Giáo án Đạo đức - Tiết 21: Biết nói lời yêu cầu, đề nghị (tiết 1)

GV hỏi cả lớp :

+ Em sẽ làm gì nếu nhặt được của rơi ở trong lớp, trong trường ? Vì sao?

+ Em sẽ làm gì nếu nhặt được của rơi ở ngoài đường? Vì sao?

- GV nhận xét , đánh giá.

=> Tóm tắt n/d bài cũ.

Giới thiệu bài:

 Biết nói lời yêu cầu, đề nghị.(Tiết 1)

-GV ghi tên bài lên bảng.

- GV yêu cầu h/s quan sát tranh và cho biết nội dung tranh vẽ.

 

doc4 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 545 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đạo đức - Tiết 21: Biết nói lời yêu cầu, đề nghị (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠO ĐỨC
Tiết 21: BIẾT NÓI LỜI YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ (Tiết 1)
I- MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức: HS hiểu cần nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong các tình huống khác nhau. Lời yêu cầu, đề nghị phù hợp thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác.
2. Kĩ năng: HS biết sử dụng lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong giao tiếp hằng ngày. - Rèn kĩ năng sống cho học sinh.
3. Thái độ: HS có thái độ quý trọng những người biết nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp.
II- ĐỒ DÙNG: 
 1. GV: + Tranh vẽ BT 1 + 2.
 + Phiếu thảo luận nhóm( HĐ2 tết 1 )
 2. HS : Vở BT. Các tấm bìa xanh, đỏ, trắng.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
Thời gian
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
4’
1’
10’
10’
10’
5’
1’
A. Ổn định:
B. Bài cũ:
C. Bài mới:
a . Giới thiệu bài
b. Nội dung:
*Hoạt động 1: 
Thảo luận nhóm.
Mục tiêu: HS biết một số mẫu câu đề nghị và ý nghĩa của chúng.
* Hoạt động 2: 
Đánh giá hành vi.
Mục tiêu: HS biết phân biệt các hành vi nên làm và không nên làm khi muốn yêu cầu người khác giúp đỡ.
* Hoạt động 3: 
Bày tỏ thái độ.
Mục tiêu: HS biết bày tỏ thái độ phù hợp trước những hành vi, việc làm trong các tình huống cần đến sự giúp đỡ của người khác.
D. Củng cố:
E. Dặn dò.
- GV hỏi cả lớp :
+ Em sẽ làm gì nếu nhặt được của rơi ở trong lớp, trong trường ? Vì sao?
+ Em sẽ làm gì nếu nhặt được của rơi ở ngoài đường? Vì sao? 
- GV nhận xét , đánh giá.
=> Tóm tắt n/d bài cũ.
Giới thiệu bài: 
 Biết nói lời yêu cầu, đề nghị.(Tiết 1) 
-GV ghi tên bài lên bảng.
- GV yêu cầu h/s quan sát tranh và cho biết nội dung tranh vẽ.
* ND tranh: Cảnh hai em nhỏ đang ngồi học cạnh nhau. Một em quay sang đưa tay muốn mượn bạn bút chì.
+ GV giới thiệu nội dung tranh và hỏi: “Trong giờ học vẽ , Nam muốn mượn bút chì của bạn Tâm. Em hãy đoán xem Nam sẽ nói gì với bạn Tâm. "
- Gọi HS trình bày.
 Gv kết luận: Muốn mượn bút chì của bạn Tâm, Nam cần sử dụng những yêu cầu, đề nghị nhẹ nhàng, lịch sự. Như vậy là Nam đã tôn trọng bạn và có lòng tự trọng .
+ GV treo tranh lên bảng và yêu cầu h/s quan sát tranh và cho biết:
+ Các bạn trong tranh đang làm gì?
+ Em có đồng tình với việc làm của các bạn không? Vì sao?
+ Gọi vài em trình bày trước lớp.
+ Gv kết luận: Việc làm trong tranh 2,3 là đúng vì các bạn đã biết dùng lời đề nghị lịch sự khi cần được sự giúp đỡ. Việc làm trong tranh 1 là sai vì bạn đó dù là anh nhưng muốn mượn đồ chơi của em để xem cũng phải nói cho tử tế.
 * Củng cố qua BT1 và 2 .
+ Qua 4 bức tranh em có n/x gì?. Em đã biết nói lời đề nghị chưa?
=> Cần biết nói lời YC, đề nghị khi muốn người khác giúp mình . Đó là thể hiện nếp sống văn minh.
- Cho hs làm VBT ( Bài 3 )
+ ND BT3: Hãy đánh dấu + trước ý kiến mà em tán thành:
a- Em cảm thấy ngại ngần hoặc ngượng ngùng và mất thời gian nếu phải nói lời yêu cầu, đề nghị khi cần sự giúp đỡ của người khác.
b- Nói lời yêu cầu, đề nghị với bạn bè, người thân là khách sáo, không cần thiết.
c- Chỉ cần nói lời yêu cầu, đề nghị với người lớn tuổi.
d- Chỉ cần dùng lời yêu cầu, đề nghị khi cần nhờ việc quan trọng.
đ- Biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự là tự trọng và tôn trọng người khác.
- GV lần lượt nêu từng ý kiến và yêu cầu h/s biểu lộ thái độ đánh giá: tán thành, lưỡng lự, không tán thành qua việc giơ các tấm bìa màu.
- YC HS giải thích lí do:
+ Vì sao em lại tán thành? Vì sao em lại không tán thành ? Vì sao em lại lưỡng lự với ý liến đó ?
=> GV kết luận: ý kiến đ là đúng, ý kiến a, b, c là sai .
 Cần phải biết nói lời YC, đề nghị đúng lúc, đúng chỗ mới thể hiện sự văn minh, lịch sự.
Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau .
- GV hỏi cả lớp : Vì sao cần nói lời yêu cầu, đề nghị?
 - GV nhận xét tiết học.
+ VN : Thực hiện tốt việc nói lời yêu cầu, đề nghị và nhắc nhở các bạn cùng thực hiện.
- Hát.
- 2 HSTL.
- 1 HSTL.
- 2 HS nhắc lại, ghi bài.
* Một em nêu yêu cầu bài tập 1 trang 31.
- 1 – 2 nêu nội dung tranh vẽ.
+ Trao đổi giữa các h/s trong lớp về cách đề nghị bạn Nam sẽ sử dụng và cảm xúc của Tâm khi được đề nghị.
- 3 – 5 em trả lời câu hỏi .
+ Học sinh thảo luận từng tranh theo từng đôi một.
* Nội dung các tranh:
- Tranh 1: Cảnh trong gia đình . Một em trai khoảng 7 – 8 tuổi đang giằng đồ chơi của em bé(khoảng 4 tuổi), và nói:- Đưa xem nào!
- Tranh 2: Cảnh trước cửa một ngôi nhà. Một em gái đang nói với cô hàng xóm: - Nhờ cô nói với mẹ cháu là cháu sang nhà bà.
- Tranh 3: Cảnh lớp học. Một em nhỏ muốn về chỗ ngồi đang nói với bạn ngồi bên ngoài: - Nam làm ơn cho mình đi nhờ vào trong. 
+ Em khác nhận xét và bổ sung .
- 1 vài HS nêu n/x.
- HS làm bài.
- HS thực hiện việc bày tỏ theo YC của GV. HS giơ thẻ.
- HS giải thích.
+ Em khác nhận xét và bổ sung .
- 2 – 3 em trả lời .
- HS nghe và thực hiện.

File đính kèm:

  • docBai_10_Biet_noi_loi_yeu_cau_de_nghi.doc