Sách giáo viên Giáo dục công dân 8 bài 2: Phòng, chống HIV/AIDS ở tỉnh Quảng Trị

GỢI Ý TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

 Hoạt động 1: Giới thiệu bài.

 Có gợi ý một số cách giới thiệu bài:

 - GV đọc cho HS nghe bức thư của bạn Hồ Thị Hiếu Hiền học sinh lớp 7/9 Trường THCS Tây Sơn, Đà Nẵng (phần tư liệu tham khảo tài liệu GDĐP8)

 + Em có suy nghĩ gì qua bức thư trên?

 + Học sinh trả lời, giáo viên chốt ý vào bài.

 - Giáo viên cho HS xem một đoạn băng hình về các nạn nhân AIDS hoặc các hoạt động cứu chữa, chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân AIDS ( nếu không có băng hình thì có thể dùng tranh ảnh do học sinh hay giáo viên sưu tầm, sáng tác và đặt câu hỏi):

 + Những hình ảnh các em vừa xem nói về điều gì?

 + Em có suy nghĩ và cảm xúc gì qua những hình ảnh đó? Sau đó dẫn dắt vào bài.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1461 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sách giáo viên Giáo dục công dân 8 bài 2: Phòng, chống HIV/AIDS ở tỉnh Quảng Trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 2: (2 tiết)	
PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS Ở TỈNH QUẢNG TRỊ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
	1. Về kiến thức:
	- Học sinh thấy được tình hình nhiễm HIV/AIDS ở địa phương. 
	- Học sinh biết được HIV/AIDS là gì. Các đường lây truyền và cách phòng chống.
	- Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc phòng chống HIV/AIDS.
	2. Về kỹ năng:	
	- Biết tự phòng, chống nhiễm HIV/AIDS và giúp người khác phòng chống. Cụ thể là sống lành mạnh, không sa ngã vào tệ nạn ma túy, mại dâm, sử dụng các dụng cụ y tế an toàn, xét nghiệm máu khi cho và nhận,..., tuyên truyền cho cộng đồng hiểu đúng bệnh và tích cực phòng chống, đẩy lùi căn bệnh thế kỷ.
	3. Về thái độ:
	- Tích cực phòng, chống nhiễm HIV/AIDS. Biết quan tâm, chia sẻ và không phân biệt đối xử với người có HIV/AIDS.
II. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
1. Về nội dung: 
Khi dạy bài này giáo viên cần lưu ý giúp học sinh hiểu được:
- Tình hình lây nhiễm HIV ở Quảng Trị.
- HIV/AIDS là gì.
- Con đường lây truyền HIV và cách phòng chống.
- Trách nhiệm của công dân và học sinh trong việc phòng chống HIV/AIDS.
2. Về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
Tùy vào điều kiện cụ thể của từng trường, giáo viên có thể linh hoạt tiến hành dạy trong lớp hay ngoài trời.
Căn cứ vào nội dung tài liệu giáo dục địa phương dành cho học sinh để tiến hành dạy trên lớp, giáo viên có thể sử dụng các phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề; thảo luận nhóm; xử lý tình huống; trò chơi
3. Về tài liệu và phương tiện:
- Tài liệu giáo dục địa phương lớp 8.
- Tranh ảnh, phim tư liệu, thông tin HIV/AIDS. 
- Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 2006.
- Nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
- Máy vi tính, máy projector, ti vi (nếu có).
III. GỢI Ý TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
	 Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
	Có gợi ý một số cách giới thiệu bài:
	- GV đọc cho HS nghe bức thư của bạn Hồ Thị Hiếu Hiền học sinh lớp 7/9 Trường THCS Tây Sơn, Đà Nẵng (phần tư liệu tham khảo tài liệu GDĐP8)
	+ Em có suy nghĩ gì qua bức thư trên?
	+ Học sinh trả lời, giáo viên chốt ý vào bài.
	- Giáo viên cho HS xem một đoạn băng hình về các nạn nhân AIDS hoặc các hoạt động cứu chữa, chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân AIDS ( nếu không có băng hình thì có thể dùng tranh ảnh do học sinh hay giáo viên sưu tầm, sáng tác và đặt câu hỏi):
	+ Những hình ảnh các em vừa xem nói về điều gì?
	+ Em có suy nghĩ và cảm xúc gì qua những hình ảnh đó? Sau đó dẫn dắt vào bài.
	Hoạt động 2: Giúp HS hiểu HIV/AIDS là gì?
	- GV cho HS xem đoạn video về bệnh HIV/AIDS. Từ đó HS hiểu được HIV/AIDS là gì. 
	- GV đặt câu hỏi, HS trả lời, GV kết luận phần 1 nội dung bài học. 
 	Hoạt động 3: Tìm hiểu thực trạng nhiễm HIV/AIDS ở Quảng Trị.
	- Giáo viên tổ chức cho học sinh: Nghiên cứu thông tin.
	- Học sinh trả lời câu hỏi 1 ở phần gợi ý
	(Có thể tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm đôi)
	- Học sinh trình bày ý kiến, giáo viên chốt ý
	Hoạt động 4: Thảo luận nhóm tìm hiểu về các đường lây truyền và cách phòng tránh.
	- Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm (mỗi nhóm khoảng 4 – 6 em), yêu cầu các nhóm thảo luận và hoàn thành bảng sau:
Con đường lây truyền HIV/AIDS
Cách phòng chống
1..........................
2...........................
3...........................
1..........................
2..........................
3...........................
	- Các nhóm thảo luận và trình bày, báo cáo kết quả thảo luận.
	- Giáo viên chốt lại ba con đường lây truyền và cách phòng ngừa (như nội dung 2 phần nội dung bài học). Giáo viên giải thích thêm HIV/AIDS rất nguy hiểm nhưng không đáng sợ nếu tất cả chúng ta đều biết cách bảo vệ mình.
	Hoạt động 5: Giải quyết vấn đề nhằm hình thành ở học sinh thái độ và hành vi đúng đắn đối với bản thân và người bị nhiễm HIV.
	- Giáo viên nêu vấn đề:
	+ Em thử đoán xem những người bị nhiễm HIV, họ đang mong muốn những điều gì?
	+ Em có những dự định gì để giúp đỡ người nhiễm HIV?
	+ Sau khi học xong bài học này em muốn gửi đến mọi người thông điệp gì?
	- Học sinh suy nghĩ, trả lời 
	- Giáo viên khuyến khích học sinh đề ra thông điệp, giải pháp sau đó thống nhất giải pháp, thông điệp phù hợp nhất.
	- Học sinh đọc và suy ngẫm nội dung 1 phần đọc thêm.
	Hoạt động 6: Luyện tập và củng cố.
	- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 2,3,4 (Tài liệu giáo dục địa phương lớp 8)
IV. TƯ LIỆU THAM KHẢO
1. Những giai đoạn chính của nhiễm HIV tiến triển thành AIDS trong cơ thể người
	- Giai đoạn 1: là Nhiễm HIV cấp (hay còn gọi thời kỳ cửa sổ ). Người nhiễm HIV hầu như không có biểu hiện gì hoặc chỉ có ít những triệu chứng thông thường giống như cảm cúm, nhưng sau đó các triệu chứng này qua đi một cách tự nhiên, nên ngay bản thân người nhiễm cũng không “để ý” tới. Giai đoạn này thường kéo dài từ 2 tuần đến 3 tháng, đôi khi tới 6 tháng. Vào đầu giai đoạn này cơ thể chưa kịp sinh ra kháng thể chống lại HIV hoặc lượng kháng thể HIV còn ít nên các xét nghiệm thông thường không phát hiện được. Do vậy các nhà chuyên môn còn gọi giai đoạn này là “thời kỳ cửa sổ”.
Đây là giai đoạn “nguy hiểm”, bởi không phát hiện được người nhiễm HIV qua các xét nghiệm máu thông thường (tìm kháng thể), mặc dù họ thật sự đã bị nhiễm HIV và họ hoàn toàn có thể "vô tình" truyền bệnh cho người khác mà không hề biết.
	- Giai đoạn 2: Là nhiễm HIV không có triệu chứng, có thể kéo dài nhiều năm, trung bình là từ 8-10 năm và có thể lâu hơn.
Trong giai đoạn này, sức chống đỡ của cơ thể còn mạnh nên số lượng HIV trong máu còn thấp. Người mang HIV hầu như không có triệu chứng gì thể hiện ra bên ngoài và hoàn toàn khỏe mạnh như người không nhiễm HIV, do vậy họ vẫn sống, làm việc, học tập và sinh hoạt bình thường, tuy nhiên họ có thể làm lây truyền HIV sang người khác.
	- Giai đoạn 3: Là giai đoạn cận AIDS (hay chuẩn bị chuyển sang AIDS). Người nhiễm HIV ở giai đoạn này có một số các biểu hiện nhiễm trùng cơ hội như nấm ở miệng hoặc ở hầu họng, ho dai dẳng, sưng hạch, nổi mụn rộp
	- Giai đoạn 4: Là AIDS, đây chính là giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV trong cơ thể, với một số biểu hiện triệu chứng bệnh ra bên ngoài như ỉa chảy kéo dài, sút cân trên 10% trọng lượng cơ thể, ho dai dẳng kéo dài. Giai đoạn này thường kéo dài từ 6 tháng đến 2 năm, nếu không được điều trị bằng thuốc kháng vi rút thì kết thúc bằng tử vong.
2. Nguyên tắc phòng, chống HIV/AIDS 
( Điều 3, Luật phòng, chống HIV/AIDS 2006)
	- Kết hợp các biện pháp xã hội và dùng biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế trong phòng, chống HIV/AIDS trên nguyên tắc lấy phòng ngừa là chính, trong đó thông tin, giáo dục, truyền thông nhằm thay đổi hành vi là biện pháp chủ yếu.
	- Thực hiện việc phối hợp liên ngành và huy động xã hội trong phòng, chống HIV/AIDS; lồng ghép các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
	- Kết hợp chặt chẽ phòng, chống HIV/AIDS với phòng, chống ma tuý, mại dâm, chú trọng triển khai các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.
	- Không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ; tạo điều kiện để người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ tham gia các hoạt động xã hội, đặc biệt là các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
3. Những hành vi bị nghiêm cấm 
	( Điều 8, Luật phòng, chống HIV/AIDS 2006)
	- Cố ý lây truyền hoặc truyền HIV cho người khác.
	- Đe dọa truyền HIV cho người khác.
	- Kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.
	- Cha, mẹ bỏ rơi con chưa thành niên nhiễm HIV; người giám hộ bỏ rơi người được mình giám hộ nhiễm HIV.
	- Công khai tên, địa chỉ, hình ảnh của người nhiễm HIV hoặc tiết lộ cho người khác biết việc một người nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của người đó, trừ trường hợp quy định tại Điều 30 của Luật này.
	- Bắt buộc xét nghiệm HIV, trừ trường hợp quy định tại Điều 28 của Luật này.
	- Từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV.
	- Từ chối mai táng, hoả táng người chết vì lý do liên quan đến HIV/AIDS.
	- Lợi dụng hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để trục lợi hoặc thực hiện các hành vi trái pháp luật.
	- Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.

File đính kèm:

  • docSGV 8 BAI 2 CONG TAC PHONG CHONG HIV_AIDS O QUANG TRI1.doc