Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học mĩ thuật mới theo phương pháp Đan Mạch

 1. Tên sáng kiến: “Đổi mới phương pháp dạy học mĩ thuật mới theo phương pháp Đan Mạch”

 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phân môn vẽ tranh đề tài ở Tiểu học.

 3. Tác giả:

 - Họ và tên: Trương Văn Chính Nam.

 - Sinh ngày: 10/ 03/ 1980

 - Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mỹ thuật.

 - Chức vụ: Giáo viên.

 - Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thái Thịnh.

 - Điện thoại: 0918827 368 – 01656 68 66 68.

 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Thái Thịnh.

 - Địa chỉ: Xã Thái Thịnh – Huyện Kinh Môn – Hải Dương. ĐT: 03203 822 619

 

docx27 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 258 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học mĩ thuật mới theo phương pháp Đan Mạch, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 về tự nhiên, xã hội và con người, có kỹ năng cơ bản về nghe, đọc, nói viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật và kỹ thuật. ( Trích “ Luật Giáo dục ” )
 Là một giáo viên chuyên Mỹ thuật và qua quá trình giảng dạy, tìm tòi nghiên cứu tôi đã đúc kết được một số kinh nghiệm khi giảng dạy môn Mỹ thuật ở Tiểu học đặc biệt là: : “Đổi mới phương pháp dạy học mĩ thuật mới theo phương pháp Đan Mạch”.
 * Thực hiện nghị quyết số 29 - NQ/TW của ban chấp hành trung Ương khóa XI đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu của nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, Bộ giáo dục và đào tạo được sự hỗ trợ của chính phủ Đan Mạch, đã triển khai Dự án Hỗ trợ dục giáo dục Mĩ thuật cấp Tiểu học(SAEPS). Sau một thời gian thử nghiệm tại các trường Tiểu học ở một số tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng miền trên cả nước, Dự án đã chứng tỏ tính ưu việt và sự phù hợp với nhu cầu 
đổi mới về phương pháp dạy- học Mĩ thuật cấp Tiểu học ở Việt Nam. 
 * Năm học 2014- 2015 Bộ giáo dục và đào tạo chỉ đạo triển khai phương pháp dạy- học Mĩ thuật mới sử dụng những quy trình dạy- học mĩ thuật của SAEPS ở tất cả trường tiểu học trên toàn quốc. Sở giáo dục đào tạo tỉnh Hải Dương đã triển khai lớp tập huấn “ Vận dụng phương pháp dạy học của Đan Mạch vào chương trình Mĩ thuật hiện hành”.
 Buổi tập huấn đã tập trung trao đổi về phuơng pháp giảng dạy môn Mĩ Thuật. Bên cạnh phuơng pháp dạy Mĩ Thuật theo cách truyền thống, phuơng pháp mới đã cho thấy đựợc sự kế thừa và đổi mới đột phá trong cách dạy và cách học cho cả giáo viên lẫn học sinh. Các phuơng pháp như “Vẽ biểu đạt”, “Vẽ cùng nhau”, “Vẽ xây dựng cốt truyện”, “Vẽ theo nhạc”, “Tạo hình 3D” và “Tạo hình rối” là các phương pháp cơ bản có thể huớng cho học sinh đuợc tự do sáng tạo, không bị gò bó trong các quy cách chuẩn mực, và hơn thế nữa là giúp cho các em chưa thể hiện năng khiếu về Mĩ thuật vẫn có thể học và tiếp thu một cách hiệu quả.
 - Thực hiện công văn số 588 BGDTH ra ngày 16/10/2014 của BGD$ĐT về việc triển khai đại trà “Vận dụng PPDHMT của Đan Mạch vào chương trình hiện hành trong tất cả các trường tiểu học ở Việt Nam.
 - Thời gian thực hiện là từ ( 01/12/2014)
 - Những quy trình dạy- học mĩ thuật theo phương pháp mới của SAEPS đều hướng tới mục tiêu sau:
Lấy học sinh làm trung tâm.
Kích thích sự tương tác, tư duy sáng tạo và phát triển nhận thức giúp HS có được các khả năng:
+ Biểu đạt và giao tiếp thông qua hình ảnh.
+ Khám phá và hiểu được văn hóa thông qua nghệ thuật thị giác.
+ Hình thành các kĩ năng sống trong lĩnh vực Mĩ thuật.
+ yêu thích cái đẹp và biết vận dụng vào cuộc sống linh hoạt, học tập hàng ngày.
II. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu các quy trình dạy học mĩ thuật theo phương pháp mới Đan Mạch.
- Rút ra một số kết luận, kinh nghiệm, phương pháp thực hiện.
III. Thời gian nghiên cứu 
Năm học 2017 - 2018.
IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 - “Đổi mới phương pháp dạy học mĩ thuật mới theo phương pháp Đan Mạch”.
Giờ dạy học Mỹ thuật của giáo viên và học sinh lớp 4
V. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận. 
- Phương pháp điều tra thực tế dạy học. 
- Phương pháp học thực nghiệm. 
II. Cơ sở lý luận của vấn đề 
Dạy học mĩ thuật trong giáo dục hiện đại
11. Những năng lực được hình thành và phát triển thông qua giáo dục mĩ thuật.
1.1.1. Giáo dục Mĩ thuật dựa vào các thiên hướng trí tuệ.
- Trí tuệ ngôn ngữ: là khả năng sử dụng ngôn ngữ, lời nói là thế mạnh. ( Người học thích thuyết trình, thể hiện cảm xúc bằng lời nói)
- Trí tuệ Âm nhạc: là khả năng nhận biết các giai điệu và âm thanh, nhạy cảm với âm nhạc và nhịp điệu. ( người học thích hát, gõ nhịp, thích chơi nhạc và nhớ các giai điệu).
- Trí tuệ logic- toán học: Là khả năng sử dụng các con số và nhận biết các mô hình trừu tượng. ( Người học thích suy nghĩ, làm việc với các con số, giải quyết các vấn đề bằng logic toán học).
- Trí tuệ thị giác- không gian: là khả năng hình dung các đồ vật, các chiều không gian. 
( Người học thích các hoạt động mĩ thuật, thủ công và thích vẽ, tạo hình)
- Trí tuệ vận động: Là sự nhanh nhạy của cơ thể và khả năng điều khiển các vận động.
 ( Người học thích nhảy múa, thể thao, gửi các thông điệp bằng cơ thể..)
- Trí tuệ liên kết các cá nhân: Là khả năng giao tiếp và quan hệ giữa người này với người khác. ( người học dễ kết bạn, thích các trò chơi hợp tác, thích làm việc theo nhóm).
- Trí tuệ nội tâm: Là những trạng thái nội tâm, tinh thần, tự suy nghĩ và nhận thức. ( người học thích nghĩ về các cảm xúc, suy nghĩ của bản thân; thích hiểu rõ về cách sử trí và giải quyết các vấn đề).
1.1.2. Những năng lực được hình thành và phát triển thông qua quá trình học Mĩ thuật.
 * Năng lực trải nghiệm: Giáo dục mĩ thuật giúp cho HS có được những trải nghiệm để gợi mở cách nhình nhận, cảm giác, sự tò mò, trí nhớ, trí tưởng tượng và phát triển sức sáng tạo và biểu đạt, vì vậy học sinh sẽ có được những hình ảnh và động lực mang tính tinh thần.
 * Năng lực kĩ năng và kĩ thuật: Giáo dục mĩ thuật giúp cho HS phát triển ngôn ngữ không gian- thị giác, học sinh học các ngôn ngữ mĩ thuật khi các em thực hành và hiểu cách sử dụng đường nét, hình khối, kích cỡ, bố cục, màu sắc. Thực hành hiệu quả các hình thức:
 + 2D: Hình ảnh phẳng: Bức phác họa, ảnh, bức tranh, cắt dán, đồ họa.
 + 3D: Hình ảnh không gian 3 chiều: Điêu khắc, sắp đặt và kiến trúc.
 + 4D: Hình ảnh không gian 4 chiều: Video, kịch và hoạt cảnh do hs sắm vai.
 * Năng lực biểu đạt: Giáo dục mĩ thuật giúp cho học sinh có khả năng khám phá ra năng lực của mình thông qua các phương tiện khác nhau cũng như trải nghiệm những niềm vui thích khi tạo ra những sản phẩm, những biểu đạt mang tính độc lập và đặc sắc của mình.
 * Năng lực phân tích và diễn giải: Giáo dục mĩ thuật mang lại cho học sinh “ con mắt ” tò mò để tìm hiểu và phân tích văn hóa thị giác cũng như quá trình sáng tạo. Qua đó các em phát triển tính sáng tạo và khám phá những ý tưởng mới khi tìm hiểu các bức tranh, các tác phẩm điêu khắc, bài thuyết trình hoặc các buổi triển lãm.
 * Năng lực giao tiếp và đánh giá: Giáo dục mĩ thuật giúp cho HS có thể truyền bá cho nhau và giao tiếp với nhau cũng như giải mã những thông tin mang tính hình ảnh như: Tin tức, quảng các hoặc hoạt động giải trí.
 Học sinh sẽ thảo luận và đánh giá các hoạt động tại lớp học. Trong suốt quy trình giáo viên và học sinh có thể thảo luận mục đích và kết quả qua từng bước sáng tạo từ đầu cho đến khi có sản phẩm cuối cùng.
2.2. Tổ chức các quy trình dạy- học Mĩ thuật
Tính tương tác giữa các hình thức học tập.
 - Người giáo viên có thể sử dụng kiến thức của mình về các loại hình trí tuệ trong quá trình xây dựng kế hoạch và tổ chức các tình huống học tập cho học sinh. Giáo viên nên dùng lĩnh vực thế mạnh để gây hứng thú cho học sinh và tạo ra sự phát triển cho các lĩnh vực khác làm cho kinh nghiệm học tập của các em phong phú hơn, mang tính thực tế hơn. 
 2.2.2. Tích hợp các quy trình dạy- học mĩ thuật.
 Thực hiện tích hợp các quy trình dạy- học mĩ thuật nhằm:
 - Xây dựng dựa trên những gì học sinh đã biết, và những gì liên quan đến sở thích, mối quan tâm của các em.
 - Để học sinh chủ động trong quá trình học tập.
 - Hướng học sinh trở thành những người chủ động giải quyết vấn đề.
 - Tạo điều kiện cho học sinh sáng tạo, kiến tạo, hình ảnh hóa và giao tiếp.
 - Hình thành cho học sinh những kĩ năng cần thiết như: Tính toán, viết, đọc, nói trình bày và làm việc cùng nhau.
 - Giáo viên cần tạo cơ hội cho học sinh thích học và học thực sự thông qua việc học sinh tự làm và thích làm.
 2.2.3. Vai trò của giáo viên:
 - Giáo viên đóng vai trò quan trọng, luôn luôn sáng tạo và linh hoạt trong các hoạt động dạy. Người giáo viên chính là người điều khiển cách thức học tập, lựa chọn và bao quát được toàn bộ hoạt động trên lớp dựa trên những kiến thức nền tảng cũng như những gì phát sinh trong quá trình học.
 2.2.4. Dạy học dựa trên kết quả học tập của học sinh và thông qua đánh giá liên tục:
 - Dạy học dựa trên kết quả học tập của học sinh được hiểu là những thứ học sinh có được trong việc tham gia vào quá trình học tập.
 2.2.5. Lập kế hoạch quy trình dạy- học mĩ thuật:
 - Giáo viên luôn luôn tạo hứng thú cho học sinh bằng cách lập nên các quy trình dạy - học mĩ thuật tích hợp, linh hoạt; các quy trình dạy- học mĩ thuật theo chủ đề từ những nhóm chủ đề liên quan đến kinh nghiệm cá nhân, tâm lí lứa tuổi và kiến thức của học sinh.
3.1. Các quy trình day học mĩ thuật
( Gồm có 7 quy trình dạy - học mĩ thuật mới như sau)
Quy trình 1. Vẽ cùng nhau và sáng tạo các câu chuyện:
( Vẽ kí họa dáng người, đồ vật,)
 Mục tiêu:
 - Thông qua quy trình giáo dục mĩ thuật này học sinh sẽ phát triển được khả năng:
 - Biến những quan sát về con người thành tranh vẽ.
 - Nhận biết và phân biệt được đặc điểm và đặc tính của các loại vật liệu vẽ khác nhau như: bút chì, bút dạ, sáp màu
 - Hợp tác và hoạt động theo nhóm, cặp.
 - Tạo ra những câu chuyện ấn tượng phù hợp với chủ đề bài học.
 - Vẽ và trải nghiệm hiệu ứng màu sắc.
 - Hiểu và biểu đạt được ý nghĩa của câu chuyện của chính các em và của các bạn khác.
Quy trình 2. Vẽ biểu cảm:
 (Vẽ theo mẫu - Chân dung, vật thể, hoa lá):
 Mục tiêu:
 - Ở quy trình này học sinh chủ yếu sử dụng sự kết hợp mắt và tay. Các em không nhìn vào giấy khi vẽ, những bức vẽ sẽ rất ấn tượng và hài hước.
 - Ở quy trình này mục đích không phải là vẽ cho giống với mẫu mà học sinh quan sát, ghi nhớ mẫu và truyền cảm xúc qua tay, thể hiện lên giấy, tạo ra bức vễ ấn tượng và hài hước.
 - Qua hoạt động mĩ thuật này học sinh sẽ phát triển được khả năng:
 + Làm việc tập trung.
 + Phát triển một cách thức khác của vẽ quan sát.
 + Nhận biết được cách sử dụng màu tự nhiên và ấn tượng.
 + So sánh các tác phẩm tự nhiên và ấn tượng.
Quy trình 3: Vẽ theo âm nhạc:
( Vẽ trang trí - Làm bìa sách, bưu thiếp, giấy mời)
1. Mục tiêu:
 - Âm nhạc luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người dân, âm nhạc và giai điệu luôn gây hứng khởi cho học sinh, làm cho các em năng động hơn.
 - Trong quy trình này âm nhạc và mĩ thuật được kết hợp với nhau để tạo cho học sinh sự thích thú, trí tưởng tượng sáng tạo trong việc trang trí.
 - Thông qua quy trình này học sinh sẽ học được cách.
 + Lắng nghe và vận động, di chuyển theo giai điệu của âm nhạc.
 + Chuyển âm thanh và giai điệu thành những đường nét từ sự hứng khởi.
 + Phát triển trí tưởng tượng trong quá trình tạo ra sản phẩm.
 + Sáng tạo những sản phẩm mới từ bức tranh nhiều màu sắc được tạo ra theo giai điệu của âm nhạc.
 + Biết chọn lọc và sử dụng hình ảnh từ bức tranh lớn để trang trí, giao tiếp.
Quy trình 4. Phương pháp xây dựng cốt truyện:
 ( Hình ảnh các nhân vật được xé, cắt dán, tạo hình 3D để tạo một chủ đề có cốt truyện)
 Mục tiêu:
 - Yếu tố cơ bản của phương pháp cốt truyện là việc tạo nhân vật, sự kiện và xây dựng câu chuyện.
 - Thông qua quy trình dạy học mĩ thuật này học sinh sẽ phát triển khả năng:
 + Nắm được yêu cầu bài tập, biết xây dựng cốt truyện dựa trên mối quan hệ giữa các yếu tố sự kiện- nhân vật- địa điểm.
 + Kết hợp các hình đơn lẻ thành câu chuyện có chủ đề thông qua một bức tranh.
 + Hiểu được vai trò của hình tượng trong nghệ thuật tạo hình.
 + Tạo cho nhân vật trong tạo hình có tính cách.
 + Tăng cường năng lực hợp tác và tương tác khi làm việc nhóm.
 + Có được kiến thức về chủ đề đã lựa chọn. Tạo môi trường hứng thú nhờ những kiến thức thu được.
 + Có cơ hội giao tiếp và chia sẻ kiến thức mới.
Quy trình 5. Tạo hình 3D tiếp cận theo chủ đề, (tạo hình từ vật tìm được):
Các hình khối được tạo ra từ vật tìm được, dây thép, đất nặn, giấy bồi và được kết nối với nhau trong một không gian nhất định.
 Mục tiêu: 
 - Quy trình dạy - học mĩ thuật theo chủ đề học sinh sẽ có khả năng: 
 + Sáng tạo từ trí nhớ.
 + Tìm ra sự giống và khác nhau thông qua quan sát.
 + Lắp ráp các vật tìm được để tạo thành một mô hình biểu đạt không gian 3 chiều (3D).
 + Làm việc theo cặp để hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau.
Quy trình 6. Điêu khắc - nghệ thuật tạo hình không gian ( nghệ thuật sắp đặt hoạt cảnh/ hoạt cảnh/ biểu diễn và sắm vai)
 Các nhân vật được tạo hình từ các vật dụng tìm được và câu chuyện được phát triển theo chủ đề: - 
 Hoạt động tạo hình 3D 
 - Mục tiêu:
 - Dễ tích hợp với các môn học khác và khiến học sinh rất thích thú vì khi tham gia hoạt động này các em được sáng tạo một cách linh hoạt với các chất liệu và không gian khác nhau.
 - Vật liệu cho mĩ thuật 3D rất đa dạng và dễ tìm. Qua sự sáng tạo của học sinh những vật liệu như cát, sỏi, đá, bìa, lá, rơm, cành cây, len, vải, băng dính, đồ nhựa, dây thépđều có thể trở thành đồ chơi hay những câu chuyện mang tính biểu đạt cao.
 - Nghệ thuật điêu khắc 3D bao gồm những phương pháp:
 + Chạm khắc: Lấy đi từ một mảng chất liệu bằng cách cắt, cưa, khắc chìm, đắp nổi
 + Tạo hình ghép nối: Sử dụng vật liệu cứng ( hộp cứng, bìa, và những phế liệu khác) kết hợp các hình không đồng chất bằng cách dùng hồ, keo dán, băng dính, dâyQuá trình tạo hình này giúp học sinh cảm thụ tốt hơn về không gian và phương hướng.
 - Tạo hình nhân vật biểu cảm:
 + Tạo hình nhân vật bằng dây thép uốn, bồi giấy: Học sinh dùng dây thép uốn thành các nhân vật, bồi giấy, liên kết thành một câu chuyện và sắp xếp cho các nhân vật hoạt động trong một bối cảnh không gian theo một câu chuyện, chủ đề.
 + Nặn bằng đất sét hoặc đất nặn màu: Tạo hình các nhân vật, sau đó đặt gắn vào họt cảnh trên giấy bìa.
 - Qua quy trình dạy học mĩ thuật này học sinh phát triển khả năng:
 + Hình thành các ý tưởng, phác thảo dựa trên quan sát, sắm vai, hoặc cảm giác khối và không gian.
 + Tạo những câu chuyện không gian bằng cách khám phá, tạo hình và ghép nối từ nhiều vật liệu khác nhau.
 + Hiểu được hiệu ứng hình dáng, màu sắc và các thành phần khác khi tạo một hoạt cảnh.
 + Giao tiếp với nhau về nội dung câu chuyện và vai trò của tạo hình không gian.
Quy trình 7. Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn.
(Tạo hình các con rối và tạo ra một buổi trình diễn ấn tượng) 
 Mục tiêu: 
 - Trong văn hóa dân gian Việt Nam, con rối đóng vai trò quan trọng và có mặt ở nhiều loại hình nghệ thuật, điển hình là múa rối nước và múa lân.
Giáo viên có thể sử dụng con rối đơn giản bằng bàn tay, ngón tay, bút hoặc một chiếc tất.
Con rối có thể thay thế giáo viên nói chuyện với học sinh một cách dễ dàng tự nhiên hơn, nhất là những câu chuyện có tính giáo dục như “ Bắt nạt bạn”. Có thể sử dụng con rối nói chuyện gián tiếp với các em như một người bạn.
 *Chú ý: cả 7 quy trình đều được xây dựng chung một cấu trúc:
Thảo luận và làm quen với chủ đề.
Quy trình được chi tiết từ đầu tới cuối thông qua mô tả thực tế các bước khác nhau của một quy trình.
Có thể có những thay đổi linh hoạt hoặc cân nhắc khác cho quy trình.
4.1 Sự giống và khác nhau giữa phương pháp dạy học mĩ thuật của Đan Mạch và phương pháp dạy học mĩ thuật hiện hành:
MT mới
MT hiện hành
* Về nội dung chương trình:
- Bài học có tính liên thông.
- Tích hợp các chất liệu dạy học: Bút chì, tẩy, màu, hồ dán, giấy
* Về phương pháp dạy học:
- Lấy HS làm trung tâm.
- Tích hợp trong liên môn.
* Về Kế hoạch dạy học:
- GV chủ động xây dựng kế hoạch.
- Sắp xếp bài học có một số tiết liền nhau. Có thể 2,3,4 tiết hoặc ngắt từng tiết.
- Từng bài lẻ.
- GV phải dạy, HS phải học lặp đi lặp lại nhiều lần.
- Phương pháp còn gò bó. HS không thể hiện được hết sự sáng tạo của mình.
- Kế hoạch theo tiết, tuần, tháng trong phân phối chương trình, tính liên kết còn hạn chế.
 Vận dụng phương pháp dạy học mĩ thuật của Đan Mạch vào chương trình mĩ thuật hiện hành là bước ngoặt nhằm phát triển tối đa khả năng cảm thụ của phát triển ngôn ngữ mĩ thuật của HS bởi lẽ:
 - Phương pháp dạy học mĩ thuật của Đan Mạch được vận dụng vào việc dạy học mĩ thuật của Việt nam một cách linh hoạt phù hợp với đặc điểm của từng lứa tuổi học sinh, từng vùng miền.
 - 7 quy trình dạy học mĩ thuật GV đều có thể áp dụng linh hoạt, sáng tạo, có thể thêm bớt các hoạt động có trong quy trình, nhưng vẫn đảm bảo được các yêu cầu. Học sinh được trải nghiệm, phát triển kĩ năng sáng tạo, phân tích diễn giải và được giao tiếp đánh giá.
5.1. THỰC TRẠNG DẠY HỌC
 - Thực hiện công văn số 58/BGĐT- GDTH ngày 16/10/2014 của BGĐT v/v triển khai dạy đại trà “Vận dụng pp dạy học mĩ thuật mới của Đan Mạch vào chương trình hiện hành trong tất cả các trường TH ở VN.
 - Thực hiện yêu cầu của PGD$ĐT Tôi đã lập kế hoạch dạy học cho cả năm học, dạy theo chủ đề / tên bài/ quy trình rõ ràng phù hợp với đối tượng học sinh. 
 - Tôi đã dành nhiều thời gian nghiên cứu và soạn giảng một chủ đề “Màu sắc trong trang trí “để thực hiện giảng dạy một chuyên đề cấp trường.
 - Đối tượng HS lớp 4.
 - Thời lượng học là: 1 tiết.
 - Vận dụng quy trình là: Vẽ theo nhạc. 
6.1. TIẾT DẠY MINH HỌA THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI CỦA ĐAN MẠCH
CHỦ ĐỀ: Sắc màu em yêu
Vẽ theo nhạc
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU.
 - HS có hiểu biết khái quát về màu cơ bản và cách pha màu. Biết được giai điệu tiết tấu nhanh, chậm của các đoạn nhạc. 
 - Biết cách pha màu, cách sắp xếp họa tiết và sử dụng màu sắc trong đường diềm, hình vuông, hình tròn. Và cảm thụ được âm nhạc.
 - Biết cách tưởng tượng hình ảnh, về màu sắc, về chữ viết, từ những đường nét và màu sắc có sẵn, tạo thành bưu thiếp chúc mừng hoặc một câu truyện nhỏ của tranh vẽ cá nhân của mình.
 - Hình thành kĩ năng làm việc chủ động dựa trên yếu tố khách quan.
 - Yêu thích học vẽ, có ý thức bảo vệ môi trường. Phát triển tư duy sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
* GV: - Máy tính, loa, các đoạn nhạc, màu vẽ, giấy vẽ A4, một số bài vẽ của HS về chủ đề màu sắc trong trang trí vẽ theo nhạc.
* HS: - Giấy vẽ khổ A4, màu, chì, tẩy...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
Tiết 2: Vẽ theo nhạc
Mục tiêu: HS cảm nhận giai điệu âm nhạc, thể hiện cảm xúc thông qua việc tô màu, các đường nét, hình khối bằng các động tác vẽ và tô nét màu. 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
 Hoạt động 1: GV giới thiệu phương pháp vẽ theo nhạc.
- GV cho HS quan sát một số sản phẩm từ quy trình vẽ theo nhạc.
- GV cho quan sát một số tranh vẽ của HS.
- GV giới thiệu tên tranh và chủ đề của bức tranh đó. 
 Hoạt động 2: Nghe nhạc, vẽ theo giai điệu âm nhạc.
- GV bật nhạc cho HS lắng nghe và cảm nhận giai điệu của âm nhạc.
- GV bật nhạc tăng dần theo tiết tấu nhanh, tạo cảm xúc mạnh mẽ cho HS.
- GV yêu cầu HS đứng tại chỗ, vận động cơ thể và vẽ màu trên giấy A4.
- GV theo dõi, nhắc nhở HS trong quá trình vẽ theo nhạc.
Hoạt động 3: Thưởng thức và cảm nhận về màu sắc.
 - GV cho HS trưng bày bức vẽ, yêu cầu HS quan sát thảo luận, chia sẻ về chủ đề.
- GV đặt câu hỏi gợi ý : 
 + Em có hứng thú với hoạt động vừa rồi không ?.
+ Em nghĩ thế nào về bức vẽ mình vừa tạo ?
 + Quan sát tranh em liên tưởng tới hình ảnh gì ?.
 + Từ hình ảnh đó em nghĩ đến đề tài nào ?.
- GV khuyến khích HS phản hồi. 
- GV nhận xét lớp học.
- GV nhắc HS về chuẩn cho tiết học sau.
- HS quan sát
- HS trả lời một số câu hỏi của GV
- HS vận động theo nhạc và vẽ màu trên giấy A4. 
- HS làm việc vẽ theo cá nhân vào giấy vẽ A4 theo nhạc bằng các màu sắc tạo thành.
- Các cá nhân ngắm lại bức tranh, chia sẻ nội dung tranh vẽ của mình theo chủ đề và có thể thêm chi tiết vào tranh.
 - HS trả lời.
6.2/ kÕt qu¶ thùc nghiÖm
Sau khi vËn dông kinh nghiÖm vµo gi¶ng d¹y ë khèi líp 4 kÕt qu¶ ®¹t d­îc nh­ sau: 
6.1.1/ KÕt qu¶ ®Çu n¨m: Häc sinh khèi líp 4.
SÜ sè
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
%
SL
%
SL
%
2.7.2/ KÕt qu¶ gi÷a kú II: Häc sinh khèi líp 4
SÜ sè
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
%
SL
%
SL
%
7.1.Qua quá trình nghiên cứu và dạy trải nghiệm tôi xét thấy có vài khó khăn vứng mắc và một vài đề xuất như sau:
7.1.1. Thuận lợi:
 - Được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường nên việc sắp xếp lịch dạy, soạn giảng nhiều thuận lợi.
 7.1.2

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_mi_thuat_m.docx
Giáo án liên quan