Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh lớp 4 viết mở bài gián tiếp cho bài văn miêu tả cây cối

1. Tên sáng kiến: "Hướng dẫn học sinh lớp 4 viết mở bài gián tiếp cho bài văn miêu tả cây cối".

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:

- Đối tượng: Học sinh lớp 4 + 5

- Lĩnh vực : Phân môn Tập làm văn - Kiểu bài tả cây cối.

3. Tác giả:

- Họ và tên: Vũ Văn Thành - Nam

- Ngày, tháng, năm sinh: 19. 09. 1975

- Trình độ chuyên môn: Đại học

- Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên - Trường Tiểu học Lê Ninh

- Điện thoại: 0979577623

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Lê Ninh - xã Lê Ninh - huyện Kinh Môn- tỉnh Hải Dương.

 

doc29 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 207 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh lớp 4 viết mở bài gián tiếp cho bài văn miêu tả cây cối, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh độ, năng lực của giáo viên chưa đồng đều. Một số giáo viên mới chỉ cung cấp cho học sinh một cách máy móc trong sách giáo khoa về hai cách mở bài mà chưa lí giải được cụ thể cho học sinh về cách mở bài gián tiếp, chưa khơi gợi được nói chuyện khác để dẫn đến cái cây định tả mà chuyện khác đó là chuyện gì thì giáo viên chưa hệ thống được.
 Sự chuẩn bị của giáo viên cho tiết dạy Tập làm văn chưa chu đáo nên hiệu quả dạy văn chưa cao.
 Giáo viên chưa khai thác hết thế mạnh của các phương pháp dạy học tích cực và những kĩ thuật dạy học mới vào bài dạy.
2.2.2. Về phía học sinh:
 Với xu thế hiện nay, phần lớn học sinh ngại học môn Tiếng Việt nhất là phân môn Tập làm văn. Khả năng tư duy của các em mới chỉ dừng lại ở tư duy trực quan, cụ thể; chất lượng cảm thụ văn học chưa cao. Vì thế, các em chưa hứng thú học tập, nhất là những bài rèn luyện kĩ năng viết mở bài, các em không hào hứng, thậm trí không viết bài.
 Vốn sống, vốn kiến thức văn học và đặc biệt là vốn từ của các em còn ít, ý còn nghèo nên chất lượng bài viết chưa cao. Nội dung bài viết sơ sài, diễn đạt lủng củng, khô khan, thiếu tính sáng tạo, thiếu sự hồn nhiên ngây thơ hoặc máy móc rập khuôn các bài văn mẫu, phần mở bài chủ yếu là viết mở bài trực tiếp dưới dạng trả lời câu hỏi mà chưa biết viết mở bài gián tiếp vào bài một cách tự nhiên để lôi cuốn người đọc.
 Một số học sinh chưa xác định được trọng tâm của đề bài nên bài văn của các em không biết viết bắt đầu từ đâu, phải viết những gì, viết như thế nào thậm trí còn viết xa đề, lạc đề.
2.2.3. Về sách giáo khoa
 Mặc dù trong những năm gần đây sách giáo khoa không còn được coi là "quốc pháp" nhưng nó vẫn là tài liệu chính để dạy cho học sinh trong mỗi tiết học. Qua nghiên cứu, trực tiếp giảng dạy tôi thấy còn một vài điều bất cập sau:
 - Khi dạy bài Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả cây cối có những bài tập đưa ra với những ngữ liệu khó đối với học sinh đại trà. Để thực hiện được lệnh bài tập đòi hỏi học sinh phải có tư duy tổng hợp.
Ví dụ: Bài tập 1(Tiếng việt 4 - tập 2- trang 75)
 Dưới đây là hai đoạn có thể dùng để mở đầu bài văn tả cây hồng nhung. Hai cách mở bài ấy có gì khác nhau?
a) Vườn nhà em có một cây hồng nhung không biết trồng từ năm nào.
b) Mùa xuân đến, hoa trong vườn nhà em đua nhau khoe sắc. Hoa nào cũng đẹp, nhưng đẹp hơn cả là cây hoa hồng nhung . Cây hoa này ông em trồng từ lúc nào em cũng không nhớ rõ, nhưng nó là cây hoa mà em yêu quý nhất.
 Để so sánh được các đoạn ở bài có gì giống và khác nhau thì học sinh phải tái hiện lại xem có mấy cách mở bài; đó là những cách mở bài nào rồi mới so sánh đối chiếu và đưa ra lời giải thích. 
 - Đề bài chưa khơi gợi được cảm xúc cho học sinh, chưa tạo được chỗ dựa cho các em viết được mở bài gián tiếp; lời lẽ trong đề bài chưa có hình ảnh
 Ví dụ: Bài tập 2( TV4- tập 2- trang 75)
 Dựa vào những gợi ý dưới đây, hãy viết đoạn mở bài ( theo cách mở bài gián tiếp) cho bài văn tả cây phượng, cây hoa mai hoặc cây dừa :
a) Cây phượng vĩ trồng giữa sân trường em.
b) Trước sân nhà, ba em trồng một cây hoa mai.
c) Đầu xóm có một cây dừa.
 - Khi hướng dẫn học sinh viết mở bài gián tiếp cần nói rõ được chuyện khác để dẫn đến cái cây định tả thì sách giáo khoa chưa đưa ra được để các em hình dung ra chuyện khác ở đây là những chuyện gì. 
3. Các giải pháp, biện pháp thực hiện:
3.1. Các biện pháp thực hiện:
3.1.1. Mục đích, nhiệm vụ:
- Khảo sát nội dung dạy Tập làm văn kiểu bài tả cây cối nói chung và việc viết đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối. Cụ thể là việc viết mở bài cho bài văn miêu tả cây cối.
- Tìm hiểu trình độ học sinh địa phương, đưa ra những biện pháp quan tâm đến các đối tượng trong dạy học Tập làm văn. 
- Đưa ra một số biện pháp đề xuất để hướng dẫn học sinh viết mở bài gián tiếp cho bài văn miêu tả cây cối.
- Vận dụng các biện pháp đề xuất để soạn, dạy thực nghiệm một tiết Tập làm văn.
- Rút ra kinh nghiệm sau khi thực nghiệm.
3.1.2. Đối tượng nghiên cứu:
- Sách giáo khoa Tiếng Việt 4, sách giáo viên Tiếng Việt 4 trọng tâm là phân môn Tập làm văn kiểu bài tả cây cối.
- Thực tiễn dạy - học Tập làm văn lớp 4 - kiểu bài tả cây cối.
3.1.3. Phương pháp nghiên cứu:
 Trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp cơ bản sau:
a. Phương pháp quan sát, khảo sát:
 Tôi đã quan sát việc dạy và học Tập làm văn, trọng tâm là văn miêu tả, kiểu bài tả cây cối để thấy được những thuận lợi và khó khăn của giáo viên trong dạy - học.
 Tôi cũng đã khảo sát sách giáo khoa, sách giáo viên để tìm ra những bài tập khó đối với học sinh.
b. Phương pháp phân tích:
 Tôi đã phân tích sách giáo khoa, sách giáo viên, phân tích thực trạng dạy - học Tập làm văn kiểu bài miêu tả cây cối.
c. Phương pháp tổng hợp:
 Tôi đã dựa vào kết quả phân tích, dựa vào các vấn đề lí luận và tực tiễn để tổng hợp, đề ra các biện pháp để giúp học sinh lớp 4 ở các trình độ khác nhau đều viết được các đoạn văn miêu tả cây cối đúng chuẩn kiến thức- kĩ năng, đặc biệt là đoạn văn mở bài cho bài văn miêu tả cây cối.
3. 2. Nội dung: 
3.2.1. Khảo sát nội dung dạy học Tập làm văn kiểu bài tả cây cối ở lớp 4: 
 Kiểu bài tả cây cối được dạy ở học kì II với 11 tiết sau khi các em đã làm quen với kiểu bài tả đồ vật; 11 tiết học được sắp xếp vào các tuần từ tuần 21 đến tuần 27 trong đó có 1 tiết kiểm tra và 1 tiết trả bài.
 Nội dung kiến thức của kiểu bài tả cây cối như sau:
 - Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối( 1 tiết)
 - Luyện tập quan sát cây cối ( 1 tiết)
 - Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối ( 2 tiết)
 - Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối ( 1 tiết)
 - Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối ( 1 tiết)
 - Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả cây cối ( 1 tiết)
 - Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả cây cối ( 1 tiết)
 - Luyện tập miêu tả cây cối ( 1 tiết)
 - Miêu tả cây cối ( kiểm tra viết) ( 1 tiết)
 - Trả bài văn miêu tả cây cối ( 1 tiết)
 Các kĩ năng làm bài văn miêu tả cây cối:
 - Kĩ năng quan sát: Quan sát từng bộ phận của cây, quan sát từng thời kì phát triển của cây.
 - Kĩ năng lập dàn ý bài văn miêu tả cây cối.
 - Kĩ năng viết đoạn văn tả từng bộ phận của cây.
 - Kĩ năng viết đoạn mở bài, đoạn kết bài cho bài văn miêu tả cây cối.
 - Kĩ năng viết hoàn chỉnh bài văn miêu tả cây cối.
3.2.2. Khảo sát các bài tập - kiểu bài tả cây cối:
a. Nhận xét chung:
 Kiểu bài tả cây cối cũng giống như các kiểu bài khác có hai loại bài học chính, đó là: Loại bài hình thành kiến thức và loại bài luyện tập thực hành.
 Loại bài hình thành kiến thức bao gồm một số câu hỏi, bài tập gợi ý học sinh khảo sát văn bản để tự rút ra nhận xét về đặc điểm loại văn kiến thức cần ghi nhớ một đến ba bài tập thực hành nhằm giúp học sinh củng cố và vận dụng khiến thức tiếp nhận trong bài học. 
 Loại bài tập luyện tập thực hành chủ yếu nhằm mục đích rèn luyện các kĩ năng Tập làm văn, nội dung thường gồm 3- 4 bài tập nhỏ hoặc một đề bài tập làm văn kèm theo gợi ý thực hành luyện tập theo hai hình thức nói hoặc viết. 
 Các bài tập trong sách giáo khoa được đưa ra dưới dạng:
 - Đọc bài văn, xác định đoạn văn, nội dung đoạn văn, trình tự miêu tả, cách miêu tả cây cối.
 - Viết một đoạn văn miêu tả từng bộ phận của cây hoặc hoàn chỉnh đoạn văn theo dàn ý cho trước.
 - So sánh các cách mở bài, kết bài, viết đoạn mở bài, kết bài cho bài văn miêu tả cây cối theo yêu cầu.
 - Viết bài văn miêu tả cây cối theo đề bài cho trước.
b. Những bài tập, bài học khó đối với học sinh:
 Mặc dù sách khoa cấu trúc một bài Tập làm văn cụ thể, rõ ràng các bước giúp học sinh theo dõi thực hiện song qua nghiên cứu tôi thấy còn những bài tập, bài học khó đối với học sinh.
 Ví dụ : Bài " Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối" ( Tiếng việt 4 - tập II- trang 30)
 Ở tiết học này ngữ liệu đưa ra để học sinh rút ra kiến thức có dung lượng lớn. Để rút ra được nhận xét về cấu tạo bài văn miêu tả cây cối thì học sinh phải đọc và tìm hiểu nội dung bài " Bãi ngô" và" Cây mai tứ quý". Sau đó các em lại tiếp tục tìm hiểu bài " Cây gạo" như vậy mất nhiều thời gian để học sinh đọc và tìm hiểu, học sinh khó có đủ thời gian để lập dàn ý cho yêu cầu của bài tập 2. 
 Ví dụ : Bài " Luyện tập quan sát cây cối" ( Tiếng Việt 4 - tập II - trang 30)
 Ở tiết học này có nhiều bài tập khiến học sinh không thể hoàn thiện các bài tập ngay tại lớp. Ở bài tập 1, học sinh phải đọc lại ba bài văn Sầu riêng, Bãi ngô, Cây gạo rồi thực hiện 5 yêu cầu khác nhau của bài sau đó lại thực hành bài tập 2.
 Có những bài tập lệnh diễn đạt chung chung khiến học sinh khó hiểu, cảm thấy khó khăn khi giải quyết.
Ví dụ: Bài tập 1 ( SGK - Tiếng Việt 4 - tập II - trang 41) 
 Dưới đây là một số đoạn văn tả lá, thân và gốc một số loài cây. Theo em, cách tả của tác giả trong mỗi đoạn có gì đáng chú ý?
 Với bài tập này, học sinh không hiểu về lệnh của bài, không hiểu điều đáng chú ý ở đây là gì?
Ví dụ : Bài tập 1 ( SGK - Tiếng Việt 4 - tập II - trang 50)
Đọc một số đoạn văn miêu tả hoa, quả dưới đây và nêu nhận xét về cách miêu tả của tác giả.
 Với lệnh bài bập này học sinh không biết nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả.
 Có những bài tập ngữ liệu đưa ra tương đối khó với học sinh đại trà kết hợp với lệnh bài tập đòi hỏi học sinh phải có tư duy tổng hợp. 
Ví dụ: Bài tập 1( SGK - TV4 - tập II - trang 75)
 Dưới đây là hai đoạn có thể dùng để mở đầu bài văn tả cây hồng nhung. Hai cách mở bài ấy có gì khác nhau?
a) Vườn nhà em có một cây hồng nhung không biết trồng từ năm nào?
b) Mùa xuân đến, hoa trong vườn nhà em đua nhau khoe sắc. Hoa nào cũng đẹp, nhưng đẹp hơn cả là cây hoa hồng nhung . Cây hoa này ông em trồng từ lúc nào em cũng không nhớ rõ, nhưng nó là cây hoa mà em yêu quý nhất.
 Các tiết luyện tập viết bài văn còn ít chỉ có một tiết luyện tập rồi sau đó kiểm tra viết, do vậy kĩ năng liên kết đoạn viết bài văn của học sinh còn nhiều hạn chế.
3.2.3. Khảo sát phương pháp dạy học qua sách giáo viên:
 Sách giáo viên là một trong những loại tài liệu quan trọng cho giáo viên tham khảo. Nó đã trở thành cuốn cẩm nang trong dạy học đối với không ít giáo viên. Nhưng trên thực tế khảo sát, nghiên cứu sách giáo viên nội dung phần Tập làm văn - kiểu bài tả cây cối tôi nhận thấy sách giáo viên phần lớn chỉ đưa ra lời giải cho các bài tập chứ chưa chỉ rõ con đường , cách thức để giúp cho học sinh hoàn thành bài tập đó. Có những bài sách giáo viên chỉ nêu các hoạt động ( cá nhân, nhóm) hoặc nêu các công việc có tính chất thường xuyên ở các tiết học như:
 - Giáo viên gọi học sinh đọc bài tập
 - Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
 - Học sinh làm bài.
 - Học sinh trình bày.
 - Học sinh, giáo viên nhận xét. 
 Tất cả chỉ là một khung chung cho đại đa số các bài tập, bởi vậy mà giáo viên không tự đưa ra lời hướng dẫn, gợi ý cụ thể . Chính vì vậy chỉ có một số ít học sinh có thể đưa ra các lời giải.
 Sách giáo viên mới chỉ đưa ra những đoạn văn mẫu mang tính chất tiêu biểu chứ chưa quan tâm đến trình độ học sinh đạt tới mức nào. Chính vì vậy mà không ít giáo viên cũng coi đó là cái mẫu chuẩn để gò ép học sinh theo mẫu và dẫn đến tình trạng học sinh chữa bài theo mẫu. Như vậy các em mãi vẫn không hiểu được cách tả cây cối như thế nào, không thể viết đoạn đoạn văn mở bài hay cho bài văn miêu tả cây cối. 
3.3. Một số giải pháp khi thực hiện dạy học sinh lớp 4 viết mở bài gián tiếp cho bài văn miêu tả cây cối.
3.3.1. Giải pháp đối với học sinh:
a. Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài trước khi học bài mới:
- Giáo viên yêu cầu học sinh ôn lại kiến thức, kĩ năng đã học có liên quan làm cơ sở cho bài mới.
Ví dụ: Khi dạy bài Luyện tập viết mở bài cho bài văn miêu tả cây cối thì giáo viên yêu cầu học sinh xem lại cách mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật. Có mấy cách mở bài? Thế nào là mở bài trực tiếp, thế nào là mở bài gián tiếp?
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát trước cây sẽ tả.
- Học sinh xem trước những yêu cầu cần làm trong tiết học để bước đầu định hướng được công việc mình sẽ làm trong giờ học.
b. Sưu tầm những câu thơ, câu đố, bài hát có liên quan đến một số loài cây .
Ví dụ: Khi tả cây cho bóng mát, liên hệ đến bài hát: 
 " Ai trồng cây
 Người đó có bóng mát
 Trên cành cây
 Chim hót lời mê say "
 Khi tả cây nhãn, liên hệ câu đố: 
 Da cóc mà bọc bột lọc
 Bột lọc mà bọc hòn than.
 ( Là quả gì?)
Hoặc trích thơ: 
 " Nay mùa quả chín
 Thơm hương nhãn lồng
 Cháu ăn nhãn ngọt
 Nhớ công vun trồng."
 ( Trần Kim Dũng)
3.3.2. Giải pháp với giáo viên:
- Nghiên cứu kĩ bài dạy, lựa chọn các phương pháp và hình thức dạy học phù hợp với các đối tượng học sinh của lớp. Cụ thể:
 + Diễn đạt lại lệnh bài tập cho học sinh dễ hiểu hơn.
 Ví dụ : Bài tập 1 ( SGK - Tiếng Việt 4 - tập II - trang 50)
Đọc một số đoạn văn miêu tả hoa, quả dưới đây và nêu nhận xét về cách miêu tả của tác giả.
 Với lệnh bài bập này học sinh không biết nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả.
Với bài tập trên giáo viên có thể thay đổi lệnh của bài như sau: 
 Đọc một số đoạn văn sau và cho biết: tác giả đã miêu tả theo trình tự nào? Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng và thể hiện qua chi tiết nào?
 + Đảo trật tự bài tập.
Ví dụ : Khi dạy bài Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả cây cối giáo viên không nên dạy theo thứ tự các bài tập 1 - 2 - 3 - 4 mà nên thay đổi trật tự bài tập theo thứ tự : Bài 3 - Bài 4 - Bài 1 - Bài 2 thì sẽ hợp lí hơn.
 + Thay đổi đề bài theo hướng đề bài phải khơi gợi cảm xúc cho học sinh. Đối với học sinh đại trà có thể dựa vào đề bài đề viết được mở bài gián tiếp.
Ví dụ: Khi tả một cây hoa giáo viên có thể ra đề bài: 
 Sau những ngày đông giá rét, mùa xuân ấm áp đã về mang theo hơi ẩm và những hạt mưa xuân. Vạt vật như bừng tỉnh sau giác ngủ đông dài. Chúng như được tiếp thêm sức sống. Cây cối đâm chồi, nảy lộc. Hoa trong vườn đua nhau tỏa hương khoe sắc. Em hãy tả một cây hoa đang độ đẹp vào những ngày xuân.
 Hoặc: Hãy viết bài văn tả vẻ đẹp của cây hoa sen với phần mở bài gián tiếp: 
 Trong đầm gì đẹp bằng sen
 Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
 Nhị vàng bông trắng lá xanh
 Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. 
	Hay: Đề bài: "Có người bảo cây đa, cây đề là tiêu biểu của nước ta. Nhưng tôi thấy cây bàng là thứ đặc biệt nhất: cành lá đã xum xuê, đứng xa trông về lại đẹp. Mặt khác, cả cái cây, từ lá cho đến rễ, từ búp cho đến cành đều dùng được việc, không có một cái gì bỏ phí."
 	(Vũ Bằng)
 Dựa vào lời nhận xét trên, em hãy miêu tả lại cây bàng với những lợi ích thiết thực của nó.
- Chuẩn bị chu đáo đồ dùng cũng như phương tiện dạy học.
- Phân tích cho học sinh nắm rõ hai cách mở bài cho bài văn miêu tả cây cối: mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp. 
 Vâng, tục ngữ có câu : " Vạn sự khởi đầu nan". Bước mở đầu tốt là đã thành công một nửa. Công việc là vậy. Mở bài là một phần quan trọng trong cấu trúc của bài văn, là đoạn mở đầu trong một sự tương quan với bộ phận chủ thể( thân bài) và bộ phận kết bài của bài văn. Nó có thể là một câu, cũng có thể là một đoạn hay nhiều đoạn. Mở bài hay - dở sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới sự biểu đạt của chủ đề, sự thành bại của bài viết và cả hiệu quả trình bày, khiến người đọc khi đọc bài văn sẽ có cảm hứng thực tình. Chính vì thế, phần mở bài cần phải đề cập tới chủ đề của đề bài và phải tạo ra được sự mới mẻ, lí thú hấp dẫn và gây ấn tượng mạnh mẽ, lôi cuốn người đọc. Do vậy, khi dạy về xây dựng mở bài cho bài văn miêu tả cây cối, giáo viên cần cho học sinh nắm chắc về hai cách mở bài:
 + Mở bài trực tiếp: Giới thiệu ngay cái cây định tả.
 + Mở bài gián tiếp: Nói chuyện khác để dẫn đến cái cây định tả. Vậy chuyện khác ở đây là chuyện gì? Giáo viên có thể hướng cho học sinh chuyện khác ở đây có thể là:
 * Nói về mùa xuân, nói về những kỉ niệm, . dẫn đến cái cây định tả.
Ví dụ: Sau những ngày đông giá rét, mùa xuân ấm áp đã về mang theo hơi ẩm và những hạt mưa xuân. Vạt vật như bừng tỉnh sau giác ngủ đông dài. Chúng như được tiếp thêm sức sống. Cây cối đâm chồi, nảy lộc. Hoa trong vườn đua nhau tỏa hương khoe sắc. Hoa nào cũng đẹp, hoa nào cũng xinh nhưng kiêu sa hơn cả là khóm hồng nhung được mẹ trồng ở chậu đặt trước sân nhà.
 Hoặc: Hôm 29 Tết, bố mẹ đã cho em đi chợ hoa. Ở đây có rất nhiều loài hoa đẹp khiến cho em không biết chọn loài hoa nào. Đắn đo suy nghĩ mãi cuối cùng em cũng chọn được cành đào mà em ưng ý nhất. Bố em đã mang về trồng vào cái chậu đặt trước cửa nhà. Em thấy nó thật là đẹp và em thích nó.
* Trích dẫn câu thơ, lời bài hát, câu đố ( liên quan đến cây định tả) để dẫn đến cái cây định tả.
Ví dụ: Tả cây nhãn:
 " Nay mùa quả chín
 Thơm hương nhãn lồng
 Cháu ăn nhãn ngọt
 Nhớ công vun trồng."
 Cầm những chùm nhãn chín mọng trên tay em lại nhớ đến cây nhãn ở góc vườn . Cây nhãn này do tay ông em vun trồng. Ông trồng cây nhãn đó từ khi nào em không biết chỉ biết nay cây đã cho những chùm quả sai, ngọt lịm.
 Hay tả cây đu đủ : 
 " Tên em chẳng thiếu chẳng thừa
 Chín vàng ngon ngọt rất vừa lòng anh?"
 	Đố các bạn biết đó là quả gì? Quả đu đủ đấy các bạn ạ! Trong số các loài cây cho ăn quả, mình thích nhất là cây đu đủ sai trĩu quả mà bố trồng ở trước vườn nhà. 
 Tả cây xà cừ:
 " Ai trồng cây
 Người đó có bóng mát
 Trên vòm cây
 Chim hót lời mê say ."
 Mỗi khi nghe đến bài hát này, mình lại nhớ đến những hàng cây cho bóng mát ở sân trường mình. Trong số những hàng cây cho bóng mát đó, mình thích nhất cây xà cừ trồng trước khu hiệu bộ. Cây đó đã gắn bó với mình suốt mấy năm học vừa qua.
* Dẫn lời nói, lời nhận xét (của nhà văn, nhà thơ ) để dẫn đến cái cây định tả.
Ví dụ:
 Tả cây bàng: 
 " Có người bảo cây đa, cây đề là tiêu biểu của nước ta. Nhưng tôi thấy cây bàng là thứ đặc biệt nhất: cành lá đã xum xuê, đứng xa trông về lại đẹp. Mặt khác, cả cái cây, từ lá cho đến rễ, từ búp cho đến cành đều dùng được việc, không có một cái gì bỏ phí."
 (Vũ Bằng)
 Đúng như lời nhận xét của ông Vũ Bằng. Theo em cây bàng là cây cho bóng mát mà em yêu thích nhất.
3.3.3. Thực nghiệm:
3.3.3.1. Soạn giáo án:
 Bài dạy: Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả 
 cây cối
I. Mục tiêu tiết học:
- Học sinh nắm được hai cách mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp trong bài văn miêu tả cây cối.
- Vận dụng kiến thức đã học, viết được đoạn mở bài cho bài văn miêu tả một cây mà em thích.
- Yêu cây cối, bảo vệ thiên nhiên.
II. Chuẩn bị:
- Học sinh: Chuẩn bị bài, sưu tầm câu đố, câu thơ, câu hát liên quan đến một cây mà em yêu thích.
- Giáo viên: bảng phụ chép sẵn nội dung bài tập 2, một số cách mở bài gián tiếp.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Giờ Tập làm văn trước em học bài gì? ( Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối)
- Dựa vào dấu hiệu nào em nhận biết được một đoạn văn?
- Nội dung của mỗi đoạn văn cho em biết điều gì?
- Giáo viên nhận xét việc nắm bài cũ, khuyến khích tuyên dương những em nắm bài tốt.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Các em đã được học Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối. Để luyện nói và viết đoạn văn giới thiệu cây định tả bài học hôm nay cô và cả lớp cùng tìm hiểu: Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả cây cối.
b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 3: 
- 1 học sinh đọc yêu cầu đề bài.
- Học sinh trao đổi bài theo cặp.
- Mời một vài học sinh giới thiệu trước lớp, giáo viên và học sinh nhận xét.
Bài 4: 
- Gv nêu yêu cầu của bài tập: Từ lời giới thiệu ở bài tập 3, các em hãy viết lại những điều vừa giới thiệu trên thành một đoạn mở bài nhé. 
- Học sinh viết bài vào vở. Giáo viên nhắc nhở học sinh chú ý liên kết các câu để đoạn văn không bị rời rạc; chú ý cách trình bày đoạn văn.
- Giáo viên ghi nhận xét một số bài của học sinh.
- Gọi một số em đọc đoạn viết, lớp nhận xét.
Bài 1. 
- 1 học sinh đọc nội dung và yêu cầu của bài tập.
- Hai cách mở bài trên có gì khác nhau?
a) Giới thiệu ngay cây hồng nhung.
b) Nói về mùa xuân, nói về các loài hoa trong vườn dẫn đến giới thiệu cây hồng nhung.
- Dựa vào mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật, em nào cho biết 2 cách mở bài trên là những cách mở bài nào đã học?
- Thế nào là mở bài trực tiếp? ( Giới thiệu ngay cái cây định tả)
- Thế nào là mở bài gián tiếp? ( Nói chuyện khác để dẫn đến cái cây định tả)
- Vậy chuyện khác ở đây là chuyện gì?
 ( + Nói về 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_lop_4_viet_mo_bai_g.doc
Giáo án liên quan