Sáng kiến kinh nghiệm: Công tác chủ nhiệm Lớp 5 (Phần quản lí học sinh) - Năm học 2015-2016 - Lê Thị Nhung

2.2 Đánh giá thực trạng:

- Sĩ số lớp tôi là 20 em, trong đó số học sinh nữ 8 em. Học sinh chậm yếu, cá biệt, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là 5 em. Ngay từ khi nhận lớp, tôi đã có buổi sinh hoạt với học trò của mình. Sau ba tháng nghỉ hè, được gặp lại cô, nhìn nét mặt các em ai cũng rạng ngời phấn khởi, tôi thật hạnh phúc. Ngày đầu tiên tôi nhận ra 3 học sinh cá bịêt trong lớp vắng mặt.Tôi tự hứa với lòng mình phải cố gắng thật nhiều để làm tốt công tác chủ nhiệm và phải đặc biệt quan tâm, gần gũi hơn với những học sinh này.

a. Thuận lợi :

- Ban giám hiệu luôn quan tâm đến chất lượng dạy và học.

- Các ban ngành, đoàn thể luôn tạo điều kiện giúp đỡ hỗ trợ nhiệt tình về mọi mặt.

- Cơ sở vật chất của trường đảm bảo cho việc dạy và học.

- Ngay từ đầu năm học trường đã tổ chức được cuộc họp với phụ huynh để chấn chỉnh nế nếp học tập của các em.

- Là giáo viên chủ nhiệm năm thứ 5.

- Đa số học sinh có hạnh kiểm tốt.

- Bản thân nhiệt tình trong công tác, hết lòng vì học sinh thân yêu.

- Học sinh có đủ đồ dùng học tập.

b. Khó khăn :

- Địa bàn dân cư khá rộng ,đời sống còn nhiều khó khăn nên chưa có sự quan tâm nhiều đến con em mình. Phụ huynh ít gặp gỡ giáo viên để trao đổi về việc học tập, sinh hoạt của con em mình ở trường cũng như ở nhà.

- Trường lại gần nhiều địa điểm chơi điện tử, chơi game nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập.

Trình độ tiếp thu của học sinh không đồng đều

 

docx9 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 472 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Công tác chủ nhiệm Lớp 5 (Phần quản lí học sinh) - Năm học 2015-2016 - Lê Thị Nhung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SAÙNG KIEÁN KINH NGHIEÄM 
NAÊM HOÏC : 2015 – 2016
Teân ñeà taøi :
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 5
(Phần quản lí học sinh)
Người viết : Lê Thị Nhung
Chöùc vuï : Giaùo vieân
Coâng taùc ñöôïc phaân coâng : GVCN lôùp 5b tröôøng tieåu hoïc Đinh Tiên Hoàng
ĐẶT VẤN ĐỀ :
Trong thời đại mở cửa của nền kinh tế hiện nay, HS cũng bị những cạm bẫy trong xã hội lôi cuốn, nó ảnh hưỡng không ít đến việc học tập cũng như hình thành và phát triển nhân cách của trẻ ở tiểu học nhất là đối với học sinh lớp 5 của bậc học này. Vì thế giáo dục phát triển nhân cách học sinh là một nhu cầu cần thiết.
Xuất phát từ thực tế cũng như những gì tôi đã làm, tôi luôn tâm niệm làm sao để dạy dỗ, giáo dục các em trở thành người hữu ích cho xã hội, xứng đáng với hình ảnh đẹp mà xã hội cũng như đồng chí Phạm Văn Đồng đã nói : “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý vì nó tạo ra những con người sáng tạo”. Để thực hiện điều này, tôi quyết tâm làm tốt công tác chủ nhiệm vì chỉ có một môi trường tập thể tốt mới mong ươm mầm tương lai mạnh khoẻ được và đó cũng chính là lý do vì sao tôi chọn đề tài “Công tác chủ nhiệm lớp”.
II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
2.1 Cơ sở lý luận :
Như ta đã biết, bản chất của quá trình giáo dục là tổ chức toàn bộ cuộc sống, học tập, hoạt động của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi để học sinh phát triển và bộc lộ hết khả năng của mình. 
Khác với các bậc học khác, người giáo viên chủ nhiệm ở tiểu học là người trực tiếp vừa “dạy” vừa “dỗ” và đảm nhiệm hầu hết các môn học, là người quản lý toàn diện một tập thể học sinh của một lớp và có nhiều thời gian gắn bó, gần gũi với học sinh. Hơn nữa về trình độ hiểu biết và vốn sống của học sinh tiểu học còn nhiều hạn chế vì vậy các em rất cần có một người thường xuyên hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo, dìu dắt. Do đó không thể phủ nhận vai trò của người giáo viên chủ nhiệm. Nó giống như một người chăm sóc cho hạt giống nảy mầm nên hàng ngày, hàng giờ phải theo dõi từng sự thay đổi, từng bước phát triển của hạt giống ấy sao cho chúng thành cây non mạnh khoẻ làm tiền đề cho những bước tiếp theo. 
Để thực hiện tốt vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp, trước tiên người giáo viên phải xác định đúng vị trí, nhiệm vụ, biết tổ chức giáo dục, phải là người thực hiện tốt những nhiệm vụ của một thầy cô giáo, phải nắm được đường lối quan điểm lí luận giáo dục đồng thời người giáo viên chủ nhiệm phải tham gia các hoạt động chính trị xã hội tốt hơn, phải rèn luyện ở mức cao hơn. Đó là tránh nhiệm, nghĩa vụ và cũng là vinh dự vì học sinh.
Mỗi năm một lần được Ban Giám Hiệu phân công nhận lớp và lần nào cũng vậy, tôi vừa mừng lại vừa lo. Mừng vì mình được cống hiến một phần công sức phục vụ cho mái trường thân yêu của mình đó là trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng. Lo vì mỗi năm đối tượng học sinh yếu, học sinh cá biệt lại có những tính cách khác nhau và làm thế nào để các em cố gắng, nỗ lực hết mình, chăm ngoan hơn luôn là những trăn trở khi nhận lớp. 
Khác với những năm trước, năm học 2015 – 2016 này, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 5b,đây là lớp mà phần lớn học sinh có hoàn cảnh khó khăn,sức học trung bình,phụ huynh ít quan tâm đến việc học của con em mình,bản thân các em không thích đến trường và ít đam mê trong học tập. Vấn đề đặt ra cho tôi bây giờ là từ thực trạng của lớp tôi phải làm sao để chính các em luôn cảm thấy ở bài học sự mới lạ, không nhàm chán, hướng các em đến sự đam mê học tập và phấn đấu rèn luyện đạo đức tốt hơn năm học trước. 
2.2 Đánh giá thực trạng: 
Sĩ số lớp tôi là 20 em, trong đó số học sinh nữ 8 em. Học sinh chậm yếu, cá biệt, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là 5 em. Ngay từ khi nhận lớp, tôi đã có buổi sinh hoạt với học trò của mình. Sau ba tháng nghỉ hè, được gặp lại cô, nhìn nét mặt các em ai cũng rạng ngời phấn khởi, tôi thật hạnh phúc. Ngày đầu tiên tôi nhận ra 3 học sinh cá bịêt trong lớp vắng mặt.Tôi tự hứa với lòng mình phải cố gắng thật nhiều để làm tốt công tác chủ nhiệm và phải đặc biệt quan tâm, gần gũi hơn với những học sinh này. 
a. Thuận lợi :
Ban giám hiệu luôn quan tâm đến chất lượng dạy và học.
Các ban ngành, đoàn thể luôn tạo điều kiện giúp đỡ hỗ trợ nhiệt tình về mọi mặt.
Cơ sở vật chất của trường đảm bảo cho việc dạy và học.
Ngay từ đầu năm học trường đã tổ chức được cuộc họp với phụ huynh để chấn chỉnh nế nếp học tập của các em.
Là giáo viên chủ nhiệm năm thứ 5.
Đa số học sinh có hạnh kiểm tốt.
Bản thân nhiệt tình trong công tác, hết lòng vì học sinh thân yêu.
Học sinh có đủ đồ dùng học tập. 
b. Khó khăn :
Địa bàn dân cư khá rộng ,đời sống còn nhiều khó khăn nên chưa có sự quan tâm nhiều đến con em mình. Phụ huynh ít gặp gỡ giáo viên để trao đổi về việc học tập, sinh hoạt của con em mình ở trường cũng như ở nhà.
Trường lại gần nhiều địa điểm chơi điện tử, chơi game nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập.
Trình độ tiếp thu của học sinh không đồng đều.
2.3.BIỆN PHÁP THỰC HIỆN :
Xuất phát từ tình hình thực tế nêu trên, tôi tự lên kế hoạch cụ thể cho mình để từng bước thực thực hiện và đánh giá kết quả như sau:
a.Công tác tổ chức lớp :
Sau khi nhận lớp, như mọi năm, tôi thường gặp gỡ giáo viên chủ nhiệm của năm học trước để trao đổi về tình hình học sinh. Tôi ghi chép cụ thể vào sổ riêng để tiện theo dõi và có cách giải quyết riêng với từng em. Nếu có sai phạm thì việc sử phạt là bất đắt dĩ và khi dùng biện pháp này phải khéo léo, vừa mềm mỏng vừa kiên quyết, điều quan trọng là giúp em hiểu ra lỗi sai để sửa.
Công việc đầu tiên của tôi là củng cố nề nếp cho các em. Xếp lại chỗ ngồi và họp bầu ban cán sự lớp, Việc xếp chỗ ngồi cũng là vấn đề mà tôi phải cân nhắc, làm sao để lựa chọn bạn ngổi chung bàn không gây mất trật tự, hỗ trợ nhau trong việc học và làm việc theo nhóm thuận tiện, xếp chỗ dàn đều số học sinh giỏi khá, trung bình giữa các tổ để tạo sự cân bằng trong thi đua và cùng nhau phấn đấu tốt hơn. Tuy nhiên hàng tháng tôi cũng có sự thay đổi chỗ ngồi nếu thấy tình hình thực tế chưa hợp lí. Còn việc bầu ban các sự lớp, tôi để các em tự chọn, tôi chỉ tham gia sau khi đã có ý kiến của số đông học sinh. Tiếp theo đó cùng cả lóp thảo luận về nội quy của nhà trường và một số điều do lớp đặt ra để các bạn cán sự lớp dễ theo dõi, kiểm tra giúp nhau cùng tiến bộ. Tất cả các em đều được tham gia ý kiến, các em cùng nhau trao đổi xem có điểm nào các em thấy khó thực hiện tôi sẽ giải thích và giúp các em làm tốt hơn. Sau đó tiến hành phát động thi đua giữa các tổ.
Lớp tôi chia làm 3 tổ. Tôi phát cho lớp trưởng và mỗi tổ trưởng một quyển vở để làm sổ ghi chép những công việc của tổ khi cần thiết. Nhiệm vụ của tổ trưởng được tôi nêu rất cụ thể : 
+Chủ tịch hội đồng quản trị: Điều hành chung công việc của lớp, theo dõi thi đua giữa các tổ, báo cáo với giáo viên chủ nhiệm khi có sự cố và là người phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm về tình hình hàng ngày của lớp.
+Ban học tâp,ban lao động,ban sức khỏe..: Điều hành công việc chung, theo dõi, đôn đốc các hoạt động hàng ngày của tổ về việc việc thực hiện nội quy, học tập,
+Phó chủ tịch hội đồng quản trị: Cùng với các ban điều hành công việc chung nhưng phụ trách về việc thực hiện nội quy là chính..
+ Nhiệm vụ chung của phó chủ tịch hội đồng quản trị,và các ban là truy bài 15 phút đầu giờ kiểm tra tổ viên việc học ở nhà, việc làm bài tập, việc thực hiện nội quy. Tôi đưa ra những quy định cụ thể để các em cán sự lớp dễ theo dõi đảm bảo tính công bằng. dĩ nhiên những quy định này cũng được các em đồng ý thông qua trong cuộc họp lớp đầu năm.. Ví dụ : Học sinh đến lớp phải học bài và làm bài tập mà cô cho về nhà. Nếu không làm hay làm còn thiếu phải có lí do chính đáng. Không chấp nhận lí do bài khó không thể làm được, nếu vì quá khó phải suy nghĩ, phải nhớ được một số dữ kiện chính của bài đó, nếu làm sai thì 15 phút đầu giờ có thể nhờ một số bạn khá giỏi trong lớp giảng cho hiểu, nếu vẫn không hiểu có thể nhờ cô giảng lại.
2.3.1 Biện pháp cụ thể :
a. Đối với người giáo viên chủ nhiệm:
Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm nắm vững tình hình học sinh của lớp về mọi mặt, báo cáo cho hiệu trưởng và Ban giám hiệu theo định kì hoặc đột xuất nếu có vấn đề gì cần giải quyết trong phạm vi quyền hạn của mình phải giải quyết công bằng, khách quan quá trình rèn luyện tu dưỡng của từng học sinh.
Cùng với giáo viên bộ môn, phối hợp với các lực lượng xã hội khác tổ chức cho học sinh có điều kiện tham gia vào các hoạt động cộng đồng địa phương và hoạt động xã hội. Thông qua đó mà phát huy tác dụng của nhà trường trong xã hội, góp phần vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng quê hương đất nước theo mục tiêu của Đảng và nhà nước trong từng giai đoạn.
Thực tế đã cho tôi thấy nếu muốn hiểu trò phải để chúng được bày tỏ ý kiến, người giáo viên phải biết lắng nghe những ý kiến của học sinh dù đó là những ý kiến chưa đúng. Phải tạo được một môi trường thân thiện giữa thầy và trò thì học sinh mới có nhiều cơ hội và mạnh dạn bày tỏ những suy nghĩ của mình. Biết nghe và chia sẻ với học sinh. Chuyện tưởng đơn giản là thế nhưng để làm được việc đó, nếu không có tấm lòng thực sự thương yêu trẻ thì không thể làm được.
Nghiên cứu nắm vững đường lối quan điểm, lí luận giáo dục để vận dụng vào công tác chủ nhiệm lớp. Đặc biệt cần nắm vững phương pháp, nghệ thuật sư phạm.
Nghiên cứu đặc điểm gia đình và tâm sinh lí từng học sinh để hiểu thêm những nguyên nhân, yếu tố tích cực hoặc tiêu cực tác động đến các em để phân loại nhóm học sinh theo đặc điểm học lực, tính cách, năng lực, hoàn cảnh, Từ đó có giải pháp giáo dục thích hợp. Để làm được điều dó, người giáo viên chủ nhiệm còn phải biết phân tích được nguyên nhân của các hiện trạng, đặc điểm của từng học sinh. Ví dụ: đều là học sinh yếu nhưng có em do trí tuệ chậm phát triển, có em do hoàn cảnh, điều kiện, có em do phân tán tư tưởng không tập trung, Hay cùng một đối tượng học sinh chưa ngoan có em ảnh hưởng của bên ngoài, có em do đua đòi,
b. Đối với học sinh:
Tôi xem lại tình hình cụ thể của từng em ở năm học trước mà tôi đã nắm sau đó tôi tiếp tục tìm hiểu tình hình gia đình cũng như những thay đổi về cách suy nghĩ của các em đặc biệt là những em có hoàn cảnh khó khăn hay học sinh cá biệt của năm nay và ghi cụ thể từng em để tiện theo dõi. Tôi thường tâm sự với học sinh ngoài giờ học, cô trò trao đổi gần gũi những vấn đề bình thường trong cuộc sống để chúng có thể trò chuyện với tôi. Bởi vậy học sinh của tôi có thể nói chuyện với tôi những gì chúng suy nghĩ. Đến lớp nhìn học sinh có vẻ mặt không vui tôi biết liền. Có HS chia sẻ với tôi về những chuyện vui buồn trong gia đình, chúng hỏi tôi nhiều điều thầm kín mà ngay cả khi tôi nói chuyện với phụ huynh thì bố mẹ chúng cũng bảo chẳng bao giờ thấy con nói chuyện với mẹ như vậy. Riêng tôi, tôi hạnh phúc vì được nghe học sinh của mình tâm sự, được nghe những mong muốn của chúng. Đôi khi học sinh của tôi bày tỏ những bức xúc của các em về một sự hiểu lầm của thầy cô nào đó hay những vướng mắc về một vấn đề của trường của lớp và tôi là chỗ dựa tin cậy để giúp các em giải toả những vướng mắc đó.
Tôi thẳng thắn nhận lỗi nếu tôi thấy mình làm gì chưa đúng dù đó là lỗi nhỏ VD : Có lần tôi đến lớp trễ, mặc dù đã xin phép Ban Giám Hiệu nhưng với lớp tôi vẫn xin lỗi học sinh vì điều này. Cuối mỗi tuần, tôi sinh hoạt lớp đều đặn theo lịch. Học sinh được trao đổi về những ưu điểm và tồn tại trong tuần qua, điều này rất quan trọng. Thường thì lớp tôi học sinh trao đổi rất sôi nổi, nhận xét, phê bình một cách thẳng thắn. Tôi sẵn sàng viết những lời khen hay những lời động viên vào một cuốn vở của em nếu trong tuần đó học sinh có nhiều tiến bộ để em làm quà tặng bố mẹ. Điều này học sinh tiểu học rất thích. Nếu trong tuần có học sinh bị phê bình nhiều trong giờ sinh hoạt, tôi thường gặp riêng em để nghe em nói vì sao em chưa cố gắng, sau đó tôi tìm cách nói lại cho lớp để em không buồn và tìm cách giúp em cố gắng bằng bạn. 
Trong lớp tôi, học sinh thường được các thầy cô khác đánh giá là mạnh dạn phát biểu. Tôi còn nhớ khi mới nhận lớp, các em rất rụt rè khi phát biểu ý kiến trong giờ học. Qua những câu chuyện ngoài giờ với các em tôi hiểu các em không mạnh dạn do sợ sai, sợ cô la mắng, trách phạt. Vì thế trong từng giờ học, tôi thường tổ chức trò chơi để thu hút sự chú ý tham gia và không gây nhàm chán cho các em. Tôi thường động viên và cộng điểm thi đua cho tổ nếu tổ nào hăng hái phát biểu. Chưa bao giờ tôi trách phạt học sinh vì đã phát biểu chưa đúng, thậm trí nếu có bạn nào cười vì những câu phát biểu lạc đề thì tôi thẳng thắn nhắc nhở học sinh đó không nên như vậy. Dần dần không khí lớp tôi khác hẳn, sôi nổi hẳn lên và chính điều này cũng là động lực giúp tôi có nhiều hứng thú trong giảng dạy. 
 Với học sinh yếu, tôi không yêu cầu cao về kiến thức mà mỗi ngày tôi ra bài tập vừa sức để các em có thể làm. Những học sinh này tôi luôn ra những câu hỏi dễ để các em trả lời trong các giờ học và chính các bạn trong lớp cũng thường động viên những bạn này bằng những tràng vỗ tay tán thưởng. Vì thế không khí học tập của lớp tôi luôn sôi nổi. Tôi dành nhiều thời gian cho những hoc sinh yếu hơn và điều này cũng được tôi giải thích rất rõ với cả lớp để các bạn hiểu và biết chia sẻ giúp đỡ nhau khi tôi không có mặt kịp thời. 
Cuối mỗi tháng, tôi lại dành thời gian để cô, trò cùng nhau tổng kết thi đua sau đó bình chọn những bạn xuất sắc trong tháng. Về việc này tôi để học sinh tự xếp loại theo sự bình chọn của tổ. Sau đó tôi xem lại và nếu thấy hợp lý, tôi sẽ công bố xếp loại trước tập thể lớp. Với những học sinh cá biệt tôi thường cho các em cơ hội để sửa chữa nhưng những cơ hội ấy cũng được thông qua ý kiến của tập thể. Nếu HS có tiến bộ, tôi khen kịp thời để động viên. Đối với những học sinh còn chưa tiến bộ, tổ cùng nhau bàn bạc, tìm nguyên nhân, đưa ra cách giúp bạn tháo gỡ những vướng mắc mà bạn chưa vượt qua được trong tháng đó.
Để lắng nghe được những ý kíên của học sinh, lớp tôi có hộp thư điều em muốn nói để học sinh tự ghi và để vào đó những mong muốn cũng như những thắc mắc về thầy cô, bạn bè. Thông qua nó tôi thêm hiểu các em và giúp các em giải toả kịp thời những vướng mắc của các em.
Lớp tôi có phát động phong trào nuôi heo đất, nên sau mỗi lần bổ heo, việc thu chi của lớp đều được lớp trưởng công khai trước lớp sao cho minh bạch
Tôi luôn lắng nghe những ý kiến từ giáo viên bộ môn để kịp thời giải quyết công việc ở lớp 
c. Đối với phụ huynh:
Thường xuyên liên hệ, trao đổi với phụ huynh để cùng phối hợp giáo dục, động viên giúp đỡ kịp thời từng học sinh nhất là đối với những học sinh cá biệt để nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện phát triển trí tuệ, năng lực.
Tôi trao đổi với phụ huynh bằng nhiều hình thức như : có thể gặp trực tiếp hoặc trao đổi qua điện thoại mỗi khi có sự việc cần trao đổi ngay, đôi chỉ là những thăm hỏi việc học tập sinh hoạt của học sinh ở nhà để tìm nguyên nhân học sa sút hay cùng nhau phối hợp để giúp HS tiến bộ. 
Thông qua các lần họp phụ huynh tôi lại có cơ hội được bày tỏ cách làm việc của mình trên lớp, thông báo cụ thể tình hình của từng em về mọi mặt để phụ huynh thấy ưu điểm và tồn tại của con em mình đồng thời tôi cũng lắng nghe để hiểu những tâm tư, nguyện vọng của họ cùng nhau bàn bạc thống nhất cách giáo dục con em mình cho phù hợp.
Tổ chức thăm hỏi, động viên gia đình học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và kiến nghị lên nhà trường giúp đỡ.
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC :
Với những biện pháp nêu trên, tôi thật sự vui mừng vì sự đầu tư của mình đã đạt được kết quả tốt. Đa số HS của lớp tôi chủ nhiệm có ý thức, kỉ luật cao. Biết phê và tự phê bình, thi đua học tập rất sôi nổi ngay trong từng giờ học.
Đa số học sinh trong lớp đã có tinh thần tự giác cao, có tinh thần tự học. Giờ truy bài thực sự hữu ích với các em vì đó chính là giờ tự học, tự kiểm tra rất có kết quả.
Các em mạnh dạn trình bày ý kiến và mong muốn của mình trước tập thể. Các cán bộ lớp thực sự năng động hơn.
Các em đã tích cực chuẩn bị bài ở nhà, luôn sẵn sàng tham gia các phong trào của lớp, của trường.
Có tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. Ý thức chấp hành nội quy của trường tốt : Đồng phục khi đến lớp – xếp hàng khi đến lớp và khi ra khỏi trường.
Tôi được phụ huynh và học sinh tin tưởng và quý mến.
 BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
Quá trình làm công tác chủ nhiệm tôi rút ra kinh nghiệm như sau:
Điều quan trọng để thực hiện hiệu quả công tác của người giáo viên chủ nhiệm là tình yêu trẻ, tâm huyết với nghề, phải có trình độ chuyên môn , sự mẫu mực, sáng tạo trong phương pháp để thu hút học sinh, phải dạy dỗ bằng cả nhiệt huyết của mình “tất cả vì học sinh thân yêu”.
Hiểu đặc điểm, tình hình, hoàn cảnh từng học sinh.
Đầu năm phải có một số nội quy, quy định riêng của lớp và phải được đưa ra cả lớp bàn bạc nhất trí để cùng nhau thực hiện.
Xây dựng đội ngũ các bộ lớp năng động và sáng tao, Giáo viên chủ nhiệm phải kết hợp chặt chẽ với cán bộ lớp để cùng giúp các em thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
Giải quyết mọi vướng mắc của học sinh một cách công bằng. Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của học sinh.
Thực hiện sinh hoạt lớp đều đặn, thi đua và tổng kết thi đua công bằng và phải được duy trì xuyên suốt năm học.
Phối hợp kịp thời và chặt chẽ với phụ huynh học sinh cũng như các giáo viên bộ môn và các đoàn thể trong trường.
KẾT LUẬN:
Trong công tác chủ nhiệm lớp, bằng những kinh nghiệm nhỏ bé của mình mà tôi đã áp dụng vào thực tế, tôi thấy với những gì đã làm được, tôi được nhiều phụ huynh tin tưởng và nhất trí với cách làm của tôi. Điều làm tôi hạnh phúc là tôi luôn đựoc học trò yêu mến. Tôi tin rằng với cách làm này nếu được sự đóng góp thêm của các đồng nghiệp thì kết quả trong công tác chủ nhiệm lớp sẽ đạt cao hơn nữa.
 Người viết
 LÊ THỊ NHUNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Giới thiệu đơn vị - tổ khối :
Xác nhận giá trị của thủ trưởng đơn vị :
Nhận xét của cấp trên:
..... 59,08	
 9,213

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem.docx
Giáo án liên quan