Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp 5 khắc phục khó khăn khi viết số do diện tích dưới dạng số thập phân

1. Tên sáng kiến: Giúp học sinh lớp 5 khắc phục khó khăn khi viết số do diện tích dưới dạng số thập phân.

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn toán lớp 5

3. Tác giả:

Họ và tên: Lương Thị Dung nữ

Ngày/ tháng/ năm sinh: 20/ 12/ 1974

Trình độ chuyên môn: Đại học Tiểu học

Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường Tiểu học Lê Ninh – Kinh Môn – Hải Dương.

Điện thoại: 01299185956

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Lê Ninh

 Xã: Lê Ninh – Huyện : Kinh Môn – Tỉnh: Hải Dương

 Điện thoại: 03203823181

5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Lớp 5A trường Tiểu học Lê Ninh

6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn, nắm chắc mục tiêu, chương trình, phương pháp giảng dạy môn Toán lớp 5, đặc biệt phần dạy về các đơn vị đo đại lượng; có lòng nhiệt tình, say mê giảng dạy.

7. Thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm lần đầu: năm 2015 - 2016

 

doc35 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 118 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp 5 khắc phục khó khăn khi viết số do diện tích dưới dạng số thập phân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực trạng việc dạy và học viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân của học sinh lớp 5.
3.2.1. Về phía giáo viên
* Ưu điểm: 
- Về kiến thức: giáo viên truyền thụ kiến thức một cách đầy đủ, đảm bảo đúng theo nội dung chương trình sách giáo khoa và chuẩn kiến thức kĩ năng.
Giáo viên đã vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học trong quá 
trình giảng dạy, chú trọng luyện tập thực hành cho học sinh. 
 * Tồn tại: Giáo viên chưa quan tâm đến trình độ nhận thức của các đối tượng học sinh trong lớp, chưa có hệ thống câu hỏi; yêu cầu cụ thể tới từng nhóm đối tượng học sinh.
 - Giáo viên quá lệ thuộc vào sách giáo khoa đặc biệt là các ví dụ khi hình thành kiến thức, khiến một số học sinh chỉ nhớ vẹt do có sự đầu tư thời gian chuẩn bị trước mà không hiểu được quy trình thực hiện chuyển đổi.
 - Giáo viên chưa xác định được mối quan hệ giữa các kiến thức liên quan để phục vụ cho việc viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
 - Số tiết học trong phân phối chương trình ít khiến một số giáo viên không xác định được tầm quan trọng của việc chuyển đổi các số đo diện tích trong việc giải toán và cả trong cuộc sống sau này dẫn đến chủ quan, dạy qua loa.
 - Giáo viên chưa tìm hiểu kĩ nội dung, yêu cầu của sách giáo khoa, không phân loại được các bài tập về đổi đơn vị đo diện tích. Chưa biết liên hệ, vận dụng giữa phần kiến thức trước với phần kiến thức sau.
 - Do thiếu linh hoạt trong phương pháp giảng dạy, chưa đổi mới phương pháp dạy học để học sinh phát huy tính tích cực của mình.
- Giáo viên chưa phân ra được các dạng bài toán về chuyển đổi đơn vị đo diện tích và chưa cung cấp được các phương pháp chuyển đổi để học sinh dễ nhớ và vận dụng.
3.2.2 Về phía học sinh
* Ưu điểm: Qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy khối 5, tôi nhận thấy hầu hết các em nắm được các đơn vị đo diện tích trong bảng và mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo diện tích tiếp liền. 
Ngay sau khi dạy thì học sinh vận dụng thực hành khá tốt đặc biệt là trường hợp các số đo thông dụng tương tự với ví dụ giáo viên đưa ra.
* Nhược điểm
- Học sinh thường hay nhầm lẫn với việc viết đơn vị đo độ dài, khối lượng dưới dạng số thập phân.
- Học sinh chưa nắm chắc về thứ tự xuôi, ngược của các đơn vị đo diện 
tích trong bảng.
- Học sinh chưa nắm chắc được mối quan hệ giữa một số đơn vị đo trong bảng nên còn nhầm lẫn về hệ số quan hệ.
- Học sinh chưa nắm vững về cấu tạo hỗn số, cách chuyển hỗn số sang số thập phân nên còn nhầm lẫn trong cách đổi.
- Một số học sinh khả năng tính toán còn hạn chế, học sinh còn khó khăn trong tính toán, suy luận lôgic.
4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện
 4.1 Trang bị kiến thức, kĩ năng cơ bản, cần thiết để phục vụ cho việc 
“Viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân”
 4.1.1 Hệ thống hóa các đơn vị đo diện tích trong bảng đơn vị đo diện tích
Khi dạy bài “ Mi-li-mét vuông. Bảng đơn vị đo diện tích”, giáo viên cần giúp học sinh hệ thống lại các đơn vị đo đã học theo thứ tự từ lớn đến bé và mối quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề. Từ đó hoàn thành bảng đơn vị đo diện tích theo SGK.
Lớn hơn mét vuông
Mét vuông
Bé hơn mét vuông
km2
1km2
=100hm2
hm2
1hm2
=100dam2
= km2
dam2
1dam2
= 100m2
=hm2
m2
1m2
=100dm2
=m2
dm2
1dm2
=100cm2
=dm2
cm2
1cm2
=100mm2
=dm2
mm2
1mm2
=cm2
Cần nhấn mạnh cho học sinh hiểu và nhớ:
Mỗi đơn vị đo diện tích gấp 100 lần đơn vị bé hơn tiếp liền.
Mỗi đơn vị đo diện tích bằng đơn vị lớn hơn tiếp liền.
 Học xong bảng đơn vị đo diện tích học sinh phải thuộc và nhắc lại tất
 cả các đơn vị đo đã học trong bảng theo một thứ tự xác định (Từ nhỏ đến lớn 
hoặc từ lớn đến nhỏ), nắm được mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thông dụng trong bảng.
 4.1.2 Nắm chắc cấu tạo hỗn số 
 - Giúp học sinh nhớ : Hỗn số gồm hai phần : phần nguyên và phần phân số
 ( phần phân số bao giờ cũng nhỏ hơn 1).
 Ví dụ : 
 Phần nguyên Phần phân số ( < 1 )	
 - Tại sao phải nhớ cấu tạo của hỗn số : vì số thập phân được hình thành qua hỗn số. Vậy nhớ cấu tạo của hỗn số để nắm và nhớ được cấu tạo của số thập phân.
 4.1.3 Nắm chắc khái niệm, cấu tạo số thập phân.	
 - Số thập phân được hình thành qua các phân số thập phân và hỗn số có phần phân số là phân số thập phân. Vì vậy giáo viên cần dạy tốt lí thuyết ở các bài 32, 33 ( Khái niệm số thập phân)
 Bài 32:
 được viết thành 0,1; 0,01; 0,001
 Bài 33:
 được viết thành 0,5
 được viết thành 0,07 
 được viết thành 0,009 
 được viết thành 2,7
 được viết thành 8,56
 được viết thành 0,195.
- Từ các lý thuyết trên, giáo viên giúp học sinh rút ra các kết luận sau:
 * Cấu tạo số thập phân: Gồm hai phần : phần nguyên và phần thập phân, chúng được phân cách với nhau bởi dấu phẩy. Những chữ số ở bên trái dấu phẩy thuộc về phần nguyên, những chữ số bên phải dấu phẩy thuộc về phần thập phân 
 - Ví dụ: 8,72 
Phần nguyên Phần thập phân	
 * So sánh sự giống nhau về cấu tạo của số thập phân và cấu tạo của hỗn số để ghi nhớ cách chuyển đổi từ hỗn số về số thập phân: và 2,7
Phần nguyên của hỗn số là phần nguyên của số thập phân 
Phần phân số của hỗn số biến đổi thành phần thập của số thập phân.
 * Muốn chuyển từ hỗn số hoặc phân số về số thập phân thì hỗn số đó phải có phần phân số là phân số thập phân hay phân số đó phải là phân số thập phân 
 * Với các phân số hoặc hỗn số có mẫu số là 10; 100 ; 1000 muốn viết về dạng số thập phân thì: 
 - Nếu có mẫu số là 10 thì phần thập phân có một chữ số .
 - Nếu có mẫu số là 100 thì phần thập phân có hai chữ số .
 - Nếu có mẫu số là 1000 thì phần thập phân có ba chữ số .
 Như vậy mẫu số của phân số có bao nhiêu chữ số 0 thì phần thập phân của số thập phân có bấy nhiêu chữ số ở phần thập phân và ngược lại.
 4.1.4 Nắm chắc hàng của số thập phân và mối quan hệ giữa các hàng của số thập phân.
 Giáo viên giúp học sinh nắm được.
 - Vị trí các hàng của số thập phân 
 Ví dụ: 8 2, 4 8 3 
Hàng chục H.đơn vị H.phần mười H.phần trăm H. phần nghìn
 - Các hàng ở phần nguyên: hàng nhỏ nhất là hàng đơn vị ( liền sau là dấu phẩy). Các hàng ở phần thập phân hàng lớn nhất là hàng phần mười (liền trước là dấu phẩy).
 - Mỗi hàng đơn vị của một hàng bằng mười đơn vị của hàng thấp hơn liền
sau. Mỗi đơn vị của một hàng bằng ( hay 0,1) đơn vị của hàng liền trước .
 - Khi nắm được hàng của số thập phân học sinh dễ dàng chuyển hỗn số thành số thập phân, số thập phân thành hỗn số .
 Ví dụ: ( bài 3 trang 38 ) Viết các số thập phân sau thành hỗn số có chứa phân số thập phân: 3,5 ; 6,33; 18,05; 217,908.
 Khi học xong hàng số thập phân học sinh làm bài toán như sau: 
 3,5 = ; 6,33 = 
 18,05 = ; 217,908 = 
 Học sinh rút ra nhận xét 
 + Nếu mẫu số là 10 thì phần thập phân có một chữ số đó là hàng phần mười. 
 + Nếu mẫu số là 100 thì phần thập phân có hai chữ số đó là hàng phần mười và hàng phần trăm .
 + Nếu mẫu số là 1000 thì phần thập phân có ba chữ số đó là hàng phần mười, hàng phần trăm và hàng phần nghìn 
 Từ bài tập trên, học sinh dễ dàng làm bài tập sau:
(Bài 1d trang 47): Viết số đo sau dưới dạng số thập phân:
 2cm 2 5mm2 = .......cm2 
 Cách đổi: 2cm2 5mm2 = cm2 = 2,05cm2 
 4.1.5 Nắm chắc số thập phân bằng nhau.
 Giáo viên giúp học sinh nắm được:
 - Nếu viết thêm chữ số không vào bên phải phần thập phân của một số thập phân thì được một số thập phân bằng nó 
 Ví dụ : 0,8 = 0,80 = 0,800 = 0,8000
 - Nếu một số thập phân có chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân thì khi bỏ chữ số 0 đó đi ta được một số thập phân bằng nó.
 Ví dụ: 0,8000 = 0,800 = 0,80 = 0,8 
 Sau khi học sinh nắm được kiến thức về phân số bằng nhau thì sẽ làm tốt các bài tập có dạng sau:
 Ví dụ ( bài 3b trang 47) 
300dm2 = ......m 2 
 Cách đổi : 300dm2 = m2 = 3,00m2 = 3m2 
 Và cũng qua đây học sinh biết vận dụng sáng tạo khi giải toán có lời văn khi ra kết quả cuối cùng có nhiều chữ số 0 ở phần thập phân thì nên bỏ đi. Ví dụ: Khi một số học sinh làm thêm bài tập 4 trang 47. Sau khi tính được diện tích sân trường là 5400 m2, học sinh sẽ biến đổi 5400 m2 = 0,5400 ha = 0,54ha. Vậy diện tích sân trường đã được tính bằng kết quả viết gọn là 0,54 ha.
 Phương pháp viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân
 4.2.1 Phương pháp chung để viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân
 Cũng giống như dạng toán viết số đo dộ dài, khối lượng dưới dạng số thập phân, sách giáo khoa toán 5 hướng dẫn cách viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân thông qua các ví dụ cụ thể như sau:
 Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm .
 Ví dụ 1: 3m2 5dm2 = .......m2 
 Cách làm : 3m2 5dm2 = m2 = 3,05m2 
 Vậy 3m2 5dm2 = 3,05m2
 Ví dụ 2: 42dm2 = .....m2 
 Cách làm: 42dm2 = m2 = 0,42m2
 Vậy 42 dm2 = 0,42m2 
 Với các ví dụ trên mục đích để cung cấp kiến thức, giáo viên cần để học sinh tự tìm ra kiến thức bằng cách: Học sinh vận dụng kiến thức ở các bài trước tự làm ví dụ rồi rút ra quy trình chuyển đổi. Đó là: 
 chuyển chuyển
Đơn vị ban đầu Hỗn số (phân số thập phân) Số thập phân 
 bước 1 bước 2 
 Cái khó của học sinh trong quá trình chuyển đổi ở trên là: ngay ở bước 1 các em đã không biết viết số đo diện tích đã cho về hỗn số hoặc phân số. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện theo các bước sau:
 - Đổi về đơn vị nào thì số chỉ đơn vị đó thuộc phần nguyên: VD1 phần nguyên là 3; VD2 phần nguyên không có.
 - Phần phân số, cần xem xét mối quan hệ giữa đơn vị cần đổi và đơn vị còn lại( m2 và dm2): Ta có 1m2 = 100 dm2 nên 5 dm2 = m2 ; 42 dm2 = m2)
 Ngoài ra giáo viên cần hướng dẫn thêm học sinh cách chuyển đổi dựa theo cách biểu diễn mỗi đơn vị trong bảng đơn vị đo diện tích: 
 Ví dụ 1: 3m2 5dm2 = .......m2
 + Đổi ra đơn vị mét vuông nên chữ số 3 chỉ mét vuông ở phần nguyên.
 + Tiếp theo mét vuông là đề- xi- mét vuông. Trong số đã cho có 5dm2, mà trong cách viết mỗi đơn vị đo diện tích được biểu diễn tương ứng với 2 chữ số nên ta viết như sau: 3m2 5dm2 = 3m2 05dm2 = 3,05 m2
 Ví dụ 2: 42dm2 = .....m2
 Trong trường hợp này đơn vị đề- xi- mét vuông đã có đủ 2 chữ số; đơn vị mét vuông là đơn vị cần đổi nằm tiếp liền bên trái đơn vị đề- xi- mét vuông chưa có nên ta biểu diễn bởi 1 chữ số 0 và viết thêm dấu phẩy bên phải.
 Ta có: 42 dm2 = 0,42 m2
 Khi học xong 4 phép tính với số thập phân thì có thể dễ dàng hướng dẫn học sinh chuyển đổi bằng cách nhân nhẩm hoặc chia nhẩm dựa trên hệ số chỉ mối quan hệ giữa đơn vị ban đầu và đơn vị cần đổi.
 Ở ví dụ 2 nêu trên, hệ số chỉ mối quan hệ giữa mét vuông và đề - xi- mét vuông là 100. Đổi từ đơn vị đề- xi- mét vuông ra đơn vị mét vuông, tức là đổi từ đơn vị nhỏ ra đơn vị lớn, ta thực hiện phép chia cho 100.
 Ta có: 42: 100 = 0,42 . Vậy 42 dm2 = 0,42 m2
 Trong trường hợp đổi từ đơn vị nhỏ ra đơn vị lớn thì ta lấy số đơn vị đo ban đầu nhân với 100.
 Chẳng hạn: 2,5 m2 = ..cm2
 Ta thấy hệ số chỉ mối quan hệ giữa mét vuông và xăng- ti- mét vuông là 10000. Do đó ta chỉ việc lấy 2,5 x10000 = 25000. Vậy 2,5 m2 = 25000cm2
 4.2.2: Hướng dẫn học sinh thực hành luyện tập viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân thông qua các dạng toán cụ thể.
 Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh cách viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân theo từng dạng bài tập cơ bản như sau:
 4.2.2.1 Dạng 1: Đổi từ đơn vị nhỏ ra đơn vị lớn.
 * Danh số đơn:
 Ví dụ1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
 78dm2 = .m2
 Cách 1: Hướng dẫn đưa về số phân số thập phân rồi đổi ra số thập phân.
 Vì 1 m2 = 100dm2 nên 1dm2 = m2 
 Do đó: 78 dm2 = 0,78 m2
 Cách 2: Dựa vào cách biểu diễn các đơn vị trong bảng đơn vị đo diện tích: Mỗi đơn vị đo diện tích gấp 100 lần đơn vị bé liền tiếp nên mỗi đơn vị đo diện tích được biểu diễn tương ứng bởi 2 chữ số. 
 Trong ví dụ trên thì 78 chỉ đơn vị đề- xi- mét vuông. Đơn vị cần đổi là mét vuông, là đơn vị nằm tiếp liền bên trái đề- xi- mét vuông chưa có nên ta biểu diễn bằng chữ số 0 và viết dấu phẩy vào bên phải chữ số 0 đó. 
 78 dm2 = 0,78 m2
 m2 dm2
 Cách 3: Sử dụng phép chia dựa trên hệ số chỉ mối quan hệ giữa 2 đơn vị cần đổi.
 Mối quan hệ giữa đề- xi- mét vuông và mét vuông là 100( vì 1m2 = 100 dm2). Đổi từ đơn vị bé ra đơn vị lớn ta thực hiện phép chia cho 100.
 Ta có: 78 : 100 = 0,78 . Vậy 78 dm2 = 0,78 m2
 Ví dụ 2: 1254 m2 = .ha
 Hướng dẫn học sinh làm theo 3 cách:
 * Cách 1: Quy về phân số thập phân rồi đổi ra số thập phân:
 1m2 = ha
 Vậy 1254m2 = ha = 0,1254 ha 
 * Cách 2 : Dựa vào cách biểu diễn các đơn vị trong bảng đơn vị đo diện tích: 
 Ta viết 54 ứng với cột mét vuông rồi ghi về bên trái các đơn vị từ bé đến lớn, mỗi đơn vị ứng với hai chữ số cho đến đơn vị cần đổi ( ở đây là héc-ta ). Dưới mỗi tên đơn vị không có số nào ta thêm chữ số 0, đến đơn vị cần đổi ta đánh dấu phẩy.
ha
dam2
m2
0
12
54
 Vậy : 1254m2 = 0,1254ha.
 * Lưu ý : Khi học sinh đã thành thạo rồi, giáo viên hướng dẫn học sinh không cần lập bảng như trên nữa mà có thể nhẩm luôn: 54 ứng với đơn vị mét vuông, tiếp đến 12 ứng với đơn vị tiếp liền bên trái của mét vuông là đề- ca- mét vuông; đơn vị héc- ta chưa có nên ta biểu diễn bởi chữ số 0.
 1254m2 = 0,1254ha
 ha dam2 m2 
 Cách 3: Sử dụng phép chia dựa trên hệ số chỉ mối quan hệ giữa 2 đơn vị cần đổi.
 1ha = 10000m2 nên hệ số chỉ mối quan hệ m2 – ha là 10000
 Ta có 1254 : 10000 = 0,1254 nên 1254m2 = 0,1254ha.
 Ví dụ 3: 5682,36cm2= ..m2
 Đây là trường hợp số ban đầu là số thập phân. Giáo viên cần lưu ý học sinh: đổi ra đơn vị nào thì chữ số chỉ đơn vị đó phải thuộc phần nguyên. Trường hợp này để đơn giản giáo viên hướng dẫn học sinh theo 2 cách sau:
 Cách 1: Dựa vào cách biểu diễn các đơn vị trong bảng đơn vị đo diện tích: 
 Đơn vị đo ứng với hai chữ số đầu tiên tính từ bên phải sang trái của phần nguyên( tức chữ số thuộc hàng đơn vị và hàng chục). Như vậy 82 thuộc phần nguyên ứng với đơn vị xăng- ti- mét vuông, tiếp đến là 56 ứng với đơn vị tiếp liền bên trái là đề- xi- mét vuông, đơn vị mét vuông chưa có nên ta viết chữ số 0 và đánh dấu phẩy.
 Vậy 5682,36 cm2 = 0,568236 m2
 m2 dm2 m2 dm2 cm2
 Cách 2: Sử dụng phép chia dựa trên hệ số chỉ mối quan hệ giữa 2 đơn vị cần đổi.
 Vì 1m2 = 10000 cm2 nên hệ số chỉ mối quan hệ cm2 – m2 là 10000
 Ta có 5682,36 : 10000 = 0,568236 nên 5682,36 cm2 = 0,568236 m2
 * Danh số phức:
 Ví dụ 1: 16dm2 28cm2 = ........m2
 Cách 1: Chuyển đổi về đơn vị đo diện tích nhỏ nhất trong số các đơn vị đã cho sau đó chuyển về phân số thập phân với đơn vị cần đổi rồi chuyển về số thập phân.
 16dm2 28cm2 =1628cm2 = m2 = 0,1628m2
 Cách 2: Dựa vào cách biểu diễn các đơn vị trong bảng đơn vị đo diện tích: 
 Ta nhẩm các đơn vị từ phải sang trái: 28 chỉ xăng- ti- mét- vuông; tiếp đến 16 chỉ đề- xi- mét vuông; đơn vị mét vuông chưa có ta viết chữ số 0 và đánh dấu phẩy vào bên phải. Vậy 16dm2 28cm2= 0,1628m2
 Ví dụ 2: 4dam2 25 m2 = ..hm2
 Cách 1: : Chuyển đổi về đơn vị mét vuông sau đó chuyển về phân số thập phân với đơn vị cần đổi rồi chuyển về số thập phân.
 4 dam2 25 m2 = 425m2 = hm2 = 0,0425hm2
 Cách 2: Dựa vào cách biểu diễn các đơn vị trong bảng đơn vị đo diện tích: 
 Trong trường hợp này học sinh thường hay nhầm lẫn vì số chỉ đơn vị đề- ca- mét vuông mới chỉ có 1 chữ số. Ta hướng dẫn học sinh như sau:
 Ta có: 25 chỉ mét vuông; tiếp theo là đơn vị đề- ca- mét vuông mới được biểu diễn bởi 1 chữ số 4 nên ta phải viết thêm 1 chữ số 0 vào bên trái (đằng trước) chữ số 4; đơn vị héc- tô –mét vuông chưa có nên ta viết 1 chữ số 0 nữa và đánh dấu phẩy vào bên phải. Vậy 4 dam2 25 m2 = 0,0425hm2
 4.2.2 2. Dạng 2: Đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị bé
 *Danh số đơn
 Ví dụ 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm
 18,23dm2 = .cm2
 Cách 1: Quy về hỗn số có phần phân số thập phân rồi đổi ra số thập phân: 
 18,23dm2 = 18 dm2 = 18dm2 + 23cm2 = 1800cm2 + 23cm2 = 1823cm2
 Cách 2: Hướng dẫn chuyển đổi bằng cách dời dấu phẩy, mỗi đơn vị đo tương ứng với 2 chữ số.
 Chuyển từ đơn vị lớn sang đơn vị bé thì ta dịch chuyển dấu phẩy sang phải(vì đơn vị cần đổi nằm ở vị trí bên phải đơn vị ban đầu trong bảng đơn vị đo diện tích). 2 chữ số 18 chỉ dm2, dịch chuyển dấu phẩy sang phải hai chữ số ta được đơn vị bé hơn tiếp liền là cm2.
 18,23dm2 = 1823cm2
 dm2 cm2
 Cách 3: Sau khi học xong phép nhân số thập phân ta dễ dàng giúp học sinh cách chuyển đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ bằng cách: Lấy số đã cho nhân với hệ số chỉ mối quan hệ giữa đơn vị ban đầu và đơn vị cần đổi.
 Trong ví dụ trên thì hệ số chỉ mối quan hệ giữa dm2 và cm2 là 100
 Ta có: 18,23 x 100 = 1823 Vậy 18,23dm2 = 1823cm2
Ví dụ 2: : 21,87631 m2 = ..cm2
 Cách 1: 21,87631 m2 = 21 m2 = 21 m2 + 8763,1cm2 =
 210000 cm2 +8763,1 cm2 = 218763,1 cm2
 Cách 2: Ta thấy 21 ứng với đơn vị mét vuông, tiếp đến là 87 ở bên phải ứng với đơn vị dm2; tiếp theo là 63 ứng với đơn vị cm2. Như vậy chuyển sang
 đơn vị xăng - ti- mét vuông thì dấu phẩy được đặt sau chữ số 3.
 21,87631 m2 = 218763,1 cm2
 m2 dm2 cm2 
 Cách 3: Chuyển đổi từ đơn vị mét vuông ra đơn vị xăng - ti - mét vuông. Hệ số chỉ mối quan hệ giữa đơn vị m2 và cm2 trong bảng đơn vị đo diện tích là 10000 ( vì 1m2 = 10000cm2). Ta lấy 21,87631 x 10000 = 218763,1
Do đó 21,87631 m2 = 218763,1 cm2 
 Ví dụ 3: 86,5 ham = m2
 Cách 1: 86,5 ham = 86 ha = 86ha + 5000m2 = 860000m2 + 5000 m2= 865000 m2
 Cách 2: Chữ số ở phần nguyên là 86 ứng với đơn vị ha, dịch chuyển dấu phẩy sang bên phải hai chữ số ta được đơn vị bé hơn tiếp liền. Nhưng bên phải dấu phẩy chỉ còn 1 chữ số 5 nên ta dựa vào kiến thức đã học về số thập phân bằng nhau để viết thêm những chữ số 0 vào bên phải chữ số 5 từ đó dễ dàng dịch chuyển dấu phẩy.
 86,5ha = 86,5000ha = 865000 m2
 ha dam2 m2
 Như vậy khi đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị nhỏ theo cách này ta chỉ việc dịch chuyển dấu phẩy sang bên phải, mỗi hàng đơn vị tương ứng với 2 chữ số.
 Cách 3: Chuyển đổi từ đơn vị héc - ta sang mét vuông. Ta thấy 1ha = 10000m2 nên hệ số chỉ mối quan hệ giữa 2 đơn vị cần đổi là 10000.
 Ta có 86,5 x 10000 = 865000 nên 86,5 ha = 865000 m2
 * Danh số phức:
 Ví dụ 1: 12cm218mm2 =cm2
 Cách 1: Chuyển về hỗn số rồi chuyển sang số thập phân.
	12cm218mm2 = 12 cm2 = 12,18 cm2
 Cách 2: Dùng bảng đơn vị đo diện tích để tính nhẩm
 - Đổi ra đơn vị nào thì chữ số chỉ đơn vị ấy ở phần nguyên. Như vậy 12 chỉ xăng - ti- mét thuộc phần nguyên. Tiếp theo xăng- ti- mét vuông là đến đơn vị mi- li- mét vuông ứng với 2 chữ số 18. Do đó 12cm218mm2 = 12,18 cm2
 Ví dụ 2: 5m2 5dm2 = ..m2
 Cách 1: 5m2 5dm2 = 5 m2 = 5,05m2
 Cách 2: Đổi ra đơn vị mét vuông nên chữ số 5 chỉ mét vuông ở phần nguyên. Tiếp theo đơn vị mét vuông là đề- xi- mét vuông, có 5 đề xi mét vuông mà trong cách viết thì mỗi số đo diện tích được biểu diễn tương ứng với 2 chữ số. Ta có 5 dm2 = 05dm2 nên 5m2 5dm2 =5,05m2
 * Lưu ý: Khi đổi ra đơn vị lớn hơn mà số chỉ đơn vị ban đầu chỉ có 1 chữ số thì ta viết thêm chữ số 0 vào đằng trước chữ số đã cho để mỗi đơn vị đo diện tích được biểu diễn dưới dạng 2 chữ số.
 Ví dụ 3: 3 ha 25 m2 = . ha
 Chữ số 3 chỉ héc- ta nên chữ số 3 ở phần nguyên. Tiếp theo héc- ta là đề- ca- mét vuông chưa có, tiếp là 25 chỉ đơn vị mét vuông . Do đó đơn vị đề - ca- mét vuông ta viết 2 chữ số 0.
 3 ha 25m2 = 3ha 00dm225m2 = 3,0025ha
 Ví dụ 4: 3ha 125 m2 = ha
 Ta thấy VD3 và VD4 khá giống nhau nhưng ở VD3 số chỉ đơn vị mét vuông lại có 3 chữ số nên ta chỉ tính 2 chữ số đầu tiên tính từ bên phải (25) là của đơn vị mét vuông. Còn chữ số tiếp theo bên trái (1) là của đơn vị đề- xi- mét vuông.
 Ta có: 3ha 125 m2 = 3ha 01dm2 25m2 = 3,0125ha
 VD4: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
 39m2 4562cm2 =dm2 
 Dạng toán này sách giáo khoa toán 5 không đề cập đến song giáo viên có thể nâng cao sự hiểu biết và vận dụng chắc chắn kiến thức cho những học sinh khá giỏi.
 Giáo viên hướng dẫn học sinh nhẩm tương tự như sau:
 62 chỉ xăng- ti- mét vuông; tiếp đến 45 chỉ đơn vị bên trái xăng- ti- mét vuông là đề- xi- nét vuông; 39 chỉ mét vuông. Mà đổi ra đơn vị nào thì chữ số chỉ đơn vị đó thuộc phần nguyên. Do đó 39m2 4562cm2 =39,4562 dm2
 4.2.3 Hướng dẫn học sinh chuyển từ số đo ban đầu là số thập phân sang số đo với đơn vị đo khác
 Đây là dạng toán ngược của dạng toán viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân. Tuy nhiên khi học xong phần viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân thì bắt buộc học sinh phải thực hành chuyển đổi từ số đo dạng số thập phân sang số đo có đơn vị khác.
 4.2.3.1 Đơn vị cần chuyển ra có d

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_5_khac_phuc_kho_khan.doc
Giáo án liên quan