Sáng kiến kinh nghiệm - Đưa CNTT đến với trường Tiểu học vùng cao đặc biệt khó khăn - Bùi Xuân Yên

hệ thống máy tính của tập thể, nhà trường đã động viên 100% giáo viên ở Trung Tâm nối mạng máy tính cá nhân.

Nhằm giúp giáo viên có thêm kỹ năng và điều kiện truy cập mạng để lấy thông tin, nhà trường đã quy định trong buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, ngoài việc triển khai nội dung sinh hoạt, tổ chuyên môn giành thời gian hợp lý để giúp giáo viên truy cập mạng tại phòng Tin học.

Với các khu vực lẻ, nhà trường cùng Công đoàn hỗ trợ thiết bị 3G cho giáo viên phụ trách khu vực, tổ trưởng chuyên môn và động viên giáo viên mua thiết bị 3G để truy cập mạng.

Để triển khai đưa Tin học đến với học sinh vào năm học 2009-2010, năm học 2008-2009 nhà trường đã ưu tiên một phòng kiên cố để làm phòng Tin học, mua sắm bàn ghế. Cuối năm học 2008-2009, nhà trường tổ chức họp và vận động phụ huynh đăng ký cho học sinh học Ngoại ngữ( Anh văn) từ lớp 3 đến lớp 5; học Tin học( lớp 3 đến lớp 5 ở khu vực Trung Tâm) vào năm học 2009-2010. Tất cả phụ huynh đã rất phấn khởi và đồng tình ủng hộ. Tháng 8 năm 2009, cùng với hỗ trợ của Phòng GD-ĐT và trang bị thêm của nhà trường, phòng Tin học đã có 12 máy( đủ 2 em/máy).

Năm học 2009-2010: nhà trường đã tổ chức dạy học Ngoại ngữ cho 15 lớp và Tin học cho 6 lớp theo kế hoạch. Đây là thành công bước đầu rất quan trọng đối với nhà trường trong việc thực hiện mục tiêu đưa công nghệ thông tin vào trường học.

 Năm học 2010-2011: nhà trường đã kịp thời nối mạng Internet đến toàn bộ hệ thống máy vi tính phòng Tin học. Ngoài việc dạy học theo chương trình, nhà trường còn tổ chức dạy cho học sinh biết truy cập thông tin, giải Toán qua mạng. Tổ chức thi giải toán qua mạng cho học sinh lớp 5 và chọn học sinh dự thi ở huyện.

 Sau ba năm triển khai kế hoạch, nhà trường đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ.

 

doc7 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Đưa CNTT đến với trường Tiểu học vùng cao đặc biệt khó khăn - Bùi Xuân Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số kinh nghiệm:
Đưa công nghệ thông tin đến với
trường Tiểu học vùng cao đặc biệt khó khăn
ĐẶT VẤN ĐỀ: 
 Trường Tiểu học Quảng Hợp được thành lập ngày 18/8/1999( tách từ trường PTCS Quảng Hợp ), là trường thuộc xã vùng cao đặc biệt khó khăn. Khi tách trường, tuy với 24 lớp học ở 4 khu vực, nhưng chỉ có 15 phòng học(trong đó có 9 phòng học cấp 4 và 6 phòng học tạm), không có phòng chức năng. Bàn ghế học sinh, trang thiết bị dạy học còn tạm bợ và thiếu thốn. 
Nhìn chung: Cơ sở vật chất đang trong tình trạng vừa thiếu lại vừa yếu.
 Trải qua chín năm kiên trì phấn đấu của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh, cùng với sự giúp đỡ của các cấp, các ngành, năm học 2007-2008 nhà trường đã được UBND tỉnh Quảng Bình kiểm tra và cấp Bằng công nhận trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia. 
 	Từ đây, trường Tiểu học Quảng Hợp đã bước sang một giai đoạn mới: giai đoạn vừa củng cố, xây dựng bổ sung vững chắc trường chuẩn quốc gia mức độ 1, vừa tiếp tục triển khai xây dựng theo tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia mức độ 2.
Bước vào Năm học 2008-2009 với chủ đề “Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin”, nhà trường lại đứng trước những khó khăn thử thách mới, cụ thể:
Về cơ sở vật chất: mặc dù trường đạt chuẩn quốc gia, nhưng chưa có trang thiết bị cho phòng Tin học.
Về đội ngũ giáo viên: qua điều tra, chỉ có 6/28 giáo viên biết sử dụng máy vi tính nhưng chưa thành thạo(tỉ lệ: 21,4%). Toàn bộ giáo viên chưa có máy vi tính. Việc bố trí cho giáo viên đi học Tin học tại các cơ sở đào tạo không thể thực hiện được, do trường ở xa các trung tâm bồi dưỡng.
Trước tình hình đó
 Trước tình hình đó, để thực hiện đưa công nghệ thông tin vào nhà trường, Ban giám hiệu đã họp quyết định phương án: Cán bộ quản lý nhà trường trực tiếp tập huấn cho giáo viên. Tổ chức bồi dưỡng giáo viên tại trường và đẩy mạnh công tác tự bồi dưỡng; Về việc thi để lấy chứng chỉ: giáo viên thực hiện trong các kỳ nghỉ hè. Nhà trường phải có giải pháp huy động mọi nguồn lực để mua sắm cơ sở vật chất, tích cực chuẩn bị cho việc triển khai dạy Ngoại ngữ và Tin học vào năm học 2009-2010. 
Để kịp thời có hệ thống máy vi tính, ngoài việc huy động máy sẵn có của nhà trường để cho giáo viên thực hành luân phiên theo tổ chuyên môn, nhà trường còn phối hợp với Công đoàn phát động thi đua trong cán bộ, giáo viên mua máy vi tính cá nhân. Những giáo viên khó khăn thì nhà trường, công đoàn liên hệ với Công ty cho mua với hình thức trả góp. Phương án trên đươc đưa ra Hội đồng sư phạm thảo luận và được tập thể nhất trí 100%. Bên cạnh đó, năm học 2008-2009, nhà trường trích từ nguồn tiền chi thường xuyên để mua 01 máy chiếu đa năng phục vụ cho thực hành ứng dụng công nghệ thông tin. 
Để tổ chức thực hiện kế hoạch, nhà trường đã bố trí bồi dưỡng cho giáo viên theo ba giai đoạn:
 Giai đoạn một: Bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên tại trường(trong tháng 8/2008), nội dung: tập trung hướng dẫn lý thuyết cơ bản, phương pháp sử dụng máy vi tính, soạn thảo văn bản trên Word và Excel.
Giai đoạn hai: Bồi dưỡng kết hợp trong mỗi lần họp Hội đồng sư phạm, tổ chuyên môn và đẩy mạnh công tác tự bồi dưỡng(tháng 9 và 10/2008).
 Nội dung: tập trung hướng dẫn phương pháp soạn bài trên màn hình PowerPoint, phương pháp sử dụng máy chiếu đa năng trong giảng dạy. 
	Giai đoạn ba: Bồi dưỡng truy cập mạng Internet để khai thác thông tin; sử dụng máy chiếu trong các tiết dạy thực tập, thi giáo viên dạy giỏi, kiểm tra toàn diện. 
 	Năm học 2009-2010, nhà trường tiếp tục mua thêm 01 máy chiếu đa năng. Từ đây, việc tổ chức thực tập, hội thi đã có nhiều thuận lợi.
 	Năm học 2010-2011, khi có đường dây VNVT về Trung tâm xã, ngoài việc nối mạng hệ thống máy tính của tập thể, nhà trường đã động viên 100% giáo viên ở Trung Tâm nối mạng máy tính cá nhân. 
Nhằm giúp giáo viên có thêm kỹ năng và điều kiện truy cập mạng để lấy thông tin, nhà trường đã quy định trong buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, ngoài việc triển khai nội dung sinh hoạt, tổ chuyên môn giành thời gian hợp lý để giúp giáo viên truy cập mạng tại phòng Tin học.
Với các khu vực lẻ, nhà trường cùng Công đoàn hỗ trợ thiết bị 3G cho giáo viên phụ trách khu vực, tổ trưởng chuyên môn và động viên giáo viên mua thiết bị 3G để truy cập mạng. 
Để triển khai đưa Tin học đến với học sinh vào năm học 2009-2010, năm học 2008-2009 nhà trường đã ưu tiên một phòng kiên cố để làm phòng Tin học, mua sắm bàn ghế. Cuối năm học 2008-2009, nhà trường tổ chức họp và vận động phụ huynh đăng ký cho học sinh học Ngoại ngữ( Anh văn) từ lớp 3 đến lớp 5; học Tin học( lớp 3 đến lớp 5 ở khu vực Trung Tâm) vào năm học 2009-2010. Tất cả phụ huynh đã rất phấn khởi và đồng tình ủng hộ. Tháng 8 năm 2009, cùng với hỗ trợ của Phòng GD-ĐT và trang bị thêm của nhà trường, phòng Tin học đã có 12 máy( đủ 2 em/máy). 
Năm học 2009-2010: nhà trường đã tổ chức dạy học Ngoại ngữ cho 15 lớp và Tin học cho 6 lớp theo kế hoạch. Đây là thành công bước đầu rất quan trọng đối với nhà trường trong việc thực hiện mục tiêu đưa công nghệ thông tin vào trường học.
 Năm học 2010-2011: nhà trường đã kịp thời nối mạng Internet đến toàn bộ hệ thống máy vi tính phòng Tin học. Ngoài việc dạy học theo chương trình, nhà trường còn tổ chức dạy cho học sinh biết truy cập thông tin, giải Toán qua mạng. Tổ chức thi giải toán qua mạng cho học sinh lớp 5 và chọn học sinh dự thi ở huyện. 
 Sau ba năm triển khai kế hoạch, nhà trường đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ.
Hiện nay, trường đã có 02 máy chiếu đa năng và 22 máy vi tính, ngoài việc trang bị máy vi tính cho cán bộ quản lý và nhân viên làm việc, phòng Tin học, còn trang bị cho Thư viện 3 máy được kết nối mạng Iternet để phục vụ giáo viên, học sinh truy cập thông tin hàng ngày.
Với Giáo viên:
Sau bồi dưỡng, 100% giáo viên được kiểm tra đều đạt yêu cầu trở lên, đến tháng 10 năm 2008 đã có 20/28 giáo viên có máy vi tính. 
 	Đến giữa học kỳ I, năm học 2008-2009 giáo viên đã biết soạn bài trên màn hình PowerPoint, phương pháp sử dụng máy chiếu trong giảng dạy. Có 14 giáo viên đăng ký dự thi giáo viên dạy giỏi cấp trường đã ứng dụng công nghệ thông tin khá thành thạo. Có 27/28 giáo viên có máy vi tính (trừ 01 giáo viên nam đã 58 tuổi). 
Từ học kỳ II năm học 2008-2009 trở đi, tất cả các tiết thực tập, thao giảng, kiểm tra toàn diện ở 4 khu vực, giáo viên đều ứng dụng công nghệ thông tin khá linh hoạt và mang lại hiệu quả thiết thực. Việc chuẩn bị cho các giờ dạy, ngoài những tư liệu, hình ảnh trong sách giáo khoa, giáo viên đã biết khai thác thêm những tư liệu, hình ảnh trên mạng Internet để minh hoạ, vì thế bài dạy vừa sinh động, vừa kích thích được hứng thú của học sinh trong giờ học.
Hiện nay hầu hết giáo viên đã có kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin thành thạo trong soạn, giảng góp phần quan trọng trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Có 14 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường, trong đó có 3 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Giáo viên đã có máy được nối mạng hoặc có thiết bị 3G để truy cập mạng Internet. Số giáo viên có chứng chỉ Tin học là 23/29 người, đạt tỉ lệ: 79,3%, tăng so với năm học 2007-2008 là 17 người.
 Với Học sinh: 
 	Trong các giờ dạy có ứng dụng công nghệ thông tin, học sinh rất hứng thú, tích cực hoạt động, tính chủ động và sáng tạo được phát huy cao độ, kết quả giờ học được nâng lên rõ rệt.
Về kết quả môn Tin học: Tuy mới triển khai dạy hai năm học, song đã mang lại kết quả khá tốt: 100% học sinh đạt trung bình trở lên, tỉ lệ khá và giỏi đạt trên 65%. 
Năm học 2010-2011: Nhà trường đã tổ chức dạy và bồi dưỡng giải Toán qua mạng Internet cho học sinh lớp 5. Kết quả đã có 2/2 em dự thi đạt giải cấp huyện (01 giải nhất, 01 giải khuyến khích) trong kỳ thi giải Toán qua mạng Internet, có 01 em được chọn vào đội tuyển của huyện để dự thi ở tỉnh. 
Năm học 2011-2012: Nhà trường triển khai bồi dưỡng học sinh lớp 5 thi Tiếng Anh qua mạng Internet: kết quả có 01 em đạt giải khuyến khích cấp huyện; Thi gi ải Toán qua mạng Internet: có 02 em đạt học sinh giỏi cấp huyện. 
Với cán bộ quản lý và nhân viên:
Việc đưa công nghệ thông tin vào nhà trường đã giúp cho việc đổi mới quản lý được thuận lợi, nhất là công tác thông tin giữa các cơ quan cấp trên với nhà trường, giữa cán bộ quản lý với giáo viên, nhân viên đảm bảo kịp thời. 
Việc triển khai các văn bản, chỉ thị, nhà trường thông báo cho giáo viên tự truy cập, in ấn làm tư liệu riêng để nghiên cứu trước khi nhà trường tổ chức học tập. 
 Có được những kết quả trên là nhờ sự vượt khó, sáng tạo và tự tin của tập thể cán bộ quản lý, giáo viên trong nhà trường, cùng với sự giúp đỡ của UBND huyện, Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện, Phòng GD-ĐT Quảng Trạch và Ban dự án Srem của Sở GD-ĐT Quảng Bình. 
Trong phong trào đưa công nghệ thông tin vào trường học, có nhiều cá nhân tiêu biểu như thầy Võ Xuân Nghi, thầy Nguyễn Đình Sơn là hai Phó hiệu trưởng nhiệt tình, tận tâm, có trách nhiệm cao trong công tác bồi dưỡng giáo viên; đặc biệt có thầy Trần Công Trang là giáo viên dạy Tin học đã có nhiều đóng góp trong dạy học và bồi dưỡng học sinh giải Toán qua mạng; cô Lê Thị Ngọc Châu và cô Đàm Thị Giang giáo viên dạy Anh Văn đã có nhiều đóng góp trong bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Anh. cô Nguyễn Thị Hà là cán bộ tổ chuyên môn luôn năng động, sáng tạo, có trách nhiệm trong công tác và giúp đỡ đồng nghiệp; cô Võ Thị Hương Lan, thầy Nguyễn Trịnh Vân là những giáo viên luôn tích cực học tập, nghiên cứu và đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện, Thành công bước đầu tuy chưa lớn, nhưng đã góp phần tích cực trong việc thực hiện đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. 
Kết quả đạt được đã tạo nên niềm tin trong Đảng bộ và nhân dân địa phương, nhà trường đã trở thành địa chỉ tin cậy cho phụ huynh và học sinh. Kết quả trong thời gian qua cũng là động lực thúc đẩy đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh trong nhà trường tiếp tục phấn đấu nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2011-2012 với chủ đề: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo”.
Việc đưa công nghệ thông tin vào trường học thuộc địa bàn khó khăn, ngoài việc giúp đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, còn nhằm mục tiêu rút ngắn được khoảng cách tiếp cận công nghệ thông tin, giảm bớt sự bất công bằng cho học sinh giữa các vùng miền.
Tuy nhiên, để đảm bảo công bằng cho học sinh giữa các khu vực, trong thời gian tới ngoài việc nỗ lực phấn đấu của nhà trường, cần phải có sự giúp đỡ đầu tư của các cấp, các ngành để các khu vực lẻ của trường có đủ phòng học, phòng chức năng, giúp học sinh được tiếp cận với công nghệ thông tin. Đó là một trong những mục tiêu quan trọng của trường Tiêủ học Quảng Hợp cần phải phấn đấu để đạt được trong giai đoạn tiếp theo.
Kết quả của nhà trường tuy còn khiêm tốn, nhưng có thể khẳng định rằng: dù trong hoàn cảnh khó khăn, nếu người cán bộ quản lý quyết tâm và kiên trì với mục tiêu, có tinh thần vượt khó và sáng tạo, biết huy động sức mạnh tổng hợp, tận dụng mọi nguồn lực thì sẽ lãnh đạo nhà trường hoàn thành kế hoạch đề ra. 
Chúng ta tin tưởng rằng: một ngày không xa, ánh sáng công nghệ thông tin sẽ đến với tất cả các em học sinh Tiểu học thuộc vùng cao đặc biệt khó khăn.
 Quảng Hợp, ngày 03 tháng5 năm 2012
 Người viết
 Bùi Xuân Yên 
 Hiệu trưởng trường Tiểu học Quảng Hợp
MỘT SỐ ẢNH MINH HOẠ
 Giờ thực tập của cô giáo: Nguyễn Thị Hà - tại lớp 5A2
Học sinh giỏi lớp 5 thi chung kết giải Toán qua mạng Internet cấp trường.

File đính kèm:

  • docSKKN_Dua_CNTT_den_voi_truong_TH_vung_cao.doc
Giáo án liên quan