Sáng kiến kinh nghiệm: Lồng ghép bảo vệ môi trường trong Vật lý lớp 7 - Năm học 2015-2016 - Huỳnh Thị Thu

Bài 8. GƯƠNG CẦU LÕM

a.Địa chỉ lồng ghép

Gương cầu lõm có tác dụng biến một chùm tia sáng song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm và ngược lại, biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song.

b. Phương pháp lồng ghép

Làm thí nghiệm (Hình 8.2 –SGK VL7), kết hợp sử dụnh hình ảnh về lợi ích của việc dùng gương cầu lõm trong đời sống hằng ngày.

GV giới thiệu do Mặt Trời ở rất xa Trái Đất nên chùm sáng từ Mặt Trời truyền đến Trái Đất xem như chùm sáng song song.

? Ánh sáng của Mặt Trời có vai trò như thế nào đối với cuộc sống con người?

- HS: Ánh sáng của Mặt Trời có một vai trò rất quan trọng cho sự sống trên Trái Đất, và là một nguồn năng lượng tự nhiên.

? Vậy ta có thể sử dụng được nguồn năng lượng tự nhiên này không?

- HS: Ta có thể sử dụng được nguồn năng lượng này.

? Việc sử dụng nguồn năng lượng này có mang lại lợi ích gì không?

- HS: Việc sử dụng nguồn năng lượng này là một yêu cầu cấp thiết nhằm giảm thiểu việc sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch, do đó sẽ tiết kiệm được tài nguyên đồng thời bảo vệ được môi trường. Ngoài ra guơng cầu lõm còn nhiều ứng dụng vào trong cuộc sống như nấu nướng, nấu chảy kim loại

 

doc24 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 490 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Lồng ghép bảo vệ môi trường trong Vật lý lớp 7 - Năm học 2015-2016 - Huỳnh Thị Thu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n qua sách ,báo, Internet,. Đặt biệt là nắm bắt về phương pháp dạy học có lồng ghép về môi trường.
Thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức về tự học và sáng tạo”; phong trào thi đua xây dựng “Trường học - thân thiện, học sinh - tích cực” và việc “Bảo quản tốt và sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học” do Trường triển khai. Vì vậy tôi quyết định viết sáng kiến kinh nghiệm “Lồng ghép bảo vệ môi trường trong Vật lí 7” để giáo dục học sinh bảo vệ môi trường trong giảng dạy môn Vật lí 7 đạt hiệu quả.
PHẦN II: NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
- Môi trường bao gồm tất cả các yếu tố vô sinh và hữu sinh có tác động, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe, đời sống của con người. Môi trường cung cấp cho ta không gian để sống, cung cấp nguồn tài nguyên để sản xuất và là nơi chứa đựng chất thải.
- Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của chúng ta. Chính phủ đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm xử lý, răn đe những tổ chức, cá nhân có hành vi làm tổn hại đến môi trường, rồi các công nghệ xử lý rác thải, phát minh khoa học ra đời nhằm giảm thiểu những tác động đến môi trường.
- Hiện nay, môi trường là vấn đề nóng của toàn nhân loại. Chúng ta thấy rằng, khí hậu ngày càng khắc nghiệt và khó dự báo hơn, mưa bão, lũ lụt thất thường, suy thoái đất, nước, suy giảm nguồn tài nguyên rừng, ô nhiễm môi trường xảy ra trên diện rộng, Đó là các vấn đề về môi trường mà toàn nhân loại đã và đang phải đối mặt. Con người đã tác động quá nhiều đến môi trường, khai thác đến mức cạn kiệt các nguồn tài nguyên, thải nhiều chất độc làm cho môi trường không còn khả năng tự phân hủy.
- Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển của mỗi cá nhân, cộng đồng, quốc gia và quốc tế. Từ đó có thái độ cách ứng xử đúng đắn trước các vấn đề môi trường, xây dựng quan niệm đúng về ý thức trách nhiệm, về giá trị nhân cách.
- Có tri thức, kĩ năng, phương pháp hành động để nâng cao năng lực lựa chọn phong cách sống, thích hợp với việc sử dụng hợp lí và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên; có thể tham gia có hiệu quả vào việc phòng ngừa và
giải quyết các vấn đề môi trường cụ thể nơi đang sống và nơi làm việc.
2. Thực trạng ban đầu của vấn đề. 
- Bảo vệ môi trường hiện đang là nhiệm vụ của toàn xã hội, trong đó có học sinh. Trước sự ô nhiễm môi trường như hiện nay, để bảo vệ chính mình và người thân của mình, thì mỗi con người phải có ý thức bảo vệ môi trường. Thông qua những việc làm cụ thể là tất cả học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường đều phải có ý thức bảo vệ môi trường đang sống. Vì các em còn nhỏ nên việc nhận thức về môi trường cũng còn hạn chế, rất nhiều học sinh không mấy quan tâm, thậm chí thờ ơ đối với việc bảo vệ môi trường. Nhưng có nhiều việc làm để các em có thể góp một phần vào phong trào bảo vệ môi trường đang được thực hiện ở khắp mọi nơi trên đất nước và trên toàn thế giới. Trường Trà Phú đã và đang phát động các phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Môi trường xanh – sạch - đẹp”. 
- Đối với học sinh lớp 7, tuy các em đã có kiến thức cơ bản về môi trường nhưng vẫn còn hạn chế. Do điều kiện phục vụ dạy học, cơ sở vật chất trang thiết bị còn thiếu, tài liệu, sách báo cho GV và HS tham khảo chưa được phong phú, chưa đáp ứng được nhu cầu và hấp dẫn học sinh.
- Trong khi đó, thời gian của mỗi tiết học 45 phút và chỉ có một tiết trên tuần đối với môn Vật lí 7. Trường chưa có máy quay dùng để thu thập tư liệu, tranh ảnh, các tư liệu về môi trường và bảo vệ môi trường. Học sinh chưa được tiếp cận với thông tin về tình hình ô nhiễm môi trường đang diễn ra ngày càng trầm trọng như hiện nay.
- Sáng kiến kinh nghiệm về “Lồng ghép bảo vệ môi trường trong Vật lí 7” là một sáng kiến khá quan trọng nhằm giáo dục HS bảo vệ môi trường có liên quan đến từng nội dung trong các bài học cụ thể, lại vừa gần gũi với sự hiểu biết của học sinh. Qua đây, tôi có thể nhờ các em mang các kiến thức bảo vệ môi trường về tuyên truyền cho gia đình, và những gia đình người xung quanh , để mọi người chúng ta sẽ quan tâm nhiều hơn về việc bảo vệ môi trường họ đang sống và đang làm việc.
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Sáng kiến kinh nghiệm “Lồng ghép bảo vệ môi trường trong Vật lý 7” là việc giáo dục học sinh có ý thức tốt hơn đối với môi trường sống, bên cạnh đó làm tăng tính hứng thú học tập, mở rộng sự hiểu biết của học sinh, đặc biệt là hướng sự quan tâm của các em tới môi trường để từ đó biết cách bảo vệ môi trường.
Để lồng ghép bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn vật lý nói chung, môn vật lý 7 nói riêng có hiệu quả là một vấn đề không phải là đơn giản. Giáo viên phải giảng dạy đảm bảo đủ chuẩn kiến thức, kỹ năng của bộ môn, còn phải đưa những kiến thức về giáo dục môi trường từ cuộc sống thực tế vào bài giảng nhằm giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh. 
Để giảng dạy các tiết có lồng ghép bảo vệ môi trường đạt hiệu quả, trước hết giáo viên phải nắm chắc chắn chuẩn kiến thức, kỹ năng của bài, kết hợp tìm tư liệu có liên quan như tranh ảnh, video, đến kiến thức bảo vệ môi trường từng nội dung bài học qua sách,báo, internet, đài, xác định được mục tiêu khi lồng ghép các kiến thức, những đơn vị kiến thức phải dễ hiểu, và sự vật, hiện tượng mà giáo viên giới thiệu phải nằm trong tầm hiểu biết của học sinh lớp 7. 
Bằng phương pháp giảng dạy, đưa những kiến thức bảo vệ môi trường đơn giản, cụ thể gắn liền với nội dung bài học , với cuộc sống và địa phương của các em, kết hợp với việc sử dụng máy vi tính và máy chiếu để dạy học sẽ phát huy cao tính trực quan của bài dạy. Đặc biệt phần lồng ghép bảo vệ môi trường không chỉ cung cấp kiến thức, kĩ năng mà quan trọng là hình thành ở học sinh thái độ trước các vấn đề về môi trường, điều này sẽ đạt được hiệu quả cao khi các em được chứng kiến những hình ảnh về thực trạng cũng như hậu quả của ô nhiễm môi trường. 
Sáng kiến kinh nghiệm “lồng ghép bảo vệ môi trường trong Vật lí 7”
thông qua từng tiết học cụ thể như sau:
 Bài 1. NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG – NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG
a. Địa chỉ lồng ghép
Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.
b. Phương pháp lồng ghép
Làm thí nghiệm (Hình 1.2a - SGK VL7) để hình thành kiến thức khi nào ta nhìn thấy một vật.
? Các em có biết vì sao các học sinh ở thành phố thường bị cận thị nhiều hơn các học sinh ở nông thôn không?
- HS: Ở thành phố, do đất hẹp người đông nên có rất nhiều nhà cao tầng che chắn ánh sáng Mặt Trời (ánh sáng tự nhiên). Đa số, các học sinh thường phải học tập, làm việc và vui chơi dưới ánh đèn điện (ánh sáng nhân tạo) nên mắt thường dễ bị cận. Còn các học sinh ở nông thôn học tập, làm việc và vui chơi chủ yếu dưới ánh sáng tự nhiên, chính vì thế ít bị cận hơn.
? Để khắc phục tình trạng cận thị thì các học sinh ở thành phố cần phải làm gì?
- HS: Các học sinh ở thành phố cần có kế hoạch học tập hợp lí, tổ chức vui chơi, dã ngoại ở những nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên sẽ giảm bớt tình trạng bị cận.
GV cần nhấn mạnh: Khi các em học tập phải đảm bảo đủ ánh sáng, hạn chế học tập dưới ánh sáng nhân tạo để giảm bớt tình trạng cận thị.
 Bài 3. ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG
a. Địa chỉ lồng ghép
Bóng tối nằm phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
b. Phương pháp lồng ghép
Làm thí nghiệm (Hình 3.1 và hình 3.2 – SGK VL7) để hình thành kiến thức về bóng tối và bóng nửa tối, sau đó kết hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh với hình ảnh minh họa.
? Trong học tập ta cần làm như thế nào để không có bóng tối?
- HS: Trong sinh hoạt và học tập ta cần lắp nhiều bóng đèn nhỏ thay vì lắp một bóng đèn lớn để đảm bảo đủ ánh sáng, không có bóng tối. 
? Vì sao ở các thành phố thường bị ô nhiễm ánh sáng? 
- HS: Ở các thành phố thường bị ô nhiễm ánh sáng, do có quá nhiều loại nguồn sáng và cường độ chiếu sáng khác nhau.
? Sự ô nhiễm ánh sáng có gây tác hại gì cho con người? - HS: Ô nhiễm ánh sáng có thể làm rối loạn nhịp sinh học, gây mất ngủ, suy nhược cơ thể, ung thư và các bệnh về tim mạch.
Sự ô nhiễm ánh sáng ngày càng phổ biến ở các thành phố lớn
? Làm thế nào để giảm thiểu ánh sáng nơi đô thị?
- HS: Để giảm thiểu ánh sáng đô thị cần phải:
- Sử dụng nguồn sáng vừa đủ với yêu cầu.
- Tắt đèn khi không cần thiết hoặc sử dụng chế độ hẹn giờ.
- Cải tiến dụng cụ chiếu sáng phù hợp, có thể tập trung ánh sáng vào nơi cần thiết.
- Lắp các loại đèn phát ra ánh sáng phù hợp với sự cảm nhận của mắt.
GV cần nhấn mạnh: Để đảm bảo đủ ánh sáng không có bóng tối, không gây ra ô nhiễm ánh sáng ta nên sử dụng nguồn sáng vừa đủ với yêu cầu, tắt đèn khi không cần thiết.
Bài 5. ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG
a. Địa chỉ lồng ghép
Gương phẳng là một phần của mặt phẳng phản xạ được ánh sáng
b. Phương pháp lồng ghép 
Hình thành kiến thức về tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng, sử dụng thí nghiệm (Hình 5.2 – SGK VL7), cho học sinh nêu ví dụ thực tế, kết hợp sử dụng hình ảnh vể sự ô nhiễm của nguồn nước và các hành động để bảo vệ môi trường 
nước.
GV giới thiệu một số hình ảnh môi trường sông, suối hiện đang ô nhiễm nặng.
? Các mặt nước trong xanh của các dòng sông, ao, hồ có vai trò như thế nào đối với cuộc sống của con người?
 - HS: Các mặt nước trong xanh của các dòng sông, ao, hồ là những chiếc gương phẳng tự nhiên tuyệt đẹp để tôn lên vẽ đẹp cho quê hương và góp phần
quan trọng vào việc điều hòa khí hậu tạo ra môi trường sống trong lành cho con người. ? Vậy các em cần phải làm gì để giữ cho dòng sông nơi em ở trong xanh và
 sạch?
- HS: Dòng sông ở địa phương em đang ở tình trạng ô nhiễm. Vì vậy, bản thân em và người thân trong gia đình không nên vứt rác thải xuống sông, và tuyên truyền cho mọi người xung quanh ý thức giữ gìn dòng sông sạch.
GV cần nhấn mạnh: Để giữ cho mặt nước trong sạch, mỗi học sinh nên tuyên truyền cho người thân và mọi người xung quanh không vứt rác thải bừa bải xuống sông. 
Bài 8. GƯƠNG CẦU LÕM
a.Địa chỉ lồng ghép
Gương cầu lõm có tác dụng biến một chùm tia sáng song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm và ngược lại, biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song.
b. Phương pháp lồng ghép 
Làm thí nghiệm (Hình 8.2 –SGK VL7), kết hợp sử dụnh hình ảnh về lợi ích của việc dùng gương cầu lõm trong đời sống hằng ngày.
GV giới thiệu do Mặt Trời ở rất xa Trái Đất nên chùm sáng từ Mặt Trời truyền đến Trái Đất xem như chùm sáng song song.
? Ánh sáng của Mặt Trời có vai trò như thế nào đối với cuộc sống con người?
- HS: Ánh sáng của Mặt Trời có một vai trò rất quan trọng cho sự sống trên Trái Đất, và là một nguồn năng lượng tự nhiên.
? Vậy ta có thể sử dụng được nguồn năng lượng tự nhiên này không?
- HS: Ta có thể sử dụng được nguồn năng lượng này.
? Việc sử dụng nguồn năng lượng này có mang lại lợi ích gì không?
- HS: Việc sử dụng nguồn năng lượng này là một yêu cầu cấp thiết nhằm giảm thiểu việc sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch, do đó sẽ tiết kiệm được tài nguyên đồng thời bảo vệ được môi trường. Ngoài ra guơng cầu lõm còn nhiều ứng dụng vào trong cuộc sống như nấu nướng, nấu chảy kim loại
GV giới thiệu hình ảnh: Sử dụng gương cầu lõm để nấu nướng.
 GV nhấn mạnh: Việc sử dụng nguồn năng lượng Mặt Trời là một yêu cầu cấp thiết nhằm giảm thiểu việc sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch, do đó sẽ tiết kiệm được tài nguyên đồng thời bảo vệ được môi trường.
Bài 15. CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
a. Địa chỉ lồng ghép
Ô nhiễm tiếng ồn có đặc điểm là tiếng ồn to, kéo dài, không những gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người.
a.Phương pháp lồng ghép
Sử dụng hình ảnh về ô nhiễm tiếng ồn, nêu các ví dụ thực tế ở địa phương, giáo viên nêu các b iện pháp để học sinh hiểu rõ việc chống ô nhiễm tiếng ồn.
Những ảnh hưởng từ ô nhiễm tiếng ồn rất nguy hiểm cho sứckhỏe của con người
? Em hãy nêu các tác hại của tiếng ồn? 
- HS: Các tác hại của tiếng ồn như
+ Về sinh lý, nó gây mệt mỏi toàn thân, nhức đầu, choáng váng, ăn không 
ngon, gầy yếu. Ngoài ra người ta còn thấy tiếng ồn quá lớn làm suy giảm thị lực.
+ Về tâm lý, nó gây khó chịu, lo lắng, bực bội, dễ cáu gắt, sợ hãi, ám ảnh, mất tập trung, dễ nhầm lẫn, thiếu chính xác.
? Mỗi người cần phải làm gì để phòng chống ô nhiễm tiếng ồn?
HS: Phòng chống ô nhiễm tiếng ồn bằng một số phương pháp cơ bản như sau
+ Hạn chế tiếp xúc với các nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn: Không đứng gần các máy móc, thiết bị gây ồn lớn như máy khoan cắt, máy hàn, Còn khi cần tiếp xúc với các thiết bị, máy móc đó thì phải sử dụng các thiết bị bảo vệ như mũ chống ồn, nhắt bông vào tai và tuân thủ các quy tắc an toàn. 
+ Trồng cây xanh: Xung quanh trường học, bệnh viện, nơi làm việc, trên đường phố và đường cao tốc nên trồng cây xanh là cách hiệu quả để giảm thiểu ô nhiễn tiếng ồn. Xây dựng các trường học, trạm xá, bệnh viện, khu dân cư xa nguồn âm gây ra ô nhiễm tiếng ồn.
+ Lắp đặt thiết bị giảm âm trong phòng làm việc như rèm nhung, tường phủ dạ, thiết bị cách âm để giảm thiểu tiếng ồn từ bên ngoài truyền vào.
+ Đề ra nguyên tắc: Lập bảng thông báo quy định về việc không gây ồn và cùng nhau xây dựng ý thức giữ trật tự, văn hóa cho mọi người.
? Đối với mỗi học sinh, em cần làm gì để chống ô nhiễm tiếng ồn nơi trường, lớp học?
- HS: Cần thực hiện các nếp sống văn minh tại trường, lớp học như: Bước nhẹ nhàng khi lên cầu thang, không nói chuyện to trong giờ học, không nô đùa, mất trật tự trong trường học, 
GV nhấn mạnh: Phòng chống ô nhiễm tiếng ồn bằng một số phương pháp cơ bản như hạn chế tiếp xúc với các nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn, trồng cây xanh, lắp đặt thiết bị giảm âm.
Đối với mỗi học sinh, em cần thực hiện các nếp sống văn minh tại trường,
lớp học như bước nhẹ nhàng khi lên cầu thang, không nói chuyện to trong giờ học, không nô đùa, mất trật tự trong trường học, 
Bài 17. SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT
a. Địa chỉ lồng ghép
Vật bị nhiễm điện ( vật mang điện tích) có khả năng hút các vật khác 
b. Phương pháp lồng ghép
Sử dụng hình ảnh về sấm sét, nêu các ví dụ thực tế ở địa phương, giáo viên nêu các biện pháp để học sinh hiểu rõ việc chống sấm sét. Sấm sét có lợi và có hại như thế nào?
? Vào những lúc trời mưa dông, các đám mây bị cọ xát vào nhau nên nhiễm điện trái dấu. Sự phóng điện giữa các đám mây (sấm) và giữa đám mây với mặt đất (sét) vừa có lợi vừa có hại cho cuộc sống con người như thế nào?
- HS: + Lợi ích: Giúp điều hòa khí hậu, gây ra phản ứng hóa học nhằm tăng thêm lượng ôzôn bổ sung vào khí quyển,
- HS: + Tác hại: Phá hủy nhà cửa và các công trình xây dựng, ảnh hưởng đến tính mạng con người và sinh vật, tạo ra các khí độc hại (NO, NO2,)
? Để giảm sấm sét, bảo vệ tính mạng của người và các công trình xây dựng, ta phải làm gì?
- HS: Để giảm tác hại của sét, bảo vệ tính mạng của người và các công trình xây dựng, cần thiết xây dựng các cột thu lôi.
GV cần nhấn mạnh: Để giảm tác hại của sét, bảo vệ tính mạng của
 người và sinh vật, các công trình xây dựng, giảm tạo ra các khí độc hại (NO,NO2,), cần xây dựng các cột thu lôi.
4. Kết quả đạt được
 Kết quả cụ thể được xác định dựa trên việc đánh giá các câu hỏi có tích hợp giáo dục môi trường trong nội dung phiếu điều tra ở môn vật lí như sau: 
Nội dung phiếu điều tra
Câu 1: Vì sao các học sinh ở thành phố thường bị cận thị nhiều hơn các học sinh ở nông thôn?
a. Vì các học sinh ở thành phố phải học tập, làm việc và vui chơi dưới ánh sáng nhân tạo. 
b. Vì các học sinh ở thành phố vui chơi dưới ánh sáng.
c. Vì các học sinh ở thành phố phải học tập dưới ánh sáng đèn bàn.
d. Vì các học sinh ở thành phố thường vui chơi dưới mọi ánh sáng.
Câu 2: Để khắc phục tình trạng cận thị thì các học sinh ở thành phố cần phải làm gì?
a. Cần có kế hoạch học tập, tổ chức vui chơi ở nhiều nơi. 
b. Cần có kế hoạch thực tế đi chơi nhiều nơi. 
c. Cần tổ chức nhiều buổi học tập.
d. Cần có kế hoạch học tập, tổ chức vui chơi, dã ngoại ở những nơi có ánh sáng tự nhiên.
Câu 3: Trong sinh hoạt và học tập ta cần làm như thế nào để không có bóng tối?
a. Cần lắp một bóng đèn lớn.
b. Cần lắp nhiều bóng đèn lớn.
c. Cần lắp nhiều bóng đèn nhỏ.
d. Cần lắp một bóng đèn nhỏ.
Câu 4: Sự ô nhiễm ánh sáng có ảnh ảnh gì cho con người?
a. Làm cho con người dễ ngũ.
b. Làm cho con người luôn bị mệt mỏi.
c. Làm cho con người vui vẽ.
d. Làm cho con người cảm thấy thoải mái.
Câu 5: Em cần phải làm gì để giữ cho dòng sông nơi ở trong sạch?
a. Không nên vứt rác thải xuống sông.
b. Nên đổ rác xuống dòng sông.
c. Không nên để rác đúng quy định.
d. Treo bảng thông báo quy định.
Câu 6: Để giữ cho mặt nước trong sạch, mỗi học sinh nên tuyên truyền cho người thân và mọi người xung quanh:
a. Không nên để rác đúng quy định.
b. Nên vứt rác thải bừa bải xuống sông.
c. Không vứt rác thải bừa bải xuống sông.
d. Nên đổ rác thải bừa bải không đúng quy định.
Câu 7: Sử dụng nguồn năng lượng Mặt Trời có lợi ích gì?
a. Giảm năng lượng Mặt Trời.
b. Tiết kiệm được tài nguyên thiên nhiên. 
c. Sử dụng năng lượng Mặt Trời để nấu ăn.
d. Năng lượng thiên nhiên hóa thạch.
Câu 8: Em cần phải làm gì để phòng chống ô nhiễm tiếng ồn?
a. Trồng nhiều cây xanh.
b. Lập bảng thông báo quy định.
c. Xây dựng bệnh viện, trạm xá.
d. Tất cả các phương án đều sai.
Câu 9: Đối với mỗi học sinh, em cần làm gì để chống ô nhiễm tiếng ồn nơi lớp, trường học?
a. Bước nhẹ nhàng khi lên cầu thang 
b. Không nói chuyện to trong giờ học.
c. Không nô đùa, mất trật tự trong trường học.
d. Tất cả các phương án trên đều đúng.
Câu 10: Để giảm tác hại của sấm sét, bảo vệ tính mạng của người và các công trình xây dựng. Cần phải làm gì?
a. Xây dựng các công trình.
b. Xây dựng các nhà máy.
c. Xây dựng các cột thu lôi.
d. Xây dựng các biển báo
* Kết quả:
Trước và sau khi lồng ghép bảo vệ môi trường trong giảng dạy thì kết quả thu được khi phát phiếu điều tra học sinh làm, tỉ lệ học sinh làm phiếu điều tra đạt trên trung bình như sau:
 Năm học 2014 - 2015:
Đầu năm
Cuối năm 
lớp
Số lượng
Phần trăm
Số lượng
Phần trăm
7
42
40,5%
42
66,7%
5. Tiểu kết:
Trong quá trình tiến hành dạy “Lồng ghép bảo vệ môi trường trong Vật lý 7” tôi nhận thấy rằng ‎nhận thức ‎‎của học sinh về môi trường ngày càng được cải thiện, từ việc tổ chức các phong trào bảo vệ môi trường như: phong trào giữ vệ sinh phòng học, phong trào xanh - sạch - đẹp ở trường học, thường xuyên dọn dẹp vệ sinh xung quanh trường học, không xã rác nơi công cộng,.. Ngoài ra các em còn tổ chức các buổi trồng cây xanh, các buổi thảo luận về vấn đề bảo vệ môi trường , các em còn là các tuyên truyền viên tích cực cho gia đình và mọi người xung quanh biết cần phải làm gì để bảo vệ môi trường sống, bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của bản thân và gia đình. 
Thông qua hai kết quả thu được trước và sau khi có lồng ghép ô nhiễm môi trường vào giảng dạy, kết quả thu được có thay đổi, học sinh trả lời đúng câu hỏi nhiều hơn, tỉ lệ cao hơn trước. Và tôi nhận thấy hiện tại ở trường các em có ý thức bảo vệ môi trường như: phòng học, hành lang,cầu thang, sân trường luôn luôn vệ sinh sạch sẽ,nơi để rác và đổ rác đúng quy định hơn trước. 
PHẦN III: KẾT LUẬN
- Để nâng cao hiệu quả việc dạy học lồng ghép bảo vệ môi trường trong Vật lí 7 cần xây dựng được nội dung, chương trình lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường và có các phương pháp dạy học lồng ghép đạt hiệu quả cao, đảm bảo khai thác nội dung có chọn lọc, tập trung không làm mất tính đặc trưng của môn học, không biến bài học vật lí thành bài học giáo dục môi trường.
- Nội dung giáo dục môi trường cần gần gủi, thiết thực, gắn liền với hoạt động thực tiễn của địa phương, đất nước.
- Thông qua tình hình thực tế, khi tôi lồng ghép bảo vệ môi trường vào trong từng bài học thì tôi thấy rằng, tuy thời gian để tôi lồng ghép bảo vệ môi trường trong mỗi đơn vị kiến thức có liên quan đến môi trường là rất ít nhưng học sinh có chú ý đến kiến thức về môi trường, và các em cũng có vận dụng những kiến thức đó vào trong cuộc sống hàng ngày, đôi khi các em còn đưa ra nhiều ý kiến rất hay trong vấn đề bảo vệ môi trường . Ngoài ra, học sinh còn là những tuyên truyền viên rất tích cực về bảo

File đính kèm:

  • docNOI DUNG SKKN.doc
  • docBAN CAM KET.doc
  • docxBIA TÊN ĐỀ TÀI.docx