Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp cải tạo môi trường vui chơi ngoài lớp học cho trẻ trường Mầm non 1/6 Nậm Lầu
Kết quả bảng khảo sát trên trẻ cho thấy kết quả đạt còn thấp, yêu cầu đặt ra với bản thân tôi là phải cải tạo môi trường một cách cấp bách, nhằm mang lại không gian mới, một không gian hoàn toàn khác lạ, đẹp mắt cho trẻ, một môi trường hoạt động phong phú sẽ góp phần vào việc tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi của trẻ được đa dạng hơn, phong phú hơn.
Bản thân tôi là Phó bí thư chi bộ cũng là một Phó hiệu trưởng nhà trường phụ trách chuyên môn tôi đã bắt tay vào việc tham mưu, chỉ đạo, đốc thúc toàn thể cán bộ giáo viên trong nhà trường cùng tham gia thực hiện.
Chính vì vậy mà tôi mạnh dạn chọn sáng kiến kinh nghiệm “Giải pháp cải tạo môi trường vui chơi ngoài lớp học cho trẻ tại Trường Mầm non 1/6 Nậm Lầu – Huyện Thuận Châu – Tỉnh Sơn La”.
y). Xác định được điều đó bản thân tôi thường tranh thủ đến các trường để tham quan học tập kinh nghiệm, sau mỗi lần đi tham quan học tập tôi quan sát, quay phim, chụp ảnhvề mô hình ở các trường lưu lại làm tài liệu tích lũy, trao đổi kinh nghiệm về công tác tham mưu ở đơn vị bạn để bổ sung kiến thức cho bản thân. Hình ảnh: Môi trường khu vận động và hoạt động làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo của cán bộ giáo viên của Trường MN Hoa Hồng Chiềng Ly – huyện Thuận Châu – Tỉnh Sơn La Hình ảnh: Khuân viên ngoài trời của Trường Mầm non Họa Mi Chiềng Pấc – Huyện Thuận Châu – Tỉnh Sơn La Ngoài ra tôi còn tham khảo trên internet về một số hình ảnh về môi trường và cách sắp xếp môi trường ngoài trờiSau đó lựa chọn những nội dung có thể thực hiện được với điều kiện thực tế nhà trường, báo cáo ý tưởng với Ban giám hiệu nhà trường đưa ra những ưu nhược điểm khi tiến hành thực hiện sau đó thống nhất lấy ý kiến chung của tập thể nhà trường mới tiến hành thực hiện. Hình ảnh: Khuân viên ngoài trời trường mầm non (Sưu tầm trên internet) * Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch, bố trí các khu vực cải tạo khuân viên. Để thực hiện và hoàn thành công việc đầu tiên là sức mạnh đoàn kết nội bộ trong tập thể nhà trường. Chính vì thế tôi tham mưu với ban giám hiệu nha trường bàn bạc kĩ lưỡng, trao đổi chi tiết, cụ thể nội dung cần thực hiện. Để thống nhất trước hết đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên trong nhà trường phải làm tốt công tác tuyên truyền xây dựng khuân viên xanh - sạch - đẹp trong trường mầm non là hết sức quan trọng. Giúp cán bộ giáo viên nhân viên trong nhà trường cũng như phụ huynh hiểu về cái đẹp, biết cảm nhận nhu cầu về cái đẹp từ đó khai thác cái đẹp phù hợp với sự phát triển tâm sinh lí của trẻ mầm non. Để thực hiên được điều đó chúng tôi tổ chức cuộc họp mở rộng gồm đại diện các tổ chức trong nhà trường như: Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên, các tổ khối, ban đại diện cha mẹ học sinh,. Triển khai kế hoạch, phân công cụ thể nhiệm cụ cho từng bộ phận để thực hiện xuyên suốt trong năm. Sau khi bàn bạc thông nhất chúng tôi xây dựng dự kiến công trình khuân viên, lập kế hoạch dự kinh phí và phân công thực hiện theo cách thức sau: Tôi là người trực tiếp thực hiện sang kiến đồng thời là phó bí thư chi bộ tôi cùng Hiệu trưởng nhà trường thực hiện công việc tham mưu với UBND xã, các đoàn thể chính trị xã hội, các nhà hảo tâm các mạnh thường quân, để xin kinh phí cho công trình. Công đoàn: chỉ đạo làm nhiệm vụ san lấp mặt bằng Chi đoàn: Có trách nghiệm vận chuyển đất đá, vật liệu khi có nhu cầu Các tổ khối: Có nhiệm vụ phát động giáo viên, phụ huynh sưu tầm nguyên vật liệu, cây cảnh cây hoa để trồng và chăm sóc. Với vai trò trách nghiệm là người trong ban chỉ đạo tôi là người có ý tưởng xây dựng sáng kiến nên phải là người chủ động nhất, thường xuyên theo dõi bám sát, trực tiếp thực hiện cùng mọi người nhằm kịp thời phát hiện, điều chỉnh những chi tiết không hợp lý. Hình ảnh: Đoàn thanh niên, phụ huynh, đội tình nguyện đang san lấp mặt bằng và bố trí sắp xếp các khu vực * Bố trí sắp xếp các khu vực khuân viên. Để khuân viên được hợp lý, thẩm mĩ, trẻ dễ hoạt động trong khuân viên tôi cùng ban chỉ đạo tổ chức khảo sát thực tế diện tích quy hoạch khuôn viên nhà trường, thiết kế chỉnh sửa hoàn thiện bản vẽ sao cho phù hợp với điều kiện thực tế nhà trường, phù hợp với địa phương, phù hợp với đặc thù của môi trường hoạt động trẻ để xây dựng cảnh quan nhà trường vừa đẹp, vừa có chất lượng, ít tốn kém kinh phí, bàn bạc kỹ lưỡng nên trồng các loại cây gì? Hoa gì? Để phù hợp với điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhưng phải vừa đẹp cho trẻ học và chơi mang tính chất lâu dài ít tôn kém về kinh phí Với diện tích rộng tôi có thể bố trí đơn giản với đầy đủ các hạng mục nhưng với khuôn viên hẹp thì tôi phải tính toán tận dụng không gian cho từng khu vực để cải tạo như: bồn hoa có thể tận dụng xây ở trước hành lang lớp học, góc sân, gốc cây, góc ngoài lớp hoặc những nơi gỡ bỏ chưa được cải tạo không được đẹp mắt hoặc ảnh hưởng đến tính mạng trẻ. Vườn cổ tích sắp xếp ở góc sân nơi ít hoạt động nhất, bộ đồ chơi ngoài trời đặt ở noi thuận tiện tránh những nơi nguy hiểm, tránh nơi trươn trượt, khoảng không gian để cho trẻ chơi các trò chơi vận động là nơi bằng phẳng, rộng hơn các vị trí khác để trẻ thoải mái vận động, trông các loại hoa, cây xanh phù hợp với từng vị trí, chỗ ít đất trông các lại hoa theo mùa vì cần phải thường xuyên thay đất, nơi có nhiều đất thì trông nhiều cây cảnh, cỏ Có thể nói việc quy hoạch và thực hiện quy hoạch cho một không gian khuôn viên ở đơn vị vùng cao không đơn giản chút nào. Sẽ phụ thuộc rấtnhiều vào sự linh hoạt, sáng tạo của tập thể nhà trường sao cho phù hợp. * Giải pháp 3: Tham mưu, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực. Để thực hiện kế hoạch có hiệu quả với một nơi có điều kiện đặc biệt khó khăn như xã Nậm Lầu là vô cùng nan giải vì vậy cần phải thực hiện trong thời gian dài, phải có sự kết hợp hài hòa giữa nhà trường với chính quyền địa phương, nhân dân, các tổ chức chính trị xã hôi, các nhà hảo tâm, đặc biệt là các bậc phụ huynh. Tuy nhiên không phải nói là làm được ngay trong một sớm một chiều, không phải lúc nào cũng có ngân sách, tổ chức hay nhà hảo tâm nào cũng quan tâm đến giáo dục mầm non, không phải ai cũng hiểu và nhận thức của tầm quan trọng của việc tạo môi trường ngoài lớp học ở trường mầm non là cần thiết xác định được việc tham mưu không phải cho riêng ai, không phải cho cá nhân mình mà cho một tập thể mà tập tập thể đó lại là một tập thể đặc biệt, một tập thể trong độ tuổi cần được bao bọc, dạy dỗ và cần được đầu tư nhất. Chính vì thế chúng tôi mặc dù đã được phân công cụ thể mỗi người một việc nhưng vẫn ý thức trách nghiệm chung, ai cũng chủ động đứng ra tham mưu và huy dộng các lực lượng tham gia để tạo vốn Với tâm huyết của các cô giáo viên mầm non chúng tôi thực hiện tham mưu bằng nhiều hình thức. Ngay từ đầu năm học chúng tôi đã xoáy sâu nội dung cải tạo môi trường ngoài lớp học cho trẻ mầm non, trong hội nghị công chức viên chức đầu năm chúng tôi đưa nội dung cải tạo môi trường ra bàn bạc trước hội nghị, cho lãnh đạo nắm được trọng tâm trong năm, nắm được lộ trình xây dựng chuẩn quốc gia giai đoạn 2021-2022 nhà trường còn nhằm tạo dấu ấn để mọi người có trách nghiệm hơn. Ban giám hiệu nhà trường cũng thường xuyên đề xuất trong các cuộc họp quan trọng, họp mở rộng của ủy ban nhân dân xã Nhà trường thường xuyên mời các ban nghành lãnh đạo địa phương tới dự các buổi tổ chức ngày lễ: khai giảng, sơ kết, tổng kết, các lễ hội, hội thi trong năm nhằm vừa báo cáo thành tích vừa thực hiện công tác tham mưu. Đây cũng là cơ hội được giao lưu, chia sẻ trò truyện, gây ấn tượng tình cảm và lòng tin với các ban ngành đoàn thể chính quyền địa phương, đồng thời đặt mối quan hệ xin ý kiến tư vấn, tham mưu, xin kinh phí xây dựng khuân viên ngoài lớp học cho trẻ vui chơi. Không những tham mưu với chính quyền địa phương chúng tôi không thể bỏ qua lực lượng nòng cốt là hội cha mẹ học sinh, phụ huynh toàn trường giúp chúng tôi được nhiều trong công việc, kêu gọi nhân dân đóng góp tiền, công sức lao động, tặng hoa cây cảnh, san đất cho khuân viên nhà trường. Nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất nói chung và xây dựng khuân viên cảnh quan môi trường nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non việc xây dựng khuân viên có ý nghĩa trực tiếp với tổ chức hoạt động học tập vui chơi của trẻ, khi thay đổi môi trường hoạt động trong lớp bằng hoạt động môi trường ngoài trời giúp trẻ được thay dổi không khí với môi trường mới lạ, trẻ sẽ được hoạt dộng thoải mái tự do với hoa lá cỏ cây Xây dựng khuôn viên cảnh quan môi trường, xanh - sạch - đẹp cũng nằm trong tiêu chí xây dựng trường chuẩn quốc gia và tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Xây dựng môi trường ngoài lớp học trong trường mầm non cũng là góp phần xây dựng cảnh quan văn hóa của nông thôn ngày càng thêm đẹp, thêm xanh, tạo một khung cảnh than thiện mà cả xã hội đang hướng tới. Để vượt qua khó khan đó đạt được mục đích cho mình đòi hỏi ngời cán bộ quản lý phải có sự quyết tâm, long nhiệt tình, say mê, chịu khó, ngoài nhưng kiến thức mình có được phải học hỏi những kinh nghiệm các trường bạn để hoàn thành tốt công việc của mình. Đồng thời người cán bộ quản lý phải biết tham mưu tới các cấp lãnh đạo địa phương tham mưu các ban nhành đoàn thể, các chức trong xã hội và cộng đồng dân cư trong xã tác động, thuyết phục để họ thấu hiểu và thông cảm cho môi trường hoạt động của trường mầm non và sự câng thiết phải xây dựng khuôn viên đẹp để giáo dục cho trẻ nhỏ. Ngoài các lực lượng trên chúng tôi còn liên hệ, đề xuất với các nhà hảo tâm, doanh nhân các công ty đang hoạt động trên địa bàn , đặc biệt trong đó có ngân hàng SHB chi nhánh sơn la, chúng tôi tận dụng khai thác để trong khả năng của mình. Chúng tôi thường tạo cơ hội để được gặp gỡ với các lãnh đạo công ty, tiếp xúc gây sự chú ý và cảm tình những người phụ trách từng mảng của công ty, tiếp xúc gây sụ chú ý và lấy cảm tình với những người phụ trách từng mảng của công ty. Vì vậy trong những năm qua đã thu được kết quả đáng kể như đầu tư chi phí xây dựng cơ sở vật chất lớp học, trang thiết bị đồ dùng, tôn tạo khuôn viên cho nhà trường. Tận dụng sự lớn mạnh của Đoàn thanh niên Trường cao đẳng văn hóa du lịch bộ văn hóa du lịch và thể thao ủng hộ về việc làm khu vui chơi mi ni ngoài trời, xây bồn hoa, xin hỗ trợ cây cảnh và trồng cây xanh cho khu trung tâm dồng thời xin ủng hộ kinh phí, vật chất xây dựng khuôn viên, hệ thống cống rãnh, mua sắm đò dùng đồ chơi ngoài trời. Ngoài ra nhà trường huy động phụ huynh học sinh đóng góp các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương, cùng thực hiện thiết kế các đồ dùng đồ chơi ngoài trời đẻ làm góc vận động ở các nhóm lớp khu lẻ để trẻ chơi vận động Hình ảnh: Ngân hàng SHB chi nhánh Sơn La và Chi nhánh VIETTEL Thuận Châu tặng quà cho nhà trường (tháng 9/2019) Hình ảnh: Bộ văn hóa thể thao & du lịch và Đoàn thanh niên tỉnh Sơn La tặng quà cho nhà trường (tháng 12/2019) Hình ảnh: Đội tình nguyện đoàn thanh niên trường cao đẳng văn hóa du lịch Hà Nội đến tặng quà và giúp đỡ nhà trường hoàn thiện khu vui chơi(tháng 12/2019) * Giải pháp 4: Thực hiện giám sát, chỉ đạo thực hiện xây dựng khuôn viên Muốn hoàn thành công việc xây dựng khuôn viên ngoài các công việc trên nhà trường có ban thanh tra, kiểm tra, giám sát công trình chặt chẽ. Phân công giám sát chéo lẫn nhau và đề xuất phải có trách nhiệm như nhau, không ỉ lại hoặc bỏ qua bất kể yếu tố nhỏ nào. Nhằm tạo sự đầu mối liên quan chặt chẽ với nhau để mang lại sự tiết kiệm và hiệu quả.Đồng thời cần thể hiện sự công khai trong chi tiêu tiền bạc. Để làm được điều đó trong ban giám sát cần cơ cấu đủ thành phần ngoài các cán bộ lãnh đạo địa phương còn có giáo viên trong nhà trường, đại diện phụ huynh Trong đó trách nhiệm lớn phải thuộc về cán bộ giáo viên trong nhà trường. Đòi hỏi mỗi cán bộ giáo viên phải có trách nhiệm giám sát theo dõi về kinh tế, ngày công, nguyên vật liệu trong khi công trình đang thi công, Riêng tôi ngoài việc chỉ đạo giám sát về công tác chuyên môn theo đúng thiết kế, đúng lộ trình, đúng kế hoạch, toi còn trực tiếp giám sát theo dõi các bác thợ làm để có ý kiến chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp, đẹp mắt.Việc giám sát tài chính giá cả hợp lý và đánh giá kịp thời sẽ giúp nhà trường tiết kiệm được tiền, nguyên vật liệu, công sức lao động và thực hiện được ý đồ thiết kế. Cũng thông qua việc này để theo dõi, nắm bắt các cán bộ giáo viên có trách nhiệm làm tốt công việc theo dõi đưa vào tiêu chí thi đua trong năm có khen thưởng, động viên và kịp thời chấn chỉnh. Như vậy tất cả mọi ngày công, nguyên vật liệu xây dựng, tiền công, giá cả đều do các cô trong nhà trường và các bậc phụ huynh theo dõi, giám sát. Tất cả đều thể hiện sự công khai, rõ rang, rành mạch tránh được những hiểu biết sai lầm trong trang trải chi phí Hình ảnh: Cán bộ giáo viên, nhân viên và phụ huynh góp nguyên vật liệu sẵn có và cùng cải tạo khu vui chơi ngoài trời * Giải pháp 5: Hoàn thiện khuân viên thử nghiệm cho trẻ thực hành trải nghiệm, khám phá qua các hoạt động. Sau khi hoàn thiện khuân viên, tôi tổ chức cho đưa vào sử dụng. Chỉ đạo giáo viên tang cường lồng ghép tích hợp các hoạt động giáo dục bảo vệ khuôn viên môi trường xanh sạch đẹp vào các chủ đề, hoạt dộng giáo dục. Đưa nội dung giáo dục bảo vệ khuôn viên môi trường vào hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, tăng cường công tác giáo dục bảo vệ khuôn viên môi trường xanh - sạch - đẹp trong trường mầm non để giáo viên thấy được vai trog và tầm quan trọng của bảo vệ khuôn viên môi trường xanh - sạch - đẹp và giáo dục bảo vệ môi trường. Tăng cường quản lý chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch và thực hiện đưa các nội dung giáo dục chăm sóc vườn thiên nhiên và bảo vệ môi trường, bảo vệ vườn thiên nhiên lồng ghép vào các chủ đề: Chủ đề thế giới thực vật cho trẻ làm quen với các loại cây xanh trong khu vườn cổ tích, cho trẻ được dạo chơi tham quan, trẻ được quan sát cảnh quan khuôn viên xung quanh trường, quan sát các loại cây cảnh , đồ chơi ngoài trời, Vận dụng linh hoạt vừa đảm bảo nội dung giáo dục theo chủ đề vừa tuyên truyền về mội dung bảo vệ môi trường, lồng ghép,tích hợp vào các hoạt động giáo dục. Lồng ghép nội dung “Con người và môi trường xung quanh” vào các chủ đề: Trường mầm non, gia đình. Khi thực hiện chủ đề này tôi gợi ý giáo viên lồng vào nội dung ” Con người và môi trường xung quanh” dạy trẻ hiểu được môi trường trong trường mầm non về môi trường xung quanh của trẻ, trường, lớp, gia đình, nhà, sân... Có thể giáo dục bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp thông qua các hoạt động hàng ngày của trẻ. Đây cũng là một biện pháp hết sức cần thiết do đặc điểm trí nhớ của trẻ chưa bên vững nên cần củng cố, mọi lúc, mọi nơi. Cô giáo gữi vai trò chủ đạo trong việc lồng ghép nội dung tích hợp để khắc sâu kiến thức cho trẻ, thường xuyên rèn luyện thói quen và ý thức trong việc bảo vệ, chăm sóc cây, hoa, rau trong vườn trường. Thông qua hoạt động học tập: Nhằm hình thành ý thức và thói quen cho trẻ về bảo vệ cây xanh bảo vệ môi trường trong tất cả các hoạt động nhất là các hoạt động khoa học nhằm giúp trẻ hiểu biết về môi trường xung quanh, giáo viên phải linh hoạt vận dụng, lồng ghép nội dung về môi trường để giáo dục trẻ sau những giờ học tập trên lớp, đầu óc căng thẳng không khí ngột ngạt cảm giác mệt nhọc của cô và trẻ thì giờ hoạt động ngoài trời lại là một hoạt động có ý ngĩa quan trọng cho cô và trẻ: Giờ hoạt động ngoài trời cho trẻ làm quen với cây vú sữa trong sân trường. Trẻ được quan sát cây thực tế, được cầm nắm trẻ biết vỏ cây sần sùi, trẻ biến cây to có bóng mát cho trẻ ngồi và trên cây có nhiều lá, trẻ biết được lợi ích của của cây xanh đối với lợi ích của con người. Trẻ được vui chơi thoải mái, được hít thở không khí trong lành, được hưởng những cơn gió mát thổi nhè nhẹ, trẻ phát hiện ra những điều kỳ diệu của môi trường thiên nhiên về các loại cây khác nhau về thế giới tự nhiên ung quanh trẻ. Thông qua các hoạt động dạo chơi tham quan: Ngoài việc lồng ghép nội dung giáo dụng bảo vệ khuôn viên môi trường xanh sạch đẹp trong tiết học, tôi còn chỉ đạo giáo viên đưa nội dung này vào các hoạt động dạo chơi, tham quan ở bên ngoài trường học: Cho trẻ quan sát các loại cây , hoa Giáo viên cung cấp cho trẻ biết một số các loài cây như lấy gỗ, cây bóng mát, cây chặn nước giáo viên cho trẻ biết lợi ích của từng loại cây đối với đời sống con người. Ngoài ra cây còn sản sinh ra ô xy, làm sạch không khí, Trồng cây sẽ góp phần cải thiện môi trường . Giúp trẻ thấy được các lợi ích của cây xanh, cảm nhận được vẻ đẹp, sức sống của cây xanh . Từ đó giáo dục trẻ yêu cây xanh, mong muốn trồng được nhiều cây xanh, có ý thức bảo vệ cây, tạo môi tương xanh - sạch - đẹp. Thông qua hoạt động trẻ được quan sát thực tế, được trải nghiệm để lĩnh hội tri thức mới. Tổ chức các hoạt động vui chơi: Đối với hoạt động vui chơi của trẻ ở trường mầm non, lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ rất thuận lợi giáo viên có thể tổ chức cho trẻ bằng nhiều hình thức chơi: Tự vẽ vườn cây, vườn hoa,chơi tô mầu hành vi đúng, Góc chơi khám phá khoa học cho trẻ chơi gieo hạt, trồng các loại cây, quan sát sự nảy mầm của hạt; góc học tập chơi trò chơi đoán cây qua lá,thông qua các trò chơi giúp trẻ hiểu biết về việc làm đúng, khích thích trẻ tích cực tham gia vào việc gìn giữ và bảo vệ môi trường . Qua đó trẻ biết chăm sóc cây và bảo vệ cây, biến quý trọng công sức và sản phẩm lao động thông qua hoạt động này giáo viên bồi dưỡng cho trẻ tình cảm, cảm xúc, tình yêu của trẻ đối với cây xanh, môi trường sống trong lành, sạch sẽ góp phần tạo cuộc sống tươi đẹp. Hoạt động lao động: Cô giáo hướng dẫn cho trẻ các hoạt động nhẹ nhàng và phù hợp với lứa tuổi của trẻ trong các giờ dạo chơi tham quan, giờ hoạt động ngoài trời giờ đón trẻ. Cô cho trẻ nhổ cỏ, tưới cây,nhặt lá, bắt sâu giúp cây mau lớn cho ta hiều hoa thơm, quả ngọt. trẻ được hoạt động trong môi trường rộng rãi thoáng mát, không khí trong lành, trong khi lao động trẻ được tập làm những việc của người lớn và phản ánh những công việc của người lớn, trẻ thoa mãn nhu cầu lao động và hình thành thói quen cho trẻ ngay từ thủa còn thơ. Như vậy thông qua hoạt động hàng ngày của trẻ tôi chỉ đạo giáo viên thực hiện nội dung giáo dục bảo vệ khuôn viên môi trường xanh , sạch, đẹp vào các hoạt động, thời điểm trong ngày như đón trả trẻ, học tập, lao động, dạo chơi, tham quan hay các hoạt động vui chơi Tạo được khuôn viên cảnh quan môi trường thành công, thì nhiệm vụ hết sức quan trọng đó là thường xuyên chăm sóc nuôi dưỡng bồn hoa, tia cây, nhổ cỏ, tôn tạo khuôn viên chăm sóc bảo vệ khuôn viên cảnh quan môi trường phải được thường xuyên liên tục trong nhà trường. Ban giám hiệu chúng tôi giao trách nhiệm cụ thể cho từng giáo viên, từng lớp có trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ theo từng khu vực, từng bồn hoa, từng cây cảnh. Phân công cho tổ chức Đoàn thanh niên nhà trường có trách nhiệm hàng tháng thường xuyên thực hiện các công việc sau: Cắt tỉa cây trong khuôn viên nhà trường, thu gom các loại rác thai vào thùng rác, phát bụi dậm xung quanh trường, khơi thông cống ranh, làm cỏ dại dưới gốc cây cảnh trong khuôn viên nhà trường. Giao nhiệm vụ cho cán bộ giáo viên, nhân viên cùng nhà trường tiếp tục tuyên truyền, vận động phụ huyng thu gom nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để thương xuyên tu sửa, cải tạo lại khi bị hư hỏng. Hình ảnh: Khu vườn cổ tích và khu vui chơi ngoài trời sau khi đã được cải tạo (tháng 2/2020) c. Ưu, nhược điểm của giải pháp mới. * Ưu điểm: Sau khi sử sụng các giải pháp trên để cải tạo môi trường cho trẻ vui chơi ngoài lớp học nhìn chung các ban ngành đoàn thể chính quyền địa phương, tổ chức chính trị xã hội, các bậc phụ huynh, cán bộ giáo viên nhân viên đã nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc tạo môi trường cho trẻ học tập vui chơi, nhiệt tình ủng hộ tiền của, công sức, đưa ra nhiều ý tưởng sáng tạo cùng nhà trường tôn tạo lại môi trường xanh – sạch – đẹp, an toàn để giúp trẻ được hoạt động thoải mái, gần gũi với thiên nhiên và hít thở không khí trong lành giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt. Giúp giáo viên thỏa sức sáng tạo lựa chọn các nội dung chăm sóc giáo dục phong phú đa dạng để hướng dẫn trẻ thực hành trải nghiệm các hoạt động. Trẻ tham gia tích cực, thoải mái Nhà trường đã có sự thay đổi lớn về diện mạo xanh hơn, sạch hơn, đẹp hơn. Đảm bảo cao tiêu chí “ Trường học thân thiện học sinh tích cực” * Nhược điểm: Một số đồ dùng, đồ chơi ngoài trời do tự tạo nên tính thẩm mĩ chưa cao 7. Khả năng áp dụng của giải pháp: Nhận thức rõ về tầm quan trọng đó với vai trò là Phó bí thư chi bộ, Phó hiệu trưởng nhà trường phụ trách chuyên môn tôi luôn tìm tòi, sáng tạo, tích cực tham mưu với Hiệu trưởng tạo vốn bằng cách vận động các bậc phụ huynh, các nhà hảo tâm, các ban nghành đoàn thể trong xã, để xây dựng môi trường ngoài lớp học tạo một khuân viên xanh – sạch – đẹp, một môi trường thật thân thiện, đẹp mắt cho trẻ hoạt động. Phạm vi nghiên cứu: Trường Mầm non 1/6 Nậm Lầu – Huyện Thuận châu – Tỉnh Sơn La. Đối tượng nghiên cứu: Biện
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_cai_tao_moi_truong_vui_choi.docx