Sáng kiến kinh nghiệm Chỉ đạo giáo viên thiết kế bài dạy theo hướng Dạy học tích cực - Nguyễn Trường Giang

1. Tên sáng kiến: Chỉ đạo giáo viên thiết kế bài dạy theo hướng “ Dạy học tích cực”

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:

- Sáng kiến giúp các nhà quản lí có những biện pháp chỉ đạo giáo viên thiết kế bài dạy theo hướng “ Dạy học tích cực” nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường tiểu học.

3. Tác giả:

- Họ và tên: Nguyễn Trường Giang. ( nam )

- Ngày tháng/năm sinh: 20/10/1974.

- Trình độ chuyên môn: Đại học.

- Chức vụ, đơn vị công tác, điện thoại: Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Lê Ninh.

- Điện thoại: 0965695586

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Lê Ninh

5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến

 

doc66 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 110 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Chỉ đạo giáo viên thiết kế bài dạy theo hướng Dạy học tích cực - Nguyễn Trường Giang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giá lẫn nhau. Cách dạy này làm cho học sinh học tập thụ động nên tri thức không bền vững. Tính thụ động dần dần trở thành thói quen sẽ hạn chế trình độ tư duy và nhận thức, học sinh không được chuẩn bị đúng mức để hoạt động độc lập và sáng tạo, khó thích ứng với yêu cầu hoạt động nâng cao ở các lớp trên, càng khó thích ứng với hoạt động của cuộc sống xã hội sau này. Năng lực cá nhân của học sinh không có điều kiện bộc lộ và phát triển đầy đủ. Vì cách sớm chuyển sang dạy học theo hướng tích cực hoá người học, tập trung vào hoạt động của người học mới rèn luyện cho trẻ em những năng lực cần thiết đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước. Điều đó cũng phù hợp với xu thế giáo dục của khu vực và thế giới là dạy học phát huy năng lực, sở trường của người học, làm cho người học linh hoạt và sáng tạo tiếp thu kiến thức, tạo tiền đề cho Việt Nam hoà nhập vào cộng đồng quốc tế.
2.1.3.3 Cơ sở khoa học quản lý
 Tất cả những vấn đề lý luận quản lý giáo dục đều có thể vận dụng trong quản lý quá trình dạy học, cụ thể là công tác chỉ đạo việc thiết kế bài dạy lên lớp của giáo viên tiểu học. Nhưng có tác động trực tiếp nhất là các vấn đề về các chức năng của quá trình quản lý. Đặc biệt là chức năng chỉ đạo có liên quan trực tiếp đến sáng kiến.
 Chỉ đạo là trong bốn chức năng của chu trình quản lý đó là: Lập kế hoạch -chỉ đạo - tổ chức - kiểm tra. Cùng với yếu tố khác đó là thông tin quản lý. Như vậy chu trình quản lý được thể hiện theo sơ đồ sau:
Tổ chức
 Chỉ đạo
 TTQL
 Kiểm tra
 Kế hoạch
 Chỉ đạo là chức năng được triển khai thực hiện sau các chức năng kế hoạch hoá và chức năng tổ chức.
Nội dung của việc chỉ đạo bao gồm:
 Chỉ huy, điều hành và lãnh đạo nhằm làm cho các bộ phận, cũng như hoạt động của toàn nhà trường diễn ra thuận lợi đúng chương trình và mục tiêu đặt ra.
Trong giai đoạn hiện nay theo sự phân công của hiệu trưởng thì người phó hiệu trưởng giữ vai trò chỉ đạo chuyên môn:
+ Hướng dẫn, động viên khích lệ một cách thường xuyên kịp thời.
+ Theo dõi giám sát, uốn nắn và sữa chữa.
+ Kiểm tra, đôn đốc, điều phối các tổ chức, các hoạt động sao cho có sự phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp nhằm đạt được mục tiêu mong muốn.
+ Trong chỉ đạo giám sát phải có thái độ nhã nhặn, động viên khuyến khích, không ngây bầu không khí sợ hãi.
 Quản lý trường học về thực chất và trọng tâm là quản lý quá trình học trên lớp. Do đó chỉ đạo thiết kế bài dạy lên lớp là một trong những nội dung quan trọng của người quản lý. Thực hiện chức năng này cũng tuân thủ chỉ đạo trên nhằm nâng cao chất lượng thiết kế bài dạy của giáo viên trong mỗi nhà trường.
 Bậc tiểu học có đặc điểm là một giáo viên phải thiết kế bài dạy ở hầu hết các môn học ( trừ một số trường có giáo viên chuyên môn như: mỹ thuật, hát nhạc, tin học, ngoại ngữ...). Bởi vậy giáo viên tiểu học được xem như quá trình quản lý học tập của học sinh qua các khâu: 
Lập kế hoạch cho các giờ lên lớp(chuẩn bị bài, thiết kế bài dạy).
 2. Tổ chức chỉ đạo quá trình học sinh lĩnh hội tri thức lên lớp.
 3. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
 Như vậy, nhà quản lý việc lập kế hoạch chính là việc vạch ra những dự định làm trong tương lai được sắp xếp theo hệ thống. Đối với giáo viên tiểu học thiết kế bài dạy chính là một bản kế hoạch được cụ thể hoá các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp. Nếu ta coi lập kế hoạch là công việc tất yêu của nhà quản lý thì thiết kế bài dạy là công việc tất yếu của mỗi giáo viên.
 Kế hoạch vững chắc luôn đem lại sự thành công, thiết kế bài dạy chất lượng cao đảm bảo sự thành công của giờ lên lớp. Người giáo viên không thiết kế bài dạy trước khi lên lớp cũng như người quản lý chối bỏ kế hoạch tất yếu sẽ bị thất bại.
 Cổ nhân dạy “Chuẩn bị chu đáo là thành công một nửa”, kết quả giáo dục không cho phép phế phẩm, cho nên càng cần có quy trình, bản thiết kế đúng có chất lượng. Trong giai đoạn phát triển sự nghiệp giáo dục hiện nay, trường tiểu học có vai trò quan trọng được xem là bậc học nền tảng có nhiệm vụ cung cấp nhu cầu trình độ học cơ sở ban đầu cho học sinh. Do đó việc quản lý, chỉ đạo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Chất lượng học tiểu học sẽ thấp nếu công tác chỉ đạo buông lỏng không phù hợp và ngược lại. Dù trong những điều kiện khó khăn nhưng vận dụng linh hoạt sáng tạo các phương pháp quản lý phù hợp với mục tiêu hệ thống, phù hợp với quy luật, nguyên tắc quản lý thì sẽ phát huy được sức mạnh nội lực nâng cao chất lượng dạy học và hiệu quả giáo dục. Do đó, trong quá trình quản lý người quản lí phải vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật. Nghệt thuật quản lý được hợp thành từ ba yếu tố: kiến thức khoa học, kinh nghệm và tài năng hành động sáng tạo. Trong đó kiến thức khoa học là cơ bản, kinh nghệm vô cùng quý giá, tài năng hành động sáng tạo là yếu tố quyết định đến thắng lợi cuối cùng. 
 Vấn đề chỉ đạo công tác thiết kế bài dạy là vấn đề quen thuộc đối với mọi nhà trường, mọi thời đại, chỉ đạo thiết kế bài dạy trong các nhà trương tiểu học hiện nay vẫn là việc thường xuyên liên tục và tiến hành trong suốt năm học, nhưng không phải ở bất kỳ nhà trường nào cũng đều có được những biện pháp tốt giống nhau. Việc thiết kế bài dạy không phải là vấn đề chuyên môn đơn thuần mà nó gắn bó chặt chẽ và góp phần quyết định chất lượng chuyên môn. Do đó, người quản lý chuyên môn phải lựa chọn các nhóm phương pháp quản lý đồng thời vận dụng chúng một cách linh hoạt, sáng tạo để đưa chất lượng giáo dục ngày càng được đi lên.
3. Thực trạng việc chỉ đạo thết kế bài dạy ở trường tiểu học:
 Việc thiết kế bài dạy của giáo viên và công tác chỉ đạo việc thiết kế bài dạy của cán bộ quản lý là việc làm thường xuyên hàng ngày ở trường tiểu học.
 Song vấn đề chỉ đạo việc giáo án lên lớp của giáo viên tiểu học hiện nay đang gặp những trở ngại lớn bởi lẽ:
 + Cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho việc thiết kế bài dạy còn hạn chế.
 + Đối với giáo viên, cường độ làm việc ngày càng cao với khối lượng công việc ngày càng nhiều trong khoảng thời gian nhất định cho nên việc thiết kế bài dạy không tốt là điều rất khó tránh khỏi.
 + Bên cạnh đó trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới nên việc soạn giáo án của giáo viên còn hạn chế về chất lượng. Mặt khác giáo viên tiểu học phải dạy nhiều môn, phải chuẩn bị nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Bởi vậy giáo viên không thể có thời gian nghiên cứu thêm tài liệu tham khảo để có phương pháp thích hợp để áp dụng cho từng bài học cụ thể của môn học. Do đó việc thiết kế bài dạy của giáo viên chỉ mang tính hình thức chiếu lệ.
 Trong thực tế của yêu cầu đổi mới chương trình sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy...cùng với rất nhiểu các loại sách hướng dẫn, sách bài soạn, các tài liệu tham khảo khác ... ở các trường tiểu học khác đã có nhiều cách làm, cách chỉ đạo khác nhau. Để nghiên cứu vấn đề này chúng ta cùng tìm hiểu thực trạng của nhà trường.
3.1. Về thực trạng việc soạn giáo án của giáo viên.
* Về nhận thức:
 Về mặt lý luận từ cán bộ quản lý đến giáo viên đã ý thức việc thiết kế bài dạy là một trong những công tác trọng tâm và cực kỳ quan trọng đối với người dạy học. Thiết kế bài dạy tốt, chu đáo sẽ đảm bảo cho thành công 50% giờ dạy. Và việc thực hiện không chu đáo, không tốt thì chắc chắn khi lên lớp sẽ gặp khó khăn trong lúc truyền thụ kiến thức cho học sinh và do đó hiệu quả giờ daỵ sẽ kém, kể cả về mặt nhân cách. Đây là thuận lợi cho việc chỉ đạo thiết kế bài dạy ở trường tiểu học. 
 Tuy vậy, thực tế ở các trường tiểu học nói chung nhất là các trường ở nông thôn, miền núi còn bao điều khó khăn , trở ngại. 
+ Chất lượng giáo viên, học sinh chưa đồng đều. 
+ Cơ sở vật chất thiết bị đồ dùng phục vụ cho việc dạy và học, nhất là việc thiết kế bài dạy còn thiếu nhiều cả về số lượng và nội dung. Cán bộ phụ trách thiết bị thư viện trình độ hiểu biết về chuyên môn dạy học chưa sâu cho nên làm được phần việc giới thiệu công dụng của các đồ dùng đối với từng bài dạy, cách sử dụng đồ dùng giúp cho giáo viên giảm bớt được thời gian nghiên cứu, chuẩn bị .
 + Cái khó khăn lớn nhất là:
 Yêu cầu đổi mới việc thiết kế bài dạy đòi hỏi cao mà trình độ quản lý cũng như giáo viên thì có hạn. Trong một buổi người giáo viên phải dạy quá nhiều môn học mà môn nào cũng phải thiết kế bài dạy. Chỉ cái thời gian để soạn thảo từng ấy thiết kế bài dạy cũng đã quá nhiều thì còn đâu thời gian để nghiên cứu tài liệu, đọc tài liệu tham khảo, chuẩn bị đồ dùng, nghiên cứu cách sử dụng đồ dùng khi dạy. Hiện nay giáo viên tiểu học phải dạy 2 buổi trên ngày nên thời gian lại càng ít cho việc đọc, nghiên cứu tài liệu. Bởi vậy, không thể sâu sắc trong việc thiết kế bài dạy. Như chúng ta đã biết việc đầu tư cho thiết kế bài dạy là liên tục và thường xuyên đâu phải một lúc, một khi là được.
 Do đó, việc thiết kế bài dạy đối với giáo viên phần lớn vẫn mang tính hình thức phục vụ cho việc kiểm tra, thanh tra của cán bộ quản lý.
 Mặt khác, do chưa quán triệt thật đầy đủ, sâu sắc về yêu cầu nội dung, phương pháp việc soạn giảng. Cái thói quen soạn giảng theo cách cũ đã hằn sâu vào tiềm thức của giáo viên, nhất là giáo viên lâu năm. Đó là những trở ngại cho công tác chỉ đạo việc thiết kế bài dạy của người quản lý đối với giáo viên .
* Về thực trạng:
 Qua báo cáo, qua tìm hiểu xem xét, kiểm tra thiết kế bài dạy và các giờ lên lớp của giáo viên, chúng tôi nhận thấy rằng:
 + Về hình thức soạn giáo án.
 Đa số giáo viên có giáo án sạch sẽ, rõ ràng, trình bày đẹp, đầy đủ các môn học, bài học.
 Mỗi thiết kế bài dạy có đủ các bước lên lớp. Các thiết kế bài dạy hầu hết đã nêu được kiến thức cơ bản, trọng tâm.
 + Về mục tiêu bài soạn:
 Hầu hết giáo viên có đủ yêu cầu chung mà chưa căn cứ vào đối tượng lớp mình một cách cụ thể, chưa căn cứ vào thực tế địa phương nơi trường đóng để có yêu cầu thật xác đáng phù hợp, do giáo viên hiểu trọng tâm bài dạy chưa cặn cẽ, sâu sắc nên chưa làm rõ các cấp độ từ :
Hiểu ®Biết ® ứng dụng ® Phân tích ® Tổng hợp ® Đánh giá nên việc dự kiến cách đo lường từng mục tiêu không sát.
 + Về nội dung soạn bài:
 Nhiều thiết kế bài dạy không có hệ tống câu hỏi phát huy trí sáng tạo của học sinh. Thiết kế bài dạy thiếu những câu hỏi xử lý các tình huống bế tắc có thể xảy ra. Một số giáo viên chỉ học thuộc thiết kế bài dạy mà chưa hiểu được bản chất các vấn đề trong bài dạy nên khi dạy học bị bế tắc, trở ngại. Nội dung kiến thức chưa phục vụ được cho cả các loại đối tượng: Giỏi, khá, trung bình và yếu kém.
 + Về phương pháp soạn giáo án:
 Nhiều thiết kế bài dạy đã sử dụng phương pháp nêu vấn đề nhưng hệ thống câu hỏi chưa chuẩn xác, chưa lôgic. Việc liên hệ thực tế ở trường, ở địa phương đã có nhưng nhiều chỗ còn gượng gạo, gò bó. Còn số thiết kế bài dạy vẫn áp dụng phương pháp thuyết trình.
 Qua thực tế chúng ta thấy việc thiết kế bài dạy đa số giáo viên vẫn mang tính hình thức, đối phó chưa có tác dụng phục vụ đắc lực cho việc giảng dạy trên lớp và như vậy thì chưa đảm bảo được chất lượng giáo dục.
* Đối chiếu với một số thiết kế bài dạy của giáo viên giỏi hay Thiết kế bài dạy chuyên đề
 Một thiết kế bài dạy của giáo viên thi giáo viên giỏi hay dạy chuyên đề được chuẩn bị hết sức công phu và chu đáo. Giáo viên trực tiếp dạy cùng với cả một tập thể chuyên môn tập trung trí tuệ, công sức tìm hiểu bài dạy, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu hướng dẫn, bài soạn của Bộ, nghiên cứu kĩ rồi cùng bàn bạc thảo luận xây dựng một thiết kế bài dạy thật tối ưu. Thiết kế bài dạy này còn được tư vấn nhiều giáo viên có kinh nghiệm xong được đem dạy để tập thể dự giờ, xem xét, góp ý bổ, sửa chữa rồi mới chép. Như vậy, để có một thiết kế bài dạy dự thi hay một chuyên đề phải tốn kém đến bao nhiêu công sức, thời gian. Tuy vậy, trong những thiết kế bài dạy này có cái vẫn chưa phải là hoàn hảo, có những vấn đề còn phải "rút kinh nghiệm". Nhưng đa số những thiết kế bài dạy này chúng ta phải công nhận là hay, là tốt. Nếu mọi thiết kế bài dạy đều được soạn như thế này thì chắc chắn hiệu quả bài dạy sẽ rất tốt. Nhưng thực tế không thể thực hiện được bởi giáo viên tiểu học đang dạy 2 buổi trên ngày lại dạy mỗi buổi nhiều môn học thì lấy đâu thời gian mà chuẩn bị cho chu đáo, đầy đủ được.
3.2. Những khó khăn về công việc thiết kế bài dạy đối với giáo viên Tiểu học. 
 Như ta đã trình bày trên, cái khó khăn nhất là thời gian đối với công việc thiết kế bài dạy của giáo viên tiểu học, với thời gian ấy giáo viên tiểu học chỉ riêng sao chép lại thiết kế bài dạy cho đầy đủ, cẩn thận cũng chật vật nói chi đến đọc tài liệu tham khảo, đi tìm hiểu thực tế, tìm hiểu học sinh để mở mang tri thức, nâng cao hiểu biết. Trong khi yêu cầu đổi mới phương pháp, nội dung soạn giảng ngày càng cao. Xã hội càng ngày càng phát triển với sự bùng nổ thông tin, sự phát triển của khoa học công nghệ như vũ bão. Lại thêm bao công việc chấm chữa bài, nhận xét, phối hợp công việc gia đình, con cái làm sao giáo viên tiểu học làm tốt được công tác thiết kế bài dạy. Với khối lượng công việc đồ sộ như vậy, với yêu cầu đòi hỏi như vậy, sẽ dẫn tới tình trạng thiết kế bài dạy bằng cách sao chép máy móc vô hồn có khi còn phải bớt xén để kịp lịch kiểm tra của ban giám hiệu, đoàn thanh tra.
3.2.1. chỉ đạo việc soạn giáo án của cán bộ quản lí . 
3.2.1.1. Về nhận thức:
 Cán bộ quản lí trường tiểu học nhận thức một cách đúng đắn việc thiết kế bài dạy là khâu đầu tiên quyết định cho chất lượng dạy và học của thầy và trò. Nhưng thực tế qua tìm hiểu thì vẫn bộ lộ những hạn chế nhất định như sau:
 + Với giáo viên, việc thiết kế bài dạy là cơm bữa, giáo viên thiết kế bài dạy cũng như người nông dân đi làm ruộng. Đó là việc làm thường xuyên, hàng ngày. Người giáo viên không thiết kế bài dạy thì làm gì, lấy gì mà dạy. Nhưng để có thiết kế bài dạy tốt, thiết kế bài dạy có chất lượng thật sự thì quả là không phải dễ. Từ những hạn chế về nhận thức đó sẽ dẫn tới sự chưa thấy hết giá trị của việc thiết kế bài dạy có chất lượng đặc biệt là mối quan hệ chặt chẽ giữa việc thiết kế bài dạy với đổi mới chương trình sách giáo khoa và phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Chính việc đổi mới phương pháp được bắt đầu và được thể hiện từ ngay trong thiết kế bài dạy của mỗi giáo viên. Cái đối mới phương pháp dạy và học phải bắt đầu từ nhận thức, từ suy nghĩ và công tác thiết kế bài dạy của giáo viên. Có đổi mới được việc thiết kế bài dạy mới đổi mới được phương pháp, dẫn đến chất lượng dạy và học đạt hiệu quả cao.
 + Mặt khác, trước sự pháp triển như vũ bão của khoa học công nghệ, sự bùng nổ của thông tin, nguồn tài nguyên tri thức đang hàng ngày, hàng giờ tác động đến mọi tầng lớp người trong xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ, đồi hỏi con người cũng luôn đổi mới để thích ứng, để phù hợp. Cho nên chỉ với vốn kiến thức cũ, với những trang thiết kế bài dạy cũ thì làm sao đáp ứng được yêu cầu đổi mới, làm sao đuổi kịp được sự tiến bộ của xã hội, và nguy cơ tụt hậu là tất yếu. Vì vậy, việc thiết kế bài dạy còn gắn liền với việc đổi mới phương pháp và tiếp cận với sự phát triển của thời đại, cập nhật với các nguồn thông tin.
 Nhận thức về thiết kế bài dạy có chất lượng thực sự, có hiệu quả thiết thực trong công tác giảng dạy vẫn còn chung chung chưa xác định được rõ ràng,. Đó là những khó khăn hạn chế trong công tác chỉ đạo việc thiết kế bài dạy của cán bộ quản lý.
3.2.1.2. Về công tác chỉ đạo việc soạn giáo án của người cán bộ quản lý.
 Từ những nhận thức chưa đầy dủ như trên về công tác chỉ đạo soạn thiết kế bài dạy của cán bộ quản lí còn hạn chế sau:
 Tuy hàng tuần cán bộ quả lí có kiểm tra, ký duyệt thiết kế bài dạy nhưng đa số chỉ cốt xem có đủ bài, có đúng kịp với chương trình hay không. Tình bày có khoa học, có sạch sẽ hay không nhưng chất lượng thiết kế bài dạy thì chưa thực sự chú ý. Cũng có thể do giáo án thì nhiều mà thời gian thì có hạn.
 Việc quản lí thiết kế bài dạy của cán bộ quản lí chưa chặt chẽ, chưa khoa học dẫn tới thiết kế bài dạy mang tính hình thức, ít hiệu quả.
 Khi dự giờ đánh giá giáo viên, nhiều nhà quản lí chỉ chú ý đến việc thầy trò thể hiện trên lớp mà quên đối chiếu với bản thiết kế của nó ra sao, để rút ra những sai phạm trong tiết dạy có phải là xuất phát từ việc chuẩn bị thiết kế bài dạy chưa chu đáo,với thiết kế bài dạy nó phải là linh hồn bài dạy của giáo viên phụ trách đó hay là sao chép của ai.
 Một thực tế trong việc chỉ đạo sinh hoạt chuyêng môn, thường là hình thức. Hầu hết chỉ tập trung vào số lượng hồ sơ, vào việc trình bày, chữ viết tuy việc này cũng cần thiết nhưng chưa chú trọng đến chất lượng sinh hoạt, đến kế hoạch chi tiết, đến việc thiết kế bài dạy mẫu, giới thiệu, phân tích, đánh giá từng thiết kế bài dạy...
 Xuất phát từ những hạn chế trong công tác quản lí việc thiết kế bài dạy trên dẫn tới tình trạng giáo viên chuẩn bị bài không chu đáo, không bảo đảm chất lượng và do đó kết quả dạy học chưa cao. Từ đó, gây lo lắng cho chất lượng học tập của học sinh.Trong phụ huynh, nảy sinh đòi hỏi học thêm - rồi dẫn đến học thêm tàn lan, học quá nhiều, học nhồi nhét, làm tội làm tình học sinh.Và cũng từ đó thời gian đối với việc thiết kế bài dạy, việc chuẩn bị bài của giáo viên lại càng giảm xuống và chất lượng cũng giảm xuống. 
Bảng4: Kết quả điều tra việc soạn giáo án dạy học tích cực
Yêu cầu việc thiết kế bài dạy tích cực
Tổng số 26
20
Tính khả thi
Tính cần thiết
Rất khả thi
Khả thi
Không khả thi
Rất cần thiết 
Cần thiết
Không cần thiết
SL
%
Sl
%
SL
%
Sl
%
Sl
%
Sl
%
21
81
5
19
0
0
22
85
4
15
0
0
 Qua thực trạng điều tra việc thiết kế bài dạy dạy học tích cực trong số người được hỏi, hầu hết đều nhận thức rằng việc thiết kế bài dạy tích cực là điều cực kỳ cần thiết trong quá trình dạy học. Dạy học muốn đạt chất lượng hiệu quả cao thì cần phải thiết kế bài dạy một cách chu đáo trước khi lên lớp.
4. Một số biện pháp chỉ đạo thiết kế bài dạy theo hướng “ Dạy học tích cực” nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường Tiểu học.
 Để chỉ đạo việc thiết kế bài dạy ở trường tiểu học cho giáo viên, nguời cán bộ quản lý phải nắm chắc lý luận và thực tiễn trong việc quản lý, chỉ đạo việc thiết kế bài dạy gì? Nội dung thiết kế bài dạy như thế nào? Để thiết kế bài dạy này cần đạt những yêu cầu gì? Thiết kế bài dạy này thiết kế ở địa bàn nào? Địa bàn đó có đặc điểm tình hình như thế nào? Trình độ dân trí ở đó ra sao? Thiết kế bài dạy này để dạy đối tượng nào? Đối tượng đó trình độ ra sao? Trình độ người thiết kế bài dạy như thế nào? Trên cơ sở nắm được những vấn đề trên. người quản lý suy nghĩ tìm phương pháp, biện pháp, thủ pháp nghệ thuật thật hữu hiệu để chỉ đạo việc thiết kế bài dạy đạt chất lượng tối ưu nhất và từ thiết kế bài dạy đó có tiết dạy hiệu quả nhất.
 Để minh chứng cho các luận điểm trên, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp cơ bản để chỉ đạo như sau:
4.1. Nâng cao nhận thức.
4.1.1. Nội dung nâng cao nhận thức.
 Con người ta nhận thức như thế nào, thì hành động như thế ấy. Bất cứ một công việc gì nếu nhận thức đúng thì hành động sẽ đúng, mà hành động có đúng thì mới đạt hiệu quả tốt. Như vậy nhận thức là cơ sở của hành động. Bởi vậy việc nâng cao nhận thức cho con người là cực kỳ quan trọng. Hơn thế nữa, đây là một việc làm của trí tuệ, của lưong tâm nghề nghiệp, một việc làm từ nhận thức, từ hiểu biết của mình truyền cảm đến cho nhiều người khác, mà đây là lớp người ở học sinh tiểu học từ 6 đến 11 tuổi. Chỉ khi nào người thầy giáo có nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thiết kế bài dạy là một phần máu thịt của mình, là cái nghiệp chứ không phải chỉ là nghề nữa, cái nghiệp văn chương như quan điểm của Nam Cao trong “Đời thừa”. “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là bất lương. Sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện”. Thì họ mới tự giác đầu tư đúng mực cho công việc thiết kế bài dạy, một công việc phần đầu tiên trong quá trình cho một bài dạy. Công việc nếu làm tốt là đẫ thành công 50% bài dạy.
 Người quản lý phải thường xuyên, không ngừng nâng cao nhận thức cho giáo viên, phải xem đây là biện pháp hàng đầy, biện pháp tiên quyết dẫn đến thành công cho công việc dạy học.
 Trên cơ sở nâng cao nhận thức tư tưởng cho giáo viên, cán bộ quản lý phải thường xuyên nâng cao trình độ văn hoá, trình dộ chuyên môn cho họ mới có phương tiện để thực hiện, để cụ thể hoá cái 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_chi_dao_giao_vien_thiet_ke_bai_day_the.doc