Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng phân mônTập đọc lớp 2

1.Tên sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng phân mônTập đọc lớp 2”.

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phân môn Tập đọc Lớp 2

3. Tác giả:

Họ và tên: Đỗ Thị Hồng Nhung (nữ)

Ngày tháng/năm sinh: 14 / 4 / 1996

Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm Tiểu học.

Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên Trường Tiểu học Lê Ninh.

Điện thoại: 01658271311

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Lê Ninh.

5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường Tiểu học Lê Ninh.

6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Giáo viên yêu nghề, mến trẻ, tâm huyết với công việc của mình. Học sinh có ý thức vươn lên trong việc học tập.

7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: 12/2017.

 

doc32 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 126 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng phân mônTập đọc lớp 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôn tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân để giảng dạy ngày càng có hiệu quả hơn. Chính vì vậy, tôi chọn sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc lớp 2”. Hi vọng đây không phải là những điều mới mẻ song nó sẽ giúp học sinh có thể đọc các loại hình văn bản một cách tốt hơn.
3- Mục đích nghiên cứu
Khi tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích:
+ Tìm ra phương pháp và hướng đi, giúp học sinh đọc tốt hơn, qua đó từng bước nâng cao năng lực đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm của mỗi học sinh.
+ Tìm hiểu yêu cầu nhiệm vụ và thực trạng dạy học của phân môn Tập đọc ở lớp 2.	
+ Nghiên cứu và thực hiện những chú ý khi dạy Tập đọc lớp 2 theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.
4- Nhiệm vụ nghiên cứu
- Dự giờ thăm lớp điều tra tìm hiểu thực trạng học sinh để thấy điểm yếu của học sinh khi đọc.
- Đề ra từng bước để khắc phục điểm yếu của học sinh và rèn kĩ năng đọc cho học sinh.
- Dạy thực nghiệm và đối chứng, phân tích kết quả dựa vào số liệu thống kê.
5- Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu, đọc tài liệu.
- Nghiên cứu thực trạng về việc dạy và học của giáo viên và học sịnh.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Tổng kết - Rút kinh nghiệm.
II-THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Học sinh	
Học sinh lớp 2B ngay từ buổi đầu tiên đến lớp hầu hết các em đã biết đọc trơn do các em đã được tập đọc ở lớp 1. Song một số em còn đọc còn rất chậm. Mãi mới đánh vần được, đọc sai nhiều, đọc bớt tiếng hoặc tự thêm tiếng, chưa ngắt nghỉ hợp lí sau các dấu câu và các cụm từ. Đặc biệt học sinh không đọc được hay vì thế không thể hiện hết được nội dung của bài. Các lỗi học sinh thường mắc:
	. Đọc sai do phát âm hoặc từ có vần khó:
l/ n: nam - lam ; nữ - lữ ; nước - lước (lỗi này rất phổ biến)
tr / ch: con trâu - con châu 
Quả ổi - quả ủi 
Tay quay - tay quai.
	. Đọc nhầm, lẫn lộn các dấu câu:
Đọc dấu huyền thành dấu sắc và ngược lại.
Đọc dấu ngã thành dấu sắc.
	. Đọc bớt tiếng hoặc thêm tiếng:
Ví dụ ở bài: “ Bím tóc đuôi sam” có câu:
 “Một hôm, Hà nhờ mẹ tết cho hai bím tóc nhỏ, mỗi bím tóc buộc một cái nơ.”
Học sinh đọc như sau:
 “Một hôm, Hà nhờ mẹ tết cho hai cái bím tóc nhỏ, mỗi bím tóc buộc cái nơ.” 
	. Học sinh không biết ngắt giọng, nhấn giọng phù hợp
Ví dụ ở bài: “ Người mẹ hiền” có câu mà khi đọc cần nhấn giọng ở các từ ngữ: “ cố lách, nắm chặt, xoa đầu, thập thò, nghiêm giọng, trốn học,” nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ dài.
	Đến lượt Nam đang cố lách ra / thì bác bảo vệ vừa tới, / nắm chặt hai chân em: // “ Cậu nào đây? // Trốn học hả? //
	Cô xoa đầu Nam / và gọi Minh đang thập thò ở cửa lớp vào, / nghiêm giọng hỏi: // “ Từ nay các em có trốn học đi chơi nữa không?” //
	. Việc đọc phân vai học sinh rất lúng túng
Ví dụ:
Để đọc bài “ Chiếc bút mực” thì cần đọc giọng kể chậm rãi; giọng Lan buồn, giọng Mai dứt khoát, pha chút nuối tiếc ; giọng cô giáo dịu dàng thân mật.
	Vậy mà học sinh đọc giọng kể chuyện với giọng các nhân vật như nhau hết. Thậm chí có em không biết đâu là lời kể chuyện, đâu là lời của Lan, đâu là lời của Mai, đâu là lời của cô giáo,
	. Đọc mà không hiểu nội dung
Có những em đọc xong không nắm được nội dung của câu, đoạn hoặc bài đã học, không biết được bản thân mình đang đọc gì.
	Đây là những lỗi mà trong mỗi giờ Tập đọc giáo viên đã gặp, phải đòi hỏi người giáo viên phải suy nghĩ cần phải làm gì để giúp học sinh sửa chữa được các lỗi trên và đọc tốt hơn.
2. Giáo viên:
- Dạy sa vào giảng văn nhiều hơn là rèn đọc.
- Phần luyện đọc nhiều giáo viên cho là dễ, nhưng thực chất đây là phần khó nhất, phần trọng tâm của bài giảng. ở khâu này, giáo viên ít mắc lỗi về thao tác kỹ thuật nhưng lại không biết dạy như thế nào để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, chưa chú ý đến tốc độ đọc của các em theo yêu cầu về kiến thức và kỹ năng cơ bản phù hợp với từng khối lớp.
- Một hạn chế rất phổ biến ở giáo viên khi dạy Tập đọc là không phân biệt được sự khác nhau giữa tiết Tập đọc và tiết Tập đọc - học thuộc lòng. Nhiều giáo viên chỉ thấy sự khác nhau ở các lớp đầu cấp khi cho học sinh đọc đồng thanh, mà quên rằng nhiệm vụ chủ yếu của tiết Tập đọc là luyện đọc cá nhân, còn nhiệm vụ của tiết Tập đọc- học thuộc lòng là vừa phải luyện đọc vừa kết hợp rèn trí nhớ. Ít chú ý đến đối tượng học sinh yếu. Nhiều giáo viên cố tình "bỏ quên" đối tượng này, coi như không có các em trong lớp. Vì rèn các em này sẽ mất rất nhiều thời gian của lớp.
3- Khảo sát điều tra
Ngay từ đầu năm học, tôi tiến hành khảo sát, điều tra học sinh Lớp 2B. Bằng cách cho học sinh đọc bài Trên chiếc bè - Trang 34( Tiếng Việt 2 - tập 1) rồi trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
Kết quả như sau:
Lớp
Sĩ số
Điểm 9-10
Điểm 7- 8
Điểm 6- 7
Điểm 1- 4
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2B
23
10
43
5
21
5
21
3
13
 Một kết quả đáng lo ngại vì số học sinh điểm giỏi ít. Điểm trung bình và điểm yếu còn nhiều. Các em điểm yếu là các em: Nguyễn Minh Tuấn, Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Văn Dũng. Điều đó càng thôi thúc tôi tìm ra biện pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng dạy các em đọc tốt hơn. Đây là cả một quá trình nghệ thuật sư phạm mà mỗi người giáo viên lớp 2 nói riêng và người giáo viên tiểu học cần nghiên cứu để thực hiện.
III- CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH
1- Lập kế hoạch dạy học hợp lí( theo hướng phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh).
 - Lập kế hoạch dạy học là một công việc quan trọng. Để dạy tốt, người giáo viên cần phải chuẩn bị kĩ kế hoạch dạy học. Kế hoạch dạy học là sản phẩm sư phạm độc đáo của giáo viên. Qua thiết kế dạy học, có thể nhận biết trình độ khoa học, kinh nghiệm sư phạm và ý thức nghề nghiệp của giáo viên. Có kế hoạch dạy học tốt là thành công một nửa của bài dạy. Vậy việc lập kế hoạch dạy học theo hướng dạy học tích cực là hết sức cần thiết.
Sau đây là nội dung một thiết kế bài học cụ thể tiết Tập đọc Lớp 2:
- Tuần 8 - Bài: Chiếc bút mực(2 tiết)( Phụ lục 1)
- Tuần 12 - Bài: Mẹ (1 tiết)( Phụ lục 2)
	Ngoài việc Lập kế hoạch dạy học hợp lí( theo hướng phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh), người giáo viên cũng cần trình bày bảng sao cho khoa học. Trên bảng giáo viên cần để lại đầy đủ những từ ngữ, câu văn, dòng thơ cần luyện đọc và những từ ngữ nêu nội dung của bài để dựa vào đó học sinh đọc và nắm bài tốt hơn. 
2- Giáo viên đọc mẫu chuẩn
	Do đặc điểm học sinh Tiểu học nhất là những lớp đầu cấp, các em học tập bằng hình ảnh trực quan, các em “ bắt chước” thầy cô giáo theo mẫu như một cách sao chép nguyên vẹn. Có thể nói “ Trong giảng dạy Tập đọc, nếu giáo viên đọc mẫu tốt cũng đã dạy cho học sinh được rất nhiều. Giáo viên đọc mẫu đúng, hay còn là liều thuốc nhiệm màu để đưa các em vào bài, gây xúc cảm, hứng thú, tạo tâm thế học tập cho các em, làm cho học sinh cảm thấy “Cô giáo mình đọc bài sao mà hay đến thế !” Từ đó học sinh thích đọc, có nhu cầu học tập để tự mình chiếm lĩnh tri thức.
	Để luyện đọc có hiệu quả thì người giáo viên phải chú trọng đến việc đọc, nói của mình cho tốt. Nhất là cần phát âm chuẩn l/n. Điều này không chỉ trong giờ tập đọc mà còn ở tất cả những lúc giao tiếp với học sinh. Để đọc đúng, đọc hay người giáo viên phải có lòng ham muốn đọc hay và có ý thức tự điều chỉnh mình để đọc đúng hơn, hay hơn, có ý thức trau chuốt giọng đọc của mình. Người giáo viên cần luôn luôn tự tìm tòi, học hỏi để nâng cao trình độ để từ đó có thể hiểu được các văn bản và tìm ra cách đọc tốt nhất cho bài tập đọc. Thực tế cho thấy giáo viên đọc đúng thì học sinh mới nghe chuẩn được. Đọc đúng thì học sinh mới đọc đúng được. Ngược lại nếu giáo viên chúng ta đọc sai thì hậu quả tác hại trực tiếp đến kết quả giảng dạy là khôn lường. Vậy mỗi giáo viên chúng ta cần nhận thức rõ mục đích, tác dụng của việc đọc mẫu để từ đó chú trọng rèn đọc đúng, nói đúng, đọc hay.
3- Chú ý đến tính đa dạng của các văn bản đọc trong sách Tiếng Việt 2.
	Chúng ta thấy rằng nội dung các bài tập đọc trong môn Tập đọc Tiếng Việt 2 được lựa chọn “ khá đắt”. Có 60 bài tập đọc là văn bản văn bản văn học nước ngoài. Trong các văn bản truyện đa số là truyện hiện đại, ngoài ra có chuyện cổ tích, thần thoại: “Sự tích cây vú sữa; truyện Quả bầu; Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”. Truyện ngụ ngôn:“ Có công mài sắt có ngày nên kim; Kho báu”. Truyện lịch sử: “ Bóp nát quả cam”. Truyện khoa học: “ Gấu trắng là chúa tò mò”. Truyện vui cười: “ Há miệng chờ sung; Mua kính ; Đi chợ,” Trong văn bản là thơ cũng phong phú đa dạng: có thơ 3 chữ “ Tiếng chổi tre”, có thơ 4 chữ “Thương ông; Đàn gà mới nở ; Lượm; Cái trống trường em;”, có thơ 5 chữ “ Ngày hôm qua đâu rồi; Gọi bạn; Cô giáo lớp emCó thơ lục bát “ Mẹ; Cây dừa; Cháu nhớ Bác Hồ; ”. Có song thất lục bát, có vè dân gian “ Vè chim,”. Có dạng thông tin quảng cáo “Bản tin thời tiết; Bạn có biết?,”
Mỗi tuần có 3 bài Tập đọc. Bài đầu tiên dạy trong 2 tiết. Hai bài sau dạy 1 bài, còn 1 bài sẽ luyện đọc lồng ghép khi ôn giữa kì và cuối kì. Hiện tượng đa hoá các loại văn bản trong các bài tập đọc lớp 2 vừa để giải trí vừa có tác dụng luyện tư duy và phong cách sống vui tươi, lạc quan cho các em, cung cấp cho các em một số kiến thức và kĩ năng cần thiết trong đời sống, bước đầu xác lập mối quan hệ giữa học với hành, giữa nhà trường và xã hội, điều đó sẽ đòi hỏi người giáo viên dạy lớp 2 cũng cần mở rộng tầm nhìn của bản thân, luôn tự nghiên cứu học hỏi để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của chương trình mới. Mặt khác để học sinh đọc đúng, đọc hay, đọc hiểu tất cả các loại văn bản nói trên thì giáo viên bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng bài học. Dạy đọc cho học sinh là chúng ta phải dạy cho các em cách đọc khác nhau đối với mỗi loại văn bản. Ở mỗi bài phải có giọng đọc phù hợp với ngữ nghĩa của bài. Đối với những văn bản kể chuyện ngoài yêu cầu đọc đúng, đọc hiểu, muốn đọc hay được, thể hiện được nội dung bài thì cần đọc phân biệt được lời kể với lời các nhân vật, ngắt giọng, nhấn giọng một cách tự nhiên. Lời người dẫn chuyện cần khách quan, lời các nhân vật phải dựa trên tính cách của từng nhân vật trong truyện.
	Ví dụ: Bài “ Có công mài sắt có ngày nên kim”
	Giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc đúng, đọc phân biệt lời kể với lời các nhân vật.
	Lời người dẫn chuyện: Thong thả, chậm rãi.
	Lời cậu bé: Tò mò, ngạc nhiên.
	Lời bà cụ: Ôn tồn, hiền hậu.
	Khi đọc bài: “Bạn của Nai Nhỏ” cần đọc đúng và đọc lời Nai Nhỏ hồn nhiên, ngây thơ, lời của cha Nai Nhỏ lúc đầu lo ngại, sau vui vẻ hài lòng.
	Đối với truyện vui: “Mít làm thơ ; Đi chợ;” cần thể hiện rõ sự gây cười của văn bản.
	Khi gặp những bài thơ để học sinh đọc hay giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc đúng nhịp điệu bài thơ, biết ngắt đúng nhịp thơ.
	Ví dụ: Đọc bài “ Ngày hôm qua đâu rồi?” cần đọc giọng chậm rãi, tình cảm trìu mến. Câu hỏi “Ngày hôm qua đâu rồi?” đọc với giọng ngạc nhiên, ngắt đúng nhịp thơ tự nhiên:
	Ra ngoài sân / hỏi bố //
	Xoa đầu em, // bố cười //
	Để học sinh đọc tốt các bài đọc là văn bản thông thường giáo viên cần lưu ý:
	+ Cho học sinh trực quan văn bản thật trong cuộc sống “phóng to ra “ 
Ví dụ: Dạy các bài: “ Nội quy đảo khỉ”; “ Thời khoá biểu”; “Quyển sổ liên lạc”, cần cho học sinh nhìn tận mắt những văn bản ấy đang được dùng trong cuộc sống.
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc to, rõ ràng, rành mạch từng con số, từng mục, từng dòng, ngắt nghỉ hơi đúng, hợp lí sau từng cột, từng dòng.
Ví dụ: Khi dạy bài “ Mục lục sách” giáo viên luyện đọc cho học sinh đọc đúng một văn bản có tính liệt kê, biết ngắt và chuyển giọng khi đọc tên tác giả, tên truyện trong mục lục.
Một: // Quang Dũng // Mùa quả cọ // - Trang 7
	Hai: // Phạm Đức // Hương đồng cỏ nội //- trang 28
	+ Giáo viên tập cho học sinh biết cách nhìn, đọc vào những mục cần thiết trong văn bản do nhu cầu tức thời cần thiết tìm hiểu nào đó.
Ví dụ: Giáo viên hỏi: Truyện “ Người thầy cũ” ở trang nào?
	Học sinh tìm nhanh tên bài theo mục lục “ Trang 52 “
	+ Thực hành ngay sau khi học một văn bản thông thường có kĩ năng sử dụng trong đời sống, nói, viết.
	+Thường xuyên tạo tình huống vận dụng các kĩ năng đã học trong sinh hoạt, trong học tập.
4- Kết hợp nhiều hình thức luyện đọc trong mỗi tiết học
Luyện đọc là trọng tâm của mỗi tiết Tập đọc. Yêu cầu đối với học sinh lớp 2 không chỉ là đọc đúng mà học sinh phải biết đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc hiểu, đọc hay. Vì vậy trong mỗi tiết Tập đọc sau khi giáo viên đọc mẫu thì yêu cầu các em đọc nối tiếp nhau từng câu một, từng đoạn một. Quá trình đó vừa luyện đọc thành tiếng, vừa luyện đọc thầm và rèn luyện kĩ năng nhận xét, đánh giá bạn đọc. Từ đó học sinh tự phát hiện ra những từ khó,câu khó. Khi đó người giáo viên cần “ biết nghe học sinh đọc” để có cách dạy thích hợp tới từng học sinh khi đọc cá nhân.
Ví dụ: Khi dạy bài “ Voi nhà” có học sinh đọc sai:
	Quặp chặt	-	Cặp chặt
	 Huơ vòi 	- 	Hơ vòi
	Lúc lắc 	-	Núc nắc
	Giáo viên cần kiên trì sửa chữa lỗi sai cho học sinh. Nghe từng học sinh đọc, nghe học sinh nhận xét, đánh giá bạn đọc giáo viên còn phải biết cách gợi ý để học sinh nhận thức đúng chỗ “ được”, chỗ “ chưa được” của bạn hoặc để bản thân học vừa đọc vừa tự rút kinh nghiệm và đọc tốt hơn. Giáo viên phải xử lí kịp thời “ những thông tin ngược”, tình huống mà học sinh đọc sai để kịp thời uốn nắn. Có thể giáo viên đọc mẫu lại và nêu lại được cách học. Đối với những câu văn dài giáo viên luyện cho học sinh biết ngắt nhịp, nhấn giọng phù hợp;
Ví dụ: Ở bài “Quả tim khỉ” có các câu sau:
	+ Một con vật da sần sùi,/ dài thượt,/ nhe hàm răng nhọn hoắt như một lưỡi cưa sắc,/ trườn lên bãi cát.// Nó nhìn khỉ bằng cặp mắt ti hí/ với hai hàng nước mắt chảy dài.//	
 Khi dạy giáo viên phải đọc mẫu câu khó, hướng dẫn cách đọc ngắt nhịp và nhấn giọng ở các từ ngữ gạch chân rồi cho học sinh đọc bài.
	Ở lớp 2 ngoài việc dạy các em đọc thành tiếng tốt thì bước đầu giáo viên cũng phải dạy đọc hiểu cho học sinh. Học sinh phải nắm được các thông tin qua các văn bản thông thường như: Tự thuật, Danh sách học sinh, Thời khoá biểu, Nhắn tin, Thời gian biểu, Nội quy Đảo Khỉ, Dự báo thời tiết, Bạn có biết, Qua các văn bản: Mua kính, Há miệng chờ sung, Đi chợ,các em được giải trí và có tiếng cười sảng khoái. Đối với các văn bản miêu tả thì các em phải nắm được cái hay, cái đẹp và tình cảm của tác giả gửi gắm trong văn bản.
	Đối với học sinh lớp 2, do khả năng và vốn sống của các em còn hạn chế nên khi dạy đọc cho học sinh giáo viên cần phân tích văn bản giúp các em từ hiểu nghĩa của bộ phận nhỏ đến nội dung và nghĩa chung của toàn văn bản. Đọc hiểu là một hoạt động có tính quá trình rất rõ, nó gồm nhiều hành động được trải ra theo thời gian. Như vậy dạy đọc hiểu là hình thành những kĩ năng sau:
	+ Nhận diện từ mới, phát hiện từ quan trọng trong văn bản.
	+ Nhận ra các câu khó hiểu, câu quan trọng.
	+ Nhận ra đoạn ý của văn bản.
	+ Quan sát tên bài, tranh để phỏng đoán nội dung.
	+ Phán đoán nội dung dựa vào kiến thức đã có về chủ điểm.
	+ Đánh giá tính hấp dẫn của văn bản.
	+ Liên hệ của cá nhân sau khi tiếp nhận văn bản.
	Để có các kĩ năng trên thì học sinh phải làm rõ được nghĩa của từ, nội dung thông báo của câu, ý chính của đoạn, ý chính của văn bản, mục đích của người viết gửi vào văn bản.
	Đối với văn bản nghệ thuật cần làm cho học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ, hình tượng văn chương làm nên nội dung văn bản.
Ví dụ: Bài “Mục lục sách” yêu cầu học sinh đọc thầm cả bài và giao nhiệm vụ: 
- Tuyển tập này có những truyện nào?
Ví dụ: ở bài “Bàn tay dịu dàng”, yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn1, 2 và cho biết:
- Tìm những từ ngữ cho thấy An rất buồn khi bà mới mất?
Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 3 và cho biết:
- Khi biết An chưa làm bài tập thái độ của thầy thế nào?
Ví dụ: Ở bài “Cây đa quê hương”- để hiểu nội dung bài này học sinh cần hiểu nghĩa của các từ: thời thơ ấu, cổ kính, chót vót, li kì, lững thững, ôm không xuể, hình thù quái lạ,Ngoài các từ này các em còn cần hiểu nghĩa của các câu: “Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể”; “Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh”: Cây đa đã có từ rất lâu đời rồi. “ Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói.”: Âm thanh, hình ảnh đẹp của cây đa.
	Từ đó các em sẽ thấy được ý của đoạn 1 là tả cây đa quê hương to, sống đã nhiều năm. tương tự các em sẽ thấy ý của đoạn 2 là những cảnh đẹp của quê hương gắn bó với cây đa. Đồng thời học sinh cũng thấy được lòng yêu quê hương của tác giả.
Lưu ý: Người giáo viên khi dạy đọc hiểu cần tôn trọng những cảm xúc, cảm nhận suy nghĩ tuy còn thơ ngây nhưng rất riêng của học sinh. Không nên gò ép các em hiểu theo cách duy nhất hoặc nói theo lời lẽ của giáo viên. Không máy móc yêu cầu học sinh phải đưa ra theo đúng đáp án của giáo viên “ có ở sách giáo viên”. Người giáo viên cần tôn trọng cái riêng của học sinh. Trong giờ học giáo viên nên có những bài tập yêu cầu học sinh nêu các từ ngữ, hình ảnh, câu, đoạn mà mình thích và cho các em tập giải thích vì sao mình lại thích những từ ngữ, hình ảnh, câu đoạn đó. Khi dạy đọc hiểu người giáo viên cần tính đến đặc điểm nhận thức, vốn sống của học sinh mình để tìm ra phương án dạy tối ưu nhất. Nhìn chung các em dễ dàng hiểu những gì thật tường minh, rạch ròi, các em khó liên kết các sự vật, tình tiết trong bài. Điều này người giáo viên cần có cách giúp đỡ học sịnh.
	Đối với những bài có yêu cầu học thuộc lòng giáo viên giúp học sinh đọc thuộc lòng tại lớp bằng nhiều cách. Ví dụ: Giáo viên ghi bảng một số từ làm “ điểm tựa” giúp học sinh nhớ và học thuộc lòng sau đó xoá dần và xoá toàn bộ các điểm tựa.
	Luyện đọc lại là luyện đọc nâng cao được thực hiện sau khi học sinh đã nắm được nội dung bài đọc. Giáo viên cho học sinh thi đọc lại giữa cả nhân, thi đọc thuộc lòng, thi đọc phân vai giữa các nhóm “đối với những bài đọc là chuyện kể “. Từ đó luyện cho học sinh đọc trôi chảy, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, bước đầu thể hiện được giọng điệu của từng nhân vật và tình cảm của người viết tạo tiền đề để học sinh học tốt tiết kể chuyện trong tuần.
	Như vậy qua mỗi bài tập đọc giáo viên đồng thời rèn cho học sinh nhiều kĩ năng dưới nhiều hình thức: đọc từng câu, đọc từng đoạn, đọc cả bài, đọc cá nhân, đọc trong nhóm, đọc phân vai. Do đó học sinh được luyện tập kĩ lưỡng với nhiều vòng hoạt động “ 100% học sinh trong lớp được tham gia đọc” từ đó phát triển kĩ năng đọc “ đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc hiểu, đọc hay”, nghe và nói cho học sinh một cách hiệu quả mà giờ học lại nhẹ nhàng tránh sự nhàm chán. Từ đó phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình luyện tập. Đặc biệt sự đổi mới phương pháp dạy tập đọc còn được thể hiện ở quy trình dạy. Phần luyện tập đọc tiến hành trước phần tìm hiểu bài vừa để giúp học sinh luyện đọc nhiều, đọc đúng rồi sẽ hiểu tránh tình trạng giáo viên quá say sưa hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài đến mức lấn át phần luyện đọc.
5- Tạo hứng thú trong mỗi giờ Tập đọc.
	Khi dạy Tập đọc thì đồ dùng dạy học có vai trò tương đối lớn. Với tranh, ảnh ta có thể tạo ra cho trẻ hứng thú học bài, hiểu từ một cách dễ dàng nhất.
	Để gây hứng thú học tập và củng cố kiến thức kĩ năng cho học sinh giáo viên cần biết kết hợp, tổ chức các trò chơi trong giờ Tập đọc ở cuối mỗi tiết học hoặc những giờ bổ sung buổi chiều
Ví dụ: Trò chơi: Thi đọc tiếp sức.
	 Trò chơi: Tìm ra câu trả lời nhanh.
 Trò chơi: Thi đọc phân vai.
 Trò chơi: Thi đọc đúng, đọc hay, đọc hiểu.
 Thường xuyên thi đọc giữa 3 em đọc yếu. Động viên, thưởng kẹo cho các em đọc tiến bộ. Khen ngợi các em đọc đúng, đọc to, rõ ràng toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
Qua mỗi giờ học mà chơi, chơi mà học tôi thấy học sinh say mê học tập hơn, các em thi đua nhau, cố gắng luyện đọc hơn bao giờ hết.
6- Dạy đọc đúng ở tất cả các môn học
	Để các em đọc tốt thì người giáo viên không chỉ cần dạy đọc trong giờ Tập đọc mà cần giúp đỡ, luyện đọc cho các em ở tất cả các giờ học khác cũng như những lúc giao tiếp với học sinh. Vì phân môn Tập đọc nói riêng, môn Tiếng Việt nói chung là công cụ để các em học tập các môn học khác. Ngược lại các môn học khác lại củng cố kiến thức môn Tập đọc. Các môn học có quan hệ mật thiết với nhau tác động hỗ trợ lẫn nhau. Trong giờ kể chuyện học sinh được kể lại câu chuyện đã học ở giờ Tập đọc. Để kể được câu ch

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_p.doc
Giáo án liên quan