỏi để đưa ra câu hỏi cần có:
+ Có những loại cơ nào trên cơ thể chúng ta?
+ Khi chúng ta co và duỗi, bắp cơ thay đổi ntn?
- GV lắng nghe, định hướng cho HS chọn cách quan sát hệ cơ bằng hình vẽ số 1 (SGK) để HS nhận biết 1 số cơ của cơ thể
- GV lắng nghe, định hướng cho HS chọn cách quan sát bắp cơ của 1 con ếch đã lột da để HS nhận thấy rõ sự thay đổi của cơ bắp khi co và duỗi các chi của ếch
Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi:
- Yêu cầu HS viết câu hỏi 1 và dự đoán vào vở Ghi chép khoa học
- GV cho HS quan sát hình vẽ số 1 (SGK) để các em quan sát các loại cơ trong cơ thể
- Yêu cầu HS viết tiếp câu hỏi 2 và dự đoán vào vở Ghi chép khoa học 
- GV cho các nhóm quan sát con ếch đã lột da ( GV yêu cầu HS co duỗi các chi của con ếch và quan sát để theo dõi sự thay đổi của các cơ bắp khi chi ếch co hoặc duỗi)
Bước 5: Kết luận kiến thức:
- GV hướng dẫn HS so sánh lại với biểu tượng ban đầu của các em (ở bước 2) để khắc sâu kiến thức.
- Y/C HS ghi lại các loại cơ trong cơ thể, sự thay đổi bắp cơ khi tay co và duỗi vào vở GCKH
- Ghi chép KH, VD

File đính kèm:

  • docskkn_thuong_20150725_111132.doc