Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy để tạo hứng thú học tập môn Tiếng Anh cho học sinh

Máy vi tính đã trở thành người bạn của các giáo viên ngoại ngữ. Giáo án, bài giảng điện tử, bài kiểm tra nay đã được soạn trên máy vi tính. Đặc biệt,khi máy tính được kết nối mạng Internet, máy tính sẽ trở thành một kho dữ liệu khổng lồ phục vụ cho công việc giảng dạy. Trên mạng có một số lượng rất lớn các tư liệu có thể khai thác miễn phí phục vụ cho giảng dạy và học tập ngoại ngữ (chủ yếu là bằng tiếng Anh). Mạng Internet và Intranet cho phép giáo viên chia sẻ thông tin, giảm thiểu thời gian ghi chép, tăng thời gian tự học, tự giải quyết vấn đề. Một số giáo viên hiện nay đã xây dựng các trang Web các trang diễn đàn (Forum) để xây dựng các nhóm học tập, trao đổi (mailing groups) giữa giáo viên với giáo viên, giữa học sinh với học sinh. Máy tính không chỉ giúp giáo viên tìm kiếm thông tin phục vụ các kĩ năng như Đọc, Viết mà còn xây dựng các tư liệu Nói, Nghe. Giáo viên có thể tự thiết kế các bài tập luyện nghe thông qua các phân mềm ghi âm, tự mình đọc hoặc nhờ người nước ngoài đọc giúp .

 

doc33 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 2537 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy để tạo hứng thú học tập môn Tiếng Anh cho học sinh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực quan khác cũng có tác dụng tương tự, những điều đó thể hiện sự quan tâm chú ý của giáo viên đến bài giảng. Tuy nhiên, nhược điểm của các giáo cụ trực quan trên là cồng kềnh khó bảo quản khó sửa, dễ hỏng, các bức tranh nhiều khi quá nhỏ cho các lớp học sinh có số lượng đông. Việc thuê người vẽ tranh thì tốn kém nằm ngoài khả năng tài chính của giáo viên. Một số thiết bị đồ dùng trực quan thì không bền và hạn chế về mặt hình thức.
	Làm thế nào để có sự say mê thực sự và phát huy hết tính tích cực tự giác của học sinh trong vấn đề học tập là vấn đề trăn trở của các nhà giáo, của nhà trường gia đình và xã hội từ đó phát huy vai trò hứng thú của học sinh và lao động. Biểu hiện của hứng thú trong học tập thể hiện như thế nào? Chúng ta lần lượt giải quyết vấn đề đó qua đề tài này.
a. Các phương tiện dạy học áp dụng công nghệ thông tin là gì?
	Sự phát triển của khoa học công nghệ đã cho việc giảng dạy ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng được thừa hưởng nhiều thành quả. Nhiều thiết bị dạy học tiên tiến đã được đưa vào các trường THCS và THPT. Có thể kể tên một dsố thiết bị như sau:
	- Máy tính xách tay.
	- Máy chiếu hắt (OHP). 
- Đầu VCD và Màn hình TV.
- Máy chiếu đa năng (Multimedia projector)
- Máy chiếu vật thể (video presenter)
- Mạng Internet, Intranet hoặc mạng Lan.
- Bảng thông minh (Interactive board)
- Các thiết bị kỹ thuật số như máy ghi âm, chụp ảnh, quay phim, điện thoại di động, ổ đĩa lưu trữ USB
b. Hứng thú là gì?
 	Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình lao động và học tâp.
c. Vai trò và biểu hiện của hứng thú:
 	Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, tăng hiệu quả của hoạt động nhận thức tăng sức làm việc. Vì thế cùng với nhu cầu hứng thú là một trong hệ thống động lực của nhân cách .
	Trong hoạt động nhận thức hứng thú có vai trò quan trọng: khi một hình ảnh tác động trực tiếp vào giác quan thì ngay lập tức ta có thể cảm nhận được hình ảnh đó như thế nào. Tri thức sẽ giúp ta nhớ lại, nếu có hứng thú thì hình ảnh sẽ được ghi nhớ lâu hơn. Trong hoạt động dạy học cần phải lưu ý một cách nghiêm túc với vấn đề với vấn đề kích thích tư duy độc lập của học sinh, thúc đẩy các em tìm tòi chân lý. Tính độc lập suy nghĩ của học sinh là cơ sở vững chắc để việc học tập của học sinh có hiệu quả.
	Trong những giờ học trên lớp, tư duy tích cực được kích thích sẽ xuất hiện thái độ tích cực đối với môn học sẽ hình thành hứng thú học tập. Hứng thú gây cho học sinh một sự hưng phấn, xúc cảm làm tăng hiệu quả của quá trình nhận thức nảy sinh sáng tạo để thoả mãn hứng thú. Như vậy hứng thú là một nét đẹp nhân cách, là ánh sáng soi đường cho mọi hành động và mang lại sự thành công.
d. Những phương pháp xây dựng hứng thú học môn Tiếng anh cho học sinh:
	Để tạo hứng thú cho học sinh trong việc học môn Tiếng anh, giáo viên đóng vai trò chủ đạo.
 	Thứ nhất: những kiến thức đầy đủ khoa học chính xác là những yếu tố không thể thiếu trong hành trang của người giáo viên.
 	 Thứ hai: là hoạt động giao tiếp sư phạm cũng có nhiều chức năng: nó là phương tiện phục vụ công việc giảng dạy, có thể là điều kiện xã hội tâm lí bảo đảm quá trình giáo dục; có thể là phương thức tổ chức các mối quan hệ qua lại giữa thầy và trò.
	Thứ ba: Giáo viên phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về các phương tiện thiết bị dạy học trước khi lên lớp
	Bên cạnh đó những thắc mắc cần được giải quyết của học sinh là những tình huống sư phạm mà giáo viên cần được giải đáp. Mỗi giờ dạy là một hướng đi riêng biệt mà giáo viên cần đổi mới chính mình qua mỗi tiết dạy .
	Nên đặt học sinh vào những tình huống có vấn đề để học sinh tìm tòi, khám phá, giải quyết vấn đề. Cần có những kiến thức bổ sung ngoài sách giáo khoa để sự mới lạ cho học sinh, kích thích tính tích cực tự giác suy nghĩ trong quá trình nhận thức.
 	 Môi trường giáo dục không chỉ là trong khuôn viên lớp học mà cần có nhiều môi trường hơn nữa: thư viện, sân trường, những cuộc dã ngoại các trò chơi vui mà học sẽ nâng cao trình độ nhận thức của học sinh, tạo niềm vui, sự thoải mái và sự cạnh tranh lành mạnh giữa các em.
 	 Học tập theo nhóm cũng cũng là biện pháp hay và có ý nghĩa quan trọng. Các em tìm được sự tiến bộ và cùng nhau tiến bộ. Những cuộc thảo luận thoải mái, vô tư đưa các em mực đích cuối cùng là kiến thức các em tiếp nhận được một cách tích cực và có hiệu quả. Tuy nhiên ở địa bàn xã Tiên Yên điều kiện gia đình học sinh còn nhiều khó khăn, chưa có đầy đủ sách giáo khoa, sách bài tập cũng như các loại tài liệu tham khảo có liên quan tới môn Tiếng Anh, nhà trường chưa có băng máy cát sét để học sinh luyện nghe. Học sinh gần như chưa bao giờ tiếp xúc trực tiếp với người nước ngoài. Vì thế hiệu quả môn học chưa cao.
2.2: Nghiên cứu thực tiễn
a. Sơ bộ vài nét về thực trạng của khách thể nghiên cứu:
 	Trường THCS Tiên Yên thuộc sự quản lí của phòng giáo dục đào tạo huyện Quang Bình. ở địa bàn xã Tiên Yên điều kiện kinh tế gia đình học sinh còn rất nhiều khó khăn, sự quan tâm đến vấn đề học tập của học sinh chỉ có ở một bộ phận nhỏ phụ huynh, học sinh chưa có đầy đủ sách giáo khoa, sách bài tập cũng như các loại tài liệu tham khảo có liên quan tới môn Tiếng Anh nhất là các tài liệu cần thiết và không thể thiếu cho môn Tiếng Anh như bảng động từ bất quy tắc, chưa có đầy đủ băng máy cát sét để luyện nghe, sách bài tập sách tham khảo quá ít. Sự quan tâm của gia đình và xã hội đối với môn Tiếng Anh chưa cao. Đội ngũ giáo viên còn nhiều bất cập chủ yếu là giáo viên tăng cường và hợp đồng hoặc mới nhận công tác trong ngành giáo dục, việc học môn Tiếng Anh luôn bị gián đoạn do điều động giáo viên không kịp thời, chương trình học luôn bị chậm tiến độ hơn so với trường bạn, và luôn phải chạy chương trình để theo kịp tiến độ chung của trương trình. Xong không vì thế mà học sinh chán nản trong vấn đề học tập, các em vẫn nỗ lực vươn lên trong học tập cũng như lao động. Tuy vậy, một số em nhận thức về môn học chưa có sự yêu thích, đam mê trong môn học tiếng anh.
b. Thực trạng về áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học ngoại ngữ trong nhà trường THCS và THPT.
Việc áp dụng công nghệ thông tin nói chung và đa phương tiện (multimedia) nói riêng vào dạy – học ngoại ngữ đang được các trường học THCS và THPT rất quan tâm sâu sắc. Tuy nhiên mức độ áp dụng và sự dụng vào thực tế giảng dạy con chưa có chiều sâu về chất lượng và số lượng, chưa phong phú và chưa mang lại hiệu quả rõ rệt. Phần lớn các trường áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy mới chỉ dưng lại ở việc sử dụng phần mềm Microsoft PowerPoint hoặc phần mềm Violet để trình chiếu hoặc là sừ dụng thay cho Bảng viết hay phần mềm soạn thảo Microsoft Word chỉ dùng để soạn thảo đề thi, đề kiểm tra bài tập cho học sinh. Việc sử dụng đa phương tiện (multimedia), các phần mềm học tập (giáo trình điện tử), hệ thống lưu trữ, truy cập bài giảng thông qua các Website, Forum, Blog cá nhân, các tài liệu bài giảng, CD-ROM giữa các giáo viên, học sinh, ... con chưa được phổ biến, đặc biệt hơn nữa là xảy ra tình trạng down load, copy bài giảng của người khác thành của mình. Giáo viên cần phải biết cách để khai thác thông tin trên mạng một cách tối đa để có được nhiều nguồn tài liệu phục vụ cho giảng dạy.
c. Nhận thức của học sinh về môn học tiếng anh:
- Qua sự tìm hiểu tôi có sự ghi nhận rằng: do bước đầu tiếp xúc với môn tiếng anh một môn học mới lạ, về một đất nước xa xôi, những con người mà học sinh chưa bao giờ được tiếp xúc, hơn nữa học sinh ở khu vực nông thôn không mấy quan tâm đến môn học này. đó là những khó khăn đối với các em. Những khó khăn đó không ngăn được sự hứng thú của các em về những kiến thức khoa học mới, những phong tục tập quán mới, con người mới. Tuy nhiên kết quả học tập của HK1 vẫn có những hạn chế nhất định.
	Cụ thể như sau:
Lớp 7a,b
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu Kém
Tổng số:53
2
17
31
3
	 Qua tìm hiểu hứng thú đối với môn học tôi thu được kết quả như sau:
Mức độ
Rất thích
Bình thường
Không thích
7a,b: 53 HS
22
26
5
d. Nguyên nhân gây hứng thú:
 	Sự hứng thú của học sinh đối với môn học tiếng anh bị chi phối bởi những yếu tố sau :
 + Yếu tố chủ quan:
 	Nhận thức của học sinh đối với môn học rất đúng đắn, trình độ năng lực cũng ảnh hưởng đến quá trình học tập và đó là niềm hứng thú của học sinh đối với môn Tiếng Anh. Những tác động bên ngoài cũng tác động không nhỏ đến quá trình học tập của các em.
 + Yếu tố khách quan :
 Chủ thể này có thể thay đổi khi có sự tác động từ nhiều phía trong đó yếu tố khách quan có tác dụng rất nhiều trong việc thúc đẩy quá trình hứng thú của học sinh. Yếu tố khách quan bao gồm những đặc điểm sau:
e. Môn học Tiếng Anh:
 	Tiếng Anh là môn học khó cho quá trình nhận thức của học sinh nhất là học sinh dân tộc vung sâu vùng xa. Với mục tiêu cụ thể khi hoàn thành chương trình THCS học sinh phải đạt những yêu cầu chủ yếu sau đây:
 	-Nắm kiến thức cơ bản, tối thiểu và tương ứng với Tiếng Anh thực hành hiện đại, phù hợp với lứa tuổi.
- Có kĩ năng sử dụng môn tiếng anh như một công vụ giao tiếp dưới dạng nghe, nói, đọc, viết.
- Có sự hiểu biết khái quát về văn hoá các nước sử dụng tiếng anh.
- Hình thành các kĩ năng học tiếng và phát triển tư duy. Trong quá trình tiếp thu ngôn ngữ, học sinh đạt kết quả cao trong học tập. Động cơ học tập có khi các em cảm thấy sự hứng thú đối với môn học và thấy được sự tiến bộ của chính mình.
f. Giáo viên giảng dạy:
 	Là chiếc cầu chuyển giao tri thức khoa học công nghệ giữa các thế hệ, vì vậy, mỗi người thầy phải có tri thức, đạo đức và lối sống trong sáng, có phương pháp giảng dạy hiệu quả. Trong quá trình giảng dạy người thầy nên tạo mối quan hệ vui vẻ, hoà nhã, biết cách tìm hiểu và tiếp cận đối tượng.
 	 Do đó, người giáo viên cần phải xác định được mục đích và nhiệm vụ giáo dục, hoàn cảnh tâm lí và đạo đức của học sinh những đặc điểm nhân cách của chính bản thân, hệ thống các phương pháp giáo dục và giảng dạy trong quá trình giao tiếp. Hơn nữa phải biết tôn trọng nhân cách đối tượng giao tiếp. Phải có quan điểm chỉ đạo định hướng cho hành vi, hành động tiếp xúc của họ nhằm đảm bảo kết quả của quá trình nhận thức .
 	Để tạo động cơ học tập tích cực cho các em giáo viên nên sử dụng các tình huống thách đố, hấp dẫn lôi cuốn các em vào các hoạt động trên lớp vừa mang tính chất yêu cầu cao, vừa phù hợp với trình độ để các em có thể cảm nhận được sự tiến bộ của mình trong học tập .
g. Bạn bè :
 	Thông qua sự hợp tác, tìm tòi, nghiên cứu, thảo luận trong tập thể giải quyết những tình huống do giáo viên đưa ra. Trong tập thể ý kiến cá nhân được điều chỉnh, khẳng định. Học sinh tự hỏi vì sao họ làm được mà mình không làm được. Để từ đó học sinh có sự tiến bộ vượt bậc trong nhận thức của mình đối với môn học. Để có sự biến đổi lớn về số lượng, chất lượng của học sinh đối với môn tiếng anh.
h. Phương tiện thiết bị dạy học:
	Từ trước đến nay, máy cát sét vẫn chứng tỏ là một công cụ rất hữu ích trong giảng dạy ngoại ngữ. Các băng học tiếng luôn có sẵn, giá chấp nhận được, dễ sử dụng. Tuy nhiên hiện nay một số trường vẫn chưa đảm bảo số lượng máy cat sét và băng đĩa tiếng cần thiết. Một số máy không được quan tâm bảo dưỡng nên hỏng hóc thường xuyên, chất lượng không đảm bảo dẫn tới việc giảng dạy nghe bị lơ là, nhiều nơi hầu như không có. Một số trường có hệ thống loa dẫn vào từng lớp học. Hình thức này thuận lợi cho các thông báo của nhà trường và giải trí vào giờ ra chơi nhưng không phù hợp cho việc học ngoại ngữ. Một số nơi dã tận dụng hình thức này để kiểm tra nghe đồng loạt (thi học kì) nhưng chất lượng chưa cao. 
	Máy chiếu đa năng (Multimedia projector) hiện nay là niềm mơ ước của không những lớp học ngoại ngữ mà còn là niềm mơ ước chung cho tất cả các bộ môn trong nhà trường, kết hợp với máy vi tính và một bộ loa tốt, máy chiếu trở thành một công cụ đa phương tiện hoàn hảo cho việc học ngoại ngữ. Nó cho phép trình chiếu bài giảng với cả kênh hình ảnh sống động, âm thanh trung thực. Máy chiếu thu hút sự chú ý cao độ của đông đảo người học, thúc đẩy sự tương tác giữa người dạy và người học. Bài giảng của giáo viên luôn mềm dẻo, linh hoạt luôn được cập nhật. Các bài giảng điện tử nếu được thiết kế tốt sẽ kích thích khả năng nhận thức của học sinh, hạn chế thời gian đọc chép trên lớp, tăng thời gian luyện tập, tranh luận xây dựng bài.
	Máy vi tính đã trở thành người bạn của các giáo viên ngoại ngữ. Giáo án, bài giảng điện tử, bài kiểm tra nay đã được soạn trên máy vi tính. Đặc biệt,khi máy tính được kết nối mạng Internet, máy tính sẽ trở thành một kho dữ liệu khổng lồ phục vụ cho công việc giảng dạy. Trên mạng có một số lượng rất lớn các tư liệu có thể khai thác miễn phí phục vụ cho giảng dạy và học tập ngoại ngữ (chủ yếu là bằng tiếng Anh). Mạng Internet và Intranet cho phép giáo viên chia sẻ thông tin, giảm thiểu thời gian ghi chép, tăng thời gian tự học, tự giải quyết vấn đề. Một số giáo viên hiện nay đã xây dựng các trang Web các trang diễn đàn (Forum) để xây dựng các nhóm học tập, trao đổi (mailing groups) giữa giáo viên với giáo viên, giữa học sinh với học sinh. Máy tính không chỉ giúp giáo viên tìm kiếm thông tin phục vụ các kĩ năng như Đọc, Viết mà còn xây dựng các tư liệu Nói, Nghe. Giáo viên có thể tự thiết kế các bài tập luyện nghe thông qua các phân mềm ghi âm, tự mình đọc hoặc nhờ người nước ngoài đọc giúp ...
	Bên cạnh các thiết bị dạy học hiện đại đã nêu trên, người dạy và người học ngoại ngữ hiện nay còn có thể tận dụng các tính năng của các thiết bị kĩ thuật số hiện có. Như giáo viên có thể dùng máy ghi âm để thu âm để thu âm các chương trình tiếng nước ngoài, sử dụng máy điện thoại có chức năng bắt sóng ti vi và ghi hình các chương trình ti vi để xây dựng thêm kho tư liệu cá nhân hoặc dùng máy ảnh số, điện thoại kết nối 3G cũng có thể sử dụng được ... 
2.3 – Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
a – Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên. 
	- Giáo viên thiếu kiến thức về công nghệ thông tin nói chung và đa phương tiện (multimedia) nói riêng. Nhiều giáo viên không thấy được mối liên hệ giữa máy vi tính và việc học ngoại ngữ mà chỉ coi máy vi tính là công cụ để soạn bài cho nhàn nhã hơn thay cho việc ghi chép sổ sách giáo án.
	- Giáo viên không có thời gian đẻ chuẩn bị bài giảng đươc áp dụng công nghệ thông tin. Nhiều giáo viên gặp khó khăn trong việc tim kiếm các nguồn tài liệu đa phương tiện (multimedia) phù hợp với đối tương học sinh của mình.
	- Các nhà trường THCS và THPT hiện nay đa số đều không có đủ trang thiết bị cơ sở vật chất để hỗ trợ cho việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đại trà.
	- Một số giáo viên còn có tư tưởng e dè, tâm lí e ngại trước một lĩnh vực mới mà hoàn toàn chưa có hiểu biết gì về lĩnh vực đó, việc tiếp cận với công nghệ thông tin, do đó họ phải làm lại từ đàu gây ra tâm lí ngại khổ ngại khó và ngại suy nghĩ.
b – Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề và những đề xuất.	Hiện nay nhiều nhà trường đã xây dựng được phòng học đa phương tiện (multimedia), mua sắm được các trang thiết bị dạy học hiện đại trên lớp, phần lớn các giáo viên ngoại ngữ đã chủ động tự mình mua trang bị máy vi tính đặc biệt là máy tính sách tay, các trường đã có máy chiếu đa chức năng (Multimedia projector) để phục vụ cho giảng dạy.
	Xây dựng được hệ thông lưu trữ thông tin, tư liệu giản dạy, học tập, chia sẻ tư liệu ... thông qua hệ thông các Website của các tổ chức, cá nhân, các diễn đàn để cung bàn luận để tạo ra hiệu quả cao trong giảng dạy, các blog của cá nhân, những hình thức khai thác thông tin trên đã cho phép các giáo viên, học sinh trong trường truy cập và chia sẻ thông tin dễ dàng. 
	Sở giáo dục Hà giang đã tiến hành nhiều khóa tập huấn cho các cán bộ quản lí, các giáo viên trong tỉnh. Tuy nhiên, số lượng người được tham gia tập hấn còn ít chất lượng còn chưa được sâu rộng. Sở giáo dục nên tổ chức các khóa học tập huấn luyện nhằm giúp giáo viên thấy được vai trò và tác dụng của ứng dụng công nghệ thông tin trong viẹc dạy - học ngoại ngữ.
	Xây dựng các bài giảng điện tử mẫu trên Microsoft PowerPoint hoặc phần mềm Violet để giáo viên tham khảo và sau đó hướng dẫn giáo viên các tiến trình để soạn thảo một bài giảng trên các phần mềm đó, và áp dụng với từng lớp cụ thể.
	Soạn, viết các tư liệu đa phương tiện, các phần mềm học tập, đóng gói vào các đĩa CD để thuận tiện cho việc vận chuyển lưu trữ và sử dụng.
	Tập hợp xây dựng các trang Web dành riêng cho giáo viên và học sinh các trường phổ thông và bản thân các trường học trong tỉnh Hà giang nên chủ động xây dựng các trang Web riêng cho trường của mình thông qua các tên miền do Sở giáo dục quy định sẵn, các trang Web này sẽ cung cấp và chia sẻ tư liệu giảng dạy, học tập, học trực tuyến ...
	Xây dựng hệ thống phần mềm áp dụng cả cho giảng dạy trên lớp và cho học sinh tự học dựa trên sách giáo khoa nhưng cần phải bổ sung thêm hình ảnh, âm thanh, phim minh họa và hệ thống câu hỏi dưới các dạng trắc nghiệm, tự luận để học sinh có cơ hội tự kiểm tra đánh giá trình độ bản thân.
	Khuyến khích giáo viên, học sinh tích cực chủ động sử dụng Internet thông qua mọi hình thức để giúp họ dễ dàng hơn trong việc khai thác các nguồn tư liệu.
	Sau đây tôi xin lấy một ví dụ về sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Tiếng Anh :
(Tiết dạy minh họa)
 Ví dụ : UNIT 7
THE WORLD OF WORK 
SECTION B: THE WORK ER
PERIOD 6 (B4, B5)
1. The aims:
a. Knowledge: By the end of this lesson Sts will be able to:
	- Developing listening and talking notes skills.
	* Vocabulary : 	
+ Words relating to the job, vacations
+ Pronunciation.	
b. Skills : Listening and writing, Filling worksheet, Repetition 
c. Attitude: Listen to T’s guiding	 
2. Prepare for the lesson:
a. Teacher : - Picture(enlarged from pictures in the textbook)., Cassette recorder + tape.
 	 	b. Students : School’s things
3. Steps of the lesson:
a. Check-up:
	- Greeting and checking attendance.
	- The previous lesson : 
	- Check-up the old lesson
b. Activities for the new lesson 
Teacher’s activities
Contents
Student’s activities
Ask sts to plays the games: Shark Attack
Ask and answer about jobs
Warm up 
Shark Attack
 H
f
a
r
m
e
r
t
e
a
c
h
e
r
e
n
g
i
n
e
e
r
p
o
l
i
c
e
m
a
n
~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Ask and anwer
Play the games
Present the section
Pre-listening Section B5
* Listen the text the first time
* Listen the second time and take notes to fill the worksheet.
Listen to T present
Ask sts to listen the text the first time 
While-listening 
Listen the second time and take notes to fill the worksheet.
* Listen the text the last time in pair.
* Correction 
Names
Job
Hours per week
Amount of vacation
Peter
Doctor 
70
4 weeks
Susan 
Nurse 
50
3 weeks
Jane 
Shop assistant
35
1 weeks
Phong 
Factory worker
48
2 weeks
Listen and take note
Ask Sts to practice role play
Practice Section B5
* Look at the picture and answer :
+ What are they?
+ They are machines.
+ What can they do?
+ They can grow and crop ...
Practice roles play
ask Sts to read the poem
Play with words
* Pronunciation 
- Listen the poem the first time.
- Listen and read after the tape (chorally) two times
Listen and read
* Questions – answers 
+ What will the robots do?
+ How can they do?
+ What do you think about robots in the future?
+ Correction
* Pair work :
Read and claps hands
c. Consolidation:
- Structure
- Ask some Sts to sum-up the lesson.
d. Homework :
- Guides Ss to write 3 sentences about.
- Their job in the future.
- Reason to choose it.
 	 - Để giải quyết được các vấn đề trên, gv cần đề ra những mục tiêu học tập vừa sức, không cao quá. Ngoài ra cần khuyến khích học sinh học tập theo phương châm thể nghiệm và chấp nhận mắc lỗi trong quá trình thực hành tiếng không nên tạo cho các em tâm lí lo sợ mắc lỗi trong quá trình thực hành. Giáo viên cần giúp các em ý thức được về bản chất tiếp thu ngôn ngữ và khuyến khích các em tìm ra phương pháp học tập thích hợp cho chính mình hướng dẫn các em có phương pháp tự học, các thủ thuật học và quá trình giao tiếp . Ngoài ra giáo viên luôn t

File đính kèm:

  • docSKKN_ap_dung_cong_nghe_thong_tin_vao_giang_day_de_tao_hung_thu_hoc_mon_Tieng_Anh_cho_hoc_sinh.doc